MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I 3
lý luận chung về lợi nhuận và các giảI pháp tăng lợi nhuận tại doanh nghiệp 3
1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 3
1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị truờng 3
1.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 4
1.1.2 Lợi nhuận hoạt động tài chính 6
1.1.3 Lợi nhuận khác 7
1.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 9
1.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (ROAE) 9
1.2.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh( ROA ) 10
1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu 10
1.2.4 Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu 10
1.3. Sự cần thiết của việc phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 11
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 13
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ 14
2.1.1 Nhân tố số lượng, chất lượng của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ 15
2.1.2 Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ 15
2.1.3 Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hóa tiêu thụ 16
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ 16
2.2.1 Nhân tố giá thành sản xuất 16
2.2.2 Chi phí bán hàng 19
2.2.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN) 19
3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp 20
3.1 Quản lý chặt chẽ nhằm hạ giá thành sản phẩm 20
3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ 22
3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 23
3.3.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 24
3.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24
CHƯƠNG 2 26
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH IN TRƯỜNG ĐẠT 26
2. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty: 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển: 26
2.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu: 26
2.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty: 26
2.3.1. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý: 26
2.3.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh: 28
2.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 28
2.4.1. Đặc điểm qui trình công nghệ: 28
2.4.2. Các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào: 29
2.4.3. Đặc điểm cơ sở vật chất: 29
2.4.4. Thị trường các yếu tố đầu ra và vị thế cạnh tranh của Công ty: 30
2.5. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây: 30
3. Tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty TNHH in Trường Đạt: 34
3.1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong năm 2009: 34
3.1.1. Thuận lợi: 34
3.1.2. Khó khăn: 34
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH in Trường Đạt 35
3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 35
3.3.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH in Trường Đạt 38
3.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty TNHH in Trường Đạt trong năm 2009 54
3.3.1. Những kết quả đạt được 54
3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 55
Chương III 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH IN TRƯỜNG ĐẠT 56
1. Định hướng sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Trường Đạt trong thời gian tới 56
2. Các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH in Trường Đạt 57
2.1 Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm 57
2.2 Tăng cường đầu tư, đổi mới kết hợp sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động 58
2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất 58
2.4 Đa dạng hóa sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, chủ động tìm kiếm hợp đồng mới 59
2.5. Tăng cường công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp 60
2.6. Mở rộng hoạt động đầu tư tài chính: 61
2.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty: 62
2.7.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 62
2.7.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 63
KẾT LUẬN 67
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH in Trường Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ sắp xếp, bố trí các loại chữ, hình ảnh theo khuôn mẫu của trang in.
- Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm mica do bộ phận bình bản chuyển sang, bộ phận chế bán có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm hoặc kẽm.
- Gia công in: Nhận vật tư từ các kho nhà máy, gia công từ các bản khuôn in máy tạo ra từng loại bản in theo mẫu mỗi bản khuôn.
- Giai đoạn hoàn thiện: Sau khi nhận được các tờ in từ giai đoạn in chuyển sang, bộ phận đóng sách bắt giấy theo thứ tự thành tay sách. Các tay sách được đóng thành quyển sau đó là vào bìa, xén gọt 3 mặt sách cho đẹp và cuối cùng là đóng gói sách giao cho khách hàng.
Sơ đồ 2: quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Tài liệu
cần in
Lập maket
Làm phim
(dương bản)
Tạo bản kẽm, phơi bản
Gia công
in
Gấp, đóng, vào bìa, cắt,
xén, đóng gói
2.4.2. Các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào:
Là một công ty in nên có thể dễ dàng nhận thấy các yếu tố đầu vào về nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty gồm có: giấy các loại, mực in, màu in, bìa sách cứng, bìa cacton ...
Có thể nhận thấy các yếu tố đầu vào cho sản xuất của công ty rất dễ tìm và khá sẵn có trên thị trường nên việc nhập nguyên liệu cho sản xuất không có gì khó khăn.
Về lao động, do tính chất ngành nghề không đòi hỏi người lao động phải có trình độ lao động, lao động có trình độ trung bình cũng đã có thể đáp ứng yêu cầu công việc, hơn nữa thị trường sức lao động ở Việt Nam lại rất dồi dào. Do vậy việc tuyển lao động trực tiếp sản xuất không mấy khó khăn.
2.4.3. Đặc điểm cơ sở vật chất:
Để nâng cao năng suất lao động, huy động tối đa nguồn lực hiện có, công ty đã tiến hành hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, mua máy móc thiết bị của nước ngoài thay dần máy móc cũ, lạc hậu. Trang thiết bị ngày càng được đổi mới từ đúc chữ rời, in ty-pô tiến lên in offset, sắp chữ bằng máy vi tính và đã trang bị in 4 màu. Cơ sở vật chất ngày càng được nâng cấp hoàn chỉnh hơn, đến nay công ty đã có các phân xưởng sản xuất rộng rãi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.
2.4.4. Thị trường các yếu tố đầu ra và vị thế cạnh tranh của Công ty:
Công ty TNHH in Trường Đạt là Công ty sản xuất và cung cấp các sản phẩm in ấn chủ yếu theo các đơn đặt hàng và các hợp đồng kinh tế, như hợp đồng in sách, giáo trình, in lịch, tranh ảnh, bìa quảng cáo ... nên thị trường đầu ra là khá đa dạng và nhằm vào nhiều đối tượng tiêu dùng. Trong đó các đối tượng chủ yếu là các trường Đại học, Cao đẳng, trung học, chuyên nghiệp (đặt in sách và giáo trình), các cửa hàng sách, lịch, tranh ảnh ... các Công ty có nhu cầu in tranh ảnh áp phích quảng cáo, in tờ rơi ...
Vì là một công ty nhỏ nên nó chiếm thị phần khá khiêm tốn, sức cạnh tranh không cao, tuy nhiên Công ty lại có nhiều khách hàng quen thuộc và có uy tín nên hoạt động kinh doanh của Công ty khá ổn định và có chiều hướng phát triển tốt.
2.5. Đặc điểm kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây:
- Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây thể hiện qua bảng số liệu số 01 ta thấy nhìn chung trong hai năm 2008 và 2009, kết quả kinh doanh của Công ty diễn biến không tốt, đối với các doanh nghiệp thì lợi nhuận là chỉ tiêu hàng đầu thì ở Công ty TNHH in Trường Đạt lại giảm, các chỉ tiêu khác đều tăng. Cụ thể là, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng từ 2.292.570.689 đồng năm 2008 lên 3.302.619.180 đồng năm 2009. Vốn kinh doanh bình quân của Công ty cũng tăng từ 3.742.123.738 đồng năm 2008 lên 5.788.490.382 đồng vào năm 2009, điều này cho thấy qui mô kinh doanh năm 2009 của Công ty đã được mở rộng hơn so với năm 2008. Bên cạnh đó đời sống của cán bộ công nhân viên cũng được nâng lên, biểu hiện ở sự tăng lên của chỉ tiêu thu nhập bình quân người trên tháng, năm 2008 là 2.400.000 đồng, nhưng đến năm 2009 con số này đã là 2.950.000 đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Công ty lại giảm từ 109.086.297đồng vào năm 2008 xuống còn 51.344.011 vào năm 2009 tương ứng tỷ lệ giảm 52,93%.
- Để đánh giá tình hình tài chính của công ty trong những năm vừa qua ta xem xét số liệu qua hai bảng số liệu 02 như sau:
Nhìn vào hai bảng số liệu bảng 02 ta thấy: cuối năm 2009 cả tài sản và nguồn vốn của Công ty đều tăng lên so với thời điểm đầu năm, đầu năm là 4.898.580.946 đồng nhưng đến cuối năm là 6.678.399.818 đồng, tăng lên 1.779.818.872 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 36,33%. Hệ số nợ đầu năm 2009 là 70,0%, đến cuối năm hệ số này là 77,22%. Những con số này cho ta thấy nguồn vốn của Công ty được hình thành chủ yếu từ nợ phải trả, vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chứng tỏ mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty là rất cao.
Bảng 01: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH in Trường Đạt trong hai năm 2008 và 2009.
ĐVT: đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
So sánh năm 2009 với năm 2008
Mức tăng giảm
Tỷ trọng (%)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.292.570.689
3.302.619.180
1.010.048.491
44,06
2
Vốn kinh doanh bình quân
3.742.123.738
5.788.490.382
2.046.366.644
54,68
3
Lợi nhuận sau thuế
109.086.297
51.344.011
-57.742.286
-52,93
4
Tổng số lao động
85
90
5
5,88
5
Thu nhập bình quân người/tháng
2.400.000
2.950.000
550.000
22,92
Bảng 02: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH in Trường Đạt trong năm 2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
So sánh cuối năm với đầu năm
Giá trị
T.Tr
Giá trị
T.Tr
Số tuyệt đối
%
Tài sản ngắn hạn
2.228.676.867
45,50
3.221.716.030
48,24
993.039.163
44,56
Tài sản dài hạn
2.669.904.079
54,50
3.456.683.788
51,76
786.779.709
29,47
Tổng cộng tài sản
4.898.580.946
100
6.678.399.818
100
1.779.818.872
36,33
Nợ phải trả
3.429.060.080
70,00
5.157.266.898
77,22
1.728.206.818
50,40
Vốn chủ sở hữu
1.469.520.866
30,00
1.521.132.920
22,78
51.612.054
3,51
Tổng cộng nguồn vốn
4.898.580.946
100
6.678.399.818
100
1.779.818.872
36,33
3. Tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty TNHH in Trường Đạt:
3.1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty trong năm 2009:
3.1.1. Thuận lợi:
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng và những hợp đồng kinh doanh nên không thực hiện khâu tiêu thụ và không có sản phẩm ế thừa đo đó có thể nói đây là một thuận lợi quan trọng của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Hơn nữa Công ty có những khách hàng quen thuộc và có uy tín nên dù trong năm 2009 vừa qua hầu hết các Công ty vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008 và làm ăn khó khăn thì Công ty vẫn giữ được những đơn đặt hàng và số lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ vẫn ổn định như những năm trước, do đó doanh thu vẫn tăng với tốc độ khá cao so với năm 2008.
Trong năm 2009 Công ty cũng đã chủ động đổi mới thiết bị, đầu tư máy móc mới, bên cạnh đó Công ty có đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc do đó năng suất lao động tăng, tác động tích cực tới kết quả kinh doanh của Công ty.
3.1.2. Khó khăn:
Vì ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là in ấn và các dịch vụ liên quan đến in ấn nên vật liệu đầu vào chủ yếu cho quá trình sản xuất của Công ty là giấy các loại và mực in. Trong năm 2009 vừa qua, thị trường giấy thực sự lên cơn sốt vì giá tăng nhưng cũng khó có hàng để mua. Sau đợt tăng giá hồi đầu năm, giấy in các loại tăng thêm ít nhất 300.000 đồng/tấn. Tháng 1 năm 2009, giấy in, giấy viết (loại định lượng trên 70g/m2) của Công ty cổ phần giấy Tân Mai giá chỉ ở mức 18,7 triệu đồng/tấn, đến tháng 5 sau hai lần điều chỉnh đã tăng lên 21,7 triệu đồng/tấn. Các loại giấy bìa so với thời điểm đầu năm 2009 cũng tăng ít nhất 15%, hiện giá các loại giấy này trên thị trường khoảng 20,6 triệu đồng/tấn. Các loại giấy bìa cacton, giấy lớp mặt ... cũng tăng giá một cách chóng mặt. Không chỉ giấy thành phẩm, giấy vụn cũng tăng giá nhanh chóng, nếu năm 2008 chỉ cần 3,5 triệu đồng đã mua được 1 tấn giấy vụn thì tại thời điểm hiện nay mức giá này là 4,6 triệu đồng/tấn, tăng tới 31,5%. Tuy giá giấy tăng cao như vậy nhưng thị trường giấy lại hết sức khan hiếm, vì vậy cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành in khác, Công ty cũng phải chịu những bất lợi do tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, tình trạng in lậu tràn lan chưa kiểm soát được đây cũng là điều bất lợi của Công ty khi cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay không thiếu gì các doanh nghiệp in cung cấp các sản phẩm cùng loại với Công ty.
Công ty cũng sản phẩm nhiều lịch các loại, nên thường vào thời điểm cuối năm dương lịch công việc của Công ty tăng lên đột biến, đây cũng là một khó khăn với Công ty trong việc tổ chức sản xuất, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, đủ về số lượng tốt và tốt về chất lượng.
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH in Trường Đạt
3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Tuy là một Công ty có quy mô nhỏ, sản lượng, doanh thu, cũng như lợi nhuận không lớn nhưng với gần 7 năm hoạt động và phục vụ khách hàng, Công ty TNHH in Trường Đạt cũng đã làm thỏa mãn một bộ phận khách hàng tương đối lớn và cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Để thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây ta xem xét qua bảng số liệu số 03.
Qua bảng 03 ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu tuyệt đối cũng như chỉ tiêu tương đối năm 2009 đều giảm so với năm 2008.
- Đối với các chỉ tiêu về vốn và nguồn vốn:
Vốn kinh doanh bình quân của Công ty năm 2009 là 5.788.490.382 đồng, tăng 2.046.366.644 đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tương ứng là 54,86%. Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2009 là 1.495.326.893 đồng, tăng 80.349.175 đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng tương ứng là 5,68%, chứng tỏ trong năm 2009 Công ty chưa chú đầu tư vào cải tiến, đổi mới thiết bị sản xuất. Ta nhận thấy với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé như Công ty, qua 1 năm, vốn chủ sở hữu bình quân tăng 5,68%, vốn kinh doanh bình quân tăng 54,86% là một dấu hiệu rất đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô sản xuất, từ đó góp phần tăng doanh thu tiêu thụ cho Công ty.
- Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Năm 2009 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 3.302.619.180 tăng 1.010.048.491 đồng với tỷ lệ tăng là 44,06% so với năm 2008.
Qua chỉ tiêu trên ta thấy năm 2008 Công ty đã rất nỗ lực trong việc phấn đấu tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, do đó làm cho doanh thu tăng lên đáng kể so với năm 2008. Đây là một biểu hiện tốt, là thành tích của Công ty trong việc phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng tiêu thụ, tăng doanh thu tiêu thụ cho Công ty.
- Về chỉ tiêu lợi nhuận: qua bảng 03 ta thấy
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 62.300.075 đồng, giảm 7.733.554 đồng so với năm 2008 và tỷ lệ giảm là 55,51%. Trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty thì phần lớn là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, ta thấy năm 2009 thì bộ phận lợi nhuận này lại giảm đi so với năm 2008 là 16.026.491, với mức giảm tương ứng là 16,73%, mặc dù doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng lên so với năm 2008 nhưng nguyên nhân làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm là do chi phí sản xuất kinh doanh năm 2009 tăng với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí lại tăng với tốc độ 43,51%, bộ phận thứ hai trong tổng chi phí SXKD là chi phí quản lý doanh nghiệp, bộ phận này năm 2009 tăng với tốc độ 78,92%. Trong khi doanh thu thuần tiêu thụ tăng 44,06% thì tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2009 lại tăng tới 46,71% so với năm 2008. Do đó, mục đích đặt ra cho Công ty trong những năm tới là vấn đề quản lý chi phí sản xuất kinh doanh sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, hoạt động tài chính năm 2008 đã lỗ 16.848.506 đồng thì năm 2009 lại lỗ tới 17.549.235 đồng, mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2009 tăng lên so với năm 2008 nhưng chi phí lại cao gấp 2 lần. Qua số liệu trên cho thấy công tác quản lý chi phí hoạt động tài chính của Công ty là rất yếu kém và qua 1 năm Công ty vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Về lợi nhuận từ hoạt động khác, năm 2009 là 54.890 đồng, giảm tới 61.006.334 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 99,91% so với năm 2008, chứng tỏ trong năm 2009 Công ty hầu như không có hoạt động khác. Cả 3 bộ phận trong tổng lợi nhuận năm 2009 đều giảm đi so với năm 2008 làm cho tổng lợi nhuận giảm với tốc độ rất cao.
Qua các chỉ tiêu trên, có thể thấy rõ là năm 2009, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xấu đi rất nhiều so với năm 2008. Trước tình hình trên, Công ty cần có những biện pháp tổ chức sử dụng vốn, quản lýchi phí tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó góp phần tăng lợi nhuận và các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Bảng 03: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty TNHH in Trường Đạt trong hai năm 2008 và 2009
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
So sánh năm 2009 với năm 2008
Mức tăng, giảm
Tỷ lệ tăng, giảm
1
Vốn kinh doanh bình quân
đồng
3.742.123.738
5.788.490.382
2.046.366.644
54,68
2
Vốn chủ sở hữu bình quân
đồng
1.414.977.718
1.495.326.893
80.349.175
5,68
3
Doanh thu thuần BH và CCDV
đồng
2.292.570.689
3.302.619.180
1.010.048.491
44,06
4
Giá vốn hàng bán
đồng
1.998.354.216
2.867.845.690
869.491.474
43,51
5
Chi phí bán hàng
đồng
6
Chi phí quản lý doanh nghiệp
đồng
198.395.562
354.979.070
156.583.508
78,92
7
Lợi nhuận từ HĐ SXKD
đồng
95.820.911
79.794.420
-16.026.491
-16,73
8
Doanh thu HĐ tài chính
đồng
9.451.744
18.205.694
8.753.950
92,62
9
Chi phí HĐ tài chính
đồng
26.300.250
35.754.929
9.454.679
35,95
10
Lợi nhuận HĐ tài chính
đồng
-16.848.506
-17.549.235
-700.729
-4,16
11
Thu nhập khác
đồng
344.913.250
54.890
-344.858.360
99,98
12
Chi phí khác
đồng
283.852.026
-283.852.026
-100
13
Lợi nhuận khác
đồng
61.061.224
54.890
-61.006.334
-99,91
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
đồng
140.033.629
62.300.075
-77.733.554
-55,51
15
Tổng lợi nhuận sau thuế TNDN
đồng
109.086.297
51.344.011
-57.742.286
-52,93
3.3.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH in Trường Đạt
Để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty, ta nghiên cứu tình hình sản xuất, bán hàng, tình hình quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tình hình quản lý, sử dụng vốn của Công ty.
* Tình hình sản xuất và bán hàng
Để đánh giá hiệu quả của công tác sản xuất và bán hàng, cũng như việc thực hiện doanh thu, ta xem xét bảng số liệu số 04 như sau:
Qua bảng số liệu 04 ta thấy nhìn chung trong năm 2009, công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty là tốt hơn so với năm 2008.
Cụ thể, về số lượng trang in năm 2009 thực hiện được là 5.411.052 trang, tăng 452.437 trang so với năm 2008 và tỷ lệ tăng tương ứng là 9,12%. Bên cạnh đó, số trang in ở hầu hết các bộ phận sản phẩm đều tăng lên, tăng nhiều hơn là số trang in về lịch và sản phẩm in khác. Có được kết quả này là do trong năm 2009 Công ty đã tăng thêm vốn vào sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. Đây được đánh giá là thành tích của Công ty trong việc phấn đấu tăng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, từ đó góp phần tăng doanh thu tiêu thụ cho Công ty.
Mặt khác về cơ cấu sản phẩm ta thấy cũng có sự thay đổi đáng kể. Trong tổng số trang in thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là các trang in về sách và giáo trình, chiếm tới trên 60% trong tổng số trang in vào năm 2009, tiếp theo là các sản phẩm lịch và chiếm tỷ trọng trang in thấp nhất là các sản phẩm in khác. Năm 2008, số trang in về sách và giáo trình chiếm 59,4% trong tổng số trang in của Công ty, đến năm 2009 chiếm tỷ trọng là 61,24%, giảm 12,5% so với năm 2008; số trang in về lịch năm 2009 chiếm tỷ trọng 35,14%, tăng 9,56% so với năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng về số trang in các sản phẩm in khác lại giảm đi. Cụ thể, năm 2008, tỷ trọng trang in về các sản phẩm in khác là 5,63%, năm 2009 tỷ trọng là 0,62%, giảm 29,28%. Đây có lẽ là một sự lựa chọn không đúng đắn lắm của Công ty. Vì các sản phẩm in khác Công ty thường bao gồm các sản phẩm: tranh ảnh, áp phích, bìa quảng cáo...
Bảng 04: Tình hình thực hiện sản xuất và bán hàng của Công ty TNHH in Trường Đạt trong hai năm 2008 và 2009
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2008
Năm 2009
So sánh năm 2009 với năm 2008
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Mức tăng, giảm
Tỷ lệ (%)
1
Số lượng trang in
Trang
4.958.615
100
5.411.052
100
452.437
9,12
Trong
đó
Sách, giáo trình
Trang
2.945.417
59,40
3.313.728
61,24
368.311
12,50
Lịch
Trang
1.734.078
34,97
1.901.443
35,14
167.365
9,65
Sản phẩm in khác
Trang
279.120
5,63
195.881
0,62
-83.239
-29,82
2
Giá bán
đồng/sp
462
610
148
32,03
3
Doanh thu BH & CCDC
đồng
2.292.570.689
3.302.619.180
1.010.048.491
44,06
4
Doanh thu HĐ tài chính
đồng
9.451.744
18.205.694
8.753.950
92,62
5
Thu nhập khác
đồng
344.913.250
54.890
-344.858.360
99,98
Đây là những sản phẩm có giá bán bình quân trang in lớn hơn, lợi nhuận đơn vị cũng như tỷ suất lợi nhuận đơn vị các sản phẩm này cao hơn các sản phẩm về sách và giáo trình cho sinh viên đại học. Vì vậy sự thay đổi cơ cấu sản phẩm này tuy vẫn làm tăng doanh thu nhưng lợi nhuận của Công ty lại giảm đI vào năm 2009. Cần nhấn mạnh rằng, việc tăng giảm ở đây là xét về mặt tỷ trọng số lượng trang in của các sản phẩm, còn số lượng trang in tuyệt đối vẫn tăng lên theo kế hoạch mở rộng sản xuất của Công ty.
Về giá bán đơn vị sản phẩm, năm 2009 là 610 đồng/trang in, tăng 148 đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng tương ứng là 32,03%. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đều phấn đấu giảm giá thành sản xuất để có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, Công ty TNHH in Trường Đạt chưa làm tốt điều này, năm 2009, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, khiến giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ sản phẩm đơn vị tăng so với năm 2009 từ đó làm tăng giá bán đơn vị sản phẩm nên mặc dù số lượng sản phẩm sản xuất tăng, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại ít đi.
In ấn là hoạt động chủ yếu của Công ty nên sản phẩm in ấn là sản phẩm chủ yếu quyết định tới doanh thu của Công ty. Như đã phân tích ở trên, giá bán đơn vị sản phẩm năm 2009 tăng lên so với năm 2008, nhưng số lượng trang in sản xuất và tiêu thụ năm 2009 lại tăng chậm hơn tốc độ tăng của giá bán đơn vị sản phẩm. Nếu như giá bán đơn vị sản phẩm năm 2009 tăng 32,03% so với năm 2008 thì số lượng trang in tiêu thụ năm 2009 lại chỉ tăng 9,12 so với năm 2008. Cả hai nhân tố trên đã góp phần làm doanh thu bán hàng năm 2009 tăng 44,06% so với năm 2008.
Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính của Công ty năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 8.753.950 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 92,62%. Mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận nhưng vì là một Công ty nhỏ, quy mô lợi nhuận cũng nhỏ so với nhiều dịch vụ cùng ngành nên bộ phận doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng có tác động đáng kể tới lợi nhuận và các chỉ tiêu khác của Công ty. Vì Công ty không thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và không có giao dịch bằng ngoại tệ nên doanh thu hoạt động tài chính từ lãi tiền gửi ngân hàng thu được. Mặc dù trong năm 2009 số tiền gửi ngân hàng bình quân giảm đi so với năm 2008, nhưng trong năm 2008 lượng tiền gửi vào và rút ra khỏi ngân hàng của Công ty biến đông liên tục, có những trường hợp buổi sáng Công ty gửi tiền vào ngân hàng nhưng đến cuối ngày lại phải rút ra để phục vụ cho những nhu cầu chi tiêu bất thường. Mà tiền gửi của Công ty là tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất được tính theo từng ngày trên cơ sở lãi suất không kỳ hạn và dư nợ cuối ngày, chính vì vậy trong trường hợp trên, có rất nhiều ngày tiền gửi của Công ty không được tính lãi, mặc dù dư nợ bình quân là khá lớn. Còn trong năm 2009, lượng tiền gửi ổn định hơn, vì vậy doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 tăng 92,62%. Vì vậy trong năng tới Công ty cần xác định lượng tiền gửi phù hợp sao cho vừa mang lại thu nhập, vừa đảm bảo nhu cầu thanh toán của Công ty khi cần.
Về bộ phận thu nhâp khác: Năm 2009 hầu như không phát sinh thu nhập khác và chi phí khác, thu nhập khác năm 2009 chỉ là 54.890 đồng còn trong năm 2008 thì thu nhập khác là 344.913.250 đồng, thu từ nhượng bán tài sản cố định. Trong năm 2008, giá trị tài sản cố định nhượng bán là 326.710.471 đồng. Bộ phận này trong năm 2009 hầu như không có cũng đã làm giảm tổng lợi nhuận của Công ty.
* Tình hình quản lý chi phí và thực hiện giá thành
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh trong một kỳ.
Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện doanh thu không đổi, chi phí sản xuất kinh doanh có tác động ngược chiều với lợi nhuận, tức là nếu chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm đi và ngược lại. Hiện nay, vấn đề quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm luôn thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, vì mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận cho nên chi phí bỏ phải được sử dụng sao cho tiết kiệm nhất mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với Công ty TNHH in Trường Đạt, do đặc điểm sản xuất của Công ty chủ yếu là sản xuất theo các đơn đặt hàng nên trong kỳ thường không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vì thế thông thường tổng chi phí sản xuất trong kỳ bằng tổng giá thành.
Để thấy được công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty ta nhìn vào bảng số liệu 05.
Qua bảng 05 ta thấy cả giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm thực hiện được năm 2009 đều tăng lên với năm 2008.
Giá thành sản xuất một sản phẩm năm 2008 là 403 đồng và năm 2009 là 530 đồng. Như vậy, giá thành sản xuất năm 2009 tăng 127 đồng/ sản phẩm so với năm 2008 với tổng mức tăng là 687.203.604 đ. Giá thành toàn bộ một sản phẩm năm 2008 là 443,01 đồng, trong khi đó năm 2009 là 595,6 đồng/sản phẩm, tăng 152,59 đồng/sản phẩm với tổng mức tiết kiệm chi phí là 825.672.425 đồng.
Qua những phân tích sơ bộ như trên ta có thể thấy nhìn chung công tác thực hiện giá thành ở Công ty TNHH in Trường Đạt được thực hiện chưa tốt. Tuy nhiên, để thấy rõ sự tác động cũng như ảnh hưởng của từng bộ phận trong kết cấu chi phí tới giá thành đơn vị sản phẩm, ta đi sâu phân tích từng khoản mục chi phí như sau:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Có thể thấy nguyên vật liệu không những là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý nguyên vật liệu sao cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, không bị ngừng trệ do cung cấp nguyên vật liệu quá chậm, sao cho nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, tận dụng các phế liệu sản xuất ... nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng cho sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm nói riêng và trong giá thành toàn bộ nói chung. Năm 2009, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng giá thành toàn bộ là 76,13%, trong khi năm 2008 con số này chỉ là 70,67%, nghĩa là năm 2009, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành toàn bộ đã tăng 5,46% so với năm 2008. Và trong năm 2009, mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bình quân một sản phẩm là 453,43 đồng, tăng 140,35 đồng so với năm 2008.
Có tình hình như trên không phải là do công tác quản lý nguyên vật liệu của Công ty yếu kém hay việc sử dụng nguyên vật liệu quá lãng phí. Sở dĩ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 và Công ty không hoàn thành được kế hoạch đề ra là vì trong năm 2008, giá nguyên vật liệu chính làm đầu cho quá trình sản xuất của Công ty có sự tăng giá mạnh. Đặc biệt là nguyên liệu giấy, đây là loại vật liệu chính và có khối lượng sử dụng lớn nhất trong hoạt động sản xuất của Công ty trong năm qua lại trải qua mấy đợt tăng giá. Không chỉ giấy thành phẩm, mà các loại giấy vụn, giấy tái chế cũng lên giá theo, trung bình giá giấy các loại đều tăng từ 50% đến 75% so với thời điểm cuối năm 2008. Bên cạnh đó, Công ty lại rất ít dự trữ vật liệu
Bảng 05: Tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm ở
Công ty TNHH in Trường Đạt trong hai năm 2008 và 2009
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch mức chi phí năm 2009 với năm 2008
Mức chi phí bình quân 1 sản phẩm
Tỷ trọng
(%)
Mức chi phí bình quân 1 sản phẩm
Tỷ trọng
(%)
Mức tiết kiệm chi phí 1 SP
Tổng mức TK chi phí năm 2009
1. GTSX 1 sản phẩm
403,00
90,97
530,00
88,98
127,00
687.203.604
- CP NVL trực tiếp
313,08
70,67
453,43
76,13
140,35
759.441.148
- CP nhân công trực tiếp
81,65
18,43
59,08
9,92
-22,57
-122.127.444
- CP sản xuất chung
8,27
1,87
17,49
2,93
9,22
49.889.899
2. Chi phí bán hàng
0
0
0
0
0
0
3. Chi phí QLDN
40,01
9,03
65,60
11,01
25,59
138.468
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112229.doc