MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 4
I. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU: 4
1. Khái niệm và bản chất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: 4
1.1.Khái niệm: 4
1.1.1. Thuế xuất khẩu: 6
1.1.2.Thuế nhập khẩu 7
1.2. Tính chất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: 9
1.3. Mã số thuế: 10
1.4. Tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: 12
2. Phạm vi điều chỉnh: 13
2.1 Đối tượng chịu thuế 13
2.2. Đối tượng không chịu thuế: 13
2.3. Đối tượng nộp thuế, đối tượng được uỷ quyền bảo lãnh và nộp thay thuế 14
3. Phương pháp tính thuế: 14
3.1 Hàng hoỏ hoỏ áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: 14
3.2.Hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối 14
3.3 Đồng tiền nộp thuế: 14
4. Kê khai, nộp thuế: 14
4.1 Kê khai thu thuế: 14
4.2 Thời điểm tính thuế: 15
5. Miễn thuế, xét miễn giảm thuế: 17
5.1 Miễn thuế 17
5.2 Xét miễn thuế: 19
6. Hoàn thuế: 19
6.1 Các trường hợp đươc xét hoàn thuế: 19
6.2 Thủ tục hồ sơ xét hoàn thuế: 21
6.3 Trình tự giải quyết hoàn thuế : 21
6.4 Thời hạn nộp hồ sơ và thời hạn xét hoàn thuế: 22
7. Truy thu thuế: 22
7.1. Các trường hợp phải truy thu thuế xuất nhập khẩu: 22
7.2. Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu: 23
7.3. Thời hạn kê khai tiền thuế: 23
7.4. Thời hạn phải nộp số tiền thuế, tiền phạt: 23
8. Quản lý, thu nộp thuế: 23
8.1 Nộp thuế: 23
8. 2 Quyền, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế: 23
8.3. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan: 25
9. Khiếu nại và xử lý vi phạm: 26
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU: 26
1. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch 1987: 26
2. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991: 27
3. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1993: 28
4. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 1998: 28
5. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005: 30
III. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU: 33
1. Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam: 33
2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO: 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA 37
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY: 37
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu: 37
2.Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu: 38
3.Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu: 39
4.Các đặc điểm của Công ty: 41
4.1. Vốn kinh doanh: 41
4.2. Về nguồn nhân lực: 42
4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 43
4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật: 44
4.5. Mối quan hệ giữa công ty với các cơ quan nhà nước: 46
4.5.1. Mối quan hệ với Chính Phủ: 46
4.5.2. Mối quan hệ với Bộ Tài chính: 46
4.5.3. Mối quan hệ với Bộ Xây dựng: 47
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty: 47
6. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 2006-2008: 50
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY: 54
1.Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu: 54
1.1 Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: 54
1.2 Giỏ tớnh thuế, tỷ giá tính thuế, đồng tiền nộp thuế: 54
1.3 Thuế suất: 56
1.3.1 Thuế suất thuế xuất khẩu: 56
1.3.2 Thuế suất thuế nhập khẩu: 57
2. Kê khai nộp thuế: 59
3. Hoàn thuế xuất nhập khẩu: 66
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA 69
1. Những biện pháp liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước: 69
2. Những biện pháp nhìn từ góc độ Luật thuế xuất nhập khẩu: 70
3. Những kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước: 78
3.1 Đối với Bộ Tài Chính: 78
3.2 Đối với Tổng cục Hải quan: 79
3.3 Đối với cơ quan quản lý thuế: 79
3.4 Đối với Bộ xây dựng: 80
4. Những kiến đối với công ty: 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Luật thuế Xuất - Nhập khẩu nhìn từ hoạt động thực tiễn của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu nếu phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn trong việc tính thuế để có căn cứ pháp lý giải quyết trường hợp sau khi thu, nộp thuế xong mới phát hiện khai man, trốn thuế, nhầm lẫn về thuế, một vướng mắc thường phát sinh vì chưa có qui định rõ ràng, đầy đủ trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu trước đây.
5. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005:
Một trong những nội dung quan trọng nằm trong dự án sửa đổi lần này là về thời hạn nộp thuế. Tại Khoản 3, Điều 17 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành quy định cho phép doanh nghiệp được hưởng một thời gian ân hạn thuế nhất định là 15 ngày, 30 ngày hoặc 275 ngày sau khi xuất, nhập khẩu hàng hóa, tùy theo tính chất vào loại hình xuất, nhập khẩu. Chỉ riêng đối với loại hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Các quy định trờn đó có tác dụng tích cực, giảm bớt khó khăn về vốn, giỳp cỏc doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Đối với quy định về thông báo thuế, dự án Luật sửa đổi đề nghị bỏ thông báo thuế, thay vào đó đối tượng nộp thuế sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế của mỡnh trờn cơ sở căn cứ vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo hướng này, thời điểm tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũng đồng thời được xem như tờ khai thuế. Đối với những trường hợp phải có kiểm tra, giám định thì đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi có kết qủa kiểm tra, giám định nếu có thay đổi về số thuế phải nộp, cơ quan Hải quan ra thông báo về số thuế phải nộp thêm hoặc số thuế phải hoàn lại. Quy định như vậy cũng phù hợp với việc tiến tới thống nhất cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Thống nhất quy định về ưu đãi thuế:
Theo Luật thuế xuất khẩu (XK), nhập khẩu (NK) (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ 1-1-2006, có một nội dung quan trọng đang được giới doanh nghiệp trông đợi, đó là việc quy định thống nhất về ưu đãi thuế giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi đã thống nhất các quy định về ưu đãi thuế XK, NK tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Luật thuế XK, NK (sửa đổi) đã thống nhất các quy định về ưu đãi thuế XK, thuế NK mà trước đây đã được quy định rải rác tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là từ 1-1-2006, các quy định về ưu đãi, miễn, giảm thuế đang được quy định tại các Luật chuyên ngành khác bị bãi bỏ. Bên cạnh đó, Luật thuế XK, NK (sửa đổi) cũng quy định thống nhất chính sách ưu đãi giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân biệt, dành ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Luật hiện hành. Vấn đề đặt ra khi triển khai thực hiện Luật mới thì cơ quan chức năng cần xây dựng các Phụ lục về địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khú khón; Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; Danh mục cỏc nhúm trang thiết bị chỉ được miễn thuế NK một lần.
Luật thuế XK, NK hiện hành quy định việc miễn thuế nhập khẩu đối với đầu tư nước ngoài theo Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư tại các Phụ lục hành kèm theo Nghị định (NĐ) số 35/2002/NĐ-CP ngày 29-3-2002 của Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định về miễn thuế NK được áp dụng theo các Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư chung (đã được Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 vừa qua) là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, Luật đầu tư chung lại có hiệu lực thi hành kể từ sau ngày 1-7-2006, vì vậy, Bộ Tài chính đã chủ động dự thảo các Phụ lục về Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư để ban hành kèm theo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế XK, NK sửa đổi. Và sau này khi Luật Đầu tư chung có hiệu lực, việc ban hành các Phụ lục mới cần được nghiên cứu để khớp các Phụ lục về một đầu mối. Việc xây dựng các Phụ lục về Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư hiện tại có 2 loại ý kiến: Phần lớn ý kiến cho rằng việc xây dựng các Phụ lục trờn nờn dựa theo tinh thần của Luật mới tức là lấy mức ưu đãi cao nhất của Luật đầu tư. nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, do đó các Phụ lục nêu trên sẽ được tổng hợp dựa trên các Phụ lục ban hành kèm theo NĐ số 24, NĐ số 27 (Đầu tư nước ngoài) và NĐ số 35 (Đầu tư trong nước) theo hướng lấy quy định cao nhất hoặc rộng hơn tại các Phụ lục, vì vậy chủ yếu sẽ dựa trên nền tảng là NĐ 24 và NĐ 27, bởi vì quy định tại 2 NĐ này rộng mở hơn so với NĐ 35.
Một số ý kiến khác cho rằng có thể dựa trên nền tảng là các Phụ lục ban hành kèm theo NĐ số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN. Theo ý kiến này, điểm thuận lợi là có thể sử dụng được ngay bởi vì các Phụ lục này đã được xây dựng để áp dụng thống nhất cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, về bản chất giữa thuế TNDN và thuế XK, NK có những điểm khác nhau, do vậy nếu sử dụng các Phụ lục này để áp dụng cho thuế XK, NK thì chưa thật sự hợp lý. Hơn nữa quy định tại các Phụ lục ban hành kèm theo NĐ số 164 cũng bó hẹp và chỉ tương đương so với mức độ mở của Phụ lục ban hành kèm theo NĐ số 35, chứ không khuyến khích rộng như quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo NĐ 24 và NĐ 27. Do vậy, theo chúng tôi để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện Luật thuế XK, NK mới được Quốc hội thông qua thì cần khẩn trương xây dựng các Phụ lục về Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật theo đúng tinh thần của Luật mới, tức là lấy mức ưu đãi cao nhất của Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước để các doanh nghiệp về cơ bản được hưởng ưu đãi không kém thuận lợi hơn so với trước đây. Việc này sẽ củng cố lòng tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam và các nhà đầu tư tiềm năng. Đó là dấu hiệu tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, Luật thuế XK, NK (sửa đổi) cũng quy định thống nhất chính sách ưu đãi giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân biệt, dành ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Luật hiện hành. Vấn đề đặt ra khi triển khai thực hiện Luật mới thì cơ quan chức năng cần xây dựng các Phụ lục về địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khú khón; Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư; Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; Danh mục cỏc nhúm trang thiết bị chỉ được miễn thuế NK một lần.
Luật thuế XK, NK hiện hành quy định việc miễn thuế nhập khẩu đối với đầu tư nước ngoài theo Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư tại các Phụ lục ban hành kèm theo NĐ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000, NĐ số 27/2003/NĐ-CP ngày 19-3-2003 của Chính phủ; việc miễn thuế nhập khẩu đối với đầu tư trong nước theo Danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư tại các Phụ lục ban hành.
Luật thuế XK, NK hiện nay được đánh giá là hoàn chỉnh nhất và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nó được ví như đòn bẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU:
1. Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam:
Trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam phải thay đổi rất nhiều các quy định về luật thuế, trong đó thuế xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất.
Việt nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế.
Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%) thời gian thực hiện sau 5-7 năm.
Trong toàn bộ biểu cam kết, việt nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3700 dòng thuế (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế hiện hành 3170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế ), chủ yếu là đối với nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất và một số phương tiện vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 – 60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23.9%.
Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phỏm Urugoay (1994) như sau: trong lĩnh nụng nghịờp cỏc nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam rham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.
Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số…sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.
2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO:
Cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và nguồn thu của ngân sách nhà nước. Khi vào WTO, thuế quan sẽ giảm dẫn đến giá thành hàng hoá của các nước cũng giảm. Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược về giá. Một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, thuế nhập khẩu vẫn là biện pháp quan trong để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo các cam kết của WTO và hiệp định tự do hoá thương mại (AFTA ), thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm trong thời gian năm tới và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 – 12 năm. Cụ thể trong cam kết gia nhập WTO, sẽ có 36% số dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu so với hiện hành. Với mức cắt giảm như đã cam kết, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng cắt giảm thuế khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Khi đó số thu thuế nhập khẩu sau khi thực hiện cắt giảm giai đoạn 5 năm gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4800 tỉ đồng. Trung bình giảm khoảng 1000 tỉ đồng / năm, tương đương khoảng 6 -7 % số thu thuế nhập khẩu hàng năm.
Gia nhập WTO, Vịờt Nam sẽ cạnh tranh với nhiều đối tác có lợi thế về công nghệ, về giá cả, vận chuyển và chủ động nguồn nguyên liệu … trong khi biện pháp bảo hộ bằng thuế không còn thì khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất trong nước.
Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của WTO, Vịờt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo AFTA khu vực. Theo cam kết này việc cắt giảm đều rất triệt để, xuống mức 0 – 5%. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong nước nếu không có các biện pháp điều chỉnh, vỡ cỏc nước đối tác đều có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu. Vì thực tế buôn bán trong ASEAN chỉ chiếm 25- 27% tổng giá trị nhập khẩu và giá trị kim ngạch đảm bảo tiêu chí để được miễn thuế mớớ chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, khi FTA mở rộng sang cả Trung Quốc, Hàn Quốc thì những ảnh hưởng sẽ càng rõ nét hơn.
Hiện nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 13% tổng thu ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm thuế sẽ làm số thu giảm 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, dưới tác động giản tiếp của hội nhập, nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách như: số thu thuế từ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng. Kết quả sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu xét cả khía cạnh này thì tác động của việc cắt giảm thuế sẽ thấp hơn.
Việc điều hành thuế nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc bảo hộ có chọn lọc các ngành hàng có khả năng cạnh tranh đầu tư, mở rộng sản xuất, hạn chế tối đa những tác động bất lợi về biến động của giá cả. Không chỉ có vậy, chính sách ưu đãi thuế đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam có điều kiện hình thành, từng bước mở rộng và phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên cũng không phủ nhận hiện nay, một số chính sách ưu đãi thuế không còn phù hợp và cần phải dỡ bỏ. Đây cũng là một bước để các doanh nghiệp làm quen dần với nền kinh tế hội nhập.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY:
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu Viglacera
Địa chỉ: Số 2 – Hoàng Quốc Việt- Cầu giấy- Hà Nội
Điện thoại: 04.7567712
Fax: 04.7567710
Email: Viglacera- exim@fpt.vn
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu mà tiền thân là phòng kinh doanh và xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) được thành lập theo quyết định 217/ QĐ- BXD ngày 17/5/1998 có tên giao dịch quốc tế là: Business and Import Export Company nay có tên giao dịch mới là: Trading and Exporrt – Import Company, viết tắt là TRADIMEX. Trụ sở công ty lúc đăng ký kinh doanh đặt tại khuôn viên cơ quan Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng – 43B Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hố, Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HàNội. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, thực hiện hạch toán nội bộ trong cơ quan Tổng công ty, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định và được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc nhà nước. Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu hoạt động kinh doanh theo phân công, phân cấp của Tổng công ty, theo điều lệ tổ chức và hoạt động Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và quy chế tổ chức hoạt động của công ty do Hội đồng quản trị Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng phê duyệt.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước; Nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại gạch ngúi, đát sét nung, gạch ốp lát ceramic, granit, nguyên vật liệu, xứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngàng xây dựng; Xuất khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.
2.Chức năng của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có 2 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng kinh doanh: Nghiên cứu quy luật cung cầu trên thị trường về các loại sản phõm do các công ty thành viên sản xuất để xây dựng phương án tiêu thụ, giúp cho sản xuất của công ty hoà nhịp đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả cao.
- Chức năng xuất nhập khẩu: Xuất khẩu các loại gạch ngói, đất sét nung, gạch ốp lát các loại Ceramic, Granit, nguyên vật liệu, xứ vệ sinh, kính xây dựng và máy móc thiết bị trong ngành xây dựng.
Nhập khấu vật tu, nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, máy móc, hoá chất phục vụ máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty và phục vụ kinh doanh.
Thực hiện dịch vụ xuất nhập khẩu uỷ thác theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty.
Nhiệm vụ của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:
Để thực hiện các chức năng trên của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu phải thực hiện những nhiệm vụ ( có thay đổi theo thời gian) như sau:
- Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục và hiệu quả của các đơn vị thành viên bao gồm cả việc bảo đảm những yếu tố đầu vào (nhập khẩu) và việc tiêu thụ những sản phẩm đầu ra qua đó thu được lơị nhuận. Xây dựng, tổ chức triển khai quản lý hệ thống đại diện, đại lý, cửa hàng, cộng tác viên để hình thành hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình tiếp thị dài hạn và ngắn hạn để trình Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Thương mại.
3.Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu:
Là một đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc do vậy cơ cấu quy mô, tổ chức biên chế nhân sự Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu do Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định phù hợp với sự phát triển của Công ty bảo đảm gọn nhẹ kinh doanh đạt hiệu quả cao. Khi mới thành lập do mới chỉ chức năng kinh doanh và xuất nhập khẩu cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chỉ bao gồm 4 phòng là: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu nhưng hiện nay do sự phát triển của Công ty mà thực chất là sự mở rộng ngành nghề kinh doanh ( thực hiện xuất khẩu lao động trong và ngoài Tổng công ty đi làm việc tại nước ngoài) nên Công ty cú thờm phũng mới là phòng Xuất khẩu lao động.
Phòng KHĐT
Bộ phận
KDND
Phòng XNK
Phòng XKLĐ
Bộ phận KD kính XD
PGĐ
PGĐ
PGĐ
Giám Đốc C.Ty
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty: Bảng
Phòng TC-HC
Phòng
TCKT
Cũng giống như đại đa số các công ty ở Việt Nam hiện nay sơ đồ tổ chức của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu theo một mô hình trực tuyến, chức năng trong đó:
Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trứơc Tổng giam đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu được Chủ tịch HĐQT tại quyết định số 64/TCT- HĐQT ngày 11/7/2000. Giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Giúp việc cho Giám đốc:
- Phó giám đốc kiêm trưởng chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
- Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
- Kế toán trưởng.
Các phó giám đốc công ty là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và pháp luật về nhiệm vụ được giao
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kinh doanh, tổ chức quản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhịp nhàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, hành chính, lao động,tiền lương ,đào tạo ,thực hiện các chính sách liên quan đến người lao động.
Phòng xuất khẩu lao động: có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực xuất khẩu lao động sang các thị trường mà công ty đang khai thác và ngày càng mở rộng các thị trường trên thế giới.
4.Các đặc điểm của Công ty:
4.1. Vốn kinh doanh:
- Vốn điều lệ : 8.000.000.000 đ VNĐ, được chia thành các cổ phần và mỗi cổ phần có trị giá 10.000 đ VNĐ. Trong đó vốn điều lệ phát hành ban đầu là : 500.000 cổ phần.
Cơ cấu vôn điều lệ:
- Nhà nước chiếm: 25%
- Cán bộ công nhân viên và các nhà đầu tư: 75%.
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, đây là một đơn vị nhà nước. Do đó, một mặt nó chịu sự quản lý về mự tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh do Nhà nước và Tổng công ty cấp và còn có thể nhận được lượng vốn nhất định do Ngân sách nhà nước cấp khi cần thiết. Đây là nguồn vốn ban đầu đảm bảo cho sự hoạt động của công ty. Công ty phải có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn này trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Trong các năm qua công ty không ngừng huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp nên tổng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 2: Tổng vốn kinh doanh và cơ cấu của nó: Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Số tiền (Đồng)
Tỷ trọng (%)
Vốn cố định và đầu tư dài hạn
1,300,816,110
0.578290266
Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn
223,640,909,426
99.42170973
Tổng
224,941,725,536
100
Vốn nhà nước
727,127,000
0.323251301
Vốn vay:
Vay tín dụng dài hạn
Vay tín dụng ngắn hạn
Vay khác
224,214,598,482
99.6767487
188,342,879,037
84.00116688
30,340,649,600
13.53196884
5,531,069,845
2.466864282
Tổng
224,941,725,536
100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2005.
4.2. Về nguồn nhân lực:
Lao động là một yếu tố quan trọng hàng đấu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty không thể hoạt động có hiệu quả nếu như không có đội ngũ lao động được bố trí hợp lý, phù hợp với chức năng kinh doanh.
Tổng số lao động trong công ty tính đến ngày 30/6/2005 bao gồm 67 người.
Phân theo trình độ của người lao động:
Bảng 3
Đại học và trên đại học
Cao đẳng và trung cấp
Phổ thông
41
17
09
Phân theo hợp đồng lao động:
Số lượng lao động theo biên chế
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Mùa vụ
4
33
28
2
Nguồn : Phòng tổ chức hành chinh Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu 2005
Số lượng lao đồng sử dụng sau khi cổ phần hoá: 55 người, theo Quyết định cổ phần hoá: Quyết định số1196/ QĐ- BXD ngày 31/5/2005 và kế hoạch cổ phần hoá do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.
Phân theo trình độ của người lao động: Bảng 4
Đại học và trên đại học
Cao đẳng và trung cấp
Phổ thông
36
13
06
Phân theo hợp đồng lao động:
Biên chế
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Mùa vụ
0
34
20
01
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu 2005
4.3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có địa bàn kinh doanh rất rộng lớn. Địa bàn kinh doanh trong nước trải rộng khắp cả nước, thiết lập một mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước đặc biệt là các tỉnh phía nam trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là trọng điểm.
Về xuất khẩu sang thị trường thế giới công ty có mối quan hệ bạn hàng với nhiếu nước trên thế giới như thị trường các nước ASEAN, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, các nước Đông âu, Hoa kỳ, Trung đụng…Cỏc thị trường này ngày càng có nhu cầu lớn.
Về nhập khẩu công ty có quan hệ với các nước có trình độ khoa học công nghệ cao trong lĩnh vực vật liệu xây dựng như: Italia. Đức, Nhật, Tây Ban Nha…
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, vật tư thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng.
- Sản xuất và lắp ráp các thiết bị trang trí nội thất.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng máy móc, hoá chất, dây chuyền sản xuất.
- Xuất khẩu lao động.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, bất động sản.
- Kinh doanh vận tải đường bộ.
- Kinh doanh dịch vụ, du lịch.
- Kinh doanh đại lý xăng, dầu, gas, đại lý ụ tụ…
4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu có hai chi nhánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà máy sản xuất gương và các loại sản phẩm sau kính tại Bình Dương, đây là một nhà máy lớn với công suất 2 triệu m2/ năm. Từ khi thành lập đến nay công ty đã nhập khẩu nhiều may móc thiết bị hiện đại của các nước có trình độ cao trong lĩnh vực sản xuất gốm xây dựng và thuỷ tinh như: Italia, Đức, Nhật…Cụng ty kinh doanh và xuất nhập khẩu thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu máy móc thiết bị cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty. Đây là một nhiệm vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên của Tổng cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 160.doc