Chuyên đề Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại Hoàng Lâm

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I :

1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.02

1.1.Khái niệm lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận . 02

1.2.Tỷ suất lợi nhuận. 06

 2. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 09

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới LN và những biện pháp 12

3.1.Các nhân tố 12

3.2.Những biện pháp 17

Chương II:

1. Một vài nét về Công ty 22

1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty 22

1.2.Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty 23

2. Thực trạng về LN và những biện pháp nâng cao LN 29

2.1.Những thuận lợi và khó khăn. 29

2.2.Kết quả sản xuất 32

3. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và lợi nhuận 66

Chương III:

3.1.Định hướng 70

3.2.Một số biện pháp 71

3.3.Một số kiến nghị 78

Kết luận 80

Danh mục chữ viết tắt 81

Danh mục tài liệu tham khảo 81

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi nhuận và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty thương mại Hoàng Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 200.298 26.730 16,35 6.868 3,55 3 Tổng DT t.thụ - 169.960 214.092 219.152 44.132 25,96 5.060 2,36 4 D.thu thuần - 3.260 213.735 218.762 43.775 25,75 5.027 2,35 5 LN thuần - 2,64 3.848 3.686 588 18,04 -162 -4,21 6 Doanh lợi vốn % 1,92 2,20 2,23 -0,44 - 0,03 - 7 D.lợi D.thu % 1,95 1,80 1,68 -0,12 - -0,12 - 8 D.lợi Z % 1,516 1,99 1,84 0,04 - -0,15 - 9 TN bình quân ng/tháng Tr.đ 1,561 1,602 0,045 2,97 0,041 2,56 Những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của đất nước có chiều hướng thuận lợi, tốc độ tăng trưởng chung của cả nước tăng đáng kể. Nhu cầu về nhà ở tăng mạnh, kéo theo hàng loạt các dự án về đô thị hoá, xây dựng những khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng do vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của mình. Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được những kết quả khích lệ. Với tổng doanh thu tiêu thụ trong 3 năm liên tiếp từ năm 2000đến năm 2002 là 169.960 triệu đồng (2000); 214.092 triệu đồng (2001) và 219.152 triệu đồng (2002) liên tục tăng và lợi nhuận là 3.260 triệu (năm 2000); 3.848 triệu (2001) và 3.686 triệu (2002). Như vậy lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 tăng 588 triệu tương ứng tăng 18,04%. Mặc dù năm 2002 chỉ đạt 3.686 triệu, giảm so với năm 2001 là 162 triệu tương ứng giảm 4,21% nhưng nó vẫn đạt mức tương đối cao so với các doanh nghiệp khác và nguyên nhân chủ yếu ở đây là do sự biến động của lãi suất thị trường và của tỷ giá hối đoái. Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng cũng không ngừng tăng. Cụ thể năm 2000 đạt 1,516 triệu đến năm 2001 đạt 1,561 triệu tăng 2,97% và năm 2002 đạt 1,602 triệu tăng 2,63% so với năm 2001. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Công ty còn gặp một số khó khăn nhất định. Do ngày càng có nhiều công ty, nhà máy gạch ốp lát ra đời hầu hết các nhà máy đều hoạt động vượt công suất thiết kế bên cạnh đó nhiều nhà máy mới xây dựng với công suất thấp, chưa ổn định đã đi vào hoạt động dẫn đến tình trạng vượt xa so với cầu. Mặt khác trong năm qua nhà nước đã xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng trong đó có sản phẩm gạch ceramic, granite dẫn đến hiện tượng cạnh tranh về giá xảy ra rất khốc liệt không chỉ giữa các nhà sản xuất trong nước mà còn cả với các nhà cung cấp nước ngoài. Để phát huy những thành quả sản xuất kinh doanh đã đạt được và khắc phục kịp thời những khó khăn còn tồn tại nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2003. Công ty Hoàng Lâm đã đề ra phương án cho năm tới. Phát huy hết nội lực hiện có, thực hiện định hướng tăng tốc trong đột phá về sản xuất và đầu tư phát triển. Tổ chức điều hành sản xuất tốt hơn trên cơ sở các thiết bị hiện có, làm ra sản phẩm đẹp hơn với giá thành thấp hơn nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo đà phát triên lâu dài của Công ty. 2. Thực trạng về lợi nhuận của Công ty Hoàng Lâm: 2.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của Công ty trong điều kiện kinh doanh hiện nay: 2.1.1. Những thuận lợi w Về mặt khách quan: Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, nâng cao quyền và khả năng tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính cho các doanh nghiệp đã đem lại luồng sinh khí mới cho đời sống kinh tế. Được quyền tự lựa chọn phương án kinh doanh, được giữ lại toàn bộ quỹ khấu hao để mở rộng sản xuất... Đó là những thuận lợi khách quan cơ bản nhất giúp cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Hoàng Lâm có thể phát huy hơn nữa những lợi thế sẵn có của mình. Mặt khác do nền kinh tế thị trường đất nước không ngừng tăng trưởng và phát triển, nhu cầu về nhà ở tăng mạnh, hàng loạt các dự án về đô thị hoá, xây dựng các khu chung cư, các công trình công nghiệp... Do vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng trên thị trường tăng mạnh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất nâng cao lợi nhuận. w Về phía Công ty: Công ty Hoàng Lâm thuộc thủ đô Hà Nội, vị trí khá thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh cũng như việc giao dịch với khách hàng và ngân hàng. Nằm ở thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của cả nước, Công ty Hoàng Lâm có điều kiện nắm bắt những thông tin mới nhất về nhu cầu, về giá cả thị trường cũng như về kiểu dáng, mẫu mã. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty chiến thắng trong cạnh tranh. Mặt khác đây cũng là nơi tập trung những công trình những khu công nghiệp và những trường học lớn... Đó là nguồn tiêu thụ lớn cho sản phẩm của Công ty. Công ty còn có những dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại không ngừng cải tiến đổi mới. Đây chính là một lợi thế để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường. Với đội ngũ cán bộ quản lý không những giỏi về chuyên môn, mà còn gắn bó tận tâm với công việc. Và đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, là nguồn nội lực mạnh mẽ để Công ty có thể vượt qua những khó khăn, phát huy những khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. Công ty luôn luôn đề cao chính sách chất lượng, coi chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu, bên cạnh đó không ngừng cải tiến mẫu mã, với giá cả phải chăng. Chính vì thế sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với chính sách: "Chỉ sản xuất những sản phẩm phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng". Công ty đã và đang là địa chỉ tin cậy đối với người tiêu dùng. Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Công ty cũng gặp không ít những khó khăn. 2.1.2. Những khó khăn chủ yếu: w Về mặt khách quan: Một trong những hệ quả của chính sách mở cửa nền kinh tế là việc hàng hoá được tự do lưu thông khiến cho hàng ngoại tràn vào thị trường trong nước theo nhiều con đường. Đây là một thách thức không dễ vượt qua đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với Công ty Hoàng Lâm nói riêng. Sản phẩm gạch ốp lát của nước ngoài phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, nhiều sản phẩm cao cấp với giá cả phải chăng (Trung Quốc, Nhật, Inđônêxia...). Bên cạnh đó sản phẩm của Công ty còn phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của nhiều Công ty trong nước như Công ty gạch Đồng Tâm, Mỹ Đức và nhiều công ty liên doanh khác. Ngày càng có nhiều công ty gạch ốp lát ra đời và đi vào hoạt động với công suất cao làm cho nguồn nguyên liệu (chủ yếu là đất sét) ngày càng khan hiếm, việc khai thác ngày càng khó khăn, giá thành cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. w Về phía chủ quan: Hiện nay Công ty vừa sản xuất vừa tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, vì vậy công ty gặp không ít khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Đặc biệt khi mà hệ số nợ của Công ty lên tới 0,9, việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh càng trở lên khó khăn, chi phí vay vốn rất cao. Đội ngũ lao động trực tiếp của Công ty còn chưa đồng đều về trình độ, có tới khoảng 75% là lao động phổ thông mới chỉ qua các lớp đào tạo cơ bản về kỹ thuật, số còn lại là trình độ trung cấp nên việc nắm bắt làm chủ công nghệ mới còn hạn chế. Chưa phát hiện kịp thời những sai sót trong quá trình sản xuất, lãng phí nguyên vật liệu sản phẩm còn mắc nhiều khuyết tật làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Nắm bắt được những thuận lợi và khó khăn trên Công ty đã kịp thời triển khai những giải pháp để tận dụng những lợi thế và khắc phục những khó khăn trên. Cụ thể: + Về sản lượng sản xuất: Qua nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Năm 2002 Công ty đã tập trung sản xuất gạch lát nền với nhiều loại kích cỡ, mẫu mã khác nhau. Tổng sản lượng sản xuất là 3.597.037 m2. + Về chất lượng: Năm 2002 Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm xiết chặt kỷ luật công nghệ, duy trì hình thức chấm điểm theo ca, theo tỷ lệ chất lượng sản phẩm, trả lượng theo từng công đoạn để khuyến khích người lao động gắn trách nhiệm của họ đối với công việc được giao. + Về chuẩn bị vật tư, nguyên liệu: Để chủ động cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2003 trong điều kiện nguồn nguyên vật liệu khan hiếm Công ty đã tìm ra nguồn đất sét thay thế. Các nguyên liệu khác được cung ứng kịp thời phục vụ cho sản xuất. + Về công tác tiêu thụ sản phẩm: Cũng như các năm trước, Công ty tiếp tục củng cố và mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong cả nước, xây dựng kênh phân phối phủ kín đến thị trường tuyến huyện, thị trấn.Việc triển khai thị trường thông qua nhiều kênh phân phối và tuyển dụng những nhân viên tiếp thị có năng lực nằm vùng tại thị trường đã mang lại kết quả cao, + Về lao động: Công ty bố trí sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với khả năng, trình độ và năng lực của cán bộ, phân công giao và trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản lý. Đồng thời sắp xếp lại đội ngũ công nhân phù hợp với chuyên môn, tổ chức đào tạo lại về quy trình công nghệ kỹ năng vận hành thiết bị. Ngoài ra Công ty còn có chế độ khen thưởng kịp thời cho những cán bộ công nhân viên có thành tích cao, có sáng kiến mới trong công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm làm giảm chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty Hoàng Lâm: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại song do có những giải pháp phù hợp kịp thời, Công ty đã không ngừng phấn đấu vượt qua và đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể: Bảng3 (trang bên) thể hiện một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Qua số liệu ở bảng trên ta nhận thấy rằng: Năm 2002 tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty đạt 219.151.840 đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2001 là 5.059.647 đồng tương ứng với tỷ lệ 2,36% đồng thời tăng so với kế hoạch là 7.418.626 đồng tương ứng với 3,5%. Đây được coi là thành tích của Công ty trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên các khoản giảm trừ doanh thu năm 2002 lại tăng 9,13% so với cùng kỳ năm 2001 và tăng 36,8% so với kế hoạch mà chủ yếu là giảm trừ do hàng bán bị trả lại. Điều này chứng tỏ chất lượng của sản phẩm đã bị giảm sút, đòi hỏi Công ty cần có biện pháp khắc phục kịp thời để đảm bảo uy tín của mình đối với khách hàng. Cũng chính vì thế mà doanh thu thuần của Công ty chỉ đạt 218.762.273 đồng, tăng 2,35% so với năm 2001 và tăng 3,46% so với kế hoạch. Tổng giá vốn hàng bán năm 2002 chiếm 149.042.737 đồng tăng 496.768 đồng tương ứng tăng 0,33% so với cùng kỳ. Việc tăng giá vốn như trên là do khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng so với năm 2001. Tuy nhiên so với kế hoạch thì giá vốn lại giảm 10.797.350 đồng tương ứng giảm 6,75%. Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh STT Chỉ tiêu TH 2001 Năm 2002 Chênh lệch Chênh lệch KH TH ST(+/-) % (+/-) ST(+/-) % (+/-) 1 Tổng doanh thu 214092 211733 219152 5060 2.36 7419 3.50 Doanh thu tiêu thụ 214092 211733 219152 5060 2.36 7419 3.50 Giảm trừ doanh thu 357 285 389 32 8.96 104 36.49 2 Doanh thu thuần 213735 211448 218762 5027 2.35 7314 3.46 3 Giá vốn hàng bán 148546 159840 149043 497 0.33 -10797 -6.75 4 Lợi nhuận góp 65189 51608 69719 4530 6.95 18111 35.09 5 Chi phí bán hàng 34197 14740 40383 6186 18.09 25643 173.97 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 10687 7915 10872 185 1.73 2957 37.36 7 Lợi nhuận hoạt động SXK 20305 28953 18463 -1842 -9.07 -10490 -36.23 8 Lợi nhuận hoạt động tài chính -16457 -24189 -14777 1680 -10.21 9412 -38.91 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 3847 4764 3686 -161 -4.19 -1078 -22.63 10 Thuế TNDN 0 0 0 0 0 11 Lợi nhuận sau thuế 3847 4764 3686 -161 -4.19 -1078 -22.63 Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã tìm được nguồn nguyên liệu mới (đất sét) tại Hà Bắc. Mặc dù chi phí cho việc khai thác vẫn còn hơi cao. Đồng thời khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ cũng không đạt mức kế hoạch đề ra. Chi phí bán hàng năm 2001 có sự đột biến chiếm 40.383.815 n đồng tăng đáng kể so với năm 2000 và so với kế hoạch. Cụ thể, so với kế hoạch tăng 25.643.452 đồng tương ứng tăng 173,97%. Việc tăng mạnh chi phí bán hàng thể hiện trong năm, Công ty rất quan tâm tới công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã tiến hành các chương trình quảng cáo khuyến mại, tham gia nhiều hội chợ triển lãm Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002 đạt 18.463.586 đồng. So với năm 2001 giảm 1.841.308 đ tương ứng giảm 9,07% và so với kế hoạch giảm 10.489.259đ tương ứng giảm 36,23% việc giảm lợi nhuận chủ yếu là do chi phí bán hàng quá lớn. Tuy nhiên, ta không thể đánh giá là khuyết điểm của doanh nghiệp, vì công tác thông tin, tiếp thị mở rộng thị trường là rất quan trọng, nó sẽ mang lại hiệu quả về lâu dài cho Công ty. Trên đây là những đánh giá sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2002 của Công ty. Để có thể thấy được những cố gắng cũng như những hạn chế, vướng mắc của Công ty trong quá trình thực hiện lợi nhuận ta đi sâu nghiên cứu cụ thể, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí, giá thành và tình hình quản lý, sử dụng vốn của Công ty. 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2002 Các doanh nghiệp thời kỳ bao cấp có thể chẳng mấy nhọc lòng với vấn đề tiêu thụ sản phẩm bởi một lẽ đơn giản là tất cả những gì họ sản xuất ra chắc chắn sẽ được nhà nước điều tiết, phân phối tới những nơi cần đến. Thế nhưng trong cơ chế thị trường, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn luôn được các nhà doanh nghiệp sản xuất quan tâm hàng đầu, một khi sản xuất không gắn liền với tiêu thụ thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ không tồn tại. Do vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng lấy thị trường làm căn cứ và đối tượng cho cả việc hoạch định lẫn thực thi các chiến lược sản xuất kinh doanh. Một khi khả năng tiêu thụ được mở rộng thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để biến các tiềm năng về vốn, lao động, dây chuyền công nghệ... thành hiện thực, từ đó làm tăng lợi nhuận mà không phải tăng giá bán. Năng lực sản xuất tương đối lớn trong khi nhu cầu thị trường không phải là có hạn và đã đặt ra một bài toán khó cho các cán bộ quản lý, kinh doanh ở Công ty trong việc tìm kiếm thị trường và các đơn đặt hàng mới. Chính vì vậy, trong năm qua Công ty đặc biệt chú trọng tới công tác bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng Với uy tín cao và đội ngũ tiếp thị năng động nhiệt tình, thông qua việc thường xuyên tham gia các triển lãm Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng bán hàng. Đây là thành tựu đáng kể của Công ty. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, làm cho Công ty gặp không ít khó khăn. Song bù lại nhờ những chính sách kích cầu kịp thời của Nhà nước, đồng thời do nhu cầu kiến thiết nhà cửa không ngừng tăng, mà sản phẩm của công ty vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên nếu không có những nỗ lực chủ quan từ phía Công ty trong năm qua thì những kết quả khả quan trên khó có thể đạt được. Những nỗ lực đó là gì? + Thứ nhất: Công ty đã không ngừng đa dạng hoá sản phẩm, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cả về giá trị sử dụng lẫn giá trị thương mại và giá trị thẩm mỹ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Từ chỗ chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm gạch 300 ´ 300 và gạch 400 ´ 400 với hoa văn thông thường. Đến nay Công ty đã có rất nhiều loại sản phẩm với nhiều kích cỡ khác nhau, mẫu mã đa dạng, hoa văn trang nhã và không ngừng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư, thay thế bằng các thiết bị công nghệ mới nhất của Italia và không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. + Thứ hai: Công ty áp dụng nhiều biện pháp chống hàng nhái, hàng giả và lôi kéo khách hàng trở lại tiêu dùng sản phẩm của mình. + Thứ ba: Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có những chính sách chất lượng, chính sách giá cả, chính sách bán hàng,... hợp lý mà trong những năm qua uy tín của Công ty vẫn được giữ vững, khối lượng sản xuất và tiêu thụ không ngừng tăng. Trong năm 2002, khối lượng tiêu thụ của Công ty không những vượt năm 2001 mà còn vượt xa so với kế hoạch đề ra (Biểu 4, trang bên). Cụ thể, Công ty luôn luôn đặt chính sách chất lượng lên hàng đầu, duy trì và tăng cường hơn nữa chi phí cho công tác bán hàng. Đặc biệt Công ty còn mở các chương trình khuyến mại: mua 10 hộp tặng 1 hộp nhằm khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn. Mặt khác, thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu kỹ thị trường, Công ty đã áp dụng nhiều chính sách giá cho các đối tượng khách hàng khác nhau ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Đồng thời nắm bắt được tình hình cung cầu trên thị trường, Công ty đã quyết định giảm giá bán cho hầu hết các mặt hàng. Bảng 4: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ năm 2002 STT Tên sản phẩm Khối lượng tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ Năm 2001 (m2) Năm 2002 (m2) Chênh lệch Năm 2001 (1000đ) Năm 2002 (1000đ) Chênh lệch ST(+/-) %(+/-) ST (+/-) % (+/-) 1 Gạch lát 300 ´ 300 2290121 2615942 325821 14.2 125727643 126088404 360761 0.3 2 Gạch lát 250 ´ 200 1172530 752667 -419863 -35.8 70938065 41020371 -29917694 -42.2 3 Gạch lát 200 ´ 200 20632 331895 311263 1508.6 1167715 16793887 15626172 1338.2 4 Gạch viên 2869 39503 36634 1276.9 156074 1979100 1823026 1168.1 5 Gạch lát 400 ´ 400 245109 546083 300974 122.8 15613443 31017514 15404071 98.7 6 Gạch lát 500 ´ 500 28015 28015 1862998 1862998 Tổng 3731261 3572168 -159093 -4.3 213602940 218762274 5159334 2.4 Có thể nói nhờ những chính sách nói trên mà các bạn hàng làm ăn đến với Công ty ngày một nhiều.Vì vậy mà trong năm 2002 khối lượng tiêu thụ đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt là gạch lát 300 ´ 300, khối lượng tiêu thụ năm 2002 là 2.615.942 m2 tăng 115.942 m2 so với kế hoạch và tăng 325.821 m2 so với năm 2001. Gạch lát 200 ´ 200 khối lượng tiêu thụ năm 2002 là 331.895 m2 tăng 31.895m2 so với kế hoạch và tăng 311.263m2 so với năm 2001, Gạch lát 250 ´ 200 mặc dù so với năm 2001 giảm 419.863 m2 (tương ứng giảm 35,8%), nhưng lại vượt kế hoạch 242.274 m2 (tương ứng vượt 47,5% so với kế hoạch). Gạch lát 400 ´ 400 tăng 3000.974 m2 so với năm 2001 (tương ứng tăng 122,8%), so với kế hoạch thì khối lượng tiêu thụ loại gạch này giảm đi, tuy nhiên khối lượng giảm không đáng kể (93.917 m2). Mặc dù giá bán có giảm, song do khối lượng tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng đều tăng mạnh, nên doanh thu tiêu thụ năm 2002 vẫn đạt 218.762.273(đồng), tăng 5.159.334(đồng) so với năm 2001 và tăng 7.313.825(đồng) so với kế hoạch đề ra. Như vậy việc giảm giá bán nhằm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm ở đây là hoàn toàn hợp lý, đã làm doanh thu tiêu thụ tăng lên một lượng đáng kể, góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. 2.2.2. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty: Đối với những doanh nghiệp sản xuất như Công ty Hoàng Lâm , hoạt động chủ yếu là sản xuất ra các sản phẩm nhất định và tiêu thụ những sản phẩm đó trên thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh đó, nhất thiết các doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chi phí này tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận và ngược lại. Chính vì vậy quản lý chi phí và giá thành chính là vấn đề thu hút sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc phấn đấu giảm chi phí cá biệt của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Để nắm vững tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty trước hết ta phải biết được phương pháp tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành của công ty. Công ty áp dụng phương pháp tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành theo công việc. Cụ thể: Giá thành của từng kích cỡ (Theo khoản mục) = Tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm ´ Sản lượng quy đổi của từng kích cỡ Tổng sản lượng quy đổi Sản lượng quy đổi của từng kích cỡ = Sản lượng hoàn thành của từng kích cỡ ´ Sản lượng quy đổi của từng kích cỡ Giá thành đơn vị của từng kích cỡ = Tổng giá thành của từng kích cỡ Sản lượng hoàn thành của từng kích cỡ Hệ số quy đổi của từng loại, từng kích cỡ là khác nhau chẳng hạn: Hệ số quy đổi của gạch lát: 300 ´ 300 là 1 400 ´ 400 là 1,1 500 ´ 500 là 1,2 200 ´ 200 là + Còn chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bố theo giá trị của từng loại sản phẩm tiêu thụ. w Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty được thể hiện trong bảng 5 Bảng 5: Giá thành toàn bộ tính cho 1000đ doanh thu tiêu thụ STT Khoản mục Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch ST (Đồng) Tỷ trọng (%) ST (Đồng) Tỷ trọng (%) ST (Đồng) Tỷ trọng (%) 1 Chi phí N.V.L trực tiếp 449 49.61 442 48.25 -7 -1.36 2 Chi phí nhân công trực tiếp 34 3.76 38 4.15 4 0.39 3 Chi phí sản xuất chung 212 23.43 202 22.05 -10 -1.37 4 Giá thành sản xuất 695 76.80 682 74.45 -13 -2.34 5 Chi phí bán hàng 160 17.68 184 20.09 24 2.41 6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 50 5.52 50 5.46 0 -0.07 7 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ 905 100.00 916 100.00 11 0.00 Qua bảng5 ta thấy: Năm 2002 giá thành toàn bộ cho 1000 đồng doanh thu tiêu thụ của Công ty là 916 đồng, tăng 11 đồng so với năm 2001. Như vậy trong năm 2002, để thu được 1000 đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ thêm 11 đồng chi phí so với năm 2001. Việc tăng chi phí này nguyên nhân chính là do chi phí bán hàng tăng lên. So với năm 2001 thì năm 2002 để 1000 đ doanh thu doanh nghiệp phải bỏ thêm 24 đ chi phí bán hàng, vào năm 2002. Ngoài ra chi phí nhân công cũng tăng thêm 4 đồng so với năm 2001, còn các khoản chi phí khác đều giảm. Để biết rõ hơn về tình hình và nguyên nhân tăng, giảm chi phí và giá thành ta cần đi sâu nghiên cứu từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. w Phân tích tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng cho sản xuất gồm phần lớn là đất sét, Feldspar, đá thạch anh và một số phụ liệu khác. Trong đó đất sét chiếm 70% còn lại là Feldspar và các phụ liệu khác. Chi phí NVL trực tiếp luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể (gần 50%) trong tổng giá thành toàn bộ tính cho 1000đ doanh thu vf năm 2002 tỷ trọng này đã giảm đi 1,36% so với năm 2001 (từ 49,61% - 48,25%) đây là một trong những nguyên nhân làm giá thành sản xuất tính cho 1000đ doanh thu giảm 13đ (tương ứng giảm 2,34%). Qua số liệu thực hiện trong năm 2002 (Bảng6. Trang bên) ta thấy chỉ số tiêu hao nguyên liệu xương (đất sét) tăng lên so với kế hoạch đặt ra là 0,25% do tỷ lệ sản phẩm/mộc không đạt kế hoạch tiêu hao nguyên liệu men trong năm 2002 thực hiện thấp hơn so với năm 2001 là 3,51% do đó đã tiết kiệm được 1,40 tỷ đồng trong tổng giá thành. Điều này cho thấy công tác quản lý và thực hiện quy trình công nghệ chưa tốt. Nhiệm vụ đặt ra trong năm tới (2003) đối với Công ty là phải tìm ra các biện pháp và sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm giảm định mức vật tư với mục tiêu giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty. Bảng 6: Định mức vật tư cho 1 m gạch STT Loại vật tư ĐVT TH.2001 KH.2002 TH.2002 Chênh lệch TH 2001/TH 2002 TH 2002/KH2002 1 Nguyên liệu xương Kg/m2 - - - - - Gạch lát 200 ´ 200 Kg/m2 17.65 17.95 17.99 101.93 100.22 Gạch lát 300 ´ 300 Kg/m2 19.2 19.15 19.19 99.95 100.21 Gạch lát 400 ´ 400 Kg/m2 21.51 22.74 22.8 106.00 100.26 Gạch lát 500 ´ 500 Kg/m2 26.67 26.74 100.26 2 Nguyên liệu men Kg/m2 1.14 1.08 1.1 96.49 101.85 3 Nhiên liệu Kg/m2 1.93 2.03 2.05 106.22 100.99 4 Điện năng Kwh/m2 2.72 2.75 2.02 74.26 73.45 Đặc biệt khi nhu cầu về nguyên liệu chính tăng vọt, việc tiết kiệm nguyên vật liệu càng trở nên quan trọng, công tác dự trữ nguyên vật liệu cần phải được quan tâm để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành nhất là trong điều kiện nguyên vật liệu khan hiếm như hiện nay. w Phân tích tình hình quản lý chi phí nhân công trực tiếp Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và tính thưởng theo sản phẩm vượt mức. Năm 2002 Công ty đã bố trí sắp xếp lại bộ máy quản lý để phù hợp với khả năng, trình độ và năng lực của cán bộ, phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ quản lý, đồng thời sắp xếp lại đội ngũ công nhân, phù hợp với chuyên môn, tổ chức đào tạo lại về quy trình công nghệ kỹ năng vận hành thiết bị cho công nhân viên. Công ty đã tiến hành rà soát chế độ tiền lương, định mức lao động duy trì chế độ trả lương theo sản phẩm trên từng công đoạn và tính thưởng theo sản lượng vượt mức. Điều này đã khuyến khích người lao động làm việc có ý thức trách nhiệm hơn. Mức thu nhập bình quân năm 2002 của Công ty là 1.000.000đ/người/tháng. Chi phí nhân công là một trong những yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm. Năm 2002 chi phí nhân công tính cho 1000đ doanh thu là 38đ tăng 4đ so với năm 2001. Điều này chứng tỏ năng suất lao động của công nhân đã có phần giảm đi so với năm trước. w Chi ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33594.doc
Tài liệu liên quan