MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1. Khái niệm và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 2
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 2
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 7
1.1.2.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
1.1.2.2. Khái niệm hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 11
1.1.2.3. Các phương thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 11
1.1.2.4. Quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại 14
1.2. Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 16
1.2.1. Khái niệm mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 16
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 16
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại 19
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan 19
1.1.2.5. Nhân tố khách quan 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) 24
2.1. Khái quát chung về VPBank 24
2.1.1. Giới thiệu về VPBank 24
2.1.2. Kết quả hoạt động của VPBank trong thời gian gần đây 26
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank 28
2.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank 28
2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank 30
2.2.2.1. Doanh số cho vay và số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 30
2.2.2.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 33
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 40
2.3.1. Kết quả đã đạt được 40
2.3.2. Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế 44
2.3.2.1. Hạn chế 44
2.3.2.1. Nguyên nhân 45
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) 51
3.1. Định hướng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank 51
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank 53
3.2.1. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý 53
3.2.2. Phát triển chính sách khách hàng 54
3.2.3. Đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại 55
3.2.4. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng 56
3.2.5. Các giải pháp hỗ trợ khác 57
3.3. Kiến nghị 58
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 58
3.3.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 59
3.3.3. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 60
3.3.4. Kiến nghị với Hiệp hội DNVV 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mục tiêu bảo đảm lợi ích hài hoà giữa ngân hàng và khách hàng đồng thời làm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Sản phẩm về huy động vốn: Gửi tiết kiệm VNĐ bảo đảm bằng USD, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, Tiền gửi siêu lãi suất, Tiền gửi bù lạm phát…Đây là những sản phẩm mà khi ra đời được đánh giá là rất độc đáo, hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của dư luận và khách hàng. Từ đó đã tạo cho VPBank số lượng vốn huy động rất lớn và nâng cao thương hiệu trên thị trường.
- Các sản phẩm cho vay: Cho vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay dân cư. Ngoài ra, VPBank còn cung cấp sản phẩm hỗ trợ du học và các dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán, thanh toán thẻ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền trong nước, chuyển tiền nhanh Western Union và các dịch vụ ngân hàng khác một cách thuận tiện, nhanh chóng và an toàn với chi phí thấp. Và đặc biệt, để tạo điều kiện đáp ứng nhanh nhu cầu vốn cho khách hàng, VPBank quy định với món vay cá nhân, thời gian xét duyệt từ 2-3 ngày; món vay doanh nghiệp, thời gian xét duyệt từ 7-15 ngày.
- Các sản phẩm thẻ: Năm 2006, VPBank phát hành loại thẻ đầu tiên mang thương hiệu VPBank, đó là thẻ ghi nợ nội địa Autolink. Năm 2007 phát hành dòng thẻ cao cấp VPBank MasterCard Platium và dòng thẻ quốc tế dành cho giới trẻ VPBank MasterCard MC2. Cũng trong năm 2008, VPBank đã tung ra sản phẩm thẻ thanh toán qua mạng và đã đưa dịch vụ SMS Banking vào phục vụ khách hàng.
Sau gần 16 năm hoạt động, với định hướng phát triển “trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam” và phương châm “VPBank Cuộc sống mới”, đến nay VPBank đã dần khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các NHTM, đã tạo ra được uy tín và niềm tin đối với khách hàng và luôn được bầu chọn là “thương hiệu mạnh” trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng.
2.1.2. Kết quả hoạt động của VPBank trong thời gian gần đây
Từ một ngân hàng vừa thoát khỏi kiểm soát đặc việt của NHNN cuối năm 2004 nhưng với một chiến lược phát triển hợp lý và một Ban điều hành năng động, sáng tạo, VPBank đã từng bước vươn lên và đạt được những kết quả kinh doanh nhất định.
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VPBank
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
2007/2006
2008
2008/2007
2009
2009/2008
Tổng tài sản có
18,137.433
179%
18,587.010
102%
24,245.087
130%
Tổng thu nhập
1,456,471
146%
2,742,047
188%
4,469,536
163%
Lợi nhuận trước thuế
313.523
200%
198.723
63%
330.428
166%
Doanh lợi tài sản (ROA)
1,8%
0,81%
1,3%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2007, 2008,2009)
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 200% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ sự tăng trưởng về lợi nhuận trước thuế của VPBank là rất ấn tượng trong giai đoạn trước 2008.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động của năm 2008 sụt giảm đáng kể. Mặc dù tổng tài sản tăng 102% so với năm 2007 và tổng thu nhập cũng tăng nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 37%.
Trong tổng lợi nhuận năm 2008 của VPBank thì tỷ lệ đóng góp từ các công ty trực thuộc còn rất khiêm tốn, mà chủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2008 lại thấp, tín dụng tiêu dùng và bất động sản bị thu hẹp nên lợi nhuận của VPBank bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên sau sự sụt giảm mạnh của năm 2008 thì năm 2009 là năm phục hồi rất tốt của VPBank. Kết quả kinh doanh năm 2009 tăng mạnh về mọi mặt. Nó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ máy ngân hàng để đưa ngân hàng ngày một phát triển.
Các tỷ lệ đảm bảo an toàn được VPBank duy trì theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể các chỉ tiêu đến 31/12/2009 như sau:
Bảng 2.2 : Các tỷ lệ đảm bảo an toàn của VPBank
TT
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Thực hiện năm 2007
Thực hiện năm 2008
Thực hiện năm 2009
1
Tỷ lệ khả năng chi trả
>= 1 lần
1.26
3.86
4.13
2
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho trung và dài hạn
<=40%
18.7%
31.43%
26.58%
3
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
>=8%
21%
19%
22%
(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2007, 2008, 2009)
Như vậy, VPBank luôn tuân thủ đúng các quy định của NHNN kể cả trong những giai đoạn kinh doanh thuận lợi hay khó khăn như năm 2008. Điều này chứng tỏ cho dù kết quả kinh doanh năm 2008 không tốt nhưng VPBank vẫn cố gắng đảm bảo tốt các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động và đã phần nào khắc phục được trong năm 2009. Các chỉ tiêu năm 2009 đã ổn định hơn và đang có chiều hướng tốt.
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
2.2.1. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của VPBank
VPBank luôn đặt mục tiêu hàng đầu của mình trong kinh doanh tín dụng là đảm bảo an toàn và hiệu quả.Vì vậy, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng có đầy đủ các điều kiện tín dụng, phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng do mình đề ra. Ưu tiên cho vay đối với các khách hàng là DNVVN là một bước đi đúng đắn của ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng phù hợp với khả năng và quy mô ngân hàng. Việc huy động vốn chủ yếu từ dân cư với lãi suất cao khiến cho ưu thế cạnh tranh khi cho vay các khách hàng lớn của VPBank là không cao. Không những thế, cho vay DNVVN đang càng ngày càng bộc lộ những ưu điểm tốt:
- DNVVN với đặc điểm lượng vốn nhỏ nên dư nợ cho vay mỗi khách hàng không cao, phân tán được rủi ro cho ngân hàng.
- Với các khoản vay nhỏ dễ thu xếp tài sản bảo đảm, góp phần nâng cao độ an toàn cho ngân hàng.
- Các DN sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi hợp lý cho ngân hàng.
Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ vẫn là đối tượng cho vay DNVVN chủ yếu của VPBank. Hình thức cho vay tập trung nhiều vào cho vay mua ô tô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh taxi, vận tải hành khách và nhu cầu mua xe ô tô để sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích đi lại, đưa đón cán bộ công nhân viên.
Ngoài ra, các DNVVN kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đang trở thành đối tượng tiềm năng của VPBank. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản còn hạn chế, chưa thực sự được quan tâm.
Việc mở rộng cho vay DNVVN sẽ tăng thêm quy mô vốn của các DN đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng, ngoài ra còn thu hút nhiều hơn nữa những khách hàng có tiềm năng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của VPBank trong thời gian tới.
2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
Mở rộng cho vay DNVVN là một quá trình lâu dài mà VPBank đang từng bước hoàn thành. Để tiếp tục quá trình mở rộng đạt hiệu quả cao thì việc nhìn lại, phân tích và đánh giá thực trạng đã đạt được là rất cần thiết. Sau đây sẽ là một số chỉ tiêu phân tích nhằm đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại VPBank trong thời gian qua:
2.2.2.1. Doanh số cho vay và số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2009, doanh số cho vay DNVVN của VPBank tăng trưởng không ổn định. Tỷ lệ gia tăng doanh số cho vay năm 2007 là 12%, trong khi đó năm 2008 doanh số cho vay giảm 5% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động. Các DNVVN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó doanh số vay vốn ngân hàng cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, mọi khó khăn cũng đã được khắc phục trong năm 2009 khi doanh số cho vay năm 2009 đã tăng trưởng trở lại, mức tăng là 28%. Đây có thể coi là một bước tiến lớn không chỉ của VPBank mà còn đối với các DNVVN.
Bảng 2.3: Doanh số cho vay và số lượng khách hàng DNVVN
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Tỷ lệ
2006-2007
2007-2008
2008-2009
Doanh số
cho vay
2,581,728
2,897,380
2,750,524
3,511,587
12%
-5%
28%
Số lượng
khách hàng
1,380
1,592
1,648
1,989
15%
4%
21%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VPBank)
Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
Đơn vị: Triệu đồng
Doanh số cho vay phát triển không ổn định song VPBank vẫn giữ được sự gia tăng về số lượng khách hàng. Trong năm 2007, số lượng DNVVN vay vốn tăng 15% so với năm 2006 thể hiện sự thành công của VPBank trong việc thu hút các đối tượng khách hàng mới trong sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Năm 2007 là một năm sôi động với các NHTM và hoạt động cho vay.
Với một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình và năng động trong công việc tuy nhiên lại có một chính sách khách hàng chưa được chú trọng lắm đã cho VPBank thấy kết quả không tốt trong năm 2008. Mặc dù NH vẫn giữ được lượng khách hàng DNVVN tiềm năng và thu hút thêm được một lượng nhỏ khách hàng mới như công ty cổ phần y học Rạng Đông, công ty TNHH thương mại kỹ thuật An Thành... song nếu so sánh mức tăng số lượng khách hàng trong năm 2008 với mức tăng năm 2007 sẽ cho thấy tốc độ gia tăng khách hàng trên thực tế đang giảm. Năm 2007, tỷ lệ tăng số lượng khách hàng là 15% , trong khi đó năm 2008 chỉ đạt 4%. Bên cạnh đó, năm 2008 mặc dù số lượng khách hàng DNVVN có tăng chậm song doanh số cho vay lại giảm. Điều này cho thấy quy mô các khoản tiền vay của khách hàng cũng giảm so với các năm trước. Nguyên nhân xuất phát từ nền kinh tế khó khăn đã trở thành rào cản đối với các DNVVN trong việc vay vốn cũng như tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. DNVVN trở nên lưỡng lự khi quyết định vay vốn tại ngân hàng, mặt khác ngân hàng lại thận trọng hơn trước những hợp đồng vay vốn của khách hàng mới.
Biểu đồ 2.2: Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank
Đơn vị: Doanh nghiệp
Nhưng đến năm 2009, dường như sự hồi phục của nền kinh tế kèm theo với sự nắm bắt tâm lý khách hàng đã giúp VPBank thu hút thêm được một lượng lớn khách hàng mới. Tỷ lệ tăng trưởng về số lượng khách hàng đã lên tới 21% so với năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng về doanh số lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng cho thấy quy mô vốn vay của mỗi khách hàng cũng có xu hướng tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự trở lại của các DNVVN và sự phát triển cho vay DNVVN tại VPBank.
Doanh số cho vay và số lượng khách hàng vay vốn vẫn mới chỉ phần nào thể hiện được thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại VPBank. Để phân tích rõ ràng hơn thì chỉ tiêu tiếp theo cần được xem xét đó là dư nợ cho vay của khách hàng DNVVN.
2.2.2.2. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay qua các năm của VPBank
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2006/2005
2007
2007/2006
2008
2008/2007
2009
2009/2008
Dư nợ
cho vay
5,006,598
152%
13,323,681
266%
12,923,971
97%
16,514,835
128%
Dư nợ của DNVVN
1,993,625
129%
3,149,242
158%
4,187,366
133%
5,504,945
131%
Dư nợ của TPKT khác
3,012,973
172%
10,174,439
338%
8,736,605
86%
11,009,890
126 %
(Nguồn: Báo cáo của Phòng TH&PTSP VPBank 2005, 2006, 2007, 2008, 2009)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Số liệu và biểu đồ trên cho thấy mặc dù dư nợ cho vay của VPBank có sự biến động trong giai đoạn 2006 – 2009 song dư nợ cho vay DNVVN lại có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2008 là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều lúc VPBank phải ngừng cho vay trên toàn hệ thống nhằm đảm bảo nguồn thanh khoản nhưng chỉ số dư nợ DNVVN vẫn tăng so với năm 2007. Như vậy có thể thấy nhu cầu về vốn của các DNVVN có xu hướng tăng mạnh. Trong khi các DN lớn cùng các thành phần kinh tế khác đang vất vả chống chọi với cơn bão kinh tế thì những DNVVN lại có cơ hội để vươn lên vì một trong những lợi thế của DNVVN là ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng hay suy thoái. Những con số trên cũng chứng tỏ sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh đạo VPBank nhằm mở rộng cho vay DNVVN.
- Tình hình dư nợ cho vay của DNVVN tại VPBank theo thời hạn
Như đã phân tích trong phần đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang quan hệ tín dụng với VPBank, thì VPBank chủ yếu tài trợ vốn ngắn hạn là chính. Vì vậy, dư nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank chiếm tỷ trọng cao hơn. Mặt khác, vốn huy động của VPBank chủ yếu là vốn ngắn hạn, nên để đảm bảo nguồn thanh khoản và đảm bảo đúng tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng tài trợ cho vay trung và dài hạn không vượt quá 40% theo quy định của NHNN thì VPBank phải duy trì cơ cấu nợ ngắn hạn, trung và dài hạn trong khuôn khổ là 40% - 60% là hoàn toàn hợp lý.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank theo thời hạn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007/2006
2007
2007/2006
2008
2008/2007
2009
2009/2008
Dư nợ DNVVN
1,993,625
129%
3,149,242
158%
4,187,366
133%
5,504,945
131%
Dư nợ NH
1,090,513
127%
1,643,904
151%
2,596,167
158%
3,669,963
141%
Dư nợ T&DH
903,112
131%
1,505,338
167%
1,591,199
106%
1,834,982
115%
(Nguồn: Báo cáo của Phòng TH&PTSP 2005, 2006, 2007, 2008, 2009)
Bên cạnh tăng trưởng cho vay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank qua các năm thì tăng trưởng cho vay ngắn hạn của thành phần kinh tế này cũng rất ấn tượng. Dư nợ cho vay ngắn hạn không những tăng đều mà còn tăng nhanh qua các năm, từ 27% của năm 2007 so với năm 2006 đến 51%, 58%, 41% trong các năm tiếp theo.
Về tăng trưởng cho vay trung và dài hạn thì năm 2007 có tăng cao hơn so với năm 2006, nhưng năm 2008 thì tốc độ tăng giảm xuống còn 106% so với năm 2007. Và mặc dù năm 2009, tốc độ tăng trưởng cho vay trung và dài hạn có tăng cao hơn so với năm 2008 thì tốc độ ấy vẫn rất chậm chạp, chỉ tăng thêm được 15% trong khi tăng trưởng cho vay ngắn hạn là 41%. Điều này càng khẳng định rõ đặc điểm cho vay DNVVN đó là cho vay ngắn hạn luôn chiếm ưu thế hơn so với cho vay trung và dài hạn.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thời hạn
- Tình hình dư nợ cho vay của DNVVN theo thành phần kinh tế tại VPBank
Bảng 2.6: Dư nợ của DNVVN tại VPBank theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2006/2005
2007
2007/2006
2008
2008/2007
2009
2009/2008
Dư nợ của DNVVN
1,993,625
129%
3,149,242
158%
4,187,366
133%
5,504,945
131%
Dư nợ của DN ngoài quốc doanh
1,484,389
122%
2,439,182
164%
3,308,019
136%
4,128,709
125%
Dư nợ của DN quốc doanh
509,236
152%
710,060
139%
879,347
124%
1,376,236
157%
(Nguồn: Báo cáo của Phòng TH&PTSP 2005, 2006, 2007, 2008, 2009)
Biểu đồ 2.5: Dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế
Trong số tổng dư nợ của DNVVN có sự đóng góp của các doanh nghiệp khối ngoài quốc doanh và khối các doanh nghiệp quốc doanh. Dư nợ của các DNVVN ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ của khối DNVVN. Năm 2007 dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gấp 3,4 lần so với dư nợ của các doanh nghiệp khối quốc doanh, năm 2008 là 3,76 lần và năm 2009 là 4,3 lân. Cơ cấu cho vay đối với khối doanh nghiệp quốc doanh thấp hơn khối ngoài quốc doanh là do:
VPBank là ngân hành cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên mục tiêu chính của VPBank là phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bộ máy quản lý của các doanh nghiệp khối quốc doanh rất phức tạp và khó xác định. Vì vậy nếu CBTD không xác định chính xác sẽ dẫn tới rủi ro về pháp lý sau này.
Các doanh nghiệp quốc doanh có tài sản bảo đảm thường khó xác định và tính thanh khoản kém.
Trong những năm gần đây thì tỷ trọng doanh nghiệp quốc doanh so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng giảm, và độ nhạy trong kinh doanh là kém và thường trông chờ vào Nhà nước.
2.2.2.3. Tình hình nợ xấu
Nợ xấu của VPBank năm 2005 và 2006 được quản lý rất tốt. Nợ xấu năm 2006 là 29,040 triệu đồng, chỉ tăng 5% so với năm 2005, trong đó nợ xấu của DNVVN chỉ chiếm 0,62% trên tổng nợ xấu của ngân hàng mặc dù dư nợ cho vay của loại hình doanh nghiệp này là khá lớn (gần 2 ngàn tỷ đồng).
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu của các DNVVN tại VPBank
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2006/2005
2007
2007/2006
2008
2008/2007
2009
2009/2008
Tổng nợ xấu (1)
29,040
105%
65,290
225%
440,707
675%
269,192
61%
Nợ xấu của DNVVN (2)
12,360
81.50%
16,060
129.90%
138,822
864%
89,731
65%
Tổng dư nợ của DNVVN (3)
1,993,625
129%
3,149,242
157,9%
4,187,366
133%
5,504,945
131%
Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN=(2)/(3)
0.62%
63.25%
0.51%
82.26%
3.32%
650%
1.63%
49%
(Nguồn: Báo cáo Phòng pháp chế thu hồi nợ 2005, 2006, 2007, 2008)
Nợ xấu năm 2007 là 65,290 triệu đồng, tăng 225% so với năm 2006. Tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu này là quá lớn, tuy nhiên xét về số tuyệt đối thì số tiền tăng chỉ là hơn 41 tỷ đồng. Trong đó tỷ lệ nợ xấu của DNVVN trên tổng nợ xấu toàn ngân hàng chỉ chiếm 0.51%, giảm 17.74% trong khi dư nợ của DNVVN lại tăng 157.9% đạt hơn 3 ngàn tỷ đồng.
Sang tới năm 2008, nợ xấu toàn ngân hàng tăng hơn 600%, nợ xấu của DNVVN chiếm 31.5% so với nợ xấu toàn ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của các DNVVN là 3.32%, tăng 650% so với năm 2007, trong khi tăng trưởng dư nợ của khối này chỉ là 33% so với năm 2007. Mặc dù VPBank đã thực hiện các biện pháp rà soát, xử lý nợ xấu, củng cố bộ máy thu hồi nợ ở hội sở và chi nhánh nhưng tỷ lệ này vẫn tăng cao trong năm 2008.
Tuy nhiên, năm 2009 VPBank đã rất nỗ lực trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Điều đó được thể hiện qua việc nợ xấu của toàn ngân hàng trong năm 2009 giảm 39% so với năm 2008, nợ xấu của các DNVVN cũng giảm tới 35% trong khi tổng dư nợ cho vay DNVVN vẫn tăng 31%. Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của các DNVVN là 1.63%, giảm hơn 50% so với năm 2008. Đây là những con số đáng được khích lệ.
Trong những năm gần đây, mặc dù xu thế kinh tế có nhiều biến động song hoạt động cho vay DNVVN của VPBank đã đạt được những kết quả đáng khả quan. Tuy nhiên quá trình hoạt động không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Việc đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNVVN tại VPBank nhằm làm rõ hơn những yếu tố đó để có thể nhận định và đưa ra giải pháp cụ thể.
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
2.3.1. Kết quả đã đạt được
Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh cùng ngành hay khác ngành là đặc điểm nổi bật của kinh tế thị trường. Và ngành ngân hàng không trở thành ngoại lệ. VPBank là một ngân hàng đã thành lập khá lâu và đã có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh ngân hàng. Vì vậy trong thời gian gần đây, mặc dù nền kinh tế có nhiều sự biến động song hoạt động cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt. Có thể nói, sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng và chi nhánh trở thành động lực phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của VPBank. Cạnh tranh sẽ giúp ngân hàng không ngừng cải thiện, không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của dân cư và các doanh nghiệp. Cho vay DNVVN trong thời gian gần đây đã và đang được VPBank mở rộng và phát triển nhằm đưa ngân hàng bước tới một bước phát triển mới.
Giai đoạn 2006 – 2007, VPBank duy trì khá tốt cho vay DNVVN. Năm 2007 là năm nền kinh tế của nước ta tăng trưởng nóng, lạm phát lên tới 20%/năm, nhu cầu đầu tư vào bất động sản và chứng khoán tăng, nhu cầu về vốn của nền kinh tế tăng nên tăng trưởng tín dụng của VPBank trong năm này cũng tăng chóng mặt (tăng 166% so với năm 2006). Và dĩ nhiên, dư nợ cho vay DNVVN cũng tăng lên đáng kể (58%).
Năm 2008 là năm có nhiều biến động không chỉ đối với nền kinh tế thế giới mà đối với cả kinh tế của Việt Nam. Hoạt động của các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay DNVVN của VPBank vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan so với tình hình biến động chung của nền kinh tế. Mức độ tăng của dư nợ dù không cao nhưng vẫn có những bước phát triển hơn so với năm 2007 (tăng 33% so với năm 2007). Điều đó thể hiện những thành công của Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng, mở rộng cho vay với những điều kiện ưu đãi.
Sau khi bước qua năm 2008 một cách vất vả, năm 2009 VPBank đã cho thấy những bước hồi phục nhanh chóng của mình. Trong khi dư nợ cho vay năm 2008 giảm 3% so với năm 2007, thì đến năm 2009, dư nợ cho vay toàn ngân hàng đã tăng trưởng trở lại (tăng 28% so với năm 2008). Bên cạnh đó thì dư nợ cho vay DNVVN vẫn tăng trưởng ổn đinh, năm 2009 tăng 31% so với năm 2008. Mặc dù trong năm 2008 dư nợ cho vay toàn ngân hàng có giảm sút so với các năm trước song dư nợ cho vay DNVVN vẫn tăng đều qua các năm và không có dấu hiệu sụt giảm nào. Như vậy, VPBank đang phần nào mở rộng được quy mô cho vay DNVVN.
Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2006 – 2008 có xu hướng tăng cao do ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế song chất lượng của các khoản vay vẫn được đảm bảo. Số lượng khách hàng tăng thêm kéo theo dư nợ cho vay ngày càng lớn, do đó mặc dù nợ quá hạn của ngân hàng vẫn tăng song đã được đảm bảo ở mức độ an toàn. Đặc biệt là trong năm 2008, tỷ lệ này tăng lên quá cao do sự ảnh hưởng của nền kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của toàn bộ khách hàng không riêng gì các DNVVN. Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN bằng 650% so với năm 2007, là con số khiến VPBank giật mình và phải tìm mọi cách để khắc phục tình trạng khó khăn này. Và đến năm 2009, tình hình đã được cải biến, tỷ lệ nợ xấu của các DNVVN chỉ còn là 1.63% tổng dư nợ cho vay DNVVN và đã giảm gần hơn 50% so với năm 2008. VPBank dường như được thở phào nhẹ nhõm.
Trong thời gian qua, VPBank đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm cải thiện tình hình cho vay DNVVN của ngân hàng. VPBank luôn thực hiện theo đúng định hướng đã đề ra, tuân thủ các nguyên tắc cho vay bảo đảm an toàn, hiệu quả:
- Không cho vay đối với các phương án, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, hoặc công nghệ mới quá phức tạp mà nhân viên ngân hàng không đủ trình độ để đánh giá mức độ rủi ro.
- Chỉ cho vay đối với các phương án, dự án có hiệu quả kinh tế, có nguồn thu bảo đảm trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi; không cho vay đối với các phương án, dự án thuộc đối tượng chính sách hoặc các phương án, dự án không hiệu quả, không đảm bảo nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng.
Ngoài ra, để đạt được tỷ lệ nợ quá hạn thấp, đảm bảo an toàn cho ngân hàng, VPBank luôn tuân thủ quy trình nghiệp vụ đặt ra. Ngân hàng đã thực hiện việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm giám sát khoản cho vay thích hợp với từng mức độ rủi ro. Ngân hàng tiến hành lập phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, trong đó có sự đánh giá của từng chỉ tiêu thông qua các yếu tố tài chính và phi tài chính. Các yếu tố tài chính như: khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, doanh thu trên tổng tài sản…; các yếu tố phi tài chính như: kinh nghiệm trong ngành của ban giám đốc, tính khả thi của phương án kinh doanh, vị thế cạnh tranh…
Bảng 2.8. Phiếu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Kết quả đánh giá từng chỉ tiêu
Điểm của
chỉ tiêu
I-Yếu tố tài chính
-
-
II-Yếu tố phi tài chính
-
-
Tổng cộng điểm (I+II)
-
-
(Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên tín dụng, VPBank)
Sau khi lập phiếu xếp hạng cho vay doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng rủi ro dựa trên thang điểm đã có.
Bảng 2.9. Bảng đánh giá xếp hạng rủi ro
Điểm
Xếp hạng
Đánh giá
Nhóm rủi ro
87 - 100
A+
Xuất sắc
Thấp
74 - 86
A
Tốt
Thấp
61 - 73
B+
Trung bình
Trung bình
48 - 60
B
Dưới trung bình
Trung bình
35 - 47
C+
Rủi ro không thu hồi cao
Cao
0 - 34
C
Rủi ro không thu hồi rất cao
Cao
(Nguồn: Tài liệu đào tạo nhân viên tín dụng, VPBank )
Kết quả của việc xếp hạng tín dụng là căn cứ để VPBank xác định mức độ rủi ro của khách hàng, là căn cứ bổ sung trong việc ra quyết định, từ đó xác định lãi suất cho vay phù hợp với mức độ rủi ro.
Có thể nói, thành tựu mà VPBank đạt được trong thời gian qua là kết quả dựa trên những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng và cán bộ nhân viên phụ trách về mảng doanh nghiệp nói riêng. Đó là nền tảng cho VPBank trong việc mở rộng cho vay DNVVN, thu hút ngày càng nhiều những đối tượng khách hàng tiềm năng nhất trong hoạt động của ngân hàng.
2.3.2. Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
- Trong giai đoạn 2006 – 2009, tăng trưởng dư nợ của DNVVN có xu hướng giảm. Mặc dù chỉ tiêu dư nợ của DNVVN nhìn chung là tăng qua các năm, nhưng trong năm 2008, tốc độ tăng dư nợ có xu hướng giảm dần so với năm 2007. Cụ thể là năm 2007, tốc độ tăng dư nợ so với năm 2006 là 58%, năm 2008, tốc độ này giảm xuống còn 33% so với năm 2007 và đến năm 2009 thì chỉ số này giảm xuống 31% so với năm 2008. Mặc dù, xu hướng giảm này cũng phần nào là do chịu sự tác động của toàn bộ nền kinh tế song ngân hàng vẫn cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để cải thiện tình hình dư nợ cho vay DNVVN.
- Đối tượng khách hàng vay vốn chưa đa dạng. Mặc dù số lượng khách hàng DNVVN của VPBank vẫn tăng qua các năm và hiện nay là gần 2000 khách hàng nhưng lượng khách này vẫn tập trung chủ yếu tại các lĩnh vực thương mại và xây dựng. Việc thu hút đối tượng khách hàng trong các ngành sản xuất hay nông lâm ngư nghiệp của VPBank vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng DNVVN tập trung trong các ngành kinh doanh khác là rất lớn, do đó ngân hàng cần quan tâm hơn trong việc mở rộng phạm vi khách hàng vay vốn, đặc biệt là các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất.
- Quy mô các khoản vay của DNVVN trong giai đoạn 2006 – 2008 có xu hướng giảm song đến năm 2009 đã bắt đầu có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, quy mô các khoản vay nhỏ lẻ chưa mang lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng. Trong thời gian tới, NH cần triển khai công tác tiếp xúc khách hàng, có chính sách khách h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3746.doc