MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I 6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG 6
DOANH NGHIỆP 6
I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1. Khái niệm lợi nhuận 6
1.2. Kết cấu lợi nhuận 8
1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác 10
1.3. Vai trò của lợi nhuận 10
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 12
1.4.1. Tổng mức lợi nhuận 12
1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh 12
1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 13
1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 13
1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 14
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 14
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 14
2.1.1. Nhân tố khách quan 14
2.1.1.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế của Nhà nước. 16
2.1.1.3. Cung cầu hàng hóa trên thị trường 17
2.1.1.4. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội 17
2.1.1.5. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế 17
2.1.2. Nhân tố chủ quan 18
2.1.2.1. Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18
2.1.2.2. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường 19
2.1.2.3. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp 19
2.1.2.4. Về mặt tài chính 20
2.1.2.5. Ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và của người lao động 21
2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 21
2.2.1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận 21
2.2.2. Nội dung trong phân phối lợi nhuận 22
2.2.3. Mục đích sử dụng các quỹ 23
2.2.4. Ý nghĩa của việc phân phối 24
III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN 25
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay 25
3.2. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 26
3.2.1. Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 26
3.2.2. Tăng doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp 28
3.2.3. Khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 29
3.2.4. Thực hiện chính sách tiêu thụ hợp lý 29
CHƯƠNG II 30
TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY 30
HƯNG YÊN 30
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY 30
HƯNG YÊN 30
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh 31
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp 31
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 32
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh 35
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 35
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh 38
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2005 và năm 2006 38
II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN 40
2.1. Tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên 40
2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 40
2.1.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ 40
2.1.1.2. Lợi nhuận hoạt động tài chính 44
1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác 45
2.2. Phân phối lợi nhuận 47
2.2.1. Hiệu quả tài chính năm 2005 và năm 2006 47
2.2.2. Phân phối lợi nhuận 47
2.2.2.1. Quỹ đầu tư phát triển 50
2.2.2.2. Quỹ dự phòng tài chính 50
2.2.2.3. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi 51
2.2.2.4. Chia lãi cổ phần 51
2.2.2.5. Trích thưởng ban TGĐ để khen thưởng và hỗ trợ kinh phí ngoại giao với các ban ngành 51
2.3. Đánh giá thực trạng về tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên 52
2.3.1. Lợi nhuận theo nguồn hình thành 52
2.3.2. Mối quan hệ giữa lợi nhuận với doanh thu và chi phí 58
2.3.3. Đánh giá chung hoạt động của công ty cổ phần giầy Hưng Yên 62
2.3.3.1. Những kết quả đạt được 62
2.3.3.2. Những vấn đề còn tồn tại 62
2.3.3.3. Nguyên nhân chủ yếu 63
CHƯƠNG III 65
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY 65
HƯNG YÊN 65
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG VÀI NĂM TỚI 65
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN 67
2.1. Nhóm biện pháp tăng doanh thu 67
2.1.1. Các biện pháp về thị trường tiêu thụ hàng hóa 67
2.1.1.1. Tổ chức nghiên cứu kĩ thị trường 67
2.1.1.2. Mở rộng thị trường 69
2.1.2. giải pháp về sản phẩm 71
2.1.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm 71
2.1.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm 71
2.1.2.3. Tập trung phát triển mặt hàng thế mạnh và lĩnh vực kinh doanh công ty chiếm ưu thế 71
2.1.2.4. Xây dựng chính sách giá hợp lý 72
2.1.3. Đa dạng hóa phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng 72
2.1.4. Giải pháp về công tác quản lý 73
2.2. Các giải pháp tài chính 74
2.2.1. Nhóm biện pháp giảm chi phí 74
2.2.1.1. Quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào 74
2.2.1.2. Tổ chức phân công lao động hợp lý 75
2.2.1.3. Quản lý chi phí nghiệp vụ kinh doanh (CPBH, CPQLDN) 75
2.2.2. Huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 76
2.2.2.1. Huy động vốn trong công ty 77
2.2.2.2. Huy động vốn ngoài công ty 78
2.2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 78
2.2.3. Tổ chức tốt công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận - Thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần giầy Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á mở cửa cho sự phát triển của công ty. Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế của doanh nghiệp, công ty giầy Hưng Yên lựa chọn hình thức cổ phần hoá theo hình thức thứ 4 theo quy định tại điều 3 Nghị định 64/NĐ - CP ngày 19/6/2002 của chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: “Bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn”.
Căn cứ vào quyết định 1850/QĐ - UB ngày 30/7/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp công ty giầy Hưng Yên thành công ty cổ phần giầy Hưng Yên.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
* Mục tiêu của công ty
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Tạo lợi nhuận tối đa cho các cổ đông.
- Đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
* Nhiệm vụ, chức năng của công ty là
Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh, thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nước đối với công ty cổ phần như: Công bố công khai hoạt động tài chính nhà nước trước đại hội cổ đông, chia cố tức đúng hạn. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động cũng như đối với Nhà nước theo luật định.
Chức năng chính của công ty hiện nay là sản xuất giầy các loại: giầy da, giầy thể thao và giầy vải. Ngoài ra công ty còn chế tạo ra các sản phẩm từ cao su để phục vụ cho việc sản xuất giầy da, giầy vải. Do đó công ty còn có bộ phận đảm nhận trách nhiệm pha chế hoá chất phục vụ cho việc chế biến cao su và một số công đoạn sản xuất giầy như làm mềm da, nhuộm vải.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty cổ phần giầy Hưng Yên tổ chức sản xuất với 3 xí nghiệp: xí nghiệp may, xí nghiệp cao su, xí nghiệp gò ráp và 1 xưởng cơ điện có nhiệm vụ cung cấp hơi nước, động lực để phục vụ cho 3 xí nghiệp trên và sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi. Xí nghiệp may có nhiệm vụ chặt mảnh da, cắt vải theo mẫu và may hoàn chỉnh để cung cấp mũ giầy... cho xí nghiệp gò ráp để hoàn thiện sản phẩm giầy. Xí nghiệp cao su có nhiệm vụ cán luyện cao su và ép đế giầy để cung cấp các loại đế giầy cho xí nghiệp gò.
Các xí nghiệp của công ty được tổ chức sản xuất theo hình thức chuyên môn hoá sản phẩm theo từng xí nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm đều khá phức tạp và mang tính liên tục. Cụ thể:
* Xí nghiệp may: có nhiệm vụ may hoàn chỉnh mũ giầy. Công đoạn may này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, cẩn thận trong từng công đoạn vì có công đoạn khó cần phải thao tác kỹ thuật như: đấu hậu, vào nẹp ô dê, đường viền, đột dập ô dê. Mũ giầy hoàn chỉnh phải được vệ sinh sạch sẽ, kiểm hóa từng đôi đạt yêu cầu mới chuyển cho phân xưởng giầy gò thành giầy hoàn chỉnh.
* Xí nghiệp cao su: có nhiệm vụ chế biến cao su để sản xuất giầy có sử dụng cao su. Bộ phận cán luyện sử dụng nguyên liệu là cao su và các loại hoá chất khác. Trước tiên là cán luyện thô cao su, sau đó đưa các chất xúc tác để cán tinh cao su đưa hỗn hợp này vào máy cán, cán mỏng theo quy trình kỹ thuật chặt thành đê cán, bím giầy, nẹp ô dê. Nếu giầy có sử dụng đế đúc thì phần hỗn hợp này sẽ được chuyển sang phân xưởng ép để ép thành đế. Sản phẩm của Xí nghiệp cao su được xí nghiệp giầy kết hợp với mũ giầy gò thành giầy hoàn chỉnh.
* Xí nghiệp gò: đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình sản xuất là hoàn chỉnh giầy thành phẩm. Tại đây với mũ giầy từ phân xưởng may và đế cao su từ xí nghiệp cao su cùng với nguyên liệu phụ khác như : dây giầy, túi ni lon, giấy lót, giấy gói. Xí nghiệp tiến hành gò giầy trên cơ sở có khuôn mẫu đó là phom giầy, sản phẩm gò này được lưu hoá cũng phải vệ sinh, tẩy bẩn và kiểm hoá sau đó được đóng gói, bảo quản chờ làm thủ tục xuất khẩu.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY
Vải da
Chặt mảnh
may
Cao su
Tinh luyện
Chuẩn bị gò
Gò ráp
Hấp
Cắt riềm, dán kín, xỏ dây
Hoàn tất sản phẩm
Sản phẩm giầy
Kiểm nghiệm
Nhập kho
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Công ty cổ phần giầy Hưng Yên là sở hữu của các cổ đông được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp. Vì vậy bộ máy tổ chức của công ty phải theo mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần nói chung.
Ngoài ra để phù hợp với tình hình thực tế của công ty, tránh tình trạng bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết, công ty đã vận dụng mô hình chung để tổ chức bộ máy quản lý riêng của mình, tức là một thành viên trong hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ở công ty cổ phần giầy Hưng Yên, cơ quan cao nhất của công ty cổ phần giầy Hưng Yên là đại hội cổ đông. Bộ máy lãnh đạo có quyền lực cao nhất ở công ty là hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bâù ra.
Các thành viên trong hội đồng quản trị có quyền mở rộng hoặc thay đổi phương án sản xuất kinh doanh, quyết định phương thức tổ chức bộ máy quản lý điều hành, giám sát giám đốc thực hiện và quyết định các vấn đề quan trọng khác.
Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh, về tình quản lý sử dụng vốn và tài sản của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là hai Phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh tại công ty, các vấn đề đầu ra, đầu vào, tình hình sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, trực tiếp quản lý các phòng ban: phòng tài vụ, phòng cung tiêu, phòng đời sống.
- Phó giám đốc sản xuất và kĩ thuật: thay mặt giám đốc điều hành sản xuất và quản lý sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ở các phòng ban liên quan đến quá trình sản xuất và lập kế hoạch sản xuất như phòng kĩ thuật, phòng kế hoạch.
- Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm điều hành sản xuất chỉ đạo kĩ thuật kiểm tra việc điều hành máy móc thiết bị ở các phân xưởng sản xuất theo đúng thông số kĩ thuật.
+Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng ngày, tháng, quý, năm đồng thời theo dõi tình hình xuất nhập thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu.
+ Phòng tổ chức trực thuộc giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về cán bộ tổ chức bộ máy, ban hành và quản lý một số quy chế về công tác tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, cán bộ phòng tổ chức còn kiêm một số công việc về hành chính: lễ tân tiếp khách.
+ Phòng tài vụ có nhiệm vụ thu thập xử lý số liệu thông tin về số vốn hiện có và tình hình biến động ,sử dụng vốn cổ đông trong từng thời kỳ nhất định, nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của công ty.
+ Phòng cung tiêu: quản lý các kho vật tư của công ty, tình hình nhập và xuất vật tư của công ty đồng thời nghiên cứu đề ra định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm quản lý việc tiêu thụ nội địa.
+ Ngoài ra còn các phòng ban khác làm nhiệm chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn về tài sản, con người của toàn công ty như phòng đời sống, y tế, bảo vệ ... Các tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất và các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung của công ty là hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Các thành viên trong hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc kinh doanh
Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành
Phó giám đốc sản xuất và kĩ thuật
P.đời sống
P.tài vụ
P.
cung tiêu
P.tổ chức
P.y tế
Bộ phận bảo vệ
P.kĩ thuật
P.kế hoạch
Khối sản xuất kd
PX sản xuất kd phụ
Các PX sản xuất chính
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh
Doanh nghiệp sản xuất giầy để xuất khấu sang nước ngoài phục vụ cho người dân có thu nhập bình thường ở các nước đó.
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2005 và năm 2006
Biểu 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2005 VÀ NĂM 2006
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN
%
1. Tổng doanh
thu
4.396.310.908
5.061.257.305
664.946.397
15,13
2. Nộp ngân sách Nhà nước
291.267.728
342.918.147
51.650.418
17,73
3.Tổng lợi nhuận trước thuế
1.040.241.887
1.224.707.667
184.465.780
17,73
4. Tổng quỹ
lương
454.680.000
599.760.000
145.080.000
31,91
5. Tổng số lao
động
45
51
6
13,33
6. Thu nhập bình quân tháng
842.000
980.000
138.000
16,39
Qua biểu 1 ta nhận thấy các chỉ tiêu năm 2006 đều lớn hơn năm 2005. Cụ thể:
- Tổng doanh thu năm 2006 tăng 664.946.397 đồng so với năm 2005 là tăng 15,13%. Như vậy với chỉ tiêu doanh thu tăng ta có thể đánh giá sơ bộ đó là biểu hiện tốt. Tuy nhiên chỉ với chỉ tiêu doanh thu vẫn chưa đủ điều kiện để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã tốt hay chưa mà còn phải đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nữa, như là chỉ tiêu lợi nhuận.
- Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2005 là 1.040.241.887 đồng, năm 2006 là 1.224.707.667 đồng, năm 2006 lợi nhuận trước thuế tăng 184.465.780 đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,73%.
So sánh năm 2005 và năm 2006 ta thấy: Cả doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2006 đều tăng và tốc độ tăng của lợi nhuận (17,73%) lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (15,13%). Như vậy chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt.
- Ta còn nhận thấy quỹ lương của doanh nghiệp và số lao động năm 2006 tăng so với năm 2005. Quỹ lương (tổng số lao động) năm 2006 tăng 145.080.000 đồng (6 người) so với năm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 31,91% (13,33%). Doanh nghiệp cần thêm lao động, số tiền công phải trả cho lao động tăng lên phần nào thể hiện được quy mô của doanh nghiệp đang dần được mở rộng.
- Mặt khác ta thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2006 tăng thêm 138.000 đồng so với năm 2005, tức là tăng 16,39%. Thu nhập tăng như vậy đời sống của người lao động được nâng cao hơn, điều đó cũng là động lực thúc đẩy người lao động nỗ lực cố gắng làm việc tốt hơn. Việc tăng thu nhập không những giúp cho người lao động cải thiện được cuộc sống của mình mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
- Các khoản nộp cho Nhà nước tăng, năm 2005 các khoản phải nộp Ngân sách là 291.267.728 đồng, năm 2006 là 342.918.147 đồng, tăng 51.650.418 đồng, tức là tăng 17,73 %. Khi thu nhập của doanh nghiệp tăng không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, việc nộp các khoản cho ngân sách tăng lên góp phần xây dựng đất nước.
- Qua đánh giá trên ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt, quy mô doanh nghiệp đang dần được mở rộng, đời sống của người lao động được nâng cao, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và xây dựng đất nước. Doanh nghiệp cần duy trì kết quả đạt được và nên cố gắng, nỗ lực hơn nữa để có thể đạt kết quả cao hơn. Qua biểu số liệu trên ta nhận thấy doanh nghiếp đang và sẽ có khả năng phát triển tốt hơn nữa trong tương lai.
II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HƯNG YÊN
2.1. Tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó việc xác định chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp là rất quan trọng. Lợi nhuận của công ty cổ phần giầy Hưng Yên được cấu thành từ hai bộ phận:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận từ hoạt động khác
2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần giầy Hưng Yên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất giầy và cung ứng giầy ra thị trường. Do đó lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động cung cấp các sản phẩm giầy và một phần là từ lợi nhuận của hoạt động tài chính. Đây là khoản lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của công ty.
2.1.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính như sau:
Lợi nhuận
hoạt động
Doanh
Giá vốn
Chi phí
Chi phí
kinh doanh
=
thu
-
hàng
-
bán hàng
-
QLDN
hàng hóa
thuần
bán
phân bổ
phân bổ
dịch vụ
Trong đó:
Doanh
Doanh thu từ hoạt động
Các khoản
thu
=
sản xuất kinh doanh
-
giảm trừ
thuần
hàng hóa dịch vụ
doanh thu
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của công ty cổ phần giầy Hưng Yên là các khoản thu từ việc thực hiện các hợp đồng, các đơn đặt hàng có số lượng lớn về các mặt hàng giầy da, giầy vải các loại để xuất khẩu sang nước ngoài.
* Doanh thu thuần của công ty cổ phần giầy Hưng Yên
Năm 2005 đạt: 4.396.310.908 đồng
Năm 2006 đạt: 5.061.257.305 đồng
* Các khoản giảm trừ doanh thu gồm:
- Chiết khấu thương mại
- Hàng bán bị trả lại
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1. Chiết khấu thương mại
28.020.000 đồng
32.310.050 đồng
2. Hàng bán bị trả lại
819.000 đồng
302.000 đồng
Các khoản giảm trừ
28.839.000 đồng
32.612.050 đồng
* Doanh thu thuần
Năm 2005 đạt: 4.367.471.908 đồng
Năm 2006 đạt: 5.028.645.255 đồng
* Giá vốn hàng bán
Năm 2005 là: 1.937.151.755 đồng
Năm 2006 là: 2.218.390.512 đồng
* Lợi nhuận gộp
Năm 2005 đạt: 2.430.320.153 đồng
Năm 2006 đạt: 2.810.254.743 đồng
* Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, như chi phí tiền lương, phụ cấp lương trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, vận chuyển bảo quản, các chi phí khấu hao phương tiện vận tải, chi phí vật liệu bao bì, các chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác. Ở công ty cổ phần giầy Hưng Yên khâu bán hàng, tiêu thụ sản phẩm do phòng kinh doanh đảm nhiệm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý, chi phí công cụ, dụng cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp lương trả cho Hội đồng quản trị, nhân viên các phòng ban quản lý; chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1. Chi phí bán hàng
600.245.537 đồng
686.935.259 đồng
2. Chi phí quản lý DN
800.736.611 đồng
905.368.577 đồng
Biểu 2:LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HÀNG HÓA DỊCH VỤ NĂM 2005 VÀ NĂM 2006
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN
%
1. Doanh thu thuần
4.367.471.908
5.028.645.255
661.173.347
15,14
2. Giá vốn hàng bán
1.937.151.755
2.218.390.512
281.238.757
14,52
3. Chi phí bán hàng
600.245.537
686.935.259
86.689.722
14,44
4. chi phí quản lý doanh nghiệp
800.736.611
905.368.577
104.631.966
13,07
5. Lợi nhuận hoạt động KDHH - DV
1.029.338.005
1.217.950.907
188.612.902
18,32
Qua biểu trên ta thấy:
- Doanh thu thuần năm 2005 tăng so với năm 2006 là 661.173.347 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,14%. Doanh thu tăng là biểu hiện tốt
- Giá vốn hàng bán năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là 281.238.757 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,52%. Năm 2006 công ty cổ phần giầy Hưng Yên đã ký kết thêm được một số hợp đồng mới, và vẫn giữ được các khách hàng cũ của những năm trước, nên lượng hàng phải cung ứng tăng lên làm cho giá vốn hàng bán tăng, kéo theo doanh thu bán hàng hàng năm cũng được tăng lên đáng kể.
- Vì đơn đặt hàng tăng lên kéo theo chi phí với tỷ lệ tăng 14,44%, còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 104.631.966 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,07%. Tỷ lệ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn tỷ lệ tăng chi phí bán hàng bởi, chi phí bán hàng tăng gần như tỷ lệ thuận với lượng giao dịch cũng tăng, chi phí quản lý tăng lên do lượng công việc phải giải quyết nhiều hơn. So với năm 2005 thì năm 2006 chi phí bán hàng tăng lên 86.689.722 đồng tương ứng hàng được bán ra còn chi phí quản lý doanh nghiệp thì không thế, nó có tăng lên, nhưng tăng lên về lượng công việc phải thực hiện, chứ nhân sự không tăng, nên về cơ bản khi lượng hàng bán ra được ít hay nhiều thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng phải mất đi một khoản cố định nào đó, nên cùng với bộ máy quản lý đó mà doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hàng hóa bán ra được nhiều thì chi phí quản lý có tăng nhưng tỷ lệ tăng giảm dần so với doanh số bán ra.
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh hoàng hóa dịch vụ năm 2005 là 1.029.338.005 đồng, năm 2006 là 1.217.950.907 đồng, tăng 188.612.902 đồng, tức là tăng 18,32%. Nhận thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ năm 2006 tăng lên hơn nhiếu so với năm 2005, và tỷ lệ tăng của lợi nhuận (18,32%), doanh thu (15,14%) lớn hơn tỷ lệ tăng của giá vốn (14,52%), chi phí bán hàng (14,44%), chi phí quản lý doanh nghiệp (13,07%), chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, quản lý chi phí tương đối hợp lý.
2.1.1.2. Lợi nhuận hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính xác định như sau:
Lợi nhuận hoạt
=
Doanh thu hoạt
-
Chi phí hoạt
động tài chính
động tài chính
động tài chính
Công ty cổ phần giầy Hưng Yên không có các hoạt động đầu tư tài chính như liên doanh, liên kết, mua bán chứng khoán nên doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ khoản thu lãi tiền gửi ngân hàng và chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng. Còn chi phí hoạt động tài chính chủ yếu là các khoản chi trả lãi tiền vay ngân hàng.
Biểu 3: LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH NĂM 2005 VÀ NĂM 2006
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN
%
1. Doanh thu hoạt động tài chính
10.171.582
12.816.950
2.645.368
26,01
2. Chi phí hoạt động tài chính
5.809.700
7.115.690
1.305.990
22,48
3. Lợi nhuận hoạt động tài chính
4.361.882
5.701.260
1.339.378
30,71
Qua biểu trên ta thấy:
- Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là 2.645.368 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,01%.
- Chi phí hoạt động tài chính năm 2006 cũng tăng so với năm 2005 là 1.305.990 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 22,48%.
- Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.339.378 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 30,07%.
Nhận thấy: Tỷ lệ tăng của doanh thu hoạt động tài chính (26,01%), tỷ lệ tăng của lợi nhuận hoạt động tài chính (30.07%) lớn hơn hẳn tỷ lệ tăng của chi phí tài chính (22,48%). Đó là biểu hiện tốt, tuy nhiên lợi nhuận mà hoạt động tài chính mang lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây không phải là nguồn thu chính của công ty cổ phần giầy Hưng Yên.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giầy Hưng Yên:
Năm 2005 đạt: 1.033.699.887 đồng
Năm 2006 đạt: 1.223.652.167 đồng
1.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận khác được xác đinh như sau:
Lợi nhuận khác
=
Thu nhập khác
-
Chi phí khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản lãi thu được từ các hoạt động ngoài những hoạt động đã nêu ở trên. Những khoản này phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp không sự kiến trước hoặc có dự kiến nhưng ít có khả năng thực hiện. Khoản lợi nhuận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty.
* Thu nhập khác bao gồm các khoản:
- Lãi thu được từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Tiền được phạt do các đối tác vi phạm hợp đồng.
* Chi phí khác bao gồm các khoản:
- Lỗ từ hoạt động thanh lý nhượng bán TSCĐ
- Tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
Biểu 4: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KHÁC
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN
%
1. Thu nhập khác
20.124.787
10.950.582
-9.174.205
-45,59
2. Chi phí khác
13.582.787
9.895.082
-3.687.705
-27,15
3. Lợi nhuận khác
6.542.000
1.055.500
-5.486.500
-83,87
Qua biểu trên ta thấy: Lợi nhuận khác của công ty thu được không ổn định qua các năm.
- Năm 2005 thu nhập khác là 20.124.787 đồng, chi phí khác phát sinh 13.582.787 đồng nên lợi nhuận đạt 6.542.000 đồng.
- Năm 2006 thu nhập khác là 10.950.582 đồng, chi phí khác phát sinh tương đối lớn so với thu nhập khác (9.895.082 đồng) nên lợi nhuận khác lúc này là 1.055.500 đồng.
Đây là khoản thu không thường xuyên, lợi nhuận phát sinh thất thường không ổn định và thường là không dự kiến trước. Năm 2006 các khoản thu nhập thất thường phát sinh ít hơn năm 2005 là 9.174.205 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 45,59%, chi phí khác năm 2006 cũng giảm nhiều so với năm 2005 là 3.687.705 đồng, tương ứng với tỷ lệ 27,15% làm cho lợi nhuận khác giảm đi 5.486.500 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 83,87%. Tỷ lệ giảm của lợi nhuận khác là khá lớn song đây là khoản lãi thu được một cách thất thường và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nên mặc dù tỷ lệ giảm của lợi nhuận khác lớn nhưng nó ảnh hưởng không đáng kể đến tổng lợi nhuận của công ty.
Như vậy tổng lợi nhuận trước thuế của công ty cổ phần giầy Hưng Yên là:
Năm 2005 đạt: 1.040.241.887 đồng
Năm 2006 đạt: 1.224.707.667 đồng
2.2. Phân phối lợi nhuận
2.2.1. Hiệu quả tài chính năm 2005 và năm 2006
Biểu 5: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH NĂM 2005 VÀ NĂM 2006
ĐVT: Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
SỐ TIỀN
%
1. Tổng danh thu
4.396.310.908
5.061.257.305
664.946.397
15,13
2. Lợi nhuận trước thuế
1.040.241.887
1.224.707.667
184.465.780
17,73
3. Lợi nhuận sau thuế
748.974.159
881.789.520
132.815.362
17,73
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong hai năm 2005 và 2006 doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Năm 2005 đạt 748.974.159 đồng, năm 2006 đạt 881.789.520 đồng, và năm sau lại cao hơn năm trước cả về doanh thu (664.946.397 đồng) lẫn lợi nhuận (132.815.362 đồng), hơn nữa tốc độ tăng của lợi nhuận ( 17,73%) lớn hơn tốc độ tăng về doanh thu (15,13%). Qua đó phần nào chứng tỏ được doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và đang đi đúng hướng.
2.2.2. Phân phối lợi nhuận
Trong các năm vừa qua công ty cổ phần giầy Hưng Yên kinh doanh tương đối hiệu quả nên không bị thua lỗ, năm nào cũng có lãi và Công ty đã thực hiện tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cả hai năm 2005 và 2006 công ty đều tính thuế thu nhập doanh nghiệp đúng quy định về lợi nhuận thực hiện, và tiến hành nộp thuế theo đúng thời hạn quy định. Phần lợi nhuận sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp được công ty cổ phần giầy Hưng Yên phân phối như sau:
- Chi trả cổ tức các đợt trong năm
- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển
- Trích thưởng ban TGĐ để khen thưởng và hỗ trợ kinh phí ngoại giao với các ban ngành
Biểu 6: BẢNG PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CÔNG TY
ĐVT: Đồng
Qua biểu phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty ta thấy trong hai năm 2005 và năm 2006 công ty kinh doanh có lãi và lãi năm sau lại cao hơn năm trước. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế đạt được cao hơn năm 2005 là 132.815.362 đồng tức tăng 17,73%. Chứng tỏ thời gian qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần giầy Hưng Yên rất tốt và đạt được những kết quả xứng đáng. Với phần lợi nhuận thu được công ty đã tiến hành phân phối như sau:
2.2.2.1. Quỹ đầu tư phát triển
Công ty cổ phần giầy Hưng Yên sử dụng quỹ này để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Quỹ đầu tư phát triển năm 2006 được trích nhiều hơn năm 2005 là 101.679.262 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,15% . Năm 2005 tỷ lệ trích quỹ là 50% tổng lợi nhuận sau thuế, năm 2006 là 54% tổng lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ trích tăng lên phần nào chứng tỏ công ty rất quan tâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, phát triển hơn.
2.2.2.2. Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạ, hoặc những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải. Trong cả hai năm 2005 và năm 2006 quỹ này được trích theo tỷ lệ 10% tổng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên năm 2006 quỹ dự phòng tài chính tăng lên so với năm 2005 là 13.281.536 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 17,73%. Trong cả 2 năm công ty đều không phải sử dụng đến quỹ này chứng tỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh vừa qua công ty không gặp phải những bất trắc, rủi ro, thiệt hại nào. Đây chỉ là quỹ dự phòng về tài chính, cả hai năm 2005 và 2006 công ty không phải sử dụng đến, nên công ty cần điều chỉnh lại sao cho phù hợp và vẫn đảm bảo lợi ích của công ty.
2.2.2.3. Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi
Quỹ khen thưởng công ty dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong công ty trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức lương cơ bản của mỗi công nhân trong doanh nghiệp, thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B1090.DOC