MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2
1.1. KHÁI QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2
1.2. LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 5
1.2.1. Khái niệm: 5
1.3. LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ 6
1.3.1. Khái niệm: 6
1.3.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 7
1.3.2.2. Thu thập thông tin cơ sở. 11
1.3.2.3. Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 13
1.3.2.4. Thực hiện thủ tục phân tích. 14
1.3.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro. 15
1.3.2.6. Nghiên cứu hệ thống Kiểm Soát Nội Bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. 21
1.4. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 21
1.4.1. Chương trình kiểm toán 21
1.4.2. Qui trình thiết kế chương trình kiểm toán 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 25
2.1. KHÁI QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN. 25
2.1.1. Quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC do công ty A&C thực hiện. 25
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC KIỂM TOÁN 26
2.2.1 Gửi thư chào kiểm toán 26
2.2.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 31
2.2.3. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên 33
2.2.4 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược 34
2.3 THỰC TRẠNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ 38
2.3.1 Thu thập thông tin về khách hàng 38
2.3.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ 42
2.3.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ BCTC 50
2.3.4. Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu 56
2.3.4.1. Đánh giá rủi ro 56
2.3.4.2 Tính trọng yếu trong kiểm toán: 58
2.3.4.3 Phân bổ mức trọng yếu trong các khoản mục 60
2.4. THỰC TRẠNG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN 63
2.4.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 63
2.4.2. Chương trình kiểm toán. 64
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN. 66
3.1 NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN 66
3.1.1 Những ưu điểm chung trong thực tế lập kế hoạch kiểm toán BCTC do Công ty A&C thực hiện. 66
3.1.2 Những tồn tại chung trong thực tế lập kế hoạch BCTC do Công ty A&C thực hiện 67
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC 67
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 67
3.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược. 69
3.2.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ. 69
3.2.4. Đối với việc thiết kế các thủ tục phân tích 70
3.2.5. Nâng cao hồ sơ kiểm toán. 72
KẾT LUẬN 73
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựa trên kết quả ước tính của các khảo sát kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần: thủ tục kiểm toán, quy mô chọn mẫu và thời gian thực hiện.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC DO CHI NHÁNH CÔNG TY A&C TẠI HÀ NỘI THỰC HIỆN.
2.1.1. Quá trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC do công ty A&C thực hiện.
Như chúng ta thấy, khách hàng của Công ty kiểm toán là những Doanh nghiệp có quy mô và hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, việc lập ra một kế hoạch kiểm toán cho từng đối tượng trên cũng khác nhau.
Tuy các kế hoạch kiểm toán đó là khác nhau nhưng chúng đều phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. Dựa trên cơ sở của các chuẩn mực đó, Công ty A&C đã xây dựng nên quy trình kiểm toán chung gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán: gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán.
Bước 2: Thực hành kiểm toán: gồm tất cả các công việc thực hiện chức năng xác minh của kiểm toán để khẳng định được thực chất của đối tượng và khách thể kiểm toán cụ thể.
Bước 3: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo.
Bước 4: Công việc thực hiện sau kiểm toán.
Trong đó quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty A&C gồm có 3 nội dung:
Công việc thực hiện trước kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Thiết kế chương trình kiểm toán
Sơ đồ 6: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty A&C
Gửi thư chào kiểm toán
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Lựa chọn đội ngũ KTV
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Ký hợp đồng kiểm toán
Thu thập thông tin HĐKD khách hàng
Tìm hiểu hệ thống KSNB
Thực hiện phân tích sơ bộ BCTC
Đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu
Phối hợp, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra
Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
Xác định mục tiêu kiểm toán
Xác định thủ tục và thời gian kiểm toán
Thiết kế chương trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Công việc thực hiên trước kiểm toán
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRƯỚC KIỂM TOÁN
2.2.1 Gửi thư chào kiểm toán
Để bắt đầu một cuộc kiểm toán Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn A&C liên hệ với khách hàng thông qua thư chào kiểm toán. Định kì hàng tháng Công ty đều gửi thư chào kiểm toán tới các khách hàng tiềm năng, kể cả khách hàng mới hay khách hàng cũ. Thư chào kiểm toán cung cấp cho khách hàng thông tin về dịch vụ cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng khi tham gia vào dịch vụ của công ty.
Với một nền kinh tế đang mở cửa, sự tham gia của hơn 170 Công ty kiểm toán lớn nhỏ khác nhau,làm cho thị trường kiểm toán Việt Nam trở nên ngày càng gay gắt. Việc có được một khách hàng mới và giữ được các khách hàng cũ là điều không phải dễ. Vì vậy, niềm tin đối với khách hàng là điều kiện hàng đầu nhằm nâng cao uy tín của Công ty giúp công ty duy trì các khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới.Sau đây là hai mẫu thư chào hàng dành cho khách hàng thường xuyên và khách hàng mới của Công ty A&C.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2010
THƯ CHÀO HÀNG
Kính gửi: Ban Giám Đốc Công ty CYT
Nội dung: Chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2010
Trước tiên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin gửi tới Quý Công ty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện cho chúng tôi gửi Thư chào hàng dịch vụ kiểm toán.
Với đội ngũ kiểm toán viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độ nghiệp vụ cao, chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ của Quý Công ty với một chất lượng tốt nhất. Không những vậy, với mức phí kiểm toán hợp lý sẽ là điều kiện để Quý Công ty tiếp tục lựa chọn dịch vụ của chúng tôi trong hiện tại và tương lai.
Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp kiến Quý Công ty trong một ngày gần nhất.
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
Giám Đốc
Nguyễn Hoàng Đức
- Thư chào hàng đối với khách hàng mới
- Thư chào hàng đối với khách hàng thường xuyên.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2010
THƯ CHÀO HÀNG
Kính gửi: Ban Giám Đốc Công ty QKA
Nội dung: Chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2010.
Trước tiên, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin gửi tới Quý Công ty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc.
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C xin trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm của Quý Công ty về dịch vụ kiểm toán của chúng tôi trong năm tài chính 2008.
Chúng tôi xin gửi tới Quý Công ty thư chào hàng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 để Quý Công ty xem xét.
Dựa trên những hiểu biết của chúng tôi về hoạt động kinh doanh, quy chế kiểm soát nội bộ cũng như hệ thống kế toán của Quý Công ty qua kỳ kiểm toán năm 2009, trong cuộc kiểm toán năm 2010 chúng tôi sẽ tập trung vào những nghiệp vụ quan trọng chủ yếu với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong khoảng thời gian hợp lý. Không những vậy, qua quá trình kiểm toán chúng tôi cũng sẽ giúp Ban lãnh đạo của Quý Công ty biết được những điểm còn tồn tại cũng như hướng xử lý, khắc phục kịp thời từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý cũng như công tác tài chính kế toán tại đơn vị.
Công ty A&C với đội ngũ kiểm toán viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm, có trình độ cao, chúng tôi tin tưởng sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ của Quý Công ty với một chất lượng tốt nhất.
Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp kiến Quý Công ty trong một ngày gần nhất.
Chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội
Giám Đốc
Nguyễn Hoàng Đức
Trên đây là hai mẫu thư chào hàng của hai khách hàng có tính chất khác nhau. Đối với những khách hàng mới thì Công ty A&C sẽ cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn bao gồm: lý do mời kiểm toán của khách hàng, thu thập những thông tin chung về lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, thông tin từ khách hàng, nhà cung cấp, từ các ngân hàng, thông tin trên báo chí, sách báo, tạp chí chuyên ngành…từ đó, Công ty sẽ xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Trong khi đó, đối với khách hàng thường xuyên, Công ty A&C sẽ xem xét khả năng tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán trong năm tài chính đó bằng cách thu thập những thông tin mới nhất về khách hàng. Dưới đây là bảng câu hỏi liên quan đến việc chấp nhận (tiếp tục) cung cấp dịch vụ cho Công ty TNHH QKA:
Bảng 2: Bảng câu hỏi đánh giá cung cấp dịch vụ
Yes/ No
Các thông tin liên quan khác. Chi tiết đầy đủ nên được đính kèm nếu câu trả lời là có.
1. Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không?
No
2. Công ty có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp với khách hàng hoặc có sự cảnh báo về việc phát sinh kiện tụng, tranh chấp không?
No
3. Có bất cứ partner hoặc nhân viên nào trong công ty có người nhà hoặc có quan hệ cá nhân với khách hàng không?
No
4. Có bất cứ partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) hoặc nhân viên trong nhóm kiểm toán có lợi ích tài chính với khách hàng không?
No
5. Có bất cứ partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách hàng không?
No
6. Có sự xung đột lợi ích với các khách hàng không?
No
7. Phạm vi các điều khoản của dịch vụ khác có khả năng ảnh hưởng đến tính độc lập không?
No
8. Có các yếu tố khác có thể làm giảm tính độc lập của công ty không?
No
9. Có rủi ro partner và các nhân viên tham gia thực hiện dịch vụ không có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện dịch vụ hay không?
No
10. Có sự yêu cầu về việc luân chuyển partner / nhân viên theo chính sách của công ty không?
No
11. Có bất cứ yếu tố nào khác phát sinh trong năm cho thấy không nên chấp nhận hợp đồng không?
Chú ý
Áp lực về phí
No
Tính chính trực của Ban điều hành và chủ sở hữu dựa trên các thông tin bổ sung hiện có
No
Các thay đổi quan trọng trong Ba điều hành, những người phụ trách việc quản trị và cổ đông
No
Sự suy giảm về kết quả kinh doanh
No
BGĐ đang cải thiện tình hình kinh doanh
Khả năng thanh toán và khả năng tồn tại
No
Khả năng thanh toán thấp. Nợ phải trả lớn
Các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các thay đổi quan trọng trong giả định
No
Thay đổi trong các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu bổ sung đối với KTV
No
Các vấn đề phát sinh với các cơ quan pháp luật
No
2.2.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán là khả năng chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục một khách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho KTV hay làm tổn hại đến uy tín của Công ty.
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán là những đánh giá dựa trên cơ sở thông tin chung nhất về khách hàng như: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môi trường hoạt động, tính liêm chính của Ban Giám đốc. Trên cơ sở đánh giá ban đầu về khách hàng, Công ty sẽ đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toán cho đơn vị khách hàng không.
Thấy được vai trò quan trọng đó, Công ty A&C thường cử một thành viên của Ban Giám Đốc (thường là Phó Giám Đốc) hoặc các trưởng phòng ngiệp vụ là những người có nhiều kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao, trực tiếp đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán và xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán.
- Bảng câu hỏi: Đánh giá ban đầu về khách hàng
Bảng 3: Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tổng quát
- Khách hàng:
Công ty CYT
- Khách hàng:
Công ty QKA
1. Lĩnh vực HĐKD của Công ty
- Sản xuất và phân phối đá ốp lát
- Sản xuất kinh doanh, chế tạo và lắp ráp các linh kiện và thiết bị điện, điện tử,sản phẩm kỹ thuật số công nghệ cao.
2. Tình hình sở hữu của Công ty
Công ty liên doanh
Công ty TNHH
3. Chính sách kế toán của Công ty
Chính sách kế toán áp dụng thống nhất theo quy định của BTC và tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chính sách kế toán áp dụng thống nhất theo quy định của BTC và tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
4. Cơ cấu quản lý của Công ty
Được tổ chức tốt
Được tổ chức tốt
5. Hệ thống KSNB của Công ty xét trên khía cạnh chung nhất
Hợp lý
Hợp lý
6. Quy mô khách hàng
182 triệu USD
Tổng tài sản cuối năm là: 12.868.269,6
7. Mức độ các khoản nợ của Công ty và khả năng tăng trưởng
Trung bình
Thấp
8. Quan hệ của Công ty và KTV
Tốt
Tốt
9. Khả năng Công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng
Thấp
Thấp
10. Khách hàng có ý định lừa dối KTV
Công ty cung cấp đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV
Công ty cung cấp khá đầy đủ thông tin khi có yêu cầu của KTV
11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả
Thấp
Trung bình
12. Năng lực của Ban Giám đốc
Phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty
Tương đối phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty
13. Khả năng khách hàng bị vướng vào các vụ kiện
Không áp dụng
Thấp
14. Khách hàng có phải là một phần trong Tập đoàn có cấu trúc phức tạp không?
Không
Không
15. Báo cáo kiểm toán năm trước có bị ngoại trừ hay bị chậm trễ vô lý trong việc phát hành Báo cáo hay không?
Chưa có báo cáo kiểm toán
Không
16. KTV có băn khoăn về tính liên tục hoạt động của khách hàng
Không
Không
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán ban đầu với từng Công ty, Chủ nhiệm kiểm toán đánh giá rủi ro ở cả 2 Công ty ở mức bình thường, do đó chủ nhiệm kiểm toán của cả 2 cuộc kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho cả 2 Công ty CYT và QKA
2.2.3. Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho đơn vị khách hàng, tùy thuộc vào quy mô và tính chất của Công ty khách hàng, khối lượng, mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán, Công ty quyết định số lượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán.
Bảng 4: Nhân sự kiểm toán công ty QKA
Nhóm kiểm toán/ Engagement team
Name
Initials
Sign off
Engagement partner: Nguyễn Hoàng Đức
N.H.Đ
Quality control reviewer:
N/A
Manager : Hoàng Thị Viết
H.T.V
Engagement senior: Hoàng Minh Hằng
H.M.H
Team member: Nghiêm Khắc Đạt
ĐẠT
Team member: Lê Trọng Toàn
L.T.T
Team member: Dương Thị Thủy
THỦY
Team member: Đỗ Thị Ánh Minh
Đ.T.A.M
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
Kế hoạch chiến lược được Công ty A&C lập cho các khách hàng lớn về qui mô, tính chất phức tạp, có địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm.
Kế hoạch chiến lược được lập bởi người phụ trách cuộc kiểm toán và được Giám Đốc kí duyệt. Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình cuộc kiểm toán.
Và đó là cơ sở để kiểm toán viên đưa ra kế hoạch tổng thể , và là cơ sở để chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả của cuộc kiểm toán.
Dưới đây là kế hoạch chiến lược được lập cho Công ty TNHH QKA.
Bảng 5: Kế hoạch chiến lược
A. Chiến lược kiểm toán
1. Phạm vi kiểm toán : Các nội dung trong các tiêu đề dưới đây là các điều khoản của hợp đồng kiểm toán, các yêu cầu pháp lý cụ thể và ảnh hương của nó đến hợp đồng kiểm toán
1.1. Các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Các điều khoản của hợp đồng kiểm toán số 50/KT/2010 yêu cầu KTV thực hiện cuộc kiểm toán theo luật định để đưa ra ý kiến xem BCTC có phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi kiểm toán bổ sung( nếu có) bao gồm kế toán và thuế ( cần xem xét tính độc lập).
Không có
1.2. Xem xét tính độc lập
1.3. Yêu cầu của luật pháp bao gồm sức khỏe và An toàn, Lao động, giấy phép, Thuế
2. Môi trường kinh doanh và pháp luật: nội dung trong các phần này là các thay đổi về điều kiện công nghiệp, cấu trúc và hoạt động của đơn vị, các thay đổi về yêu cầu báo cáo và yêu cầu của luật pháp và các tác động của nó tới cuộc kiểm toán.
2.1. Các thay đổi trong điều kiện công nghiệp
Không có thay đổi trong ngành nghề công ty đang hoạt động so với đăng kí kinh doanh
2.2. Các thay đổi trong cơ cấu quản lý và hoạt động kinh doanh của đơn vị
Trong năm 2008, theo quyết định số 40/XN-KCN ngày 10/02/2008, theo đó nhân sự của Công ty ABC có sự thay đổi như sau :
Nguyễn văn A : chức vụ Tổng giám đốc thay thế cho bà Nguyễn thị N
Nguyễn văn B : chức vụ thành viên hội đồng thành viên (giữ nguyên)
Nguyễn văn C : chức vụ thành viên hội đồng thành viên (giữ nguyên)
2.3. Các thay đổi trong hệ thống kế toán, chuẩn mực và các qui định lập BCTC
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là USD
Niên độ kế toán của đơn vị là 31/03
3. Các vấn đề cụ thể của đơn vị: Nội dung của phần này là các chi tiết về đơn vị bao gồm thông tin cơ bản, bản chất của hoạt động kinh doanh và các vấn đề cụ thể khác có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên
Doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài.
3.1. Các vấn đề từ việc xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước, Hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ lưu giữ các thư từ giao dịch
BCTC năm 2007 đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm TT. Báo cáo tài chính năm 2007 chưa thuyết minh đầy đủ các chỉ tiêu như: chi phí quản lý, chi phí bán hàng
3.2. Các vấn đề cụ thể khác của đơn vị bao gồm các trường hợp đặc biệt, các hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức.
Không có
3.3. Phạm vi sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ, các chuyên gia, các kiểm toán viên và các tổ chức dịch vụ khác.
4. Các mục tiêu báo cáo, thời gian kiểm toán và các thông báo yêu cầu: Nội dung trong phần này là các các khung thời gian, bản chất của các báo cáo phát hành và kết quả của các cuộc họp với Ban giám đốc và những người liên quan đến việc quản trị đơn vị.
4.1. Bản chất và thời điểm của Báo cáo bao gồm các yêu cầu báo cáo cụ thể và thời điểm hoàn tất báo cáo.
Báo cáo kiểm toán được phát hành trước ngày 31/6/2010
4.2. Các vấn đề phát sinh từ cuộc họp với khách hàng
4.3. Các yêu cầu kiểm toán cụ thể bao gồm tham dự kiểm kê hàng tồn kho, xác nhận về tính độc lập, công tác ở những vùng xa xôi.
Bố trí một kiểm toán viên tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt và tài sản cố định tại ngày kêt thúc niên độ 31/03/2010
4.4. Thông tin được phát hành cùng với BCTC
4.5 Các vấn đề cân nhắc đặc biệt bao gồm sự phù hợp của giả định khả năng hoạt động kinh doanh liên tục và các giải trình cụ thể.
Đơn vị đã chuyển niên độ kế toán từ 31/12 sang niên độ kế toán 31/3, kết quả kinh doanh của đơn vị năm nay đang lỗ. Dấu hiện về khả năng hoạt động kinh doanh liên tục của đơn vị.
4.6. Báo cáo cho kiểm toán viên của tập đoàn
Không có
5. Hướng của cuộc kiểm toán: Nội dung của phần này là các vấn đề có ảnh hưởng đến hướng của cuộc kiểm toán.
5.1. Mức trọng yếu
5.2. Xác định các rủi ro chính bao gồm các rủi ro sai sót trọng yếu, gian lận và ảnh hưởng của nó đến việc hướng dẫn, giám sát và soát xét của cuộc kiểm toán.
Cần chú ý đến doanh thu, doanh thu có thể được ghi nhận cao hơn thực tế
Chi phí lãi vay và thuế nhà thầu, thuế thu nhập cá nhân, chi phí phải trả, doanh thu.
5.3. Đánh giá sơ bộ về khả năng dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, các hệ thống thông tin và các trao đổi, các hoạt động kiểm toán và các giám sát.
Do đặc điểm của loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt. Tuy nhiên, cần kiểm tra lại các vấn đề tuân thủ và việc áp dụng các chuẩn mực quy định hiện hành để đánh giá tính chính xác phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình.
B. Kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán nên bao gồm các vấn đề chính dưới đây có tác động đối với cuộc kiểm toán và phương pháp kiểm toán.
1. Thủ tục phân tích sơ bộ
2. Xem xét sơ bộ rủi ro bao gồm rủi ro gian lận.
Theo đánh giá, doanh thu có thể đang bị ghi thấp hơn so với thực tế, chi phí ghi cao hơn so với thực tế.
3. Nguồn số liệu
Báo cáo tài chính đơn vị cung cấp trước kiểm toán.
Sổ sách kế toán do đơn vị cung cấp và các thư xác nhận số dư cuối năm, các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.
4. Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro đã được đánh giá
Đối với doanh thu: kiểm tra chi tiết doanh thu ghi nhận trước ngày kết thúc niên độ.
Đối với chi phí: kiểm tra chi tiết kết hợp với phân tích số liệu, cut off chi phí lãi vay.
5. Kiểm tra về việc tuân thủ và kiểm tra chi tiết.
Kiểm tra chi tiết theo hướng sau:
- Tài sản : understatement
- Doanh thu : understatement
- Chi phí : overstatement
- Công nợ : overstatement
6. Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán
Phi thống kê
C. Quản trị và dự kiến thời gian
1.Nhóm kiểm toán
2. Dự kiến thời gian
3. Biểu thời gian
Ngày bắt đầu kiểm toán: 10/05/2010
Ngày hoàn tất công việc kiểm toán tại khách hàng: 20/05/2010
Ngày hồ sơ được đệ trình lên partner:25/05/2010
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
2.3 THỰC TRẠNG VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
2.3.1 Thu thập thông tin về khách hàng
Mục đích của việc thu thập các thông tin này là giúp cho KTV hiểu biết về:
- Kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến khách được kiểm toán.
- Các đặc điểm cơ bản của khách hàng, như: Lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi của lần kiểm toán trước.
- Năng lực quản lý của Ban Giám Đốc.
Dưới đây là thực trạng thu thập thông tin về Công ty TNHH QKA do Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn A&C thực hiện.
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN
AUDITING AND CONSULTING CO.,LTD
Client: Công ty TNHH QKA
Prepared by: H.M.H
Date: 06/05/2010
Period ended: 31/03/2010
Review by: H.T.V
Date: 06/05/2010
Subject: Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị
Mục đích: Thu thập sự hiểu biết sơ bộ về đơn vị và môi trường kinh doanh.
Thủ tục: biểu này được hoàn tất trong nhiều năm với những sửa đổi phù hợp và lưu tại hồ sơ kiểm toán chung.
GHI CHÉP VỀ CÁC THAY ĐỔI
Period ended
Prepared / Update by
Reviewed by
31/03/2009
Hồ xuân Hòe
Hoàng thị Viết
31/03/2010
Hoàng minh Thắng
Hoàng thị Viết
Các cổ đông/ Ban giám đốc
Các cổ đông chính:
Tên
Tham gia điều hành kinh doanh (có/không)
% sở hữu
Chức danh
Công ty QKA
có
100%
Công ty mẹ
Ban tổng giám đốc:
Tên
Điều hành/không điều hành/ độc lập
Nhiệm vụ
Hikuru sato
Điều hành
Tổng giám đốc
Hội đông thành viên
Tên
Nhiệm vụ
Hikuru sato
Chủ tịch hội đồng thành viên
Nakari kuro
Thành viên
Shinichi kudo
Thành viên
Chi tiết về đơn vị
Details
Ngày thành lập
Ngày 01/03/2005
Văn phòng đăng ký
Khu công nghiệp phúc điền, Hải dương
Địa điểm văn phòng chính khác với địa điểm văn phòng đăng ký
Không
Loại hình doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên
(Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài)
Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất
Hoạt động kinh doanh chính
Sản xuất kinh doanh, chế tạo và lắp ráp các linh kiện và thiết bị điện, điện tử
Sản xuất kinh doanh, chế tạo và lắp ráp các thiết bị và sản phẩm kỹ thuật số công nghệ cao.
Hoạt động kinh doanh khác
Không có
Các hoạt động và dịch vụ chính
- Các loại linh kiện, chi tiết điện tử nghe dung tiêu dùng
Linh kiện cho thiết bị văn phòng quy mô
Linh kiện cho thiết vị viễn thông quy mô
Linh kiện cho trang thiết bị năng lượng
Vị thế trong ngành/ lĩnh vực
Chi tiết các đối thủ cạnh tranh chính vị thế của họ
Hồ sơ lưu của đơn vị
Các chính sách kế toán đặc biệt
Không có
Luật pháp và các qui định đặc biệt áp dụng đối với đơn vị/ ngành nghề
Không có
Mạng lưới
Địa điểm
Sở hữu/ thuê tài chính/ thuê hoạt động
Các văn phòng
Khu công nghiệp phúc điền, Hải Dương
Thuê hoạt động với thời hạn 45 năm
Chi nhánh
Số nhà 111, giáp bát, hà nội
Thuê hoạt động
Nhà máy
Khu công nghiệp phúc điền, Hải Dương
Khác
Không có
(Nguồn: Giấy tờ làm việc của Chi nhánh Công ty A&C tại Hà Nội)
2.3.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Mục đích của việc tìm hiểu hệ thống KSNB trong giai đoạn này là có được sự hiểu biết cơ bản về chính sách kế toán mà đơn vị kiểm toán đang áp dụng và những thay đổi cơ bản của chính sách đó trong năm tài chính. Qua đó, đánh giá được hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó sẽ quyết định có nên dựa vào hệ thống KSNB của Công ty khách hàng hay không để tăng cường hay giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết hay không
Các kỹ thuật sử dụng: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu
Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát (tính liêm chính và thái độ làm việc của Ban Giám đốc)
- Tìm hiểu hệ thống kế toán : (KTV cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm mức độ và phạm vi trong từng phần hành. KTV sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu trong quá trình soát xét hệ thống kế toán)
- Tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát: KTV tiến hành tìm hiểu các thủ tục kiểm soát có liên quan để xác định những thủ tục nào đã được đơn vị thiết lập và những thủ tục nào cần bổ sung, Các thủ tục kiểm soát có đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản hay không: nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn, nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng và nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Client: Công ty TNHH QKA
Prepared by: H.M.H
Date: 06/05/2010
Period ended: 31/03/2010
Review by: H.T.V
Date: 06/05/2010
Subject: câu hỏi về kiểm soát nội bộ
Mục đích: Câu hỏi đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho nhóm kiểm toán trong việc thu thập sự hiểu biết về các kiểm soát nội bộ đối với những khoản mục cụ thể và nó không yêu cầu phải được hoàn tất cho mỗi cuộc kiểm toán. Bảng câu hỏi này giúp nhóm kiểm toán đánh giá phạm vi sự tin tưởng mà có thể dựa vào các kiểm soát nội bộ như là một phần của đánh giá sơ bộ về rủi ro và cũng giúp đưa ra các cải tiến trong kiểm soát nội bộ cho khách hàng.
Yes/ No
Giả thích
1. Sổ cái
1.1. Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng không?
Yes
Sổ cái được cập nhật thường xuyên, kịp thời
1.2. Các nhật kí có chứng từ đầy đủ và được phê duyệt có đúng không.
Yes
1.3. Tài khoản chênh lệch chờ xử lý có bị cấm không sử dụng không?
No
Sử dụng tài khoản 1381 và 3381 để phản ánh tài sản thừa, thiếu chờ xử lý
1.4. khi tài khoản chênh lệch chờ xử lý được sử dụng , nó có được làm rõ, xử lý trong thời gian ngắn và có chứng từ chứng minh không.
Yes
1.5. Có sự mô tả rõ rang về nội dung hạch toán trong mỗi tài khoản sổ cái không?
No
Theo quy định hiện hành
2. Môi trường công nghệ thông tin
2.1. Có các thủ tục đúng đắn trong việc chấp nhận cho lắp đặt phần cứng và phần mềm bao gồm việc chỉ định Ban quản lý dự án để giám sát các dự án về Công nghệ thông tin, hoạt động thử và đánh giá các kẽ hở, kiểm tra và chấp nhận người sử dụng và các vấn đề có được lưu hồ sơ không?
N/A
2.2. Tất cả các thay đổi chương trình được lưu hồ sơ và kí chấp thuận không
No
Không có hồ sơ lưu lại các thay đổi cũng như sự chấp nhận về việc thay đổi chương trình.
2.3. Các nhân viên trong nhóm IT của đơn vị có được huấn luyện và có kiến thức phù hợp về các vấn đề chính không?
2.4. Trong môi trường vi tính hóa, nó rất quan trọng để hiểu:
Làm thế nào sổ chi tiết được duy trì và sự kết nối với sổ cái?
Làm thế nào các tham số được thiết lập ở file chủ ?
Các tài liệu gốc được ghi vào sổ chi tiết và sổ cái
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112471.doc