MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNVVN 3
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại. 3
1.1.1. Các quan điểm về ngân hàng thương mại 3
1.1.4. Vai trò của ngân hàng thương mại 7
1.1.4.2. Chuyển thời hạn vốn 7
1.1.4.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng 8
1.1.4.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất và lưu thông hàng hóa 8
1.1.5. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 8
1.1.5.1. Hoạt động huy động vốn 8
1.1.5.2. Hoạt động sử dụng vốn 11
1.1.5.3. Hoạt động trung gian 13
1.2. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 13
1.2.2.1 Những điểm mạnh của doanh nghiệp vừa và nhỏ 15
1.2.2.2. Những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 19
1.2.3.1. DNVVN góp phần tăng tổng thu nhập quốc nội, giải quyết công ăn việc làm và góp phần ổn định xã hội 20
1.2.3.2. DNVVN cung cấp một phần không nhỏ các sản phẩm trong nền kinh tế 20
1.2.3.3. DNVVN có vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác thế mạnh của từng vùng 21
1.2.3.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thúc đẩy quá trình đô thị hoá 21
1.2.4. Vai trò vốn cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 22
1.2.4.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách kịp thời 22
1.2.4.2. Nâng cao việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp 23
1.2.4.3. Thúc đẩy các DNVVN tăng cường thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh 23
1.3. Cho vay của ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 24
1.3.1. Các phương thức cho vay của ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 24
1.3.2. Mở rộng cho vay DNVVN của ngân hàng thương mại 26
1.3.2.1. Mở rộng về quy mô 26
1.3.2.2. Mở rộng các phương thức cho vay 27
1.3.2.3. Mở rộng đối tượng cho vay 28
1.3.2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHNo & PTNT THANH XUÂN 30
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 30
2.1.2. Khái quát về NHNo & PTNT Thanh Xuân 30
2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thanh Xuân 30
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của NHNo & PTNT Thanh Xuân 32
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu một số năm gần đây 35
2.2. Thực trạng cho vay DNVVN tại NHNo & PTNT Thanh Xuân 44
2.2.1. Thực trạng DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 44
2.2.2. Thực trạng cho vay DNVVN tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 45
2.3. Đánh giá thực trạng cho vay DNVVN tại NHNo & PTNT Thanh Xuân 53
2.3.1. Kết quả 53
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 54
2.3.3.1 Hạn chế 54
2.3.2.2. Nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT THANH XUÂN 58
3.1. Những định hướng mở rộng cho vay DNVVN tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 58
3.1.1. Định hướng phát triển DNVVN 58
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay DNVVN của Đảng và Nhà nước 60
3.1.3. Định hướng mở rộng cho vay đối với DNVVN của NHNo & PTNT Thanh Xuân 62
3.1.3.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2007 62
3.1.3.2. Định hướng mở rộng cho vay đối với DNVVN của chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân 62
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay của DNVVN tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân 64
3.2.1. Giải pháp đối với các khoản nợ quá hạn 64
3.2.2. Tăng cường công tác thẩm định khách hàng 64
3.2.3. Tăng cường các hoạt động marketing 67
3.2.4. Mở rộng đôí tượng khách hàng phục vụ 69
3.2.5. Đa dạng hoá các hình thức cho vay 69
3.2.6. Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng nâng cao trình độ năng lực 70
3.2.7. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát khi cho vay 70
3.3. Kiến nghị 71
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước 71
Với chính phủ 71
3.3.2. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 73
3.3.3. Kiến nghị với các DNVVN 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ì…là nguyên nhân gây ra rủi ro trong việc cho vay của ngân hàng. Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc…Nhiều người vay đã không suy nghĩ tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Trong trường hợp còn lại, người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Họ chây ì với hi vọng có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.
Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai… là một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Mặt khác, sống trong môi trường “ Tiền bạc ”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng. Như vậy, chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro tín dụng. Rủi ro trên của các khoản vay buộc ngân hàng cần có những biện pháp cần thiết giảm thiểu rủi ro nâng cao chất lượng và hiệu quả trong những khoản cho vay.
Chỉ tiêu hiệu quả cho vay được xác định như sau:
Lãi từ hoạt động cho vay
Chỉ số thu nhập từ hoạt động cho vay =
Tổng thu nhập
Thu từ hoạt động cho vay là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng đem lại. Mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN một cách hiệu quả cả về chất lượng và số lượng sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TẠI NHNo & PTNT THANH XUÂN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
2.1.2. Khái quát về NHNo & PTNT Thanh Xuân
2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thanh Xuân
Nhằm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, ngành ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực vào sự phát triển của đất nước, từng bước đưa đất nước thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, bắt kịp sự phát triển các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Sự thay đổi tích cực lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải kể đến đó là sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp với sự phân biệt rõ ràng giữa hai chức năng là quản lý và kinh doanh tiền tệ. Sự chuyển biến đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần vào sự phát triển chung của các ngân hàng thương mại.
Theo Quyết định số 59/QĐ của thống đốc NHNN vào tháng 08/1988 NHNo & PTNT Hà Nội được thành lập, có trụ sở chính tại số 77 Lạc Trung- Quận Hai Bà Trưng- Hà nội.
Xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, ngày 01/04/1996 Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam ký Quyết định số18/NHN-02 thành lập chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân, địa chỉ giao dịch tại 106 Nguyễn Trãi- Thanh xuân- Hà Nội.
Ngày 03/07/1996, ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một ngân hàng cấp 4. Sau một thời gian hoạt động, ngày 01/01/1999 NHNo & PTNT quận Thanh Xuân được nâng lên thành ngân hàng cấp 3, loại 2. Sau một năm hoạt động NHNo & PTNT quận Thanh Xuân được nâng lên thành ngân hàng cấp 2, loại 4, trực thuộc NHNo & PTNT chi nhánh Thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý của chi nhánh là thuộc một quận nằm giáp ranh với thị xã Hà Đông- tỉnh Hà Tây , xa trung tâm thành phố, kinh tế đang phát triển. Có nhiều nhà máy và công ty lớn: Nhà máy thuốc là Thăng Long, nhà máy cơ khí, Công ty giày Thượng Đình, Công ty Xà Phòng, Công ty Cao su sao vàng… Và nằm trên địa bàn quận có nhiều ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần: NHNo Nam HN, NHNo Hà Tây, NHCT Thanh Xuân, NHCP Quân đội, Kho bạc nhà nước Thanh Xuân…
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của NHNo & PTNT Thanh Xuân
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân
Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Phòng kinh doanh
Phó giám đốc
Phòng giao dịch 32,33,34,46
Phòng kế toán- ngân quỹ
Giám đốc
Cơ cấu tổ chức gồm các phòng chức năng sau:
Ban giám đốc
Giám đốc: Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo phòng kinh doanh.
Phó giám đốc: được uỷ quyền của giám đốc phụ trách phòng kế toán- ngân quỹ và các phòng giao dịch về công tác kế toán- ngân quỹ, là trưởng ban quản lý kho quỹ, trưởng ban quản lý ATM.
Các phòng chức năng
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh gồm: 07 người, trong đó có 2 lãnh đạo phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh là:
Tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới để mở rộng cho vay; khai thác các dịch vụ và thu hút nguồn vốn.
Đảm nhiệm các nghiệp vụ tín dụng phát sinh và thực hiện các chủ trương, cơ chế về công tác tín dụng.
Trực tiếp đi thẩm định các dự án có quy mô vừa và nhỏ, thu thập các thông tin từ đó phân tích để tham mưu cho giám đốc đưa ra quyết định đầu tư hay không đầu tư.
Thực hiện các nghiệp vụ khác liên quan đến tín dụng như: các nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, …
Phòng kế toán –ngân quỹ
Phòng kế toán- ngân quỹ gồm: 11 người, có 01 trưởng phòng; đảm nhiệm cả hai việc là kế toán nội bộ và kế toán giao dịch.
Kế toán nội bộ:
Thực hiện công tác kế toán và quản lý chi tiêu nội bộ như chi trả lương cho cán bộ, thanh toán tiền điện nước, tiền thuê nhà, …
Hàng tháng, hàng quỹ, hàng năm báo cáo với ban giám đốc về tổng thu- chi.
Kế toán giao dịch:
Xử lý các nghiệp vụ nhận, trả tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân; nhận, trả tiền gửi tiết kiệm.
Thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền gồm; chuyển tiền điện tử, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng, Western Union, …
hiện các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
Thực hiện ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời từng nghiệp vụ phát sinh về hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, chuyển tiền, …
Các dịch vụ thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ATM, …
Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quỹ, hàng năm lập cân đối và gửi báo cáo lên ngân hàng cấp trên.
Các phòng giao dịch
Có bốn phòng giao dịch : PGD32, PGD33, PGD34, PGD46. Có 4 trưởng phòng và các giao dịch viên thực hiện nhiệm vụ huy động nguồn vốn, cho vay và thực hiện các dịch vụ khác.
PGD32 có 04 người bao gồm 01 trưởng phòng, 02 giao dịch viên và 01 bảo vệ ( Địa chỉ: số 105 Nguyễn Tuân- Thanh Xuân- Hà Nội)
PGD33 có 04 người bao gồm 01rưởng phòng, 02 giao dịch viên và 01 bảo vệ ( Địa chỉ: số 5 Nguyễn Quý Đức- Thanh Xuân- Hà Nội)
PGD34 có 03 người bao gồm 01 trưởng phòng, 01 giao dịch viên và 01 bảo vệ ( Địa chỉ: số 106 Khương Trung- Thanh Xuân- Hà Nội)
PGD46 có 03 người bao gồm 01 trưởng phòng, 01 giao dịch viên và 01 bảo vệ ( Địa chỉ: số 74 Đường Trường Chinh- Hà Nội)
Phân loại
Tổng cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 38 người trong đó có 09 hợp đồng( 08 bảo vệ), 29 biên chế; về trình độ chi nhánh có 09 cán bộ có trình độ cao đẳng và 21 cán bộ có trình độ đại học.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu một số năm gần đây
NHNo & PTNT quận Thanh Xuân hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay, bên cạnh những hoạt động chính còn có các dịch vụ khác như chuyển tiền điện tử, thanh toán chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh dự thầu, dịch vụ thẻ ATM…Với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi đối với các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư…đầu tư cho vay các thành phần kinh tế trong xã hội. Là một chi nhánh cấp II trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam (01/04/1996), ngay khi thành lập chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân đã có được những thuận lợi song cũng không ít những khó khăn thách thức.
Khó khăn đó là phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; cùng với sự khan hiếm về ngoại tệ và nội tệ; những biên động về tỷ giá. Hơn nữa, trước đây đối tượng cho vay của ngân hàng là các DNNN, nhìn chung là những doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả nên đã không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chính sách thắt chặt tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng đã làm cho tình hoạt động kinh doanh của chi nhánh càng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, sự ra đời của khá nhiều ngân hàng trên địa bàn như: ngân hàng công thương, NHCP Quân đội, NHCP Đông Á,… đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Bên cạnh đó, chi nhánh có một đội ngũ cán bộ còn rất trẻ, tuy rất năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm.
Tuy nhiên chi nhánh cũng có những thuận lợi và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong nền kinh tế. Thời gian qua, nền kinh tế nước ta tuy có nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng vẫn ổn định; chi nhánh đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân, là một quận mới cơ sở còn nghèo nàn nên rất cần được thu hút đầu tư mạnh. Chính vì vậy mà các cấp chính quyền đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đã có khá đông các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung ở đây. Mặt khác chi nhánh thành lập sau nên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu của những ngân hàng khác và lựa chọn những vấn đề hay để áp dụng. Mặc dù là đội ngũ cán bộ của chi nhánh còn trẻ chưa có kinh nghiệm nhưng họ rất xông xáo, tích cực tìm hiểu nắm bắt những công nghệ hiện đại.
Trước những thuận lợi và khó khăn đó, chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp chỉ đạo trong điều hành. Chi nhánh luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch, thu hút khách hàng, tạo vốn cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn.
Đánh giá kết quả kinh doanh qua một số các chỉ tiêu từ năm 2004-2006
Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng nguồn vốn
245.017
324.838
409.382
2
Cơ cấu nguồn theo đồng tiền
Nguồn nội tệ
168.930
241.845
303.784
Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ
76.085
82.993
105.598
3
Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn
Nguồn không có kỳ hạn
22.070
34.496
36.405
Nguồn có kỳ hạn < 12T
54.030
76.729
114.778
Nguồn có kỳ hạn từ 12T trở lên
168.917
213.613
258.240
4
Phân theo loại nguồn vốn
Tiền gửi dân cư
223.715
292.384
370.751
Tiền gửi TCKT;TCXH
21.123
32.420
38.631
Tiền gửi khác
179
34
5
Bình quân nguồn vốn một cán bộ
6.806
11.601
14.117
(Nguồn: từ các báo cáo kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân qua các năm 2004-2006)
Trong kinh doanh, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, phải tạo ra những nguồn vốn đủ mạnh, hình thành nên nền tảng vững chắc, cơ cấu vốn hợp lý thì hoạt động tín dụng của ngân hàng mới có thể phát triển và thu được kết quả tốt.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu đều tăng qua các năm từ năm 2004-2006. Cụ thể là:
Về tổng nguồn vốn
Năm 2005 tổng nguồn vốn đạt được là 324.838 triệu đồng đạt 97% so với kế hoạch được giao. So với năm 2004 tăng 79.821 triệu đồng( tỷ lệ tăng32,57%), bình quân hàng tháng tăng từ 5-7 tỷ đồng.
Năm 2006 tổng nguồn vốn đạt được là 409.382 triệu đồng đạt 105% so với kế hoạch được giao. So với năm 2005 tăng 79.511 triệu đồng( tỷ lệ tăng 24%), bình quân hàng tháng tăng từ 6-7 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn theo đồng tiền
Đồng tiền chủ yếu trong tổng nguồn của ngân hàng chủ yếu là nội tệ, chỉ có phần nhỏ là ngoại tệ. Điều đó được giải thích là do đối tượng khách hàng phục vụ là những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và việc giao dịch chủ yếu bằng nội tệ. Tuy vậy ngân hàng cũng cần có những phương thức để có thể huy động đươc nhiều hơn ngoại tệ tăng khả năng vốn cho ngân hàng.
Về cơ cấu nguồn theo kỳ hạn
Trong cơ cấu nguồn của ngân hàng thấy nguồn có kỳ hạn > 12 Tháng trở lên có tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng 60-70% tổng nguồn vốn, tiếp đó là nguồn vốn có kỳ hạn nhỏ hơn 12 Tháng, cuối cùng là nguồn vốn không kỳ hạn và các nguồn này cũng tăng đều qua các năm từ 2004 đến 2006. Một cơ cấu như vậy sẽ là tương đối tốt cho ngân hàng vì như vậy ngân hàng sẽ có thể có nhiều cơ hội và dễ dàng hơn trong việc cho vay đối với nền kinh tế.
Về phân loại theo nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng phần lớn là từ tiền gửi của dân cư mà trong đó là tiền gửi tiết kiệm. Nhiều cá nhân có thói quen gửi những món tiền vào ngân hàng để hưởng lãi; các sản phẩm tiết kiệm được khách hàng lựa chọn nhiều là tiết kiệm kỳ hạn trên 12T, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12T. Chi nhánh Thanh Xuân nằm trên địa bàn quận còn khó khăn, kinh tế dân cư còn nghèo nàn, chủ yếu buôn bán nhỏ, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đa số là sản xuất hàng công nghiệp cơ khí tiêu dùng, phát triển còn nhiều yếu kém nhưng lại có quá nhiều tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn với mạng lưới dày đặc phòng giao dịch, vì vậy nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm thị phần rất hạn chế, ước đạt 7-8%. Vấn đề ở đây là chúng ta cần phải có những biện pháp nào để tạo đươc uy tín, sự hấp dẫn để thu hút được họ để làm tăng nguồn vốn kinh doanh cho mình tạo nên sự thành công của ngân hàng.
Hoạt động sử dụng vốn
Bản chất của hoạt động ngân hàng là đi vay để cho vay, ngân hàng huy động vốn trong nền kinh tế và sau đó là tiến hành cho vay lại đối với nền kinh tế. Vì vậy song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, việc sử dụng vốn đó như thế nào ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Trong hoạt động cho vay, chi nhánh ngân hàng NHNo & PTNT Thanh xuân đã thực hiện :
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế( Đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Hộ gia đình, Tư nhân cá thể…)
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá( sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi).
Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.
Cho vay tài trợ XNK , chiết khấu bộ chứng từ, thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Phát hành bảo lãnh: dự thầu thực hiện hợp đồng, thanh toán … cho các tổ chức kinh tế, cá nhân.
Hoạt động cho vay
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
Đơn vị:Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng dư nợ
159.769
124.347
106.865
Dư nợ nội tệ
151.677
120.066
99.944
Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ
8.092
4.281
6.921
2
Dư nợ theo thời hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn
116.495
76.217
66.344
Dư nợ trung hạn
43.274
48.128
40.521
Dư nợ dài hạn
0
0
0
3
27%
39%
38%
Tỷ trọng dư nợTDH/ tổng dư nợ
4
Dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ DNNN
13.504
276
5.627
Dư nợ DNNQD
113.109
108.332
91.771
Tư nhân, cá thể, hộ gia đình
24.268
11.176
9.467
Dư nợ HTX
0
0
0
(Nguồn: từ các báo cáo kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân các năm 2004-2006)
Tổng dư nợ:
Đến 31/12/2005 đạt 124.347 triệu đồng, giảm 22,6 % so với năm 2004 và chỉ đạt 83% so với kế hoạch được giao. Trong đó nội tệ là 120.066 triệu đồng, chiếm 96,50%/ tổng dư nợ; ngoại tệ là 4.281 triệu đồng, chiếm 3,5% /tổng dư nợ. Bình quân dư nợ 1 cán bộ là 4,5 tỷ VNĐ.
Đến năm 2006 đạt 106.865 triệu đồng, giảm 14% so với năm 2005 và vượt 1,8% so với kế hoạch được giao. Trong đó nội tệ là 99.944 triệu đồng, chiếm 93,5%/ tổng dư nợ; ngoại tệ 6.921 triệu đồng, chiếm 6,5%/ tổng dư nợ. Bình quân dư nợ một cán bộ là 3.685 triệu đồng.
Phân theo thời gian cho vay:
Năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 76.217 triệu đồng, chiếm 62%/ tổng dư nợ , giảm 29% kế hoạch được giao, giảm so với năm 2004 là 40%. Dư nợ trung hạn đạt 48.218 triệu đồng, chiếm 38% tổng dư nợ, tăng 11% so vơi năm 2004.
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn đạt 66.344 triệu đồng, chiếm 62%/ tổng dư nợ, tăng 2% kế hoạch được giao, giảm so với năm 2005 là 13%. Dư nợ trung hạn đạt 40.521 triệu đồng , chiếm 38%/ tổng dư nợ, giảm 16% so với năm 2005.
Cơ cấu theo thành phần kinh tế:
Năm 2005 DNNN dư nợ 276 Triệu đồng, chiếm 0,2% tổng dư nợ. DNNQD dư nợ 108.332 triệu đồng, chiếm 87%/ tổng dư nợ. Cá nhân hộ gia đình dư nợ 11.176 triệu đồng, chiếm 9%/tổng dư nợ.
Năm 2006 DNNN dư nợ 5.627 Triệu đồng, chiếm 5,2% / Tổng dư nợ (gồm hai doanh nghiệp: công ty cổ phần dụng cụ số 1và công ty TNHH một thành viên ĐT& TM Vạn Xuân). DNNQD dư nợ 91.771 triệu đồng, chiếm 85,6% tổng dư nợ. Cá nhân hộ gia đình dư nợ 9.467 triệu đồng chiếm 9,2% tổng dư nợ. Khách hàng vay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 91% tổng dư nợ.
Nợ xấu:
Năm 2005 nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là 2,732 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,19% tổng dư nợ. Trong năm 2005 tổng số nợ được xử lý rủi ro là 4.196.306,063 đồng( công ty thương mại Vạn Xuân + hộ Cao Văn Dục). Đến 31/12/2005 thu được nợ đã XLRR:629,6 Triệu đồng). Nguyên nhân nợ xấu phát sinh và tăng là do chủ quan từ phía doanh nghiệp gặp khó khăn về tình hình tài chính do cơ chế chính sách của nhà nước, tác động từ nền kinh tế trên thế giới như thiên tai, giá cả hàng hoá…, đồng thời từ khi triển khai cơ chế trích lập dự phòng rủi ro, cơ chế cho vay theo phân loại doanh nghiệp của NHNo VN thực hiện đầu năm 2005 như các doanh nghiệp bị xếp loại B phải có tài sản thế chấp, không giải ngân nếu có nợ gia hạn… vì vậy đã phát sinh nợ gia hạn kéo dài, quá hạn đối với các doanh nghiệp trước đó được cho vay tín chấp, không có tài sản bảo đảm bổ xung. Số còn lại là các món vay tiêu dùng, lý do chính là do khách hàng thực sự gặp khó khăn như gia đình có người ốm đau, mất việc làm… Đến 31/12/2005 chi nhánh giảm cho vay 11 công ty, 9 hộ, 171 cá nhân vay tiêu dùng, cầm cố so với năm 2004.
Năm 2006 nợ nhóm 3 đến nhóm 5 là 524,2 triệu chiếm 0,5% tổng dư nợ.( trong đó nhóm 3: 250,7 triệu; nhóm 4: 4,4 triệu; nhóm 5: 269,1 triệu). Trong năm 2006 tổng số nợ được xử lý rủi ro là 2.707.394,738 đồng( công ty TNHH Đức Anh và công ty cổ phần gốm Đại Thanh). Đến 31/12/2006 thu được nợ đã xử lý rủi ro: 1.601 triệu đồng.
Các hoạt động dịch vụ
Tại chi nhánh cũng đã có nhiều hoạt động dịch vụ được thực hiện, cụ thể như:
Mở tài khoản cá nhân và tổ chức kinh tế( ngay tại doanh nghiệp)
Phát hành thẻ ATM rút tiền tự động và thanh toán mua hàng hóa, trả tiền điện nước, điện thoại…
Dịch vụ phonebanking( hỏi số dư, tỷ giá ngoại tệ tự động).
Dịch vụ ngân quỹ( thu, chi số tiền lớn tại gia đình, cơ quan, doanh nghiệp miễn phí).
Dịch vụ tư vấn về tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ khác.
Dịch vụ chuyển tiền nhanh, chuyển tiền cho người thân, con em du học ở nước ngoài.
Phát hành thẻ tín dụng nội địa, đại lý thẻ tín dụng quốc tế.
Dịch vụ trả tiền WESTERN UNION từ nước ngoài về.
Chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ mặt…
Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, chuyển tiền điện tử, thanh toán trong và ngoài nước, thu hộ, chi hộ qua hệ thống máy tính hiện đại.
Giao dịch L/C nhập, xuất khẩu. Nhờ thu (D/A, D/P, CAD).
Thanh toán biên mậu( Trung Quốc, Lào, campuchia).
Năm 2005 tổng thu phí dịch vụ thực hiện được 715 triệu đồng/ 800 triệu đồng kế hoạch được giao, tổng thu dịch vụ chiếm 8% trên thu nhập ròng.
Năm 2006 tổng thu phí dịch vụ thực hiện được 802 triệu đồng/ 740 triệu đồng kế hoạch được giao, tổng thu dịch vụ chiếm 8% trên thu nhập ròng.
Trong những năm qua công tác tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nên việc phát triển dịch vụ từ tín dụng cũng phần nào bị hạn chế. Tuy nhiên công tác dịch vụ ngày càng phát triển theo tất yếu nền kinh tế và sự nhiệt tình tìm kiếm của cán bộ ngân hàng theo định hướng của ngân hàng nông nghiệp Hà nội, trong đó dịch vụ chuyển tiền và thanh toán quốc tế ngày càng mở rộng và thu phí cao tại chi nhánh, ngoài ra các nghiệp vụ khác như dịch vụ kiều hối, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ… đều có khả năng ngày càng mở rộng.
Bảng 2.3: Kết quả tài chính của chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng thu
25.963
31.723
37.947
Thu lãi cho vay
15.112
13.157
Thu lãi điều chuyển vốn
15.223
22.136
Thu dịch vụ
715
802
2
Tổng chi
30.250
32.966
Chi trả lãi
22.213
26.372
Chi khác
8.043
210
3
Quỹ thu nhập
QTN thực tế đạt được
3.214
8.438
QTN cần có đủ chi lương
3.598
4.296
Hệ số tiền lương đạt được
0.89
1.45
Dư quỹ tiền lương
4.142
(Nguồn: từ các báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân qua các năm 2004-2006)
2.2. Thực trạng cho vay DNVVN tại NHNo & PTNT Thanh Xuân
2.2.1. Thực trạng DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong những năm gần đây DNVVN ở nước ta phát triển khá nhanh, đội ngũ này chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Theo thống kê nước ta có 26.000 DNVVN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và gần 6.000 DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, đóng góp 25% GDP và thu hút một lượng đáng kể lao động, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần chuyển dịch kinh tế và khai thác được các tiềm năng trong dân chúng. DNVVN đã chiếm một vị trí quan trọng.
Tuy nhiên, cơ chế cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới làm cho DNVVN ở nước ta bộc lộ những hạn chế và gặp không ít khó khăn, cụ thể là:
Việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất không bằng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ của DNVVN do ngân hàng nhận thấy việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sản phẩm phức tạp và có nhiều rủi ro về sản phẩm, thời gian thu hồi vốn của các doanh nghiệp đó dài.
Đây là mặt tồn tại trong thực trạng phát triển DNVVN, hạn chế phần nào vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong phát triển kinh tế. Điều đó còn phản ánh sự bất cập của chính sách vĩ mô, thiếu một chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Mặt khác do tình trạng hàng biên giới, hàng đã qua sử dụng, hàng nhập lậu tràn ngập thị trường với giá rẻ cũng là rào cản việc thu hút các nhà đầu tư trong nước.
Trình độ công nghệ, trang thiết bị, máy móc vừa cũ, vừa lạc hậu lại không đồng bộ đã hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của các DNVVN nước ta.
Lực lượng công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề được đào tạo còn quá ít, hạn chế cả trình độ hiểu biết, lại biến động nên việc quản lý và sử dụng lao động vô cùng khó khăn, cộng với đội ngũ cán bộ thiếu kỹ năng quản lý dẫn đến hiệu quả hoạt động của DNVVN không cao, năng suất lao động thấp, thu nhập không ổn định.
Các chính sách vĩ mô, vi mô nhằm hỗ trợ DNVVN còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu hướng dẫn cụ thể như chính sách đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, chính sách vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, các hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn về mặt hàng, thị trường, công nghệ, thiết bị, luật pháp, thông lệ quốc tế về kinh doanh… không đáp ứng được các nhu cầu của các DNVVN.
Những khó khăn phiền toái đối với DNVVN xung quanh thủ tục hải quan, thuế, nhà đất… vẫn còn là nỗi lo lắng, băn khoăn của các doanh nghiệp.
Cuối cùng là tình trạng thiếu vốn của các DNVVN. Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất. Đa số các doanh nghiệp hiện không có đủ điều kiện thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng để vay vốn, tỷ trọng vốn vay ngân hàng của các DNVVN chỉ chiếm 20% nhu cầu vốn hoạt động. Nhìn chung các DNVVN đều dựa vào nguồn vốn tự có là chính hoặc huy động từ người thân, bạn bè…Việc các DNVVN không sử dụng được nguồn vốn tín dụng là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
2.2.2. Thực trạng cho vay DNVVN tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
Hoạt động cho vay được xem là hoạt động trọng tâm; là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của mọi ngân hàng; là hoạt động mang lại cho ngân hàng lợi nhuận để có thể tồn tại và phát triển. Qua nghiên cứu hoạt động cho vay của chi nhánh, chúng ta có thể thấy dư nợ cho vay của ngân hàng đối với các DNVVN là rất lớn, nó lớn hơn nhiều so với dư nợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp lớn. Mặc dù điều đó có thể là do những doanh nghiệp đến vay ngân hàng đều là những DNVVN nhưng cũng không thể phủ nhận sự cố gắng của ngân hàng, quan hệ tín dụng của ngân hàng với các DNVVN là rất lớn.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ DNVVN tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ
159.769
124.347
106.865
Dư nợ DNVVN
113.952
97.747
87.658
(Nguồn : từ các báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT quận Thanh Xuân các năm 2004-2006)
Biểu đồ 2.1: Dư nợ DNVVN tại chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Xuân
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, dư nợ các DNVVN cũng như tổng dư nợ cho vay nền kinh tế là giảm. Cụ thể, năm 2004 dư nợ đối với nền kinh tế là 159.769 triệu đồng, cho vay đối với DNVVN là 113.952 triệu đồng; con số tương ứng năm 2005 là 124.347 và 97.747 triệu đồng; năm 2006 là 106.865 và 87.658 triệu đồng. Nguyên nhân của việc dư nợ của chi nhánh giảm như vậy là do năm 2004 hệ thống ngân hàng nông nghiệp có chủ trương thắt chặt tín dụng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các khoản cho va
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31947.doc