Chuyên đề Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay

Mục lục

GIỚI THIỆU CHUNG 1

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 4

I. Lợi thế cạnh tranh 4

1.Tìm hiểu và phân biệt các khái niệm về lợi thế cạnh tranh 4

2. Phân loại lợi thế cạnh tranh 9

2.1. Phân loại lợi thế cạnh tranh theo cấp độ 10

2.2 Phân loại lợi thế cạnh tranh theo tính chất 13

3. Lợi thế cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh :(Ở đây chuyên đề nghiên cứu năng lực cạnh tranh quốc gia và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thông qua các xuất khẩu các sản phẩm chủ lực) 14

3.1. Lợi thế cạnh tranh quốc gia và các tiêu chí xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia 14

a) Mức độ mở cửa 14

b) Vai trò của chính phủ 14

c) Hệ thống tài chính 15

d) Năng lực công nghệ 15

e) Kết cấu hạ tầng 15

f) Quản trị 15

g) Lao động 15

h) Thể chế 15

3.2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh, các yếu tố quyết định 15

3.2.1 Nhu cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 15

3.2.2. Sự ổn định của môi trường kinh doanh 16

3.2.3. Lợi thế so sánh 18

3.2.4.Các nguồn lực 21

3.2.5. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 25

3.2.6. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ 26

II. Thị trường xuất khẩu 28

1.Khái niệm thị trường xuất khẩu 28

2. Các căn cứ lựa chọn thị trường xuất khẩu 30

2.1.Quan hệ đối ngoại 31

2.2. Môi trường chính trị-xã hội-luật pháp và môi trường kinh tế vĩ mô 31

2.3. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ cạnh tranh trên thị trường 34

2.4. Hệ thống phân phối trên thị trường 35

2.5. Thị hiếu người tiêu dùng trên thị trường 37

CHƯƠNG II: MỸ - THỊ TRƯỜNG ĐỂ VIỆT NAM CÓ THỂ PHÁT HUY ĐƯỢC LỢI THẾ CẠNH TRANH 38

I. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam qua một số tiêu chí 38

1. Mức độ mở cửa 38

2. Thể chế điều chỉnh hoạt động xuất khẩu 40

3.Năng lực công nghệ 42

4. Lao động 43

5. Vai trò chính phủ 45

6.Về quản trị điều hành vĩ mô 47

7. Tài chính 47

II. Thị trường Mỹ 50

1.Mỹ - thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lơi thế cạnh tranh 50

1.1 Quan hệ đối ngoại giữa Mỹ và Việt Nam 50

1.2. Kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới(quy mô, tốc độ tăng trưởng) 51

1.3.Môi trường chính trị-xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô 55

1.3.1. Thị trường đông dân trên thế giới 55

1.3.2. Thị trường hợp chủng 55

 

1.4.Thị trường tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng 57

 

1.5. Thị trường có hệ thống phân phối rộng khắp và hoàn thiện 58

 

2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẳm có thế mạnh vào thị trường Mỹ 59

2.1. Cà phê 59

a)Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thị trường thế giới 61

b) Lợi thế so sánh 63

c) Nguồn lực(Điều kiện tự nhiên) 66

d) Chính sách khuyến khích của Chính phủ 67

e) Mỹ-Thị trường để Việt Nam có thể phát huy lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê 68

f) Vị thế của cà phê việt nam trên thương trường quốc tế(môi trương kinh doanh quốc tế) 71

g)Những mặt hạn chế trong xuất khẩu cà phê sang Mỹ 73

2.2. Dệt may 74

a) Cung cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 75

b) Môi trường sản xuất kinh doanh 76

c) Nguồn lực 77

d) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan 83

e) Các chính sách hỗ trợ của chính phủ 84

f) Mỹ-thị trường xuất khẩu để Việt Nam có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh về mặt hàng dệt may 85

g) Những bất lợi khiến Việt Nam chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh 88

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 93

I.Bối cảnh chung và hội nhập Kinh tế của Việt Nam 93

II. Các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh nói chung 97

1. Kịp thời cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới 97

2. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng truyền thống có có lợi thế so sánh và có giá trị xuất khẩu cao 98

3. Kiến tạo môi trường kinh doanh ổn định với sự yểm trợ có hiệu quả cao nhất của Nhà nước, đặc biệt cần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh 99

a) Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý 99

b) Phát triển đồng bộ và đầy đủ thị trường yếu tố sản xuất 100

c) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh 101

4. Nhóm giải pháp về các nguồn lực 101

4.1. Quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường 101

4.2. Tăng cường trình độ khoa học công nghệ quốc gia 102

a) Sớm đưa ra chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp 102

b) Phát huy nhân tố con người trong chuyển giao công nghệ để có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ mới, cải tiến công nghệ nhập cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, tiến tới từng bước sáng tạo công nghệ mới 103

c) Tạo vốn cho phát triển khoa học công nghệ 104

4.3. Phát triển nguồn nhân lực 105

5. Khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến trong tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra 107

6. Chính phủ cần đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp 109

III.Những giải pháp thâm nhập vào thị trường cụ thể Mỹ 112

1.Nhóm giải pháp nhằm nâng cao những hiểu biết về thị trường Mỹ 112

2.Nhóm giải pháp nhằm khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh trên thị trường Mỹ 113

2.1.Giải pháp đối với các cơ quan nhà nước 113

2.2. Nhóm biện pháp đối với các doanh nghiệp 116

2.3 Nhóm giải pháp gắn với một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh ở Chương II 120

KẾT LUẬN 127

Danh mục trích dẫn tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo 129

 

 

 

 

 

 

doc137 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lợi thế cạnh tranh và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t niềm tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ của mình, họ có sự đảm bảo về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác. Điều này cũng làm cho họ có ấn tượng rất mạnh với lần tiếp xúc đầu tiên với các mặt hàng mới. Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại. Vì vậy, sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thường không mấy khi đe dọa được sự hiện diện thương mại của những người đến trước. Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn từ 10-20 năm để có lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tại thị trường Mỹ. Sở dĩ người Mỹ đặt niềm tin vào hệ thống phân phối trong nước cũng là do hệ thống này đã chứng tỏ được tính ưu việt của mình trong hoạt động phân phối hàng hóa. Phương châm hoạt động của hệ thống này luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các nhà phân phối Mỹ cũng đã xây dựng được một mạng lưới phân phối rất hoàn chỉnh, tinh vi và rộng khắp nhằm đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng. Hình thức yêu cầu phân phối hàng qua mạng Internet cũng đã được áp dụng phổ biến trên thị trường Mỹ từ lâu và ngày càng được hoàn thiện. Chính sự hoàn thiện của hệ thống phân phối trên thị trường Mỹ là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này (tất nhiên là trước khi thâm nhập phải có biện pháp để tìm hiểu và nắm vững cơ cấu và đặc điểm của hệ thống phân phối) 2. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẳm có thế mạnh vào thị trường Mỹ: (Dựa trên những tiêu chí về các yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh ta đánh giá từng mặt hàng sau): 2.1. Cà phê: Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mấy năm nay, nếu trừ dầu thô là mặt hàng có tính ổn định cao về giá cả và tăng trưởng đều đặn về sản lượng khai thác thì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đều có những biến động lớn cả về thị trường lẫn giá cả dẫn tới giá trị kim ngạch không những có thay đổi lớn mà còn tạo ra những tác động không nhỏ về mặt kinh tế xã hội tới một bộ phận dân cư. Đó là những khó khăn hiển nhiên thường gặp trong thương mại quốc tế nhất là trong bối cảnh hàng xuất khẩu của ta có sự cạnh tranh gay gắt với các hàng hoá cùng loại của các nước trong khu vực. Chính trong bối cảnh đó việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê thời gian qua của Việt Nam là điều đáng ghi nhận. Là một mặt hàng xuất khẩu truyền thống, vị trí của cây cà phê trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong kim ngạch Ngoại Thương nói riêng ngày càng được khẳng định. Trong những năm gần đây, cà phê đã vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai của Việt Nam sau gạo. Và đây chính là kết quả của việc sớm xác định được vị trí quan trọng của cây cà phê trong số những cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam trong những năm gần đây cũng ổn định và phát triển theo xu hướng tăng dần cùng với năng suất cao giúp cho sản lượng cà phê không ngừng tăng qua các năm. Cách đây hơn 10 năm, với nỗ lực vượt bậc, Việt Nam cũng chỉ đạt sản lượng 2 triệu bao cà phê (khoảng hơn 60 kg/bao), tức khoảng120 ngàn tấn nhưng với mức tăng trưởng thần kỳ khoảng gần 1 triệu bao/năm, đến niên vụ 06/07 Sản lượng cà phê đã đạt tới 985,3 ngàn tấn năm tăng 31% so với mức 752,1 ngàn tấn vụ 05/06(niên giám thống kê 2007). Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Chủ tịch Hiệp Hội Cà phê-Ca cao Việt Nam thì niên vụ 07/08, sản lượng cà phê đã giữ vững được ở mức 1293,6 ngàn tấn, tức là tiếp tục đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Braxil(Trong niên vụ 2007/08 sản lượng cà phê toàn cầu đạt 119 triệu bao. Trong đó sản lượng của nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Braxin trong niên vụ hiên tại ước đạt 35 triệu, trong khi tại Việt Nam là 18 triệu bao). Khối lượng và kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam Niên vụ Sản lượng cà phê thu hoạch (1.000 tấn) Khối lượng cà phê xuất khẩu (1.000 tấn) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 01-02 840,6 Khoảng 800 02-03 699,5 600-700 03-04 793,7 693,63 446,4 04-05 836 - 05-06 752,1 - 634,23 06-07 985,3 981 1217 07-08 1293,6 1229,233 1911,463 Nguồn:Niên giám thống kê 2007, số liệu báo cáo phòng xuất nhập khẩu Bộ Kế hoạch Đầu tư và theo VICOFA theo C/O của VCCI Qua bảng trên có thể thấy những năm gần đây bình quân hơn 90% sản lượng cà phê Việt Nam dành cho xuất khẩu và khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. Từ những con số đầy ý nghĩa trên đây, ta có thể nhận thấy cà phê là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh này được thể hiện ở các mặt sau đây: a)Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thị trường thế giới: Mặc dù cà phê được sản xuất chủ yếu ở các nước Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á nhưng lại được tiêu dùng chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Nước tiêu dùng cà phê lớn nhất thế giới là Mỹ (trong đó là thị trường nhập khẩu cà phê đứng thứ hai của Việt Nam: 8 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu sang thị trường này đạt 70.619 tấn với kim ngạch 148,33 triệu USD tăng 3,8% về kim ngạch so với 2007) , sau đó là Đức, Nhật Bản, Pháp và Italia.Mỗi năm cả thế giới chi trên 10 tỷ USD để tiêu thụ gần 6 triệu tấn cà phê trong đó 2/3 là cà phê Arabica và 1/3 là cà phê Robusta. Trong những năm qua nhờ mức sống nói chung trên thế giới ngày càng được cải thiện và xuất hiện những thị trường tiêu thụ cà phê mới nên mức tiêu thụ qua các năm không ngừng tăng lên. Nếu năm 2000, mức tiêu thụ của thế giới là 106,7 triệu bao thì năm 2007 con số này đã là 122,7 triệu bao và đến năm 2008, con số này đã là 125 triệu bao loại 60kg, tăng 2% so với năm 2007.Hơn 30 năm qua, nhịp độ tăng tiêu dùng cà phê bình quân của toàn thế giới là 1,4%/năm và nhịp độ tăng tiêu dùng là khác nhau theo từng khu vực nói chung và từng nước nói riêng. Nhìn chung, khối lượng tiêu dùng ở Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh giảm nhẹ tuy nhịp độ giảm gần đây đã chậm lại do có một số cải tiến mới về chất lượng cà phê. Nhịp độ tăng tiêu dùng ở tất cả các khu vực khác khá cao, đặc biệt ở Châu Á và hầu hết các nước Châu Âu nằm bên bờ Địa Trung Hải. TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (CÀ PHÊ TƯƠI) 11,99 9,31 8,15 7,81 7,64 5,91 5,63 5,04 4,26 3,36 2,43 0 2 4 6 8 10 12 Phần Lan Na Uy Belgium- Luxembourg Đức Austria Hà Lan Italy Pháp United States Nhật Anh Kg/ng Tiêu thụ cà phê thế giới bình quân đầu người Nguồn: Hiệp hội cà phê thế giới(ICO) Những nước nhập khẩu cà phê tiêu thụ gần 80% lượng cà phê tiêu thụ toàn cầu. Nếu như 90% sản lượng cà phê sản xuất trên thế giới là ở các nước đang phát triển thì 90% lượng cà phê nhập khẩu thuộc về các nước có nền kinh tế phát triển. Các nước nhập khẩu mỗi năm chế biến khoảng 73 triệu bao thành cà phê rang xay hoặc cà phê hoà tan. Những nước nhập khẩu cà phê hàng đầu thế giới hiện nay là Mỹ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ý ...và ngay cả tại những nước vốn có tập quán uống trà lâu đời thì nay mức tiêu dùng cà phê cũng tăng lên đáng kể như Nhật, Anh… Riêng Mỹ hàng năm tiêu thụ trên dưới 20 triệu bao. Những nước có mức tiêu dùng cà phê bình quân đầu người cao nhất hiện nay trên thế giới (khoảng 10 kg/người/năm) là Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Áo, Thuỵ Điển... và các nước Châu Âu khác như Đức, Thụy Sĩ, Ý... có mức tiêu dùng khoảng 4-8 kg/người/năm. Bên cạnh các nước phát triển, các nước đang phát triển tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng sản lượng cà phê nhập khẩu trên thế giới nhưng cùng với việc nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, con số này cũng ngày một tăng. b) Lợi thế so sánh: Lợi thế so sánh mà Việt Nam có được ở mặt hàng cà phê đó chính là khả năng của Việt Nam có thể sản xuất cà phê với chất lượng, năng suất và sản lượng cao hơn các loại nông sản khác ở trong nước và cao hơn so với mức trung bình của thế giới và khu vực. Năng suất cà phê Việt Nam so với thế giới năm 2006 Nước Năng suất(tấn/ha) Thế giới 0,6 Việt Nam 2,04 Colombia 0,7 Indonexia 0.5 Bảng xếp hạng sản lượng cây công nghiệp lâu năm trong nước của Việt Nam năm 2006 Danh mục Sản lượng(nghìn tấn) Dừa 1000,7 Cà phê 985,3 Chè 648,9 Cao su 555,4 Điều 273,1 CÁC NƯỚC SẢN XUẤT CÀ PHÊ Countries Brazil 30 % Vietnam 10% Colombia 9% Indonesia 6% Mexico 4% India 4% Nguồn: Vụ thống kê Nông Nghiệp-Tổng cục thống kê Chất lượng hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo trồng, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ một khâu nào trong cả quá trình không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được bắt nguồn từ những giống đã được chọn lọc qua nhiều thập kỷ, lại được gieo trồng trên những vùng đất có khí hậu thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 300 mét trở lên so với mực nước biển nên cà phê càng có ưu thế tạo hương vị thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, do sớm kết hợp việc mở rộng diện tích gieo trồng theo chiều rộng(diện tich gieo trồng 2004 là 496,8 nghìn ha; năm 2006 là 497 nghìn ha và năm 2007 là 506,4 nghin ha) và chú trọng đầu tư thâm canh theo chiều sâu nên cà phê Việt Nam có năng suất và sản lượng cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ 600-700 kg nhân/ha nay đạt bình quân 1.300 kg nhân/ha, cá biệt có nơi đạt 4.000-4.500 kg nhân/ha hoặc thậm chí cao hơn. World Bank đánh giá năng suất bình quân cà phê vối (Robusta) của Việt Nam (2-2, 4 tấn/ha.) xếp nhì thế giới, sau Costa Rica và trên Thái Lan . Nếu so sánh năng suất cà phê của Việt Nam với thế giới, có thể thấy năng suất cà phê của Việt Nam thường cao hơn 2-3 lần năng suất trung bình của thế giới và gấp 2,6 lần năng suất bình quân của Châu á. Đây là một khả năng tốt để Việt Nam có thể tăng sản lượng cà phê xuất khẩu lên cao hơn nữa. Với những thành tích đó, Việt Nam đã trở thành một trong bốn nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới. c) Nguồn lực(Điều kiện tự nhiên): Nước ta có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi. Đất đỏ bazan, rất thích hợp với cây cà phê được phân bố rộng khắp lãnh thổ, trong đó tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa phân bố đều các tháng trong năm, nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là đất và nước thì cả hai yếu tố này đều rất thuận lợi ở nước ta. Có thể nói, việc diện tích cà phê phát triển nhanh như vậy trong nhiều năm qua có sự đóng góp của những chính sách khuyến khích có hiệu quả và thiết thực của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Cụ thể đó là chính sách đúng đắn về việc mở rộng phát triển cà phê trong khu vực hộ nông dân, tư nhân với quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần do Trung ương Đảng đề ra (từ đầu những năm 80). Chính phủ cũng đã ban hành những quyết định tạo cơ chế cho ra đời và hoạt động của Liên Hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam (nay là Tổng công ty cà phê Việt Nam -Vinacafe) với tư cách là đơn vị kinh tế Trung ương có vai trò nòng cốt. Ngoài ra, cùng với hoạt động đối ngoại tích cực của Nhà nước, sự kiện Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức thứ 75 của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO)(26/3/1991) đã mở ra giai đoạn phát triển mới cho ngành cà phê Việt Nam. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê Việt Nam qua các niên vụ Niên vụ Diện tích gieo trồng cà phê (1.000 ha) Diện tích thu hoạch cà phê (1000 ha) Sản lượng cà phê (1.000 tấn) Năng suất cà phê (tấn/ha) 00- 01 01- 02 02- 03 03- 04 04- 05 05- 06 06- 07 07- 08 561,9 565,3 522,2 510,2 496,8 497,4 497 506,4 477 473,8 492,5 480,5 479,1 483,6 483,2 487,9 802,5 840,6 699,5 793,7 836 752,1 985,3 1293,6 1,67 1.77 1,42 1,65 1,74 1,56 2.04 2,6 Nguồn: Vụ thống kê Nông nghiệp-Tổng cục thống kê d) Chính sách khuyến khích của Chính phủ: Đó là ở tầm vĩ mô, còn ở tầm vi mô, Chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách tích cực như sau: -Khôi phục và mở rộng các nông trường cà phê cũ và phát triển thêm nhiều diện tích trồng mới. - Ban hành cơ chế quản lý đổi mới, chính sách giao quyền sử dụng đất, vườn cây cho người lao động đã nâng ý thức làm chủ lên cao, nhờ đó vườn cây được chăm sóc tốt, đầu tư thâm canh tăng cao, đất đai được sử dụng triệt để. - Ngành nông nghiệp đã bình tuyển các loại giống có năng suất cao, thích hợp với từng vùng sinh thái để đưa vào sản xuất đại trà. Ngoài ra việc áp dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm cành cũng giúp tạo ra các vườn cà phê thuần chủng có năng suất cao. -Khuyến khích phát triển cà phê trong kinh tế hộ gia đình, tư nhân kết hợp với đầu tư hỗ trợ của Nhà nước qua các chương trình định canh, định cư, phủ xanh đất trống đồi trọc. e) Mỹ-Thị trường để Việt Nam có thể phát huy lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê: Xét về khía cạnh thị trường xuất khẩu, trong những năm gần đây trên 90% sản lượng cà phê sản xuất tại Việt Nam là để xuất khẩu nên thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Chúng ta đã có một vị trí đáng kể trên thị trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam là khoảng 50 nước ở khắp các châu lục, trong đó thị trường Mỹ là thị trường quan trọng hàng đầu để ta có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh về mặt hàng cà phê. Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê nhập về thường là cà phê nhân, sau đó sẽ được chế biến thành cà phê xay hoặc cà phê hoà tan. Mỹ có những hãng chế biến cà phê có qui mô lớn, nổi tiếng toàn cầu, trong đó điển hình là các hãng Kraft General, Proctor & Gamble và Nestle. Ba hãng chế biến này chiếm khoảng 70% sản phẩm cà phê chế biến của cả nước. Mức tiêu thụ cà phê vào thập niên 90 và đầu thế kỷ 21 ở Mỹ rất cao: năm 1996 là 18 triệu bao và sang năm 2002 là 20 triệu bao, và hiện nay(2008) là xấp xỉ gần 22 triệu bao tương đương với1,3 triệu tấn(mức tiêu thụ bình quân mỗi người dân Mỹ là 4,26 kg /người). Dự đoán tiêu thụ cà phê của Mỹ có khả năng giảm 10% trong năm tới do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, nhưng vẫn còn rất lớn Tuy nhập khẩu nhiều cà phê để chế biến nhưng không phải tất cả cà phê chế biến đều được tiêu dùng nội địa mà một phần được dùng cho tái xuất. Ở Mỹ cũng có nhiều hãng chế biến cà phê nhỏ, những hãng này chiếm khoảng 16% thị trường bán lẻ và để có thể tồn tại song song với các hãng sản xuất lớn, những hãng này phải tìm cách tạo ra sự khác biệt bằng cách chuyển hướng phục vụ nhu cầu của thị trường với loại cà phê hảo hạng. Đến nay, Mỹ luôn là nước đứng nhất nhì trong số các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam và lượng nhập cũng tăng lên hàng năm.Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 135 nghìn tấn, chiếm hơn 11% xuất khẩu cà phê của cả nước và chiếm tới 97% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào châu Mỹ. Bảng xếp hạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào các thị trường Năm 2008 Nước Sản lượng (nghìn tấn) Kim ngạch (triệu USD) Đức 136,023 273,835 Mỹ 106,34 210,77 Italia 86,438 171,164 Anh 35,157 69,331 Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của 10 nước hàng đầu trong các vụ cà phê từ 2000/ 01 đến 2006/07 (Đơn vị: tấn) TT Tên nước 00/01 01/02 02/03 03/04 04/05 05/06 06/07 Tổng Trung bình vụ Thị phần % 1 Đức 134.321 112.739 106.059 164.625 127.852 114.383 178.697 938.676 134.096 16,07 2 Hoa Kỳ 137.501 89.288 83.991 108.069 117.519 87.932 148.065 772.365 110.337 13,22 3 Tây Ban Nha 73.852 59.777 59.794 81.876 68.262 88.527 100.643 532.731 76.104 9,12 4 Ý 62.559 56.263 51.641 61.916 95.667 56.123 90.494 474.663 67.809 8,13 5 Bỉ 138.603 51.170 60.161 78.624 21.807 21.668 30.804 402.837 57.548 6,90 6 Ba Lan 38.155 47.500 57.179 60.377 19.847 40.496 25.245 288.799 41.257 4,94 7 Hàn Quốc 26.288 26.162 35.310 34.023 34.512 38.491 37.918 232.704 33.243 3,98 8 Pháp 45.998 33.956 38.754 36.197 26.265 18.720 24.850 224.740 32.105 3,85 9 Anh 30.153 25.799 23.890 39.961 27.940 25.866 38.925 212.534 30.362 3,64 10 Nhật Bản 26.905 29.517 19.640 25.164 25.800 31.133 45.303 203.462 29.066 3,48 Tổng cộng 714.335 532.171 536.419 690.832 565.471 523.339 720.944 4.283.511 611.930 73,33 Tổng lượng xuất khẩu 874.676 713.736 691.421 867.616 834.086 785.146 1.074.386 5.841.067 834.438 100,00 Các nước khác 160.341 181.564 155.002 176.784 271.647 261.807 326.442 1.557.556 222.508 26,67 Nguồn:Vụ thương mại –Bộ Công thương Trong thời gian tới, Nhà nước cần có sự đầu tư, quan tâm hơn nữa để duy trì lợi thế cạnh tranh về cà phê của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Nguồn:Vụ thương mại –Bộ Công thương f) Vị thế của cà phê việt nam trên thương trường quốc tế(môi trương kinh doanh quốc tế): Niên vụ cà phê năm nay, do một số nước mất mùa cà phê, nên sản lượng giảm so với các năm trước. Tổng sản lượng 124 triệu bao, nhu cầu thế giới là 125 triệu bao, nên cung cầu đang ở thế cân bằng. Niên vụ 2006-2007, nước ta thu hoạch hơn 1 triệu tấn cà phê, tổng lượng xuất khẩu trên 1,2 triệu tấn là nhờ có lượng tồn kho 0,2 triệu tấn từ niên vụ trước, vì vậy đã đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD trong năm vừa qua. Niên vụ 2007-2008, tuy sản lượng giảm, chỉ được gần 900 ngàn tấn nhưng rất đáng mừng là hiện tại Việt Nam đang chi phối thị trường cà phê thế giới, nhờ đó giá cà phê liên tục tăng cao, nên khả năng năm nay sẽ vẫn đạt kim ngạch xấu khẩu 1,8 tỷ USD. Nước ta có nửa triệu ha trồng cà phê, sản xuất ra khoảng 1 triệu tấn/năm, điều đó cho thấy năng suất cà phê của Việt Nam cao nhất thế giới, và cạnh tranh với Brazil vị trí dẫn đầu thế giới về sản lượng.Với vị thế đó Việt Nam hoàn toàn có rất nhiều cơ hội và khả năng chiếm lĩnh thi trường cà phê ở Mỹ. Cà phê vối (chủ yếu là Robusta) vốn có nguồn gốc ở những vùng thấp, nóng ẩm, thế nhưng khi Việt Nam đưa lên vùng đất cao nguyên, độ cao 500-700m so với mực nước biển, thì cà phê vối lại đạt năng suất vượt trội. Nhờ đó, nước ta mau chóng trở thành nước chiếm vị trí tuyệt đối về sản xuất cà phê vối, sản lượng hàng năm đạt trên 52 triệu bao. Trước kia, người tiêu dùng không ưa chuộng cà phê vối(do vị quá đắng), nên giá bán cà phê vối rất thấp. Những năm gần đây, nhiều nước đã sử dụng cà phê vối trộn với cà phê chè (Arabica) để chế cà phê hoà tan, thấy rằng chất lượng cà phê chế biến thơm ngon hơn, mà giá thành lại hạ. Vì vậy, nhu cầu cà phê vối ngày càng tăng mạnh trên thị trường, giúp cho giá thu mua cà phê loại này tăng. Thời vụ thu hoạch cà phê ở nước ta là từ tháng 10 đến hết tháng 12, vì vậy niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 9 năm sau. Ở phía Nam bán cầu, thời vụ thu hoạch cà phê từ tháng 4 đến hết tháng 7, niên vụ tiêu thụ được tính từ tháng 4 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Việt Nam chiếm vị trí độc tôn về sản xuất cà phê ở Bắc bán cầu, trong khi các đối thủ cạnh tranh đều nằm ở phía Nam bán cầu, đây là một ưu thế cho nước ta. Niên vụ 2007-2008, các nước phía Nam bán cầu mất mùa cà phê, nhờ vậy Việt Nam có được cơ hội chi phối thị trường thế giới. Người nông dân trồng cà phê đã “khôn” hơn, họ biết điều số lượng bán ra, kích đẩy giá cà phê thế giới liên tục tăng nhanh, nhờ đó, tuy sản lượng có giảm nhưng lợi nhuận sẽ vẫn cao. Với lợi thế trên Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh và vượt mặt Braxin trong thời gian tới. g)Những mặt hạn chế trong xuất khẩu cà phê sang Mỹ Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 40 nước và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là các nước: Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bỉ, Trung Quốc, Hà Lan, Ba Lan... trong đó Đức và Mỹ luân phiên là 2 thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn thấp và bị phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác và do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam còn đứng ngoài sàn giao dịch quốc tế.Một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, ngoài việc nâng cao chất lượng cà phê hạt xuất khẩu để có mức giá xuất khẩu tốt hơn, Việt Nam cần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê thông qua chế biến, thúc đẩy tiêu thụ trong nước, giảm sự phụ thuộc của ngành cà phê vào các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ngành chế biến cà phê của Việt Nam mới chỉ phát triển ở một mức độ nhất định nên chưa phát huy được hết lợi thế của mình. Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như NYMEX (New York). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Ngoài ra việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam còn vấp phải hàng rào thuế quan, chống bán phá giá và bảo hộ thương mại của Mỹ, vì vậy gây cản trở cho việc xuất khẩu cũng như lợi thế về việc xuất khẩu mặt hàng này. 2.2. Dệt may: Một trong những hướng đi quan trọng nhất trong Chiến lược xuất nhập khẩu của nước ta là tập trung vào xuất khẩu nhóm mặt hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp, nâng cao tỷ trọng của nhóm mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu chung lên trên 50%, trong đó dệt may và giày dép là hai mặt hàng chính. Xuất khẩu hàng dệt may đã, đang và sẽ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21. Với sức tăng trưởng cao (trung bình từ 30-40%/năm) liên tục và ổn định suốt mười năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác vươn lên chiếm thứ hạng cao trong danh sách mặt hàng chủ lực, đồng thời chứng tỏ được mình như là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam: Danh sách 8 mặt hàng chủ lực của Việt Nam năm 2007 Bảng dưới đây là số liệu ước tính kim ngạch của các mặt hàng chủ lực xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm 2008 và chênh lệch so với năm 2007. Mục Ước tính 2008 So với năm 2007 2007 Chênh lệch % tăng giảm Dệt may 5,113 4465 648.2 14.52% Đồ gỗ 1,079 949 130 13.70% Giầy dép 1,039 885 154.2 17.42% Thuỷ sản 788 729 59 8.09% Sp điện tử, linh kiện 317 273 44.1 16.15% Hạt điều 285 228 57 25.00% Cà phê 221 212 9 4.25% Dây cáp điện 100 83 17.6 21.20% Tổng xuất khẩu 12,261 10,097 2,164 21.40% Nguồn: HQVN Nói dệt may là ngành có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là căn cứ vào những yếu tố sau: a) Cung cầu và mức độ ổn định của nhu cầu trên thị trường thế giới: Trước năm 1990, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu giao hàng theo hiệp định hợp tác sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may giữa chính phủ Việt Nam và Liên Xô cũ được ký kết vào năm 1987. Sau khi Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ, hàng dệt may xuất khẩu lâm vào khó khăn vì mất hết thị trường truyền thống và chủ yếu. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng dệt may đã thực sự khởi sắc từ 1993 khi Việt Nam và Cộng đồng kinh tế Châu Âu(EU) ký hiệp định buôn bán hàng dệt may ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1993. Nhu cầu của thị trường EU rộng lớn đã mở cho công nghiệp dệt may Việt Nam những cơ hội hết sức to lớn để phát triển vượt bậc cả về số lượng, chất lượng và thị trường của sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhu cầu về quần áo may sẵn (áo sơ mi nam, nữ, Jacket, áo khoác nam , nữ...) trên nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Pari, London, Amsterdam, Berlin, Tokyo... cũng tăng mạnh là điều kiện thuận lợi để hàng dệt may Việt Nam khẳng định chỗ đứng của mình trên các thị trường này. Ngoài ra các thị trường khác như Mỹ, Canada, Na Uy, Nhật Bản, Mêhico, Đài Loan... cũng có nhu cầu khổng lồ về hàng dệt may do đó kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước ta sang các thị trường này không ngừng tăng lên. Trước tình hình thị trường thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay, giá cả vật tư, nguyên nhiên liệu liên tục tăng cao,… ngành công nghiệp DMG Việt Nam phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tổng dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050; theo Cục điều tra dân số của Mỹ vừa dự báo, dân số toàn cầu sẽ lên tới 7 tỷ người vào năm 2012 và hiện nay, Mỹ đứng thứ ba với 304 triệu người, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện tại, dân số thế giới đang gia tăng với tỷ lệ trung bình là 1,2%/năm, điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngành DMG những năm tới cũng có xu hướng gia tăng b) Môi trường sản xuất kinh doanh : truyền thống sản xuất lâu đời Dệt may là ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA5263.DOC
Tài liệu liên quan