Chuyên đề Marketing nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn Thương Mại

Mục lục

Lời Mở Đầu 1

phần i. Tổng quan về khách sạn thương mại 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.1. Nhiệm vụ 4

1.1.2. Đối tượng và địa bàn kinh doanh 4

1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty du lịch và xúc tiến thương mại và khách sạn thương mại. 5

1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 9

1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn 9

1.2.2 Đặc điểm và nội dung kinh doanh của Khách sạn. 10

1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Khách sạn. 13

1.3.1 Thuận lợi 13

1.3.2. Khó khăn 14

1.3.3. Tình hình hoạt động của Khách sạn Thương Mại qua hai năm 2003-2004 14

phần ii. Thực trang marketing thu hút khách tại khách sạn thương mại và tác động đến khách Nhật Bản 17

2.1.Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản: 17

2.1.1. Vài nét về địa lý và lịch sử phát triển của nước Nhật Bản: 17

2.1.2. Mục đích và đặc tính tiêu dùng của người Nhật Bản: 19

2.2. Các hoạt động Marketing của Khách sạn thương mại: 20

2.2.1. Nghiên cứu thị trường. 20

2.2.2. Đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản. 22

2.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu. 22

2.2.4. áp dụng các chính sách Marketing- mix nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản của khách sạn thương mại. 23

2.3. Kết quả khai thác khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại: 30

2.4. Kết quả khai thác khách Nhật Bản tại khách sạn thương mại. 32

2.5. Đánh giá chung về hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại: 38

phần iii. Một số giải pháp thu hút thị trường khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại: 41

3.1. Xu hướng phát triển chung của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, phương hướng và mục tiêu của khách sạn thương mại trong thời gian tới: 41

3.1.1. Xu hướng phát triển chung của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam: 41

3.1.2. Phương hướng và mục tiêu của khác sạn thương mại trong thời gian tới: 45

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại: 46

Kết luận 55

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Marketing nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất coi trọng sự an toàn, chất lượng và muốn phục vụ bằng tiếng Nhật. Người Nhật Bản có lòng tự hào dân tộc cao. Vì vậy hướng dẫn viên cần phải hiểu biết về văn hoá nước Nhật và nên xen lẫn văn hoá của hai nước để họ thấy đến Việt Nam du lịch là quyết định đúng đắn. 2.2. Các hoạt động Marketing của Khách sạn thương mại: 2.2.1. Nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng của bất cứ công ty nào muốn hoạt động kinh doanh thành công. Mục đích của công tác này là nghiên cứu về tập khách mà công ty muốn thu hút để xác định khả năng tiêu thụ hay bán sản phẩm du lịch. Khách sạn thương mại thường nghiên cứu khách du lịch Nhật Bản theo 2 nguồn; Nghiên cứu tài liệu: khách sạn sử dụng các loại tài liệu sách báo liên quan đến người Nhật Bản đẻ tìm hiểu tâm lý, xem họ có nhu cầu, mong muốn gì để đáp ứng. Ngoài ra khách sạn còn thu thập các tài liệu thống kê về xu hướng khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách. Trong nghiên cứu tài liệu thì khách sạn đã sử dụng 2 nguồn tài liệu chính là nguồn tài liệu sơ cấp và nguồn tài liệu thứ cấp. Nguồn tài liệu thứ cấp: nguồn tài liệu thứ cấp mà khách sạn thương mại sử dụng là các tài liệu về báo cáo lỗ lãi của khách sạn trong những năm trước đây, báo cáo của bộ phậm thị trường, các báo cáo kết quả của các cuộc nghiên cứu trước… Đây là các tài liệu bên trong của khách sạn. Ngoài ra khách sạn còn sử dụng nguồn tài liệu bên ngoài là các ấn phẩm, sách của nhà nước, các thống kê của Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, các tạp chí chuyên ngành như: các nghiên cứu về du lịch khách sạn, các sách báo thường kỳ của tạo chí du lịch… Nguồn tài liệu sơ cấp: vì các nguồn tài liệu thứ cấp đã có trong một thời gian dài thì thường không còn chính xác và cập nhật tại thời điểm hiện tại nên khách sạn thương mại phải sư dụng nguồn tài liệu mới hơn đó là tài liệu sơ cấp. Các cán bộ thị trường của khách sạn thưong mại đã sử dụng thực nghiệm là chọn một số lượng khách khác nhau hỏi ngẫu nhiên số khách đó rồi rút ra kết luận và kết quả cần thiết. Công cụ mà người nghiên cứu sử dụng là các phiếu điều tra trong đó chứ đựng tất cả các thông tin muốn biết hoặc tiến hành nghiên cứu một tập khách mà khách sạn đang muốn thu hút… Nghiên cứu khảo sát thực tế: khách sạn sử dụng điện thoại gọi trực tiếp đến khách du lịch, phỏng vấn trực tiếp hỏi ý kiến về sự thoả mãn của khách đối với các dịch vụ, đến tận chỗ cả khách du lịch để tìm hiểu rồi tổng kết lại, sau đó phân tích nhu cầu của họ và tìm cách khắc phục yếu kém, nâng cao chất lượng phục vụ phù hợp. 2.2.2. Đoạn thị trường khách du lịch Nhật Bản. Để lựa chọn một số tập khách du lịch Nhật Bản làm khách hàng mục tiêu khách sạn thương mại đã sử dụng một số tiêu thức phân đoạn sau: Phân đoạn theo giới tính: có 2 loại khách, khách nam và khách nữ. khách du lịch Nhật Bản là nam giới thường đến Việt Nam nhiều hơn là khách nữ do nữ giới Nhật Bản thường phải ở nhà chăm sóc gia đình. Phân đoạn theo độ tuổi: khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thường từ độ tuổi thanh niên và trung niên, cao niên và trẻ nhỏ thì rất ít vì họ phải học. Phân đoạn theo mục đích chuyến đi; khách du lịch Nhật Bản ở khách sạn thương mại chủ yếu là khách công vụ, khách du lịch thuần tuý và khách mục đích khác rất ít. Dựa trên các tiêu thức phân đoạn thị trường bước tiếp theo của tiến trình này là lựa chọn thị trường mục tiêu. 2.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu. Trên cơ sở phân đoạn thị trường và đánh giá các đoạn thị trường dựa trên quy mô tăng trưởng của thị trường và khả năng đáp ứng đoạn thị trường của khách sạn. khách sạn thương mại nhận thấy rằng cần phải quyết định lựa chọn các đoạn thị trường cụ thể để tiến hành kinh doanh đó là đoạn thị trường mục tiêu. Khách sạn thương mại lựa chọn tập khách du lịch Nhật Bản với mục đích công vụ và khách trung niên là nam giới để tập trung thu hút, tìm hiểu nhu cầu của họ để đáp ứng đầy đủ nhất. Ngoài ra khách sạn cũng đánh giá cao sự đóng góp của khách du lịch Hàn Quốc và cũng có những chính sách nhất định để thu hút tập khách này. Định vị: Định vị thị trường có nghĩa la xác định vị trí của sản phẩm dịch vụ trên thị trường so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng. Khách sạn thương mại nhận thấy rằng hiện nay các khách sạn cùng loại khách trên cùng khu vực đang rất muốn tập trung thu hút tập khách du lịch Nhật Bản. Vì thế muốn cạnh tranh với các khách snạ khác thì khách sạn thương mại phải tạo ra sự khách biệt về giá, chất lượng. Khách sạn cũng nhận thấy tập khách công vụ Nhật Bản có yêu cầu về chất lượng nhưng không phải quá cao, giá thì vừa phải nhưng phải gần với thiên nhiên vì thế khách snạ có thể đáp ứng được. 2.2.4. áp dụng các chính sách Marketing- mix nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản của khách sạn thương mại. Chính sách sản phẩm: Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch nói chung và khách du lịch Nhật Bản nói riêng thì khách sạn thương mại đã sử dụng chính sách sản phẩm nhằm đem đến sự hài lòng nhất cho khách. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của khách sạn bao gồm: Các dịch vụ lưu trú với 4 loại phòng đó là: Phòng Standard Phòng Duluxe Phòng Superiou Suite Phòng Royal Suite Các loại phòng ở của khách sạn có đầy đủ các tiện nghi cần thiết, đáp ứng nhu cầu của khách, trang thiết bị trong phòng hiện đại, các phòng đều thoáng vì có cửa sổ rất rộng đây là điểm mạnh của khách sạn mà khách du lịch rất ưa thích. Với tiêu chuẩn phòng ở như vậy nên công suất phòng ở của khách sạn rất cao, mùa cao điểm vào tháng 9 đến tháng 4 công suất phòng đạt trung bình 90%, vào những mùa thấp điểm công suất của khách sạn là 77%. Đây là kết quả khá cao, sắp tới khách sạn đang có kế hoạch nâng cấp phòng ở khách sạn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách. Các dịch vụ ăn uống: Nhà hàng ăn Âu. Nhà hàng ăn á. Nhà hàng Hàn Quốc. Tiệc cưới Buffe … Hệ thống nhà hàng của khách sạn với diện tích 300m2 đủ để phục vụ số lượng khách trong khách sạn và khách địa phương. Ngoài ra khi khách đặt tiệc cưới thì với diện tích đó có thể phục vụ được một số lượng khách rất lớn. Kinh doanh tiệc đã góp phần tăng doanh thu khôngnhỏ cho khách sạn chiếm 10% doanh thu. Kinh doanh tour du lịch: có cả du lịch trong nước và du lịch quốc tế, du lịch quốc tế chỉ khu vực Châu á. Du lịch trong nước khách sạn có các tour: Hà Nội – Sầm Sơn, Hà Nội – Hạ Long – Tuần Châu, Hà Nội – Phong Nha – Huế, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Ninh Bình, Tour xuyên Việt… du lịch nước ngoài: Hà Nội – Thái Lan, Hà Nội – Singapore, Hà Nội – Nam Ninh (Trung Quốc).. Các dịch vụ giải trí và bổ sung khác: Dịch vụ giặt là Dịch vụ hội thảo, hội nghị Massage, Internet, phòng tập thể thao … Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách, khách sạn luôn chú ý đảm bảo chất lượng phòng ở, các dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung dành cho khách du lịch Nhật Bản. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng thì khách sạn thương mại cũng luôn chú ý xây dựng các sản phẩm mới dnàh cho khách Nhật Bản. Hiện nay trong khách sạn cũng đã sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp với khách Nhật khi cần thiết. Chính sách giá: Hiện nay thị trường Nhật Bản còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn ở Việt Nam và đặc biệt là ở miền Bắc, vì vậy mức độ thu hút khách du lịch Nhật Bản chưa cao bằng ở thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều nguyên nhân và mức giá cũng là một nguyên nhân không nhỏ. Khách sạn thương mại đã áp dụng giá cho các loại phòng ở khách sạn như sau: Với vị thế là một khách sạn của Bộ Thương mại và là khách sạn 3 sao thì mức giá đó là hợp lý, phù hợp với các tập khách. Người Nhật tuy coi trọng chất lượng phòng ở nhưng cũng cần để ý đến giá cả, nếu chất lượng cao thì giá cả không quan trọng, nhưng nếu chất lượng không cao thì mức giá phải ở mức vừa phải vì người Nhật Bản rất công bằng. Nắm bắt được tâm lý này của khách du lịch Nhật Bản, khách sạn đã đưa ra mức giá rất hợp lý đối với khách Nhật, giá phòng dnàh cho khách du lịch Nhật Bản và các khách khác mà khách sạn áp dụng bao giờ cũng thấp hơn so với khách sạn khác 10$. Chính vì vậy mà số lượng khách đến khách sạn mấy năm gần đây tăng tương đối cao, tổng số khách đến khách sạn năm 2004 tăng 23,43% so với năm 2003, riêng khách du lịch Nhật Bản tăng 27,78% so với năm 2003. Đây là kết quả mà khách sạn cần phát huy. Chính sách phân phối: Có một lượng khách không nhỏ và đảm bảo duy trì được lượng khách đó có một phần công không nhỏ của công tác phân phối. Khách sạn thương mại cũng sử dụng các kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối gián tiếp được khách sạn sử dụng chủ yếu, khách sạn bán sản phẩm qua các trung gian là các công ty lữ hành như: Việt Nam tour, Green Tour, Open Tour, Bến Thành Tour… các đại lý du lịch, sân bay vì các khách du lịch chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông hàng không. Và kết quả cho thấy rằng 87% khách du lịch đến khách sạn lưu trú là đặt phòng thông qua kênh phân phối này. còn lại 13% khách là tự đặt hoặc thông qua phân phối trực tiếp. Đối với khách du lịch Nhật Bản khách sạn thường bán sản phẩm thông qua các công ty lữ hành của Nhật Bản hoặc thông qua các công ty liên doanh Việt Nam – Nhật Bản để cung cấp cho các chuyên gia người Nhật khi họ sang công tác tại Việt Nam, đồng thời khách sạn luôn giữ mối quan hệ tốt với các công ty này hy vọng có thể đón các đoàn khách công vụ của công ty đó. Chính sách khuyếch trương: Trong kinh doanh du lịch thì chính sách phân phối và chính sách xúc tiến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có hoạt động quảng cáo khuyếch trương phụ thuộc rất lớn vào kênh phân phối vì chính kênh phân phối sẽ quyết định đối tượng và phương thức quảng bá. Khách sạn thương mại sử dụng nhiều hình thức quảng cáo: Gọi điện trực tiếp cho khách hàng để cung cấp thông tin về khách sạn. Gửi thư qua bưu điện đến các địa chỉ cụ thể mà khách sạn muốn thu hút. Trả lời thắc mắc của khách hàng qua truyền hình, đài phát thanh, qua điện thoại, thư điện tử… Phát tờ rơi tập gấp của khách sạn qua thư, fax, email hoặc đến tận văn phòng của công ty để quảng cáo. các tập gấp của khách sạn có nội dung đa dạng trong đó chứa toàn bộ thông tin về các dịch vụ có trong khách sạn, hình thức của tập gấp đẹp và thoáng, ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Việt. Quảng cáo trên báo và tạp chí du lịch trong nước như báo Du lịch, báo Hà Nội mới,… báo nước ngoài như tạp chí New Times,… Tham gia hội chợ Du lịch Hà Nội, các triển lãm về Du lịch của Sở Du lịch Hà Nội và Tổng cục Du lịch, khi tham gia thì khách sạn thương mại đã chuẩn bị các tập gấp và tờ rơi để phân phát cho các công ty du lịch và những khách hàng quan tâm. Trong gian hàng của khách sạn thương mại sẽ trưng bày đầy đủ các thông tin về khách sạn như phòng ở, nhà hàng, các dịch vụ bổ sung như massage, internet… Ngoài các phương tiện truyền thông nói trên thì khách sạn còn sử dụng các công cụ đặc thù khách như truyền tin qua cơ sở vật chất của khách sạn bao gồm các nội dung: Quảng cáo tại nơi bán hàng bằng cơ sở vật chất: tại các nơi mà có khách thường xuyên tiếp xúc như quầy lễ tân, bàn tiếp khách,… kháhc sạn thường trưng bày áp phích, các tờ thiếp của khách sạn, bảng hướng dẫn,… để giới thiệu cho khách hàng biết các sản phẩm dịch vụ hiện có trong khách sạn, cũng như khả năng sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ này. Khách sạn sử dụng logo thống nhất của khách sạn, các logo và tên của khách snạ được in trên các dụng cụ có trong phòng nghỉ của khách như; chăn đắp, mền phủ, khăn mặt và khăn tắm, thảm chân, bàn chải, nước tắm gội, lược … Truyền tin qua các nhân viên tiếp xúc với khách như nhân viên lễ tân, nhân viên hành lý… Truyền tin qua khách hàng quá khữ, nhờ các khách hàng này giới thiệu cho các khách hàng khác. Đây là phương thức quảng cáo rất hiệu quả đối với ngành dịch vụ. Có chính sách cho khách du lịch mới dùng thử một đêm tại khách sạn miễn phí hoặc giảm giá để lôi kéo khách du lịch về với khách sạn, đặc biệt là khách du lịch Nhật Bản. Có chính sách giảm giá khuyến mại cho khách nghỉ dài ngày, khách sạn đã áp dụng giảm 2US$ cho khách nghỉ trên 2 tuần và khách đặt trên 8 phòng một đêm. Có chính sách quà tặng và hoa hồng cho người đặt phòng. Có những chương trình khuyến mại cho các mùa thấp điểm để thu hút khách. Nhờ có những chính sách này mà khách sạn có số lượng khách rất đông và số đêm nghỉ lại của khách tăng lên 10% so với năm 2003. Chính sách con người: Con người là yếu tố mà khách sạn thương mại rất quan tâm, chính sách con người cũng được khách sạn xây dựng cụ thể; Nhân viên trong khách sạn ngay từ đầu được tuyển chọn kỹ lưỡng có đủ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ. Hiện nay trong khách sạn có 30% nhân viên có bằng đại học, 30% có bằng cao đẳng, 35% trung cấp, 5% tốt nghiệp lớp 12, 70% nhân viên giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh, 10% nhân viên biết trên một ngoại ngữ. Trong quá trình làm việc các nhân viên còn được cử đi học thêm về nghiệp vụ. Khách sạn còn mời các chuyên gia là người nước ngoài và cụ thể khách sạn đã mời chuyên gia người Nhật Bản đến dạy về tiếng Nhật và cách quản lý, đồng thời truyền đạt lại tâm lý của người Nhật cho các nhân viên để họ có kiến thức phục vụ tốt hơn cho khách du lịch Nhật Bản. Khách sạn đã cử một số cán bộ ra nước ngoài để học thêm về cách quản lý. Có chế độ lương thưởng hợp lý để khuyến khích nhân viên, quan tâm cả về đời sống tinh thần cho nhân viên. hàng năm khách sạn đều tổ chức cho mọi người đi nghỉ mát, chia sẻ buồn vui cùng nhân viên vì thế nên nhân viên luôn làm việc cho khách sạn như cho chính bản thân mình và năng suất khá cao tăng hàng năm khoảng 14% - 15%. Chúng ta đều biết các dịch vụ tốt thường được sản xuất ra bởi những nhân viên có trình độ, có lòng yêu nghề, tâm huyết trong công việc. Khách sạn thương mại thật may mắn vì đã tuyển dụng và sử dụng được những nhân viên như vậy. Tạo sản phẩm trọn gói và lập chương trình: ở khách sạn thương mại hiện nay đã cung cấp nhiều các sản phẩm trọn gói như; trọn gói tiệc cưới, trọn gói phục vụ hội thảo hội nghị… Các sản phẩm trọn gói này tại khách sạn đã cung cấp cho khách toàn bộ các dịch vụ cần thiết, ví dụ như đối với sản phẩm hội nghị trọn gói bao gồm cung cấp dịch vụ phòng hội nghị, máy chiếu LCD, micro, phông chữ, nước tinh khiết, trà hoặc cafe giữa buổi còn có ăn nhẹ, kết thúc hội nghị khách sạn còn có quà dành cho mỗi người… Các sản phẩm trọn gói tại khách sạn đã đem lại doanh thu không nhỏ cho khách sạn. Hiện nay khách sạn đang cố gắng tạo thêm nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ cho khách. Quan hệ đối tác: Để có một lượng khách lớn như hiện nay một phần là nhờ mối quan hệ giữa khách sạn với các đối tác bạn hàng. Khách sạn thương mại có quan hệ mật thiết với các công ty du lịch như công ty du lịch Hà Nội, công ty du lịch Bến Thành… thông qua các công ty này khách sạn sẽ mất một khoản tiền nhất định làm hoa hồng để nhờ bán các sản phẩm lưu trú của khách sạn. Khách sạn thương mại còn có mối quan hệ tốt với các tổ chức, cơ quan nhà nước đặc biệt là Bộ Thương mại để tận dụng mọi cơ hội mà các tổ chức này dành cho khách sạn. Có quan hệ tốt với các hãng hàng không với mục đích cùng phục vụ khách tốt nhất đồng thời nhờ hãng hàng không quảng bá giúp khách sạn. Ngoài ra khách sạn thương mại cũng đặc biệt quan tâm để giữ các mối quan hệ tốt với các khách sạn bạn nhằm mục đích cân đối cung cầu khi cần thiết, 2.3. Kết quả khai thác khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại: Kết quả khai thác khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam: Thị trường Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 So sánh năm 2004/2003 +/- % Trung Quốc 693.171 778.431 85.260 112,3 Mỹ 218.854 272.472 53.619 124,5 Nhật Bản 209.576 267.210 57.634 127,5 Đài Loan 208.185 256.900 48.715 123,4 Hàn Quốc 130.092 232.995 102.903 179,1 Khách khác 969.895 1.119.867 149.972 115,5 Tổng số 2.429.773 2.927.876 498.103 120,5 (Nguồn Tổng cục Du lịch) Dựa vào bảng trên ta thấy rằng khách du lịch đến Việt Nam năm 2004 tăng cả về số lượng khách và tốc độ với năm 2003. Do tất cả các thị trường khách đều tăng lên đặc biệt là khách Nhật Bản và khách hàn quốc có tốc độ tăng rất cao. Riêng khách du lịch Nhật Bản năm 2004 so với năm 2003 tăng 57.634 lượt khách tương ứng tăng 27,5% đây là một kết quả đáng khích lệ. Nguồn khách Đơn vị tính Tháng 4/2005 So với cùng kỳ năm 2004 Trung Quốc Lượt khách 246.066 -3,1% Mỹ 115.161 +18,6% Hàn Quốc 101.390 + 60,1% Nhật Bản 93.579 + 22% Đài Loan 89.741 + 14,1% (Nguồn: Tổng cục Du lịch) Theo bảng trên ta thấy số khách du lịch đến Việt Nam tháng 4/2005 là tăng so với tháng 4/2004 chủ yếu tăng lượng khách hàn quốc, Nhật Bản. khách Nhật Bản vào Việt Nam tăng khá nhanh cả về số lượng, tốc độ chứng tỏ trong con mắt người Nhật thì Việt Nam là một điểm đến đã có sự hấp dẫn. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Lượt khách 95.258 113.514 152.755 152.755 279.769 209.730 167.210 Tăng so với năm trước - 19,16% 34,57% 0 83,15% - 20,03% 27,41% Khủng hoảng tiền tệ xảy ra ở Châu á làm kinh tế nhiều nước khó khăn, Nhật Bản cũng nằm trong số đó. Tăng trưởng kinh tế GDP của Nhật Bản trong hơn 10 năm qua có suy giảm liên tục. Vì vậy những năm gàn đây chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần điều chỉnh chính sách để khắc phục vì thế kinh tế Nhật Bản đã dần dẫn khôi phục, đời sống nhân dân đã nâng cao mà thể hiện rõ nhất là khách du lịch Nhật Bản đã đi du lịch nhiều hơn. Năm 1999 tổng số khách Nhật Bản đến Asean là 3.344.800 lượt đến năm 2000 là 3.748.467 lượt tăng 12,1%. Khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt năm 2000 nước ta bắt đầu mở tuyến bay thẳng Thành phố Hồ Chí Minh – Tokyo, việc đi lại của khách du lịch Nhật Bản đã thuận tiện hơn, vì thế lượng khách Nhật Bản không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2002 tăng 34,57% so với năm 1999, đến năm 2001thì không thay đổi do khủng hoảng kinh tế, tài chính. Năm 2004 số lượng khách Nhật Bản lại tăng nhanh 27,41%. 2.4. Kết quả khai thác khách Nhật Bản tại khách sạn thương mại. Do việc áp dụng các chính sách marketing nhằm thu hút khách và đặc biệt việc xác định thị trường Nhật Bản là thị trường mục tiêu với nhiều hình thức thu hút, khách sạn thương mại đã đạt được kết quả như sau: Chỉ tiêu 2003 2004 So sánh Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng +/- % Nhật 5.400 31 6.900 32 1.500 27,78 Hàn Quốc 3.600 21 3.670 17 70 1,94 Đài Loan 2.800 16 3.240 15 440 15,71 Nước khác 1.100 6 1.790 8 690 62,73 Việt Nam 4.600 26 6.000 28 1.400 30,43 Tổng 17.500 100 21.600 100 4.100 23,43 (Nguồn: Khách sạn Thương mại) Theo bảng số liệu trên ta thấy số lượng khách Nhật Bản năm 2004 so với năm 2003 tăng cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2004 khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn là 6.900 khách vượt so với năm 2003 là 1.500 lượt khách tương ứng tăng 27,78%, đây là kết quả tương đối tốt. Không chỉ có lượng khách Nhật Bản mà hầu hết các khách đều có xu hướng tăng lên cả về số lượng khách và tỷ trọng. Đặc điểm về cơ cấu khách Nhật Bản đến khách sạn Thương Mại. Cơ cấu khách theo mục đích chuyến đi: Bảng: số lượng khách theo mục đích chuyến đi: Chỉ tiêu DL thuần tuý (người) Tỷ trọng % DL công vụ (người) Tỷ trọng % Mục đích khác (người) Tỷ trọng % 2003 4.020 23 9.100 52 4.375 25 2004 4.320 20 12.528 58 4.752 22 (Nguồn: khách sạn thương mại) Theo bảng trên ta thấy khách Nhật Bản đến với khách sạn thương mại chủ yếu là mục đích công vụ tìm đối tác kinh doanh. Khách đi du lịch công vụ năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.428 lượt khách tương ứng tăng 37,67%. Trong khi đó khách đi với mục đích khác tăng 377 lượt và tương ứng tăng 8,62%. Từ đó kết luận rằng không chỉ khách công vụ Nhật Bản ở khách sạn thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất mà tỷ lệ tăng của khách công vụ Nhật Bản cũng cao nhất. Đây là tập khách mà khách sạn cần phải thu hút. Theo giới tính. Đa số khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại là để lưu trú và công tác dài ngày hoặc đi công vụ tìm đối tác làm ăn nên hầu hết đều là nam giới rất ít nữ, ở khách sạn thương mại nam giới người Nhật Bản chiếm 65%, nữ giới chiếm 35%. Theo độ tuổi: Theo độ tuổi Số khách (người) Tỷ trọng (%) Nhỏ hơn 20 345 5 Từ 20 đến 44 690 10 Từ 45 đến 55 5.175 75 Lớn hơn 55 690 10 Tổng 6.900 100 (Nguồn: khách sạn thương mại) Theo số liệu trên ta thấy khách Nhật Bản đến với khách sạn chủ yếu ở độ tuổi từ 45-55 (75%) vì đây là độ tuổi của các doanh nhân Nhật Bản. Họ đến đây với mục đích kinh doanh vì thế khách ở độ tuổi này rất nhiều. Bên cạnh đó còn có các khách đi cùng với gia đình du lịch thuần tuý, tập khách này thường lại ở rất dài ngày tuy nhiên tỷ lệ không cao. Đứng thứ hai là tập khách ở độ tuổi 20 – 40 và độ tuổi trên 55 (10%). Với tập khách ở độ tuổi từ 20 – 44 thì mục đích của họ chủ yếu là đến kinh doanh tại công ty liên doanh với Việt Nam, hay các công ty của Nhật Bản, các khách này thường là các chuyên gia chỉ đến trong một thời gian ngắn hoặc là các giám đốc thì ở lại lâu dài tại khách sạn. ở độ tuổi này có các đôi uyên ương đi nghỉ tuần trăng mật tại Việt Nam và lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra còn có tập hợp các sinh viên Nhật Bản có nhu cầu tìm hiểu văn hoá Hà Nội – Việt Nam cũng đến đây. Với tập khách ở độ tuổi trên 55 chủ yếu là khách đi du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi, an dưỡng, tập khách này thường đi theo đoàn rất đông và ở tương đối dài ngày. Thời gian đi du lịch. Thời gian của khách Nhật Bản đến khách sạn thương mại rải rác vào tất cả các tháng trong năm nhưng tập trung nhiều nhất vào cuối tháng 8 đến hết tháng 11. thời gian lưu lại của khách Nhật Bản thì thường khác nhau có khách thì thời gian ở có thể tính theo tháng, theo tuần và cũng có khách ở rất ít có khi chỉ 1 đến 2 đêm, tuy nhiên tính trung bình ra thì khách Nhật Bản ở khách sạn thương mại từ 7 đến 10 ngày. Đây là điều đáng mừng vì thời gian lưu lại trung bình của khách du lịch Nhật Bản ở Việt Nam theo thống kê chỉ 8 ngày. Cơ cấu chi tiêu của khách. Bảng: cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày của khách Nhật Bản tại khách sạn thương mại. Khoản chi 2002 2003 2004 ST (USD) TT (%) ST (USD) TT (%) ST (USD) TT (%) Lưu trú 31 68,89 31 64,58 32 60,38 Ăn uống 4 8,89 4 8,33 5 9,43 Giải trí 7 15,56 8 16,67 10 18,87 Quà LN 2 4,44 2 4,17 3 5,66 DV khác 1 2,22 3 6,25 3 5,66 Tổng chi 45 100 48 100 53 100 (Nguồn: khách sạn thương mại) Chỉ tiêu bình quân cho 1 ngày của khách Nhật Bản tại khách sạn thương mại từ năm 2002 đến năm 2004 tăng lên 17,78%. Năm 2004 so với năm 2003 tăng hơn 10,42% là do: Khách Nhật Bản chi cho lưu trú tăng 3,23%, chi cho ăn uống không nhiều vì khách thường đi từ sáng đến tối mới về nên ít sử dụng dịch vụ ăn uống tuy nhiên năm 2004 vẫn tăng so với 2003 là 25%. Khách Nhật Bản ở Khách Sạn chi cho các hoạt động giải trí cũng khá cao 10$/1ngày chủ yếu là sử dụng massage, chơi thể thao, internet … năm 2004 tăng 255 so với năm 2003. Chi cho mua quà lưu niệm và cho các dịch vụ khác thì rất nhỏ, khoảng 3$/1ngày. Trong tổng chi tiêu cho cả 1 ngày của khách Nhật Bản chủ yếu là lưu trú chiếm hơn 60% trong tổng chi tiêu 1 ngày của họ. Còn chi cho vận chuyển thì không có vì ở khách sạn không có dịch vụ vận chuyển. Trên đây là kêt quả nghiên cứu thu chi bình quân 1 ngày của khách Nhật Bản tại khách sạn thương mại, mức chi tiêu này không phải là cao so với mức chi tiêu này ở khách sạn tầm cỡ ở Việt Nam. Song xem xét một cách cụ thể thì mức chi tiêu này là hợp ký vì những năm gần đây sự cạnh tranh của khách sạn thương mại với các khách sạn cùng loại đặc biệt là các khách sạn liên doanh với Nhật Bản như Nikko hoặc các khu nghỉ của người nhật như Gana Garden, Coco Gadent,… là điều khó tránh khỏi tuy nhiên khách sạn thương mại thấy rằng không phải bất cứ khách nhật nào cũng có khả năng ở được lâu dài tại khách sạn Nikko vì chi phí cao và khách sạn thương mại tập trung thu hút những tập khách đó. Trong những năm gần đây, nhận thấy thị trường khách du lịch Nhật Bản là một thị trường tiềm năng đầy triển vọng và hứa hẹn nhiều kết quả cao, khách sạn đã tập trung đề ra các biện pháp thu hút thị trường khách này nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận và uy tín trên thị trường quốc tế và khu vực. Kết quả khai thác khách du lịch Nhật Bản của khách sạn thương mại: Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 So sánh 2004/2003 Số lượt khách Khách quốc tế Khách Nhật Bản Tỷ trọng LK - - % 12.900 5.400 42 15.600 6.900 44 2.700 1.500 2 20,9 27,78 Số ngày khách Khách quốc tế Khách Nhật Bản Tỷ trọng NK - % 5.160 2.700 52 70.200 48.300 39 18.600 21.300 17 37,52 78,89 Doanh thu Khách quốc tế Khách Nhật Bản Tỷ trọng 2.373.600 1.215.000 51 3.264.300 2.559.900 78 890.700 1.344.900 27 37,52 110,69 DTBQ 1 khách Khách quốc tế Khách Nhật Bản Tỷ trọng 184 225 122,28 209,25 194,91 93,15 25,25 -30,09 -29,13 13,72 -13,37 Doanh thu bình quân 1 ngày Khách quốc tế Khách Nhật Bản Tỷ trọng 46 37,5 81,52 46,5 27,84 59,87 0,5 -9,66 -21,65 1,09 -25,76 Số ngày lưu trú bq 1 khách Khách quốc tế Khách Nhật Bản Tỷ trọng 4 6 150 4,5 7 155,55 0,5 1 150 12,5 16,67 133,36 Qua bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMarketing nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại.Doc
Tài liệu liên quan