MỤCLỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 3
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN). 3
1.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN). 3
1.1.2. Đặc điểm của các DNVVN 4
1.1.3.Vai trò của các DNVVN trong nền kinh tế thị trường 6
1.1.3.1. Góp phần tăng trưởng và ổn đinh kinh tế - xã hội. 6
1.1.3.2. Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. 7
1.1.3.3. Phân phối thu nhập có hiệu quả trong nền kinh tế. 8
1.1.3.4. DNVVN có mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể khác trong nền kinh tế. 8
1.1.4. Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các DNVVN 9
1.2. Hoạt động cho vay đối với các DNVVN của ngân hàng thương mại(NHTM) 10
1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 10
1.2.2. Các hình thức cho vay đối với DNVVN của NHTM. 11
1.2.2.1. Phân loại theo phương thức cho vay: 11
1.2.2.2. Phân loại theo thời gian. 13
1.2.2.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo 14
1.2.3. Vai trò hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNVVN 14
1.2.3.1. Cho vay NH là kênh cung cấp vốn chủ yếu của các DN 14
1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng tạo động lực thúc đẩy các DNVVN phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. 15
1.3. Mở rộng cho vay đối với các DNVVN của NHTM 16
1.3.1.Mở rộng cho vay đối với các DNVVN 16
1.3.2.Điều kiện để mở rộng cho vay đối với các DNVVN của các NHTM 17
1.3.2.1. Đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ mà NHTM lựa chọn làm khách hàng mục tiêu 17
1.3.2.2. Năng lực DNVVN 18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với DNVVN của NHTM. 19
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan. 19
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan. 21
1.3.3.Các nhân tố thuộc về NHTM 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK 26
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP VPBANK 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của VPbank 28
2.1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của VPBank 29
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank 32
2.2.1. Quy trình hoạt động cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank. 32
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(VPBank). 34
2.2.2.1.Doanh số cho vay DNVVN. 34
2.2.2.2. Doanh số và dư nợ cho vay DNVVN theo đối tượng DN 2004-2006. 35
2.2.2.3.Về dư nợ cho vay. 36
2.2.2.4 Doanh thu cho vay 38
2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với các DNVVN tại VPBank. 39
2.3.1. Thành tựu đạt được 39
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI VPBANK 44
3.1.Định hướng phát triển DNVVN trong thời gian tới. 44
3.2. Quan điểm và định hướng mở rộng cho vay đối với các DNVVN của Ngân hàng VPBank. 45
3.2.1. Quan điểm chung. 45
3.3.2. Kế hoạch phát triển trong những năm tới của VPBank ( giai đoạn 2007-2010). 47
3.3. Giải pháp mở rộng cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank). 48
3.3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các DNVVN phù hợp với thực tế. 49
3.3.1.1. Chính sách khách hàng. 49
3.3.1.2. Chính sách lãi suất. 50
3.3.1.3 .Chính sách về quy mô vốn vay và kỳ hạn trả nợ. 50
3.3.1.4. Chính sách về tài sản bảo đảm. 51
3.3.2. Đổi mới quy trình cho vay phù hợp với các DNVVN. 52
3.3.2.1. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn một cách đầy đủ và kịp thời. 52
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay đối với các DNVVN. 52
3.3.3. Thực hiên tốt chính sách marketing. 54
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. 55
3.3.5.Tăng cường đầu tư cơ sỏ hạ tầng, công nghệ thông tin. 56
3.4. Một số kiến nghị. 56
3.4.1. Đối với Nhà nước. 56
3.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nước. 58
3.4.3 Đối với các DNVVN. 59
KẾT LUẬN 60
Danh sách tài liệu tham khảo 61
PHỤ LỤC 62
Danh mục các từ viết tắt 63
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an.
Các nhân tố thuộc về DNVVN.
Hầu hết các DNVVN đều đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn cần thiết cho hoạt động, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các DNVVN trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy động vốn trong dân cư vào đầu tư sản xuất, kinh doanh chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp lớn thì được ưu đãi hơn về mọi mặt, trong khi đó các DNVVN thì phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng xuất phát từ chính bản thân DNVVN.
Thứ nhất, cơ cầu nguồn vốn của các DNVVN chưa hợp lý. Trong tổng số nguồn vốn thì chiếm phần lớn vẫn là vốn đi vay từ bên ngoài, vốn chủ sở hữu rất nhỏ. Đặc biệt, vốn vay từ ngân hàng trong tổng nguồn vốn kinh doanh còn rất cao. Điều đó dẫn đến các doanh nghiệp bọ quá phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, chủ yếu là từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Vì vậy, khi thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ngay lập tức. Do đó, các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn hợp lý, và nguồn huy động chỉ đóng vai trò bổ sung cho nhu cầu thường xuyên hoặc nhu cầu tức thì. Hơn nữa, thông thường, các doanh nghiệp chỉ được phép cho vay trong một hạn mức nhất định. Nếu doanh nghiệp vay nợ quá nhiều thì khó có thể vay thêm vốn nữa
Thứ hai, các doanh nghiệp chưa thực sự hợp tác với ngân hàng. Khi đi vay lần đầu hoặc chưa có sự tin tưởng của ngân hàng, mức độ minh bạch của các báo cáo tài chính là cơ sở để ngân hàng xét duyệt cho vay. Nhưng trong thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đi vay đã không muốn bộc bạch hết với ngân hàng, không muốn giải trình hay trao đổi kỹ lưỡng về phương án vay vốn, không muốn đưa tài sản cho ngân hàng tạm giữ. Do vậy, ngân hàng chỉ duyệt vay với số tiền nhỏ nhằm tránh rủi ro có thể gặp phải.
Thứ ba, vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Trên lý thuyết, điều kiện cho vay là sử dụng vốn có mục đích, hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, có tài sản đảm bảo, có phương án vay vốn hiệu quả. Và ưu tiên nguyên tắc có phương án vay vốn khả thi và hiệu quả. Nhưng trên thực tế, các ngân hàng vẫn ưu tiên cho vay khi có tài sản bảo đảm cho mỗi một khoản vay. Nhiều doanh nghiệp không có tài sản thế chấp, hoặc có tài sản thế chấp nhưng không được ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng cũng chỉ chấp nhận tối đa 70% giá trị tài sản để làm thế chấp cho khoản vay. Mặt khác, các DNVVN cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các thủ tục như: đăng ký quyền sở hữu tài sản, khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản thế chấp là bất động sản…
Thứ tư, trình độ quản trị kinh doanh của DNVVN còn yếu kém. Với đội ngũ nhà lãnh đạo còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh thì việc xây dựng các phương án khả thi chưa có sức thuyết phục với ngân hàng. Do vậy, các DNVVN sẽ không được ưu tiên vay vốn. Mà nếu có được vay thì chi phí mà các doanh nghiệp phải bỏ ra để vay vốn cộng với lãi suất phải trả đôi khi cao hơn khả năng sinh lời của phương án. Chính điều này làm các DNVVN có ý định vay vốn nản lòng.
Thứ năm, nhiều doanh nghiệp lập ra nhưng chỉ trên danh nghĩa mà không hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp này có thể chiếm dụng vốn ngân hàng, lừa đảo cán bộ tín dụng để vay vốn. Thực tế đây chính là những doanh nghiệp ma. Việc cho vay đối với những doanh nghiệp này sẽ mang rủi ro đến cho ngân hàng.
1.3.3.Các nhân tố thuộc về NHTM
Thứ nhất, chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm:
Chính sách khách hàng: Đối tượng cho vay của ngân hàng rất phong phú và đa dạng bao gồm tất cả các chủ thể kinh doanh hợp pháp trong nền kinh tế. Ngân hàng thường phân loại khách hàng ví dụ như khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng mới… để đưa ra các chính sách tín dụng khác nhau sao cho phù hợp. Đối với các DNVVN, chính sách khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vay vốn và các chính sách ưu đãi đi kèm.
Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Dựa trên nhu cầu vay vốn và phù hợp với các điều luật cũng như tính toán của ngân hàng về rủi ro và sinh lời, ngân hàng sẽ cam kết tài trợ cho khách hàng một hạn mức nhất định. Giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu và tình hình vay nợ của khách hàng. Ngoài ra, mỗi một ngân hàng lại có quy định riêng về quy mô và các giới hạn như quy mô tín dụng của các VPBank các cấp, của hội sở chính. Chính sách này tác động trực tiếp tới khả năng vay vốn của DNVVN. Vì ngân hàng sẽ thẩm định khách hàng dựa trên các tiêu chí đã định để quyết định mức cho vay.
Chính sách lãi suất và phí suất tín dụng: Lãi suất và phí suất tín dụng là nguồn thu nhập của ngân hàng, bù đắp chi phí cho ngân hàng. Mức lãi suất khác nhau tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng, tuỳ theo thời hạn vay. Khi xác định lãi suất, ngân hàng phải tính đến rủi ro, lãi suất hoà vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. Thông thường, các doanh nghiệp lớn được ưu đãi hơn về lãi suất cho vay. Đối với các DNVVN do mức độ rủi ro của món vay cao nên ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao nhằm bù đắp rủi ro có thể xảy ra. Các DNVVN thường vay ngắn hạn và các món vay nhỏ lẻ nên lãi suất ngân hàng thu được không đáng kể.
Chính sách thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: Các giới hạn về thời gian luôn được các nhà quản lý ngân hàng chú ý bởi vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro ngân hàng cũng như chu kỳ kinh doanh của người vay. Chính sách kỳ hạn phải giải quyết mối quan hệ giữa thời hạn nguồn và thời hạn cho vay.
Chính sách các khoản đảm bảo: Quy định các trường hợp tài trợ cần đảm bảo bằng tài sản, các loại bảo đảm cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ phần trăm cho vay dựa trên tài sản bảo đảm. Đó là chính sách đối với các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu, các tài sản có biểu hiện nghi ngờ Với các DNVVN thông thường ngân hàng vẫn yêu cầu phải có tài sản thế chấp khi vay vốn
Thứ hai, quy trình phân tích tín dụng. Đó là việc cán bộ tín dụng thực hiện các bước nhằm phân tích tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Mà ở đây, ảnh hưởng đến mở rộng cho vay DNVVN là trình độ của cán bộ tín dụng còn non yếu, không đủ khả năng phân biệt phương án khả thi hay không. Cán bộ tín dụng thiều khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện cũng như hiệu quả thực tế. Đôi khi, cán bộ tín dụng quá cứng nhắc, thực hiện theo đúng thủ tục mà không có sự linh hoạt như tư vấn hoặc là xem xét kỹ phương án vay vốn của khách hàng.
Nhìn chung, các ngân hàng vẫn còn e ngại khi cho DNVVN vay vốn. Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa tìm được tiếng nói chung. Nhu cầu vốn vay của các DNVVN ngày một gia tăng buộc các ngân hàng phải quan tâm hơn đến việc mở rộng cho vay khu vực này.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP VPBANK
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank
NHTMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến nay (tháng 8/2006), vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng..
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở VPBank tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm VPBank Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm VPBank Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 VPBank mới đó là VPBank Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; VPBank Huế; VPBank Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số VPBank tại một loạt các tỉnh và thành phố lớn trên cả nước
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 VPBank và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1.000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.
Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ. Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.
HĐ Cổ đông
HĐ quản trị
Ban điều hành
Hội sở HN
CN Hà Nội
CN Thăng Long
CN Hải phòng
CN Quảng Ninh
CN VĨnh Phúc
CN Bắc Giang
CN Huế
CNH Cần thơ
CNH Sài Gòn
CN Cấp II - PGD
Bán kiểm sóat
HĐ Tín dụng
Các ban tín dụng
P.KTKT nội bộ
VP.VPB
P.Ngân quỹ
P. Kế toán
P.GD – Kho quỹ
P.Tổng hợp - QLý
P.TTQT – Kiểu hối
TT.Western Union
TT Tin học
TT Đào tạo
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của VPbank
2.1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của VPBank
* Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây
Với sự nỗ lực không ngừng trong những năm qua,VPBank đẫ đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, điều này chứng tỏ quyết tâm của VPBank trong việc theo đuổi một chính sách kinh doanh nhất quán trong việc phục vụ khách hàng mục tiêu của mình
B¶ng 2.1 :C¸c chØ tiªu tµI chÝnh chñ yÕu trong n¨m 2004-2006
( Đơn vị: tỷ đồng)
ChØ tiªu
2004
2005
2006
I.C¸c chØ tiªu vÒ tµI s¶n(®Õn 31/12)
Tæng tµI s¶n cã
4.150
6.556
10.159
TiÒn huy ®éng
3.872
5.645
8.323
Cho vay
1.866
3.395
5.018
Vèn cæ phÇn
198,5
243,7
383,2
II. KÕt qu¶ kinh doanh(trong n¨m)
Tæng thu nh©p ho¹t ®éng
286,2
503,1
898,5
Tæng chi phÝ ho¹t ®éng
(226,1)
(419,7)
(741,7)
Lîi nhuËn tríc thuÕ
60,1
83,4
156,8
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank giai đoạn 2004-2006)
Hoạt động huy động vốn
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong những năm gần đây,hoạt động huy động vốn là hoạt động được VPBank đặc biệt quan tâm,tiếp tục tập trung vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ huy động vốn mới với nhiều thuận tiện và đem lại lợi ích cao cho khách hang,Vì vậy mà nguồn vốn của VPBank tiếp tục được mở rộng và tăng với tốc độ cao.
B¶ng 2.2 : T×nh h×nh huy ®éng vèn nh÷ng n¨m 2004 – 2006
Đơn vị;tỷ đồng
ChØ tiªu
N¨m 2004
N¨m 2005
N¨m 2006
Sè tiÒn
Tû träng(%)
Sè tiÒn
Tû träng(%)
Sè tiÒn
Tû träng(%)
Tæng nguån vèn huy ®éng
3.873
100
5.645
100
8.323
100
ThÞ trêng I
1.825
47
3.426
61
5.427
65
TG tiÕt kiÖm
1.541
39
2.697
48
4.308
51
TG thanh to¸n
284
8
729
13
1.119
14
ThÞ trêng II vµ TG kh¸c
2.048
53
2.219
39
2.896
35
( Nguồn: Báo cáo hoạt động huy động vốn của VPbank 2004-2006)
Hoạt động huy động vốn của VPBank đã có nhũng bược tiến đáng khích lê .Năm 2006 ,tổng nguồn vốn huy động đạt trên 8.323 tỷ đồng ,tăng 47,4% so với năm 2005,trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 60% so với năm 2005. Về tỷ trọng,tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng ngày càng tăng,trong khi đó vốn huy động trên thị trường II lại có tỉ trọng giảm qua các năm. Điều này cho thấy trong 2 năm 2005, 2006 nhờ một loạt các chính sách marketing và các chương trình khuyến mãi gửi tiền hấp dẫn đã thu hút nhiều hơn lượng vốn tù tiền gửi tiết kiệm. Điều này cũng chứng tỏ uy tín của VPBank ngày càng tốt hơn trong con mắt của khách hàng.
B¶ng 2.3 : t×nh h×nh ho¹t ®éng tÝn dông nh÷ng n¨m 2004-2006
Đơn vị: tỷ đồng
ChØ tiªu
2004
2005
2006
Doanh sè cho vay
2.155
3.922,1
5.732
D nî cho vay
1.865,6
3.014
5.031
Thu nhËp tõ l·i
94,8
133,9
171,58
Tû lÖ nî qu¸ h¹n(%)
0,5
0,49
0,37
( Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của VPBank 2004-2006)
Doanh số cho vay năm 2004 của VPBank đạt trên 2.155 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đạt 1.865,6 tỷ đồng. Thực hiện chiến lược bán lẻ,VPBank đã chú trọng tập trung vào việc thu hút đối tượng khách hàng là các DNVVN và các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu. Nợ quá hạn mới phát sinh chỉ chiếm 0,5% tổng dư nợ phát sinh mới trong năm 2004.
Năm 2005,doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 3.922,1 tỷ đồng,tăng 82% sóng với năm 2004, Dư nợ tín dụng đạt 3.014 tỷ đồng ,tăng 62% so với năm 2004. Trong năm này ,VPBank đã giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,49%.Đến năm 2006 doanh số cho vay mặc du` tăng 1809,9 tỷ VNĐ so với năm 2005 đạt con số 5.732 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống còn có 0,37%. Điều này cho thấy rằng mặc dù VPBank đặt quyết tâm tăng trưởng nhanh nhưng vẫn chú trọng dến sự an toàn. Chính sách tín dụng của VPBank ngày càng tỏ ra hiệu quả trong cả hai khâu là cấp tín dụng và thu hồi tín dụng.
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank
2.2.1. Quy trình hoạt động cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank.
Theo quyết định 427/QĐ-HĐQT (13/5/2002) của chủ tịch HĐQT ,quy trình cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank được tiến hành theo sơ đồ sau
Sơ đồ 2-Quy trình nghiệp vụ tín dụng A/O doanh nghiệp.
Nguồn: Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng A/O doanh nghiệp-VPBank.
7. Kiểm tra và xử lý nợ vay
- Nhân viên A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau cấp tín dụng về mục đích swr dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng.
- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ.
- A/O DN theo dõi thu gố, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng.
- Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao Phòng Kết toán – Kiểm toán nội bộ.
8. Tất toán hợp đồng tín dụng
Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ.
3a. Nhân viên A/O DN thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ TSBĐ.
3b. Phòng thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình.
1.Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ
- Nhân viên A/O DN tiếp thị, giới thiệu sản phẩm.
- Khách hàng đến ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng.
2. Tiếp nhận hồ sơ khách hàng
- Nhân viên A/O DN làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng.
- Nhân viên A/O DN chuyển hồ sơ TSBĐ sang phòng thẩm định TSBĐ và xem xét BCTC.
4. Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng
Nhân viên A/O DN tập hợp hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng
5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản (nếu có).
- Nhân viên A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ, sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để Ban Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc ký duyệt
6.Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Giải ngân, phát hành thư bảo lãnh, mở L/C.
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNVVN tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(VPBank).
2.2.2.1.Doanh số cho vay DNVVN.
Tín dụng là hoạt động sinh lời lớmn nhất,mang lại doanh thu chủ yếu cho ngân hàng.Trong hoạt động tín dụng thì cho vay là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy ngân hàng luôn chú trọng vào hoạt động cho vay và không ngừng mở rộng cho vay tới các đối tượng khác nhau. Doanh số cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng.Doanh số cho vay trong kỳ là tổng tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kỳ.
B¶ng 2.4 : Doanh sè cho vay theo quy m« DN giai ®o¹n 2004 – 2006
Đơn vị: triệu đồng
ChØ tiªu
2004
2005
2004/2005
2006
2006/2005
Doanh sè
Tû träng(%)
Doanh sè
Tû träng(%)
T¨ng/
gi¶m
%
Doanh sè
Tû träng(%)
T¨ng/
gi¶m
%
Tæng
2.155.000
100
3.922.178
100
1.767.178
82,00
5.732.927
100
1.810.749
DN lín
279.869
12,99
396.926
10,12
117.075
41,83
479.845
8,37
82.919
DNV&N
1.010.330
46,88
1.895.980
48,34
885.560
87,65
2.940.991
51,3
1.045.011
CVTD, c¸ nh©n
864.801
40,13
1.629.272
41,54
764.471
88,93
2.310.369
40,33
681.097
( Nguồn:Báo cáo hoạt dộng tín dụng của VPbank năm 2004-2006)
Trong những năm gần đây,sự phát triển nhanh chóng của các DNVVN đã mở ra thị trường tín dụng lớn cho các NHTM trong đó có VPbank.Qua bảng số liệu ta thấy doánh số cho vay đối với các DNVVN tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2004 là 1.010.330 triệu đồng,năm 2005 là 1.895.980 triệu đồng tăng 885.560 triệu đồng so với năm 2004.Năm 2006 con số này đạt 2.940.991 triệu đồng tăng 1.045.011 triệu đồng.
Về tỷ trọng,doanh số cho vay đối các DNVVN cũng tăng lên theo các năm.Nếu năm 2004 con số này là 46,86%,năm 2005 là 48,34 % thì dên năm 2006 con số này đã tăng lên dến 51,3%. Khách hàng vay vốn tại VPbank chủ yếu là khách hàng truyền thống,khách hàng đến vay vốn lần đầu còn ít.Chính vì vậy măc dù tăng nhưng tốc độ tăng vẫn còn thấp ,chua xứng đáng với khă năng của ngân hàng.Do đó,trong chién lược kinh doanhcủa mình,Ngân hàng cần chú trọng đén chiến lược khách hàng,tạo mối quan hệ với khách hàng để mở rộng cho vay cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
2.2.2.2. Doanh số và dư nợ cho vay DNVVN theo đối tượng DN 2004-2006.
B¶ng 2.5 Doanh sè cho vay DNVVN theo ®èi tîng Dn 2004-2006
(Đơn vị: triệu VNĐ)
ChØ tiªu
2004
2005
2005/2004
2006
2006/2005
Doanh sè
Tû träng
(%)
Doanh sè
Tû träng
(%)
T¨ng/
gi¶m
%
Doanh sè
Tû träng
(%)
T¨ng/
gi¶m
%
Tæng
1.010.330
100
1.895.980
100
885.560
87,65
2.940.991
100
1.045.011
DN t nh©n
135.887
12,46
240.398
12,68
114.511
90,96
288.217
9,8
47.819
Cty TNHH
427.369
42,30
816.560
43,07
389.191
91,06
1.326.386
45,1
509.826
Cty cæ phÇn
366.825
36,31
672.472
35,47
305.620
83,33
1.094.048
37,2
421.576
DN nhµ níc
90.222
8,93
166.460
8,78
76.238
85,50
232.338
7,9
65,87
( Nguồn: Báo cáo tín dụng của VPbank 2004-2006)
Qua bảng số liệu trên ta thấy ,VPBank mở rộng cho vay tất cả các DNVVn thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Doanh số cho vay của tất cả các đối tượng DN không ngừng gia tăng qua các năm 2004 đến 2006. Trong đó có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với các công ty TNHH và công ty cổ phần luôn luôn lớn nhất cả về số lượng tiền và tỷ trọng trong tổng doanh số vay. Cụ thể ,năm 2004 doanh số cho vay đối với công ty TNHH là 427.369 triệu VNĐ,chiếm 42,30% tổng doanh số cho vay,Doanh số cho vay Công ty Cổ phần là 366.825 triệu VNĐ chiếm 36,31% doanh số.Đến năm 2005 các con số này đối với công ty TNHH là 816.560 chiếm 43,07%,với công ty cổ phần là 672.472 chiếm 35,47%. Năm 2006 cho vay đối với công ty TNHH là 1.326..386 triệu VNĐ tương ứng 45,1% tỷ trọng cho vay, với công ty cổ phần là 1.094.048 triệu VND chiếm 37,2% doanh số.Doanh số cho vay đối với các DNNN và DN tư nhân chiếm tỷ trọng thấp. Đối với DNNN tỷ trọng cho vay giảm dần qua các năm,năm 2004 là 8,93%,năm 2005 là 8,78%,năm 2006 là 7,9 %.Còn đối với DN tư nhân doanh số chi chiếm khoang 12%.
2.2.2.3.Về dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay là số tiền ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và DNVVN nói riêng.
B¶ng 2.6 : D nî cho vay theo quy m« DN giai ®o¹n 2004-2006.
(đơn vi: triệu VNĐ)
ChØ tiªu
2004
2005
2005/2004
2006
2006/2005
D nî
Tû träng(%)
D nî
Tû träng(%)
T¨ng/gi¶m
%
D nî
Tû träng(%)
T¨ng/gi¶m
%
Tæng
1.865.400
100
3.014.131
100
1.148.730
61,5
5.031.854
100
2.017.723
DN lín
193.467
10,38
184.669
6,13
-8.798
-4,7
364.809
7,25
180.140
DNV&N
978.029
52,43
1.466.775
48,66
488.746
49,9
2.672.417
53,11
1.205.642
CVTD, c¸ nh©n
693.904
37,19
1.362.687
45,21
668.783
96,3
1.994.627
39,64
631.940
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của VPbank 2004-2006)
Ta thấy rằng ,dư nơ tín dụng tại VPBank chủ yếu là dư nợ cho các DNVVN và cho vay tiêu dùng ,cá nhân. Dư nợ cho vay đối với các DN VVN tăng liên tục qua các năm 2004,2005,2006. Năm 2004 là 978.029 triệu VNĐ thì đến năm 2005 tăng 448.746 triệu VNĐ lên thành 1.466.775 triệu đồng. Năm 2006 tăng lên thành 2.672.417 triệu VNĐ tăng 1.205.642 triệu VNĐ sóng với năm 2005. Trong khi đó doanh só cho vay đối với các DN lớn lại có xu hướng giảm, năm 2004 là 193.467 triệu đồng, năm 2005 là 184.669 triệu VNĐ giảm 8.789 triệu đồng. Điều này không có nghĩa là VPbank chỉ chú trọng cho vay đối với các DNVVN mà không quan tâm đến các DN lớn.Thực tế,VPBank cũng rất chú trọng đến cho vay các DN lớn nhưng dòng điện quy mô còn nhỏ bé,khă năng cho vay còn hạn chế nên trước mắt ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay DNVVN và cho vay tiêu dùng cá nhân .Vì nó cho phép ngân hàng tận dụng được các ưu thế của mình cững như tiềm năng trong xã hội.Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú trọng cho vay các DN lớn khi diều kiện cho phép.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng các DNVVN cũng tăng lên liên tục qua các năm .Năm 2004 tỷ trọng này chiếm 52,43% và năm 2005 là 48,66% thì đến năm 2006 con số này là 53,11%. Điều này chứng tỏ rằng VPBank đang thực hiện chính sách cho vay đối với các DNVVN ngày càng có hiệu quả ,dần trở thành một trong những Ngan hàng có uy tín trong lĩnh vực này.
2.2.2.4 Doanh thu cho vay
B¶ng 2.7 : Doanh thu cho vay t¹i VPBank giai ®o¹n 2004-2006.
§¬n vÞ : triÖu VN§.
ChØ tiªu
2004
2005
2005/2004
2006
2006/2005
T¨ng/gi¶m
%
T¨ng/gi¶m
%
Doanh thu tõ ho¹t ®éng tÝn dông
108.775
144.902
36.127
33,21
207.314
62.412
43,07
Doanh thu cho vay DNV&N
40.856
53.826
12.970
31,75
78.324
24.498
45,5
Tû träng (%)
37,56
37,15
-
-
37,78
-
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của VPBank 2004-2006)
Doanh thu từ hoạt động cho vay các DNVVN chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay DNVVN. Doanh thu này càng lớn sẽ góp phần làm cho thu nhập của ngân hàng càng lớn, thể hiện sự thành ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh này.
Bảng số liệu cho thấy,doanh thu từ hoạt động cho vay các DNVVN của VPbank cũng tương ứng với quy mô phát triển của hoạt động này. Năm 2004 doanh thu cho vay DNVVN là 40.856 triệu đồng. Năm 2005 tăng 12.970 triệu đồng so với năm 2004 tức 33,21 %. Năm 2006 doanh thu cho vay đối với các DNVVN là 78.324 triệu đồng tăng 24.498 triệu đồng so với năm 2005. Tỷ trọng doanh thu từ DNVVN trong tổng số doanh thu qua các năm là 37,56%, 37,15%, 37,78%. Như vậy ,có thể thấy tỷ trọng doanh thu từ các DNVVN có tăng nhưng tăng không đáng kể. Mức đóng góp này chưa tương xứng với tiềm năng của VPBank. Ngân hàng còn phải nỗ lực hơn nữa trong tương lai để dần biến đống góp của hoạt động này thành nguồn thu nhập quan trọng của ngân hàng.
2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với các DNVVN tại VPBank.
2.3.1. Thành tựu đạt được
Trong những năm 2004-2006,hoạt động cho vay đối vói các DNVVN tại VPbank đã đạt được những thành tưu đáng kể sau đây:
* Về doanh số cho vay: Nhìn chung tình hình hoạt động cho vay đối với các DNVVN của VPbank trong 3 năm 2004-2006 luôn đạt được sự tăng trưởng khá cao và khá bền vững,góp phần làm lành mạnh hoạt động kinh doanh của NH cũng như đem lại hiệu quả chung trong việc thực hiện các nhiệm vụ ngân hàng.
* Về đối tượng khách hàng: Cùng với việc mở rộng VPBank trên khắp cả nước,VPbank cũng đã thành công trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng mới .Ngân hàng đã da dạng hóa đối tượng khách hàng ,mở rộng cho vay đối với tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
*Về dư nợ và doanh thu cho vay: Dư nợ cho vay đối các DNVVN của VPBank luôn chiếm ½ tổng số dư nợ cho vay , điều này dẫn tới việc doanh thu cho vay từ các DNVVN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu cho vay. Đây là một tín hiệu đang mừng vì VPBank tập trung chủ yếu khai thác thị trường này . Trong tương lai ,với những nguồn lực được đầu tư thì thị trường các DNVVN sẽ là một thị trường đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho VPBank.
Năm 2000,HĐQT quyết định lựu chọn mục tiêu chiến lược của VPBank cho tơi năm 2010 là xây dựng VPBank thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và trong khu vực. Khách hàng tiềm năng quan trọng nhất của VPbank sẽ là các DNVVN, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Việc xác định lại mục tiêu chiến lược
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần VPBank.doc