MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
DANH SÁCH CÁC BẢNG 4
DANH SÁCH CÁC HÌNH 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1. THUỶ ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 9
1.1. Thuỷ điện vừa và nhỏ trong cơ cấu sử dụng năng lượng 9
1.1.1. Thuỷ điện vừa và nhỏ 9
1.1.2. Vai trò của thuỷ điện vừa và nhỏ trong nền kinh tế 11
1.1.3. Vai trò của thuỷ điện vừa và nhỏ trong cơ cấu sử dụng năng lượng 12
1.2. Biến đổi khí hậu 13
1.2.1. Biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 13
1.2.2. Sự cần thiết phải hạn chế biến đổi khí hậu 19
1.3. Các nỗ lực nhằm hạn chế biến đổi khí hậu 28
1.3.1. Quốc tế 28
1.3.2. Ở Việt Nam 31
1.4. Đánh giá hiệu quả thủy điện vừa và nhỏ 32
1.4.1. Các tiêu chí lựa chọn thủy điện vừa và nhỏ 32
1.4.2. Tính toán thủy năng và kinh tế năng lượng 34
1.4.3. Tính toán chỉ tiêu kinh tế và xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ 35
CHƯƠNG 2. TIỀN NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ CUẨ TỈNH LÀO CAI 36
2.1. Tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và những thuận lợi khi đầu tư vào thủy điện vừa và nhỏ 39
2.2. Hiện trạng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai 41
2.3. Nhu cầu điện của tỉnh Lào Cai đến năm 2010 45
2.4. Phương hướng phát triển của thủy điện Lào Cai giai đoạn 2006 - 2010 46
2.5. Quy hoạch bổ sung thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai 47
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA CÁC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TỈNH LÀO CAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 48
3.1. Theo tiêu chí kinh tế 48
3.1.1. Từ việc bán điện thành phẩm 48
3.1.2. Lợi ích từ các hồ chứa thuỷ điện 48
3.2. Theo tiêu chí môi trường 52
3.3. Giảm phát thải khí nhà kính 53
3.4. Tiềm năng dự án CDM của các nhà máy thủy diện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 59
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3467 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi ích của các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BĐKH cũng sẽ là những tác động đáng lưu ý đối với lĩnh vực công nghiệp như công nghệ chế tạo, công nghệ dệt, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản.
Tác động của biến đổi khí hậu tới Năng lượng – Giao thông vận tải
Đối với năng lượng
Chế độ mưa bị biến dạng do BĐKH tất yếu sẽ có tác động đến thủy điện ở các vùng. Nhiệt độ tăng lên kèm theo lượng bốc hơi tăng cũng góp phần thay đổi lượng dự trữ và lưu lượng của các hồ thủy điện, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và điều tiết kế hoạch sản xuất thủy điện. Nhu cầu tưới trên các vùng hạ lưu cũng tăng nhất là vào thời kỳ mùa khô hoặc xẩy ra hạn hán sẽ ảnh hưởng tới khả năng cân đối nguồn nước, điều tiết hồ, thực hiện kế hoạch phát điện. Cường độ mưa quá lớn do bão không chỉ gây khó khăn cho quá trình điều tiết hồ chứa mà còn gây lũ lụt, đe dọa an toàn cho vùng hạ lưu.
Những đợt nắng nóng xuất hiện nhiều hơn sẽ góp phần tạo ra nhiều hơn những sự cố cho nguồn phát, mạng chuyển tải điện.
Hệ thống sử dụng nguồn năng lượng gió và bức xạ mặt trời đang được khuyến cáo phát triển trong các chiến lược quốc gia về cân đối năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. BĐKH dẫn đến những biến động trong cấu trúc của chế độ gió và bức xạ như tăng hệ thống mây đối lưu, giảm bức xạ sóng ngắn, tăng bức xạ sóng dài, tăng mức biến động của tốc độ gió, thời gian nắng... (IPCC, 2001). Tình hình trên sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng, do đó đến khả năng khai thác nguồn năng lượng tái tạo này.
Hoạt động của các dàn khoan dầu được xây dựng trên biển, hệ thống vận chuyển dầu và khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển sẽ bị ảnh hưởng do nước biển dâng cao thêm, gia tăng những thiên tai trên biển làm tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành các máy móc, phương tiện...
Hệ thống chuyển tải điện bao gồm cả hạ thế và cao thế, các nhà máy sản xuất điện... là cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành điện sẽ bị tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu do hoạt động tăng của một số thiên tai khí tượng như bão, lũ, lũ quét, úng ngập... Nhiệt độ, các chất ô nhiễm tăng cũng góp phần tăng mức suy giảm chất lượng và tuổi thọ các công trình này.
Đối với Giao thông vận tải
Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế gắn với đời sống, nhất là các xã hội công nghiệp. BĐKH sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống giao thông vận tải quốc gia.
BĐKH có tác động tiêu cực đến các hoạt động giao thông vận tải do yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính. Sự tăng lên của các thiên tai khí tượng đặc biệt là mưa lớn, lũ và ngập lụt sẽ có tác động mạnh đến các hoạt động này. Nhiệt độ tăng góp phần làm tăng tiêu hao năng lượng của các động cơ trong đó có hệ thống làm mát trong các phương tiện vận chuyển. Cùng với nhu cầu đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính, những tác động trên sẽ làm chi phí vận tải sẽ có xu hướng tăng. Nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến luồng lạch, bến cảng, mạng lưới giao thông trên biển và ven biển gây ra những biến động trong các hoạt động này. Hiện tượng cạn vào mùa khô trên các triền sông gia tăng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động vận tải thủy nội địa.
Cơ sở hạ tầng của đường sắt, đường bộ sẽ bị tác động đáng kể của BĐKH trước hết do bão, lũ tăng; do nước biển dâng đối với vùng ven biển; hiện tượng úng ngập đối với các vùng đồng bằng.
Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe cộng đồng
Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp. Nó thể hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể. Có những tác động gián tiếp, thông qua các nhân tố khác như thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang bệnh....
Có nhiều dạng khác nhau biểu hiện những tác động trực tiếp của BĐKH tới cơ thể người. Khí hậu nóng ẩm, cường độ bức xạ mặt trời lớn, biến động thời tiết mạnh mẽ... là nguyên nhân gây bệnh trực tiếp cho cơ thể người:
Cảm nóng, say nắng là hiện tượng thường xuất hiện trong mùa hè, tỷ lệ bệnh suy nhược cơ thể tăng cao trong những khu vực có hoạt động căng thẳng, nómg - ẩm, bí gió...
Mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt thường xảy ra trong những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng, đặc biệt ở các vùng thấp, do cơ thể bị mất nước nhanh qua bốc hơi mồ hôi.
Những tác động đáng lưu ý:
BĐKH, chủ yếu là sự nóng lên toàn cầu sẽ mở rộng thêm thời gian xuất hiện các thời tiết nóng, ẩm dẫn đến tăng những nguy cơ mắc bệnh, nhất là đối với người già, những người mắc bệnh tim mạch, một số bệnh thần kinh. Đặc biệt đối với những người chưa có quá trình tập quen khí hậu nóng (khách du lịch đến từ các vùng vĩ độ cao) dễ bị tác động của các thời tiết nắng nóng cực đoan này.
Khí hậu nóng vốn là điều kiện bất lợi cho quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môi trường xung quanh vì nó không giải tỏa được đễ dàng nguồn nhiệt sản tích trong cơ thể nên không kích thích quá trình đồng và dị hóa, làm cho cơ thể dễ mệt mỏi.
Tăng phát thải các "khí nhà kính", đặc biệt, tăng các chất CFC dẫn đến những thay đổi của ôzôn trong khí quyển, tăng ở tầng đối lưu, giảm ở lớp ôzôn thuộc tầng bình lưu, thậm chí xuất hiện những lỗ thủng. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1990), thay đổi này tác động tới sức khỏe con người ở ba dạng: sinh học, hóa học và thay đổi khí hậu. Giảm tầng ô zôn bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở bước sóng 290-325nm, có quan hệ đến sức khỏe, làm tăng ung thư da (cả 2 thể NMSC và MM); tăng các bệnh về mắt trước hết là đục thủy tinh thể và có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Cũng theo WHO (1990) với mức tăng 1% lỗ hổng ôzôn sẽ dẫn tới tăng khoảng 3% loại bệnh NMSC. Như vậy NMSC có thể tăng lên 6% -35% vào sau năm 2060, chủ yếu ở bán cầu Nam.
Theo WHO (1990), có 11 bệnh truyền nhiễm quan trọng chịu ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu. Đứng đầu là bệnh sốt rét. Tiếp đó là bệnh "giun chỉ bạch huyết" (Lympatic filariasis)... Nhóm 3 bệnh cuối cùng là sốt xuất huyết (Dengue fever) viêm não Nhật bản (Japanese Encepphalitis), các bệnh vi rút hình cây (arbãoviral deseases) được coi là thịnh hành ở vùng nhiệt đới ẩm Đông Nam Á.
Các nỗ lực nhằm hạn chế biến đổi khí hậu
Quốc tế
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về BĐKH đã dẫn tới sự quan tâm chung của toàn thế giới. Đến những năm đầu 90s, một loạt các hội nghị quốc tế được tổ chức đưa ra lời kêu gọi phải có một hệp ước toàn cầu về BĐKH. Và Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại khóa họp năm 1990 đã thành lập một Ủy ban Hiệp thương Liên Chính phủ (INC) cho một Công ước khung về BĐKH (UNFCCC). Ủy ban này được ủy nhiệm soạn thảo một Công ước khung và các công cụ pháp lý liên quan. Các nhà thương thuyết của hơn 150 nước đã gặp nhau trong 5 phiên họp (trong khoảng thời gian 2/1991 đến 5/1992). Kết quả là họ đã chấp nhận Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH ngày 9/5/1992 tại trụ sở của Liên hiệp quốc ở NewYork.
Ngay sau đó, tại Hội nghị của Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (thường gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) tháng 6/1992, Công ước đã nhận được 155 chữ ký của đại diện các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các quốc gia khác sau đó đã ký và phê chuẩn UNFCCC. 90 ngày sau khi được 50 quốc gia phê chuẩn, vào ngày 21/3/1994 Công ước có hiệu lực.
Toàn bộ Công ước gồm 26 điều và 2 phụ lục. Trong đó, tất cả các điều đều nhằm một mục đích cuối cùng là “Bảo vệ hệ thống khí hậu cho các thế hệ hiện nay và mai sau”.
Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu
Tại Hội nghị các bên lần thứ ba (COP - 3), có khoảng 10000 đại biểu, quan sát viên và các nhà báo đã tham gia ở Kyoto, Nhật Bản tháng 12/1997. Hội nghị đi đến Nghị quyết nhất trí chấp nhận một Nghị định thư thuộc Công ước. Đó chính là Nghị định thư Kyoto.
Nghị định thư Kyoto được mở ký từ ngày 16/3/1998 đến 15/3/1999 và được mở để gia nhập ngay sau ngày đóng ký. Nghị định có hiệu lực sau 90 ngày được phê chuẩn, phê duyệt, chấp thuận hoặc gia nhập bởi ít nhất 55 Bên của Công ước. Và đến ngày 16/2/2005, 90 ngày sau khi Liên bang Nga phê chuẩn (18/11/2004) Nghị định thư Kyoto bắt đầu có hiệu lực.
Mục tiêu chính của Nghị định thư là cụ thể hóa cơ chế và phương thức thực hiện nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết về giảm thải khí nhà kính, góp phần đạt được mục tiêu cơ bản của Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH.
Nghị định thư Kyoto bao gồm 28 điều. Thành quả chính của Nghị định thư là xác định chỉ tiêu định lượng giảm phát thải của các nước công nghiệp và thành lập cơ chế linh hoạt để các bên tham gia Nghị dsdinhj thư có thể cùng nhau phối hợp để đạt mục tiêu chung. Đó là, cơ chế cùng thực hiện (JI), cơ chế phát triển sạch (CDM), và cơ chế buôn bán phát thải quốc tế (IET).
Các cơ chế này có sự khác biệt về cấu trúc và mục đích. JI và IET chỉ liên quan đến những quốc gia thuộc phụ lục I (chủ yếu là các nước phát triển), trong khi CDM liên quan đến cả các nước không thuộc phụ lục I (chủ yếu là các nước đang phát triển – là những người bán lượng phát thải được chứng nhận). CDM và JI là những cơ chế dựa trên dự án, còn IET lại dựa trên mục tiêu. CDM nhằm giúp các nước không thuộc phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững và giúp các nước phát triển đạt được sự tuân thủ các cam kết của mình; trong khi hai cơ chế kia đơn giản chỉ hướng tới việc giảm chi phí và đáp ứng các cam kết Kyoto, các điều kiện của Nghị định thư Kyoto cho CDM cũng nhiều điều kiện chi tiết hơn hai cơ chế kia. Trong các cơ chế này, CDM được xếp vào loại ưu tiên “bắt đầu ngay”.
Theo thông báo của Ban Thư ký Công ước khí hậu, tính đến ngày 15 tháng 08 năm 2006, đã có 265 dự án được Ban chấp hành CDM đăng ký cho thực hiện. Thông tin chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Bảng số lượng dự án CDM v à CER
Số lượng dự án CDM
Số CER có được trung bình hàng năm
Số CER dự kiến
đến cuối năm 2012
Theo danh mục dự án do các nước đề ra:> 900
1.100.000.000
Số dự án được đăng ký: 265
84.021.758
550.000.000
Số dự án đang yêu cầu được đăng ký: 54
5.269.650
30.000.000
Nguồn:[UN News C enter]
Hình 1.5. Các dự án CDM đã được đăng ký tính đến 15/8/2006
Nguồn:[Thông tin BĐKH - Số 2/2006]
Hình 1.6. Số CER dự tính thu hàng năm từ các dự án CDM đã được đăng ký tính đến 15/8/2006
Nguồn:[Thông tin BĐKH - Số 2/2006]
Đó là tình hình BĐKH trên thế giới cũng như hành động của thế giới nhằm ứng phó với hiện tượng BĐKH. Còn biểu hiện của BĐKH và các tác động của nó ở Việt Nam sẽ được nêu ở phần tiếp ngay sau đây:
Ở Việt Nam
Ngày 6/4/2007 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010”. Theo đó, kế hoạch đưa ra 5 nhiệm vụ :
X ây d ựng v à ho àn thi ện khung ph áp l ý c ủa Vi ệt Anm li ên quan đ ến Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, CDM.
Nâng cao nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện tổ chức và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đẩy mạnh hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học liên quan đến BĐKH.
Nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Xây dựng tổ chức các hoạt động thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto, CDM trong các ngành
Ng ày 2/8/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 130/2007/QĐ – TTg về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM.
Căn cứ “Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH giai đoạn 2007 - 2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 6/4/2007, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký Quyết định số 1016/QĐ – BTNMT thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto.
Ngày 30/7/2007 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường đã ký Quyết định thành lập Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto.
Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đã có hai dự án CDM là:
Dự án “Thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông”
Dự án "Khôi phục nhà máy thuỷ điện nhỏ Sông Mực ở Việt Nam"
Nguồn:[ cdm. Unfccc.int/Projects/registered.html]
Đánh giá hiệu quả thủy điện vừa và nhỏ
Các tiêu chí lựa chọn thủy điện vừa và nhỏ
Tiêu chí kinh tế - kỹ thuật
Các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ xây dựng theo nguyên tắc sử dụng năng lượng trực tiếp từ dòng sông, một số trạm có thể sử dụng điều tiết ngày đêm hoặc điều tiết tuần hay mùa, các trường hợp chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác nếu không ảnh hưởng đến môi trường vùng hạ lưu tuyến đập thì cũng xem xét, nghiên cứu.
Chủ yếu là chọn các vị trí có đầu nước cao, riêng đối với những lưu vực lớn nhưng không có độ chênh cao về địa hình thì có thể chọn kiểu nhà máy sau đập với chiều cao đập có thể xem xét đến mức ngập ít nhất, nghĩa là ảnh hưởng ngập tác động đến môi trờng tự nhiên và môi trường kinh tế-xã hội ít nhất.
Chỉ nghiên cứu những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ với mục đích phát điện thuần tuý, còn các công trình có khả năng lợi dụng tổng hợp hoặc phải tạo cột nước bằng cách xây đập dâng cao thì cần xem xét chi tiết và cân nhắc kỹ ở giai đoạn sau, giai đoạn này chỉ có thể nêu ở dạng tiềm năng.
Tiêu chí môi trường
Không xem xét các công trình làm ngập khu dân cư hoặc có diện tích đất canh tác bị ngập nhiều, có thể căn cứ theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới như sau:
5 kw công suất đặt/ cho 1 ha ngập
7 kw công suất đặt / di chuyển 1 người
Những công trình nằm trong các vùng nhạy cảm như khu bảo tồn thiên nhiên, các Vườn Quốc Gia hoặc các khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ sẽ không được xem xét và đánh giá là không có tính khả thi.
Tiêu chuẩn thiết kế
Theo TCXD VN 285 : 2002 đối với các nhà máy thuỷ điện có quy mô công suất từ 5 đến 50 MW thì cấp thiết kế công trình là cấp III.
Mức bảo đảm thiết kế: P=85%
Xác định tần suất lưu lượng lũ thiết kế : P=1%
Xác định tần suất lu lượng lũ kiểm tra: P=0,2%
Tần suất lũ thiết kế dẫn dòng thi công P = 10%
Tần suất lũ thiết kế lưu lượng chặn dòng P = 10%
Phát điện Nlm = 8,1MW < 50MW
Đập đất trên nền đất nhóm B H = 31,m < 35m
Tính toán thủy năng và kinh tế năng lượng
Tính toán thủy năng
Tính toán các thông số thuỷ năng dựa trên đường duy trì lưu lượng bình quân ngày được xây dựng tại tuyến công trình. Đường duy trì lưu lượng bình quân ngày là hàm của lưu lượng bình quân ngày theo tần suất.
Công suất trung bình thời đoạn của nhà máy xác định theo công thức sau:
N = K * Qtb * H
Trong đó:
N: Công suất trung bình thời đoạn KW.
K: Hệ số nhà máy lấy bằng hằng số là 8,3 được lấy thiên thấp do đã tính đến tổn thất cột nước trong đó.
Qtb: Lưu lượng trung bình qua tuốc bin;
H: Cột nước phát điện được xác định như sau:
H = Zthl - Zhl –hw
Zthl: Cao trình mực nước thượng lưu.
Zhl: Cao trình hạ lưu trong giai đoạn quy hoạch được lấy hằng số.
Tuyến năng lượng
Kênh dẫn vào là kênh đào, mặt cắt hình thang, đủ đảm bảo dẫn lưu lượng nhà máy ứng với các mực nước.
Cửa lấy nước : Kết cấu bê tông cốt thép,
Đờng hầm dẫn nước : Chọn đường kính hầm với vận tốc dòng chảy trong hầm khi Qmax = 3,0 m/s ¸ 3,5 m/s (lưu lượng lớn nhất), độ dốc hầm từ 0,1% đến 5%
Kênh dẫn nước : tất cả các công trình do kênh dẫn đều nằm ở bờ suối dốc, để vận hành an toàn chọn kênh dẫn là kênh bê tông cốt thép.
Bể áp lực : Tính toán kích thước bể áp lực theo điều kiện thuỷ lực mực nước lớn nhất, nhỏ nhất của bể, kích thước đường ống áp lực. Bể áp lực kết cấu là bê tông cốt thép.
Mái đào là mái 1:1
Tính toán chỉ tiêu kinh tế và xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ
“ Hiệu ích và Chi phí” bằng cách đánh giá hiệu quả công trình theo giá trị năng lượng sơ cấp và năng lượng thứ cấp
Một số chỉ tiêu tính toán về mặt kinh tế:
- Công suất lắp máy (Nlm),
- Công suất đảm bảo theo P= 85% ( Nđb ),
- Điện năng bình quân nhiều năm ( Eo ).
- Điện năng mùa lũ (Eml)
- Điện năng mùa kiệt ( Emk)- Giá bán điện mùa khô : 4,1 USD/kWh
- Giá bán điện mùa lũ : 3,25 USD/kWh (giá bình quân cả năm khoảng 3,8 USD/kWh.).
- Thời gian thi công: 2,5 năm
- Đời sống hoạt động kinh tế ( tuổi thọ kinh tế ) của công trình : 30 năm
- Năm bắt đầu vận hành: nửa cuối của năm thứ 3 xây dựng
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng ( O&M): 1,5%
- Tuổi thọ của thiết bị: sau 30 năm hoạt động coi nh khấu hao hết
- Tỷ lệ chiết khấu ( OCC ) : 10% ( xác định theo giá cơ hội của vốn đầu tư từ khu vực Đông Nam Á).
- Thời điểm quy về hiện tại: từ năm bắt đầu bỏ vốn.
- Tỷ suất hối đoái 1 USD = 16.000 VNĐ
- Giá trị năng lượng sơ cấp : 5,4 USD/KWh.
- Giá trị năng lượng thứ cấp : 2,5 USD/KWh
Trong giai đoạn quy hoạch để cho cùng mặt bằng so sánh các công trình đều được tính bán điện tại thanh cái và cha (có xem xét đến tổn thất).
Việc xếp hạng các công trình thủy điện vừa và nhỏ là sự tổng hợp nhều chỉ tiêu và yếu tố. Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng nhất là chỉ tiêu kinh tế.
TIỀN NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ CUẨ TỈNH LÀO CAI
Tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Lào Cai
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai
Nguồn:[ Website chính phủ]
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/1/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 635.708ha (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
Địa hình
Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.
Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Khí hậu
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.
Thủy văn
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới có độ cao trung bình 900m so với mặt nước biển và năm trong vùng xân thực mạnh nên có hệ thống sông suối khá dày đặc, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua, là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh), Sông Chảy (124 km chiều dài chảy qua tỉnh). Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều suối lớn, nhỏ trong đó có 107 suối dài từ 10km trở lên. Hệ thống sông, suối dày đặc là tiềm năng cho phát triển thuỷ điện (một loại vàng trắng).
Sông Hồng có lưu vực: 44.092 km2, diện tích lưu vực tại Lào Cai: 4.580 km, có nhiều suối lớn như: Ngòi phát, Ngòi San, Ngòi Bo, Ngòi Đường…
Sông Chảy có lưu vực 4.580 km2, mật độ suối: 1,09 km/km2, độ dốc bình quân lưu vực: 24,6%, có nhiều suối lớn như: Ngòi Nghĩa Đô, Ngòi Nâm Fàng,…
Nguồn nước ngầm của Tỉnh khá dồi dào, trữ lượng ước tính 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3, chất lượng khá tốt.
Theo thống kê thuỷ văn, trung bình hàng năm bề mặt địa hình tỉnh Lào Cai tiếp nhận khoảng 15 tỷ m3 nước mưa, lượng bốc hơi khoảng 5,5 tỷ m3, còn lại 9,5 tỷ m3 nước mặt. Hiện tại mới sử dụng khoảng 60 triệu m3nước trong khi khả năng có thể khai thác vào mùa kiệt khoảng 0,9 m3.
Với nguồn tài nguyên nước như trên, theo quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Lào Cai đã được phê duyệt và đang quy hoạch bổ xung, tại Lào Cai có thể đầu tư khoảng 122 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ (từ 1MW – 90 MW), tổng công suất trên 1000MW.
Căn cứ vào khả năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ, ngành Công nghiệp đang tập trung mọi khả năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển thuỷ điện, để thuỷ điện trở thành thế mạnh phát triển Công nghiệp Lào Cai.
Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và những thuận lợi khi đầu tư vào thủy điện vừa và nhỏ
Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Về Công nghiệp:
Giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp (CN) trên địa bàn tháng 2-2008 khoảng 88,35 tỷ đồng (theo giá cố định 1994):
CN khai thác tăng 34,2%, trong đó quặng apatit loại 2 tăng 105%,quặng fenspat tăng 116,3%, riêng quặng đồng giảm 7,9%.
CN chế biến tăng 23,6%, trong đó phân NPK tăng 101,4%, xi măng tăng 159,3%,...
CN điện, nước tăng 15,7% .
Dự kiến GTSX 2 tháng đầu năm của CN trên địa bàn (giá cố định 1994) đạt 182,8 tỷ đồng, tăng 24,8% cùng kỳ 2007 và bằng 13,1% kế hoạch 2008, trong đó:
CN trung ương có GTSX trên 109,4 tỷ đồng, tăng 9,8 % cùng kỳ 2007 và đạt 12,23% kế hoạch 2008 .
CN địa phương có GTSX trên 62,9 tỷ đồng, tăng 34,6% cùng kỳ 2007 và đạt 14,63% kế hoạch 2008 .
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có GTSX khoảng 10,5 tỷ đồng đạt 13,9% kế hoạch 2008.
Thương mại và dịch vụ:
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng này là 4,24 triệu USD = 106% so với tháng trước và tăng 113,5% cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng chính xuất khẩu trong tháng của địa phương (chủ yếu vẫn xuất cho Trung Quốc) là: Giầy dép các loại, hàng rau quả, thực phẩm chế biến, quặng các loại.… Sau 2 tháng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt trên 8,24 triệu USD= 233,2% cùng kỳ 2007 và đạt 25,76% kế hoạch 2008.
Doanh thu vận tải tháng 2-2008 dự kiến khoảng 8,29 tỷ đồng, bằng 95% so với tháng trước và tăng 27,8% cùng kỳ 2007. Hoạt động vận tải hành khách trong tháng do địa phương quản lý tăng so với tháng trước 2,5%, nhưng vận tải hàng hoá lại giảm 5,6% (do nghỉ tết).
Xã hội:
Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Phấn đấu đến năm 2008, 100% số xã đạt chuẩn giáo dục trung học đúng độ tuổi, và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ em 6 - 14 tuổi đến trường: 98,5%.
Tạo việc làm, giải quyết việc làm mới cho 33.000 lao động, trung bình 6.600 lao động/năm.
Xoá đói giảm nghèo: trung bình mỗi năm 3% số hộ nghèo trên địa bàn
Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 1,5%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ: 95%. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 60%.
Tỷ lệ thôn, bản được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 33%. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hoá: 75%. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá: 70%. Tỷ lệ cơ quan, trường học được công nhận đạt danh hiệu đơn vị văn hoá: 90%.
Cấp điện: 100% số xã có điện lưới; 75% số hộ dân được sử dụng điện.
Cấp nước sinh hoạt: cơ bản dân cư thành thị đều được sử dụng nước sạch và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
Trường học: 80% số phòng học được kiên cố hoá.
Trạm y tế: 60% các trạm y tế xã được xây dựng đạt theo chuẩn quốc gia.
Giao thông: cơ bản hoàn thành việc xây dựng đường giao thông liên thôn tới các thôn, bản; 100% tuyến đường đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối chống trơn lầy, trong đó 60% tuyến là mặt đường đá dăm láng nhựa.
Những thuận lợi khi đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ
Để khảo sát một công trình thuỷ điện vừa và nhỏ tốn khoảng một tỷ đồng trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Đây là khoản tiền và thời gian mà nhiều DN tham gia đầu tư chấp nhận được.
Mặt khác, đầu tư vào thuỷ điện, việc giải phóng mặt bằng đơn giản không phức tạp như đầu tư vào các khu công nghiệp khác. Yếu tố này hết sức quan trọng đối với các DN đầu tư hiện nay.
Đầu tư vào thuỷ điện vừa và nhỏ phù hợp với khả năng vốn và trình độ của nhiều DN, có tỷ suất lợi nhuận trên suất đầu tư cao. Nhà máy thuỷ điện dùng sức nước để phát điện nên ít tốn kém. Vì vậy, chi phí bình quân cho 1kwh điện rất thấp. Theo thống kê chi phí sản xuất 1kwh điện với thuỷ điện tại Việt Nam hiện nay chưa đến 2cent, trong khi mức bán ra có thể đạt 5cent/kwh. Như vậy một nhà máy thuỷ điện nhỏ có suất đầu tư dưới 1 triệu USD chỉ 8 năm đã có thể thu hồi được vốn.
Hiện trạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10042.doc