Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục quốc trong dạy học Địa Lí

Có hai dạng tỉ lệ bản đồ

- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

- Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

- Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đò ntn?

-GV dự kiến trả lời:

Hướng dẫn trả lời

- Có 3 loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ lơn, tỉ lệ nhỏ, trung bình

- Bản đồ tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao.

b) Câu hỏi thông hiểu

Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây: 1: 200.000 và 1: 6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

-GV dự kiến trả lời:

- Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 10km trên thực địa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Lồng ghép giáo dục quốc trong dạy học Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên chuyên đề: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC QUỐC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 6 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Trong nhiệm vụ năm học 2018-2019, có triển khai và thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh ở bộ môn Địa Lí. Nên nhóm bộ môn chúng tôi chọn chuyên đề này để áp dụng trong dạy học Địa Lí 6. II. MỤC ĐÍCH CHUYÊN ĐỀ - Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu Tổ quốc, tự tôn dân tộc, chủ quyền quốc gia; thực hiện học đi đôi với hành, gắn kiến thức lí thuyết của các môn học với tìm hiểu thực tiễn địa phương, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh; - Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn về QP - AN - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước và năng lực ứng xử của học sinh trước những vấn đề mang tính thời sự của đất nước. Qua chuyên đề giúp học sinh hiểu tỉ lệ bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ, xác định tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ và vận dụng để xác định vị trí ngoài thực tế. Hiểu được các loại ký hiệu trên bản đồ để đọc được bản đồ. III. THỜI GIAN Chuyên đề được thực hiện từ tuần 3 đến tuần 6. Phạm vi: khối 6, Số tiết thực hiện chuyên đề: 4 IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ ( tập trung sâu vào các giải pháp thực hiện) Bài 3. Tỉ lệ bản đồ a) Câu hỏi nhận biết - Nêu được khái niệm bản đồ ? -GV dự kiến trả lời: - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt TĐ. - Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. - Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? -GV dự kiến trả lời: Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài bao nhiêu trên thực tế. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng? -GV dự kiến trả lời: Có hai dạng tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. - Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. - Có mấy loại tỉ lệ bản đồ? Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đò ntn? -GV dự kiến trả lời: Hướng dẫn trả lời - Có 3 loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ lơn, tỉ lệ nhỏ, trung bình - Bản đồ tỉ lệ càng lớn thì mức độ chi tiết càng cao. b) Câu hỏi thông hiểu Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây: 1: 200.000 và 1: 6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? -GV dự kiến trả lời: - Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 10km trên thực địa. - Với tờ bản đồ có tỉ lệ 1:6.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 300km trên thực địa c) Câu hỏi vận dụng cao Trên tờ bản đồ tỉ lệ 1:200.000, người ta đo được khoảng cách giữa Hà Nội - Hải Dương là 3 cm và Hà Nội - Phú Thọ là 6 cm. Hãy cho biết khoảng cách trên thực địa giữa các địa điểm trên là bao nhiêu km? -GV dự kiến trả lời: Khoảng cách thực địa giữa Hà Nội – Hải Dương là 60 km. Hà Nội – Phú Thọ là 120 km. - Tìm hiểu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc tỉnh, thành phố nào? - Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động xây dựng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bài 4. Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí a) Câu hỏi nhận biết - Hãy vẽ sơ đồ các hướng chính được quy định trên bản đồ. - Sơ đồ các hướng chính được quy định trên bản đồ. Đông Bắc Đông Đông Nam Nam Tây Nam Tây Tây Bắc Bắc b) Câu hỏi thông hiểu - HS quan sát quả Địa cầu xác định các hướng ? - Đối với các bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến thì ta phải dựa vào đâu để xác định các hướng ? -GV dự kiến trả lời: - Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: muốn xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến - Với bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến: dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại. * GV lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng: - GV cho HS quan sát bản đồ hành chính VN - Xác định vị trí thủ đô Hà Nội, hướng từ Hà Nội đến Hoàng Sa, Xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh, hướng từ thành phố Hồ Chí Minh đến Trường Sa . Việt Nam là quốc gia đầu tiên, duy nhất xác lập chủ quyền và quản lý liên tục, hòa bình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa Việt Nam có vùng biển rộng, với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển có vị trí từ 15º45’ đến 17º15’ độ vĩ Bắc và 111º đến 1130 độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý; Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển ở vị trí từ 65º0’ đến 12º độ vĩ Bắc và 111º30’ đến 117º20’ độ kinh Đông, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý. Đây là hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc; là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam b) Câu hỏi vận dụng Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á Dựa vào hình vẽ trên hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm Đ, E. -GV dự kiến trả lời: - Điểm Đ có tọa độ địa lí: - Điểm E có tọa độ địa lí: c) Câu hỏi vận dụng cao - HS vận dụng hiểu biết bản thân để xác định phương hướng -GV dự kiến trả lời: - GV: Liên hệ thực tế: phía trước mặt là hướng bắc, sau lưng là hướng nam, dang tay bên trái là hướng tây, bên phải là hướng đông, hoặc nếu phía trước mặt là hướng mặt trời mọc ( hướng đông), sau lưng là hướng tây, dang tay bên trái là hướng bắc, bên phải là hướng nam. - GV: Đối với bản đồ cực thì chính giữa là hướng bắc, còn lại là hướng nam . Bài 5. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ a) Câu hỏi nhận biết ? Tại sao ta muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải ? -GV dự kiến trả lời: Vì bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ. - Có mấy loại, mấy dạng kí hiệu trên bản đồ? -GV dự kiến trả lời: - Có ba loại kí hiệu bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích. - Một số dạng kí hiệu bản đồ: Kí hiệu hình học, chữ, tượng hình - Quan sát hình 16 SGK - GV Giới thiệu hình: được gọi là lát cắt vì người ta cắt tưởng tượng 1 quả núi bằng những đường song song, cách đều nhau và vẽ theo dạng vòng tròn (đồng mức) ?Các đường biểu hiện trên bản đồ là đường gì? -GV dự kiến trả lời: - đường đồng mức - Đường đồng mức là gì? -GV dự kiến trả lời: - Là những đường nối các điểm có cùng độ cao b) Câu hỏi thông hiểu Quan sát lược đồ à Độ cao địa hình được biểu hiện bởi yếu tố nào ? -GV dự kiến trả lời: - Độ cao địa hình được biểu hiện bằng thang màu -GV giới thiệu cách biểu hiện độ cao bằng thang màu (0m"200m: xanh lá cây ; 200"500: vàng hay hồng nhạt ; 500"1000: đỏ ; >2000: nâu) ? Ngoài cách thể hiện địa hình bằng màu sắc. Dựa vào nội dung sgk em hãy cho biết người ta còn thể hiện địa hình bằng cách nào ? -GV dự kiến trả lời: - Độ cao địa hình được biểu hiện bằng đường đồng mức - Qua việc tìm hiểu bản đồ tự nhiên Việt Nam và vị trí các địa điểm trên bản đồ. em hãy cho biết 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí như thế nào đối với lãnh thổ Việt Nam? -GV dự kiến trả lời: +Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh thổ Việt Nam.\ +Qua đó khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam. - Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó? -GV dự kiến trả lời: +Học thật giỏi để có kiến thức nghiên cứu tìm hiểu và khẳng định cho mọi người biết đó là chủ quyền Việt Nam, từ đó kêu gọi mọi người và cộng đồng quốc tế lên án những hành động khiêu khích xâm chiếm. Bước 3. c) Câu hỏi vận dụng thấp. - Dựa vào đường đồng mức và thang màu để xác định độ cao địa hình ? - Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng: A B 1. Kí hiệu bản đồ Địa hình càng dốc 2. Đường đồng mức Địa hình càng thoải 3. Đường đồng mức càng dày Là đường nối những điểm có cùng độ cao với nhau 4. Đường đồng mức càng thưa Được giải thích ở bảng chú giải d) Câu hỏi vận dụng cao Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá chuyên đề GV cho hs làm bài tập 1-d. Dựa vào đường đồng mức H 16 sgk: cho biết giũa hai sườn Đông và sườn Tây, sườn nào có độ dốc lớn hơn? 2-d Tìm hiểu các ký hiệu, vị trí trên lược đồ + Liên hệ với tình hình thực tế địa phương hiện nay, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm. + Theo em cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền Việt Nam. - Đề xuất một số biện pháp: + Có cơ chế chính sách hợp lý + Nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy + Có nhiều hoạt động tuyên truyền... 3-d Một cơn bão xuất hiện trên Biển Đông hs có thể xác định nằm ở vị trí nào và hướng di chuyển có ảnh hưởng gì đến địa phương sinh sống ? V. KẾT QUẢ a) Kết quả cụ thể : Sau khi học xong chuyên đề “ lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh ở bộ môn Địa Lí 6” chúng tôi nhận thấy: Mặc dù các em là lớp đầu cấp nhưng được sự giảng dạy và giới thiệu của giáo viên về vùng biển đảo, đặc biệt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Các em càng thêm yêu quê hương đất nước, khẳng định cho mọi người biết quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền Việt Nam, từ đó kêu gọi mọi người và cộng đồng quốc tế lên án những hành động khiêu khích xâm chiếm. Các em bước đầu phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Học sinh ham thích học bộ môn hơn. b) Bài học kinh nghiệm chúng tôi cần soạn câu hỏi ra giấy phát cho HS thảo luận để hạn chế mất thời gian ghi ở bảng. Cần chú ý gọi HS yếu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Tùy vào mức độ nhận thức của học sinh mà GV nên linh hoạt gợi mở đối với những câu hỏi vận dụng cao. c) Những thống nhất chung cần vận dụng vào giảng dạy: GV trong nhóm cần thực hiện theo các bước đã xây dựng trong chuyên đề. TỔ PHÓ CM NGƯỜI VIẾT Ngô Thị Tường Vy Nguyễn Thị Hồng Mận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de Dia ly 6_12442957.doc