MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
ChươngI: Chế độ pháp lý về thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 3
I. Thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế 3
1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3
1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế 3
1.2 Khái niệm thanh toán quốc tế 4
2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong thương mại quốc tế 5
3.Quy trình chung về thanh toán quốc tế 6
3.1 Công cụ thanh toán 6
3.2 Các phương thức thanh toán 8
III. Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 8
1. Khái niệm 8
2.Cơ sở của phương thức thanh toán L/C 8
2.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 8
2.2. UCP 8
3. Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
3.1 Khái niệm, đặc điểm của thư tín dụng 8
3.2 Các loại thư tín dụng 8
3.3 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
3.4 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ 8
3.5 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
Chương II: Thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
I. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương 8
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương 8
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.2 Tổ chức, quản lý 8
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 8
II.Thực tiễn áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
1. Vài nét về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 8
2. Thực tiễn thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
2.1 Quy định về mở L/C 8
2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán tại Sở Giao dịch NHNT 8
2.4 Vướng mắc và tồn tại 8
3. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 8
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
1. Nhân tố khách quan 8
1.1 Môi trường pháp lý 8
1.2 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường 8
1.3 Chính sách của Nhà nước 8
1.4 Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu kém về trình độ, hạn chế về kinh nghiệm ngoại thương và thanh toán quốc tế 8
2. Nhân tố chủ quan 8
2.1 Công nghệ thông tin 8
2.3 Các hoạt động liên quan 8
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch NHNT 8
1. Về phía khách hàng 8
2. Về phía ngân hàng 8
2.1 Đầu tư công nghệ tiên tiến 8
2.2 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong thanh toán 8
2.3 Phát triển bộ phận quản lý rủi ro 8
2.4 Trang bị mạng thông tin khách hàng đầy đủ 8
2.5 Kết hợp các nghiệp vụ ngân hàng 8
III. Một số kiến nghị 8
1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng 8
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 8
3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8
4. Kiến nghị với Sở giao dịch NHNT 8
5. Kiến nghị đối với khách hàng 8
Kết luận: 8
59 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lý luận và thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn thư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hoặc bị huỷ bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan.
Theo phương thức sử dụng:
- Thư tín dụng không huỷ ngang có giá trị trực tiếp: Là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của NHPH chỉ có giá trị đối với người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực NHPH.
- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): điều khoản của L/C được in và đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thư tín dụng được mở. L/C này thường được mở khi hai bên đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. NHXN chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản).
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irevocable without recourse L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp vè chứng từ. Đối với loại thư tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”.
- Thư tín dụng có thể chuyển nhuợng (Irevocable Transferable L/C): là loại thư tín dụng không thể huỷ ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hoặc đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lực như cũ và được tiếp tục sử dụng trong một thời gian nhất định. Loại thư tín dụng này được dung trong việc mua bán những mặt hang số lượng lớn nhưng giao thường xuyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo.
- Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C): là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng.
- Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferreed L/C): là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trình hoàn thành nghĩa vụ giao hang của họ. Loại thư tín dụng này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
3.3 Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Người mua và người bán ký một hợp đồng mua bán hàng hoá.
- Người mua, căn cứ vào hợp đồng, làm đơn xin mở một thư tín dụng (Letter of Credit) tại một ngân hàng nhất định mà hai bên trong hợp đồng mua bán đã thoả thuận trong hợp đồng, yêu cầu ngân hàng này trả tiền cho người bán hàng nếu người bán nộp đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện quy định trong thư tín dụng.
- Ngân hàng mở thư tín dụng, căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, mở thư tín dụng và thông qua ngân hàng ở nước ngoài thông báo cho người bán biết về thư tín dụng đó rồi gửi bản chính của thư tín dụng cho người bán.
- Người bán kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng hoá cho người mua theo thư tín dụng, nếu không chấp thuận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán điện cho người mua hoặc cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng. Mọi nội dung sửa đổi phải có sự xác nhận của ngân hàng mở thư tín dụng thì mới có hiệu lực. Văn bản sửa đổi trở thành một bộ phận cấu thành không thể tách rời của thư tín dụng cũ và huỷ bỏ nội dung.
- Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán đưa đến ngân hàng trong thời hạn xuất trình chứng từ.
- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng này trả tiền cho người bán. Nếu ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng trả tiền thì sẽ tiến hành trả tiền cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng này sẽ hoàn lại số tiền đã trả cho ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng mở thư tín dụng chuyển giao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho ngưòi mua để người mua đi nhận hàng, đồng thời thu hồi lại ởp người mua số tiền đã trả cho người bán.
Quy trình tổng quát về nghiệp vụ tín dụng chứng từ Giáo trình Luật thương mại quốc tế_ TS. Trần Thị Hoà Bình- PGS.TS. Trần Văn Nam, trang 296
3.4 Quyền lợi và nghĩa vụ các bên có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ
- Đối với người nhập khẩu:
Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng.
Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thư tín dụng cho ngân hàng nếu xét về bề ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng.
- Đối với người xuất khẩu:
Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mua đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải kiểm tra thư tín dụng xem có đúng với nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện không rõ ràng, không có lợi cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhận thì mới có hiệu lực thanh toán.
Sau khi giao hàng người bán phải lập đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng.
- Đối với ngân hàng:
+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thư tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thư tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán tiền cho người bán vè nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sauk hi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua.
+ Ngân hàng thông báo: là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. Bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào và chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán.
+ Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. NHXN cam kết trách nhiệm thanh toán không thể huỷ bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy định.
+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng,với thoả thuận trong thư tín dụng được uỷ quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận.
+ Ngân hàng thanh toán có thể là ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng uỷ thác trả tiền cho người bán. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp với các điều khoản và điều kiện cuả thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.
+ Ngân hàng chiết khấu: là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán cho người xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận.
Trong thực tế nghiệp vụ về tín dụng chứng từ, không nhất thiết phải có đủ các loại ngân hàng trên tham gia. Thông thường chỉ có hai hoặc đôi khi chỉ có một ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng nói trên của ngân hàng về việc mở thư tín dụng và trả tiền thư tín dụng.
3.5 Ưu điểm và nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Lợi ích lớn nhất của tín dụng chứng từ là nó đạt được đến sự thoả thuận có thể chấp nhận giữa những lợi ích đối kháng hiện nay của người mua và người bán thông qua việc làm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời hạn giao hàng vì thế nó được đánh giá là phương thức ưu việt nhất trong thanh toán quốc tế hiện nay.
- Đối với người nhập khẩu: Công cụ này giúp người nhập khẩu loại bỏ rủi ro từ phía người xuất khẩu không thực hiện nghiêm chỉnh theo hợp đồng gây ra cho mình, thể hiện ở các điều kiện về hàng hoá, thời hạn giao hàng, chứng từ liên quanQua thư tín dụng, người nhập khẩu có thể thương lượng lại với nhà xuất khẩu điều khoản thanh toán, giá cả có lời với mình, và hơn hết giúp người nhập khẩu dễ dàng tìm được khách hàng, dựa trên uy tín của ngân hàng.
- Đối với người xuất khẩu: Người xuất khẩu cũng được loại bỏ rủi ro từ phía người nhập khẩu gây ra cho mình khi không thanh toán vì chắc chắn họ sẽ thu được tiền với một bộ chứng từ hoàn hảo, khi họ hoàn thành nghĩa vụ của mình. Không những thế, người xuất khẩu còn có thể thu hồi vốn nhanh đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thông qua việc bán hối phiếu dạng được chấp nhận của chứng từ này trên thị trường hoặc tại ngân hàng của mình dưới hình thức chiết khấu. Ngoài ra, rủi ro do người quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu cũng được loại trừ, vì khi làm đơn mở L/C, người nhập khẩu phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối.
- Đối với ngân hàng: Ngân hàng ngoài thu được phí dịch vụ của khách hàng, ngân hàng còn huy động được thêm một khoản tiền gửi (tiền ký quỹ) phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp khác như bảo lãnh và cho vay.
Tuy nhiên, do bộ chứng từ là căn cứ duy nhất để ngân hàng trả tiền nên người mua khó loại trừ khả năng người bán giả mạo hoặc thay đổi chứng từ để đòi tiền trong khi giao hàng không phù hợp với chứng từ xuất trình. Ngược lại, nếu người mua không có thiện chí với người bán, họ có thể tìm những lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán mặc dù hàng giao đúng phẩm chất, thời hạn quy định, người bán có thể rất khó khăn trong việc đáp ứng những đòi hỏi nghiêm ngặt, chặt chẽ về chứng từ.
Chương II: Thực tiễn áp dụng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
I. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Ngoại thương
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thì vấn đề thành lập một chế định tài chính chuyên về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đã được đặt ra một cách khẩn trương. Ngày 30/10/1962, Hội đồng Chính Phủ đã ban hành Nghị định 114/CP thành lập NHNT Việt Nam trên cơ sở bộ máy của Cục ngoại hối trực thuộc Ngân hang Nhà nước Việt Nam.
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Theo quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo ngân hàng nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 286/QĐ-NHNN về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Trong năm 2007, bên cạnh việc tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 do thời báo kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt thương hiệu Vietcombank được lọt vào top ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007” do tạp chí Asia Money bình chọn.
Năm 2007 cũng là một năm đáng nhớ đối với Sở giao dịch NHNT. Từ tháng 7 năm 2007, Sở giao dịch NHNT sẽ hoạt động và hạch toán độc lập với trung ương.
1.2 Tổ chức, quản lý
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Theo Nghị định 115/CP ngày 30 tháng 12 năm 1962 của Hội đông Chính phủ về thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ sau:
Về đối ngoại, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân độc lập, có vốn riêng, có trụ sở độc lập với Ngân hàng Nhà nước, có hội đông quản trị, ban điều hành và hoạt động theo điều lệ đựơc công bố. Tuy nhiên về đối nội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn đảm nhiệm chức năng của Cục ngoại hối - một đơn vị tham mưu cho ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước, làm tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước trong quan hệ với các Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
Về hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ cho vay nhằm khai thác các nguồn hàng xuất khẩu, cho vay mở rộng các dịch vụ đối ngoại như vân tải, bảo hiểm, dịch vụ cung ứng tàu biểncác nghiệp vụ thanh toán quốc tế, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho chính phủ trong quan hệ thanh toán, vay nợ viện trợ với các nước bạn bè đều được tập trung toàn bộ vào Ngân hàng Ngoại thương. Chính về vị thế đặc biệt trên, Ngân hàng Ngoại thương đã sớm là một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại duy nhất ở Việt Nam sánh vai với các ngân hàng quốc tế ở khắp các châu lục.
Khi cơ chế thị trường đặt ra một yêu cầu bức xúc là phải năng động, nhạy bén, sang tạo mới thích nghi được với môi trường mới, với bề dày kinh nghiệm hoạt động ngân hàng đối ngoại và sau nhiều bước đi quá độ, đến nay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chuyển hắn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nhờ đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã giữ được vị thế là ngân hàng thương mại được Nhà nước tin tưởng, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
1.2.2.2 Bộ máy quản lý điều hành
Ngân hàng Ngoại thương được tổ chức và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 06 năm 2004.
Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành ngân hàng là các văn bản pháp luật của Nhà nước và Điều lệ được hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương ban hành kèm theo quyết định số 62/QĐ-HĐQT ngày 08 tháng 11 năm 2001, có hiệu lực thi hành kể từ khi được thồng đốc ngân hàng Nhà nước chuẩn y ngày 26 tháng 11 năm 2001 tại Quyết định số 1476/2001/QĐ-NHNN.
*) Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của NHNT. Hội đồng quản trị quản lý NHNT theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, các quy định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại và các quy định khác có lien quan của pháp luật.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Hội đồng quản trị có 07 thành viên, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, 01 thành viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng Ban kiểm soát.
*) Ban kiểm soát
Ban kiểm soát NHNT thực thi chức năng kiểm soát/kiểm toán nội bộ theo quy định hiện hành và điều lệ công ty.
Ban kiểm soát có 06 thành viên, trong đó có 01 Trưởng ban, 03 thành viên chuyên trách và 02 thành viên kiêm nhiệm (Một thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính giới thiệu, một thành viên do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giới thiệu). Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị quyết định.
*) Tổng giám đốc, Ban điều hành và bộ máy giúp việc.
Tổng giám đốc NHNT là đại diện theo pháp luật của NHNT, là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hang ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ.
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
1.3.1 Phạm vi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1..3.1.1 Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105922 do Trọng tài kinh tế Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993, cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11 năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngaỳ 08 tháng 05 năm 2003, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đăng ký hoạt động các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
*) Huy động vốn
Bao gồm nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trài phiếu, ký phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
*)Hoạt động tín dụng
Bao gồm cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
*)Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ, thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt, ngân phiếu thanh toán cho khách hàng.
*)Các hoạt động khác
Bao gồm hoạt động góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và VND, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ uỷ thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh các nghiệp vụ chuéng khoán thông qua công ty trực thuộc, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quí, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ.
1.3.1.2 Sản phẩm cung ứng dịch vụ
1. Dịch vụ tài khoản
2. Dịch vụ huy động vốn (tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu)
3. Dịch vụ cho vay (ngắn, trung, dài hạn)
4. Dịch vụ bảo lãnh
5. Dịch vụ chiết khấu chứng từ
6. Dịch vụ thanh toán quốc tế
7. Dịch vụ chuyển tiền
8. Dịch vụ thẻ
9. Dịch vụ nhờ thu
10. Dịch vụ mua bán ngoại tệ
11. Dịch vụ ngân hàng đại lý
Dịch vụ bao thanh toán
Các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNT các năm 2004-2007
Do Sở giao dịch NHNT bắt đầu tách ra hoạt động và hạch toán độc lập với trung ương từ tháng 7 năm 2007 nên không có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất riêng của Sở giao dịch. Vì vậy, dưới đây là báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNT từ năm 2004 đến 2007, trong đó bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở giao dịch NHNT.
Bảng 1.1: Báo cáo thu nhập, chi phí 2004-2007
Đơn vị:triệu đồng
Chi tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng tài sản
120.066.267
136.456.412
166.952.020
200.914.606
Vốn tự có
7.180.787
8.415.901
11.127.248
12.981.202
Thu nhập lãi và các
khoản tương đương
4.337.112
6.344.256
9.156.930
10.327.305
Chi phí lãi và các
khoản tương đương
(2.440.5510)
(3.034.139)
(5.272.632)
(6.975.267)
Thu nhập lãi
thuần và các khoản tương đương
1.896.561
3.310.117
3.884.298
3.352.038
Thu phí dịch vụ
548.252
622.805
723.498
646.937
Chi phí dịch vụ
(129.722)
(175.246)
(175.246)
Lãi thuần từ hoạt
động kinh doanh
ngoại hối
207.382
192.780
274.052
323.381
Lãi thuần từ hoạt
động kinh doanh
chứng khoán
33.473
18.921
100.776
118.916
Lãi /(lỗ) thuần từ
đầu tư góp, vốn
mua cổ phần
(26.549)
30.590
108.099
-
Thu nhập cổ tức
13.790
14.546
52.027
-
Thu nhập khác
300.791
270.856
313.899
559.350
Tổng thu nhập từ
hoạt động kinh
doanh
2.843.978
4.285.369
5.281.403
5.000.622
Lương và các chi
phí nhân viên khác
(226.010)
(394.430)
(448.882)
(487.172)
Chi phí khấu hao
(157.544)
231.729)
(314.495)
(334.410)
Chi phí khác cho
hoạt động kinh
doanh
(499.273)
(340.781)
(450.180)
(488.581)
Tổng chi phí hoạt
động kinh doanh
(882.827)
(966.940)
(1.213.557)
(1.310.163)
Thu nhập hoạt
động kinh doanh
thuần
1.961.151
3.318.429
4.067.846
3.690.459
Chi phí dự phòng
rủi ro tín dụng
(462.566)
(1.337.685)
(168.227)
(1.115.523)
Chi phí dự phòng
cho tài sản xiết nợ
-
-
(1.590)
-
Chi phí dự phòng
chung cho cam kết
ngoại bảng
-
(220.861)
(4.361)
-
Lợi nhuận trước
thuế
1.498.585
1.759.883
3.893.668
2.574.936
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
(398.772)
(467.330)
(1.016.647)
(720.982)
Lợi nhuận sau
thuế
1.103.813
1.292.553
2.877.021
1.853.954
Lợi ích của cổ đông
thiểu số
(1.040)
(2.344)
(1.858)
-
Lợi nhuận thuần
trong năm
1.102.773
1.290.209
2.875.163
3.690.459
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ghi chú:
Kết quả kinh doanh 2004, 2005, 2006 theo Báo cáo kiểm toán.
Dự báo kết quả kinh doanh năm 2007 dựa trên số thực hiện đến 30/09/2007 và ước thực hiện đến 31/12/2007 .
Nhận xét:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhìn chung có tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều qua các năm 2004, 2005, 2006, 2007:
- Lợi nhuận thuần năm 2007 tăng 1,28 lần so với năm 2006 và xấp xỉ 3 lần so với các năm 2004, 2005.
- Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản năm 2004 đạt 0,92%;đến năm 2005 đạt 0,95%; đặc biệt năm 2006 đạt 1,72%.
- Hệ số an toàn vốn cũng tăng qua các năm: tăng từ 9,45% năm 2004 lên 11,87% năm 2006; năm 2007 ước tính đạt 11,1%.
- Thu nhập bình quân đầu người: năm 2004 đạt 3,03 triệu VND, đến năm 2006 là 4,62 triệu VND; năm 2007 đạt 5,41 triệu VND.
2. Vai trò của Ngân hàng Ngoại thương trong lĩnh vực thanh toán quốc tế
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với tư cách là ngân hàng đối ngoại chủ lực của nước ta, một trung tâm thanh toán lớn nhất Việt Nam, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Với vai trò trung gian thanh toán, NHNT tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7695.doc