MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNNQD. 6
1.1 Một số vấn đề cơ bản về DNNQD ở Việt Nam. 6
1.1.1 Khái niệm về DNNQD 6
1.1.2 Đặc điểm của các DNNQD ở Việt Nam. 6
1.1.3 Các loại hình DNNQD. 12
1.1.3.1 DN tư nhân. 12
1.1.3.2 Công ty 12
1.1.3.3 HTX. 14
1.1.4. Nhu cầu vay vốn của DNNQD 15
1.2 Hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNQD. 16
1.2.1 Hoạt động cho vay của NHTM. 16
Hoạt động cho vay của NHTM bao gồm: 16
1.2.2 Vai trò của hoạt động cho vay đối với các DNNQD. 17
1.2.2.1 Đối với các DNNQD. 17
1.2.2.2 Đối với NH. 18
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế. 19
1.2.3 Các hình thức cho vay đối với DNNQD 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM. 25
1.3.1 Các nhân tố thuộc về NH. 25
1.3.1.1 Chính sách tín dụng của NH. 25
1.3.1.2 Chất lượng thẩm định 26
1.3.1.3 Hoạt động marketing của NH 27
1.3.1.4 Trình độ và phẩm chất của cán bộ NH. 27
1.3.1.5 Năng lực quản lý NH. 28
1.3.2 Các nhân tố khách quan 28
1.3.2.1 Các nhân tố từ phía các DNNQD 28
1.3.2.2 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ TÂY. 31
2.1. Tổng quan về chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây 31
2.1.1.Tình hình kinh tế xã hội Hà Tây 31
2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy tổ chức của chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây. 36
2.1.2.1 Lịch sử hình thành 36
2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ 38
2.1.2.3 Bộ máy tổ chức 38
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 39
2.1.3.1 Về công tác huy động vốn 40
2.1.3.2 Công tác tín dụng, đầu tư, bảo lãnh tín dụng. 41
2.1.3.3 Công tác phát triển dịch vụ. 44
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây trong thời gian qua 45
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh 45
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh trong thời gian qua 50
2.2.2.1 Doanh số cho vay 51
2.2.2.2 Doanh số thu nợ 52
2.2.2.3 Tình hình dư nợ 53
2.2.2.4 Về tình hình nợ quá hạn 53
2.3 Đánh giá hoạt động cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây trong thời gian qua 54
2.3.1 Những kết quả đạt được 54
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 55
2.3.2.1 Hạn chế 55
2.3.2.2 Nguyên nhân 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ TÂY. 61
3.1. Định hướng cho vay các DNNQD tại chi nhánh trong thời gian tới 61
3.1.1 Định hướng cho vay các DNNQD tại chi nhánh trong thời gian tới 61
3.1.2 Mục tiêu cho vay các DNNQD năm 2007 61
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây 62
3.2.1 Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn 63
3.2.2 Hoàn thiện chính sách cho vay đối với các DNNQD. 64
3.2.3 Cải tiến quy trình cho vay 66
3.2.4 Đa dạng hóa các phương thức cho vay 67
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động marketing NH 68
3.2.6 Đào tạo đội ngũ cán bộ tinh thông về nghiệp vụ, giáo dục phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ 69
3.2.7 Tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn. 70
3.3 Kiến nghị 72
3.3.1 Kiến nghị với NH ĐT&PT Việt Nam 72
3.3.2 Kiến nghị với NH nhà nước Việt Nam 73
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 74
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và nhân dân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (chủ yếu là USD). Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu NH.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức và dân cư để tổ chức SXKD, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ra nước ngoài theo hình thức thư tín dụng.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ NH khác mà pháp luật cho phép.
2.1.2.3 Bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây gồm 11 phòng ban, đó là:
Phòng kế hoạch nguồn vốn
Phòng tài chính kế toán
Phòng tín dụng 1
Phòng tín dụng 2
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng tổ chức hành chính
Các phòng giao dịch 1,2
Tổ điện toán
Tổ thẩm định và quản lý tín dụng.
Các phòng ban được chia thành 4 khối cơ bản: khối tín dụng, khối dịch vụ khách hàng, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ. (Bảng 2)
Toàn chi nhánh có 1 trụ sở chính tại 197 đường Quang Trung-thành phố Hà Đông, 3 phòng giao dịch, 1 điểm giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm và một điểm giao dịch ở trường đại học kiến trúc Hà Nội.
Năm 2005 số lao động bình quân của chi nhánh là 88 người.
KHỐI TÍN DỤNG
KHỐI DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ
Phòng tín dụng 1
Phòng tín dụng 2
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng kế hoạch nguồn vốn
Tổ thẩm định và quản lý tín dụng
KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH
Phòng tài chính kế toán
Tổ điện toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kiểm tra nội bộ
Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
BAN GIÁM ĐỐC
Hiện nay tổng số nhân viên của chi nhánh là 96 người, trong đó 67% là đoàn viên thanh niên, điều này thể hiện, cán bộ của chi nhánh hầu hết còn trẻ tuổi với ưu thế vượt trội là tinh thần nhiệt tình, sôi nổi, ham học hỏi, nhạy bén và năng động.
Trước đây chi nhánh NH ĐT&PT Sơn Tây là đơn vị thuộc tổ chức bộ máy của chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây. Tuy nhiên, từ tháng 10 năm 2006, chi nhánh Sơn Tây đã được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NH ĐT&PT Việt Nam. Trước đây, chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây hoạt động trong toàn tỉnh Hà Tây, gồm 2 thị xã và 12 huyên. Nay chi nhánh Sơn Tây tách ra phụ trách khu vực thị xã Sơn Tây và 5 huyện phía Bắc, chi nhánh Hà Tây phụ trách thành phố Hà Đông và 7 huyện còn lại.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Nằm trên địa bàn tỉnh Hà Tây, một tỉnh có nhiều ưu thế về địa lý, tự nhiên và con người, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, hoạt động của NH ĐT&PT Hà Tây cũng có nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NH thương mại, NHTMCP, TCTD trên cùng địa bàn đã gây nhiều áp lực cho NH. Bên cạnh đó một số khó khăn của bản thân chi nhánh còn đang tồn tại như chưa có địa điểm giao dịch ổn định, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển cạnh tranh trên địa bàn, chủ yếu hiện nay các phòng giao dịch, điểm giao dịch là thuê ngoài, diện tích còn khiêm tốn, cơ sở vật chất có nhiều bất cập, màng lưới chi nhánh còn mỏng-hiện chi nhánh mới chỉ có 1 trụ sở chính, 2 phòng giao dịch, 1 điểm giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm và một điểm giao dịch, trong khi đó chi nhánh NH No&PTNT có 5 chi nhánh cấp hai, 43 chi nhánh cấp ba, 7 phòng giao dịch và có tới 66 điểm giao dịch, công tác quảng bá hình ảnh còn kém, sản phẩm chưa đa dạng, thiếu tiện ích….làm cho chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn.
Mặc dù vậy, với uy tín và lợi thế có nền khách hàng ổn định, nhiều khách hàng có tình hình SXKD hiệu quả cao, nỗ lực mở rộng khách hàng, nhắm tới khối khách hàng tiềm năng trên địa bàn là các khách hàng ngoài quốc doanh, dân doanh, khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo của đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tuổi còn trẻ, có tinh thần học hỏi cao, phát huy được tinh thần đoàn kết, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả, ….., chi nhánh đã có trụ sở mới khang trang, hiện đại nằm trên tuyến đường lớn và sôi động nhất thành phố Hà Đông, thêm vào đó việc hoàn thiện triển khai dự án hiện đại hóa NH vào tháng 7 năm 2004 và kết nối mạng online trực tuyến trên toàn quốc đã góp phần phát triển các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại; NH ĐT&PT Hà Tây, trong những năm qua đã đạt nhiều thành tích khả quan. Trong nhiều năm liền, chi nhánh luôn được xếp hạng tín dụng đạt loại AA (loại chi nhánh tốt nhất). Tổng tài sản của chi nhánh năm 2006 đạt 1.555 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2005 (1.238 tỷ đồng). Nguồn vốn huy động liên tục có những tăng trưởng qua các năm: năm 2004 chi nhánh huy động được 1.120 tỷ đồng , năm 2005 đạt 1.320 tỷ đồng, năm 2006 tiếp tục tăng, đạt 1.761 tỷ đồng . Dư nợ tín dụng (không bao gồm ủy thác đầu tư, nợ khoanh, chờ xử lý) cũng tăng đều: năm 2004 là 817 tỷ đồng, 2005 là 1.010 tỷ đồng, năm 2006 là 1.104 tỷ đồng, đảm bảo đúng giới hạn tín dụng được giao. Trong đó tỷ trọng tín dụng dài hạn đạt khoảng 49-50%, tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh đạt 16-17%, tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo là 64%. Tỷ lệ nợ quá hạn thường thấp hơn 1% (0.27%). Lợi nhuận của chi nhánh đạt được liên tục tăng qua các năm. Thu dịch vụ ròng năm 2006 tăng 49% so với năm 2005. Chi nhánh luôn đảm bảo trích đủ dự phòng rủi ro được giao, theo đúng quy định. Các mặt hoạt động cụ thể như sau:
2.1.3.1 Về công tác huy động vốn (bảng3)
Qua bảng tổng hợp dưới đây ta có thể thấy nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, khả năng tự huy động vốn của chi nhánh ngày càng được nâng cao cả về chất lượng, số lượng cũng như hình thức huy động. Điều này cũng cho thấy khả năng cung ứng vốn của NH cho khách hàng ngày càng được đảm bảo. Thị phần huy động vốn qua các năm có tăng và giữ ở mức gần 20% (năm 2005 là 18%, năm 2006 là 19%).
Trong nhiều năm, nguồn vốn huy động của NH ĐT&PT Hà Tây phải phụ thuộc nhiều vào vốn vay, nguồn vốn tự huy động còn ít.Tuy nhiên, nhờ thực hiện những chính sách thích hợp , nguồn vốn huy động được đã liên tục tăng qua các năm và dần chủ động về nguồn vốn. Năm 2004, tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh đạt 1.120 tỷ đồng, đồng thời NH không phải sử dụng đến khoản tiền vay NH ĐT&PT Việt Nam. Năm 2005 nguồn vốn huy động đạt 1.320 tỷ đồng, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.496 tỷ đồng.
Có thể nói, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là nguồn vốn huy động VND. Năm 2005 chi nhánh huy động được 918 tỷ đồng tiền huy động bằng VND, chiếm tỷ trọng 70%. Đến năm 2006 tỷ trọng huy động vốn bằng VND tăng lên, chiếm 83%, đạt 1.248 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2005. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2006 cũng tăng 10% so với năm 2005, đạt 248 tỷ. Nguồn vốn bằng VND tăng cao đã góp phần hạn chế sự mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn bằng VND.
Trong những năm qua, chi nhánh đã chủ động xác định khách hàng mục tiêu,tập trung vào nhóm khách hàng dân cư. Theo đó, trong tổng nguồn vốn huy động được, phần lớn là tiền gửi huy động từ dân cư ( năm 2006 là 920 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62%, năm 2005 là 987 tỷ đồng chiếm 75%, năm 2004 là 904 tỷ đồng chiếm 72%), tiền gửi của tổ chức kinh tế có tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của năm 2005 giảm do trong năm 2005, các NH thương mại áp dụng cơ chế kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng do đó ảnh hưởng đến tiền gửi của các tổ chức kinh tế, năm 2006 là 576 tỷ đồng, chiếm 38%, năm 2005 là 333 tỷ đồng, chiếm 25%, năm 2004 là 216 tỷ đồng chiếm 28%.
NH đã tập trung vào huy động nguồn vốn có chi phí thấp, đẩy mạnh huy động tiền gửi dân cư có kỳ hạn dài, tính ổn định cao. Điều này phản ánh chi nhánh đã huy động nguồn vốn khá an toàn và hiệu quả, đảm bảo tỷ trọng hợp lý trong cho vay trung dài hạn của chi nhánh. Theo các số liệu báo cáo thì năm 2005, chi nhánh huy động được 1.320 tỷ đồng, chiếm 46% là nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng)-tương đương 606 tỷ đồng, còn lại 54% là 714 tỷ đồng nguồn vốn dài hạn. Đến năm 2006, tỷ trọng của 2 nguồn này vẫn khá tương đương nhau, tuy nhiên, nguồn ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh hơn nên tỷ trọng chiếm 51.5% tương đương 770 tỷ trong 1496 tỷ đồng huy động được, nguồn dài hạn chỉ chiếm 48.5% tổng nguồn, tuy nhiên tăng 36% so với năm 2005, đạt 726 tỷ đồng.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động 2004-2006
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005 so v ới
2004
2006 so
v ới 2005
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
S ố tuy ệt đ ối
S ố t ư ơng đ ối (%)
S ố tuy ệt đ ối
S ố t ư ơng đ ối (%)
Nguồn vốn huy động
1.120.454
100
1.320.010
100
1.760.600
100
199.556
17.810
440.590
33.38
1. Tiền gửi không kỳ hạn
274.038
24.458
266.852
20.215
358.900
20
-7.186
-2.622
92.048
34.50
2. Tiền gửi có kỳ hạn
710.961
63.453
967.435
73.290
1.292.440
73.41
256.474
36.074
325.005
33.59
a. Tiền gửi của tổ chức kinh tế
43.214
3.857
65.820
4.986
277.800
21.4
22.606
52.312
211.980
322
b. Tiền gửi dân cư
667.747
59.596
901.615
68.303
1.014.640
78.6
233.868
35.023
113.025
12.5
3. Phát hành giấy tờ có giá
135.455
12.089
85.723
6494
109.260
6.20
-49.732
-36.715
23.537
27.46
(Ngu ồn: Ng ân h àng ĐT&PT H à T ây)
B ảng 4: C ơ c ấu d ư n ợ t ín d ụng 2004-2006
Đ ơn v ị: Tri ệu đ ồng
Ch ỉ
ti êu
2004
2005
2006
2005 so v ới 2004
2006 so v ới 2005
S ố ti ền
T ỷ
tr ọng (%)
S ố ti ền
T ỷ
tr ọng (%)
S ố ti ền
T ỷ
tr ọng (%)
Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
T ổng
d ư n ợ
862.526
100
1.050.207
100
1.274.000
100
187.681
21.759
53.793
5.1
1.D ư
n ợ
ng ắn
h ạn
446.688
51.790
550.209
52.390
588.000
46
103.521
28.312
37.791
6.9
2. D ư
n ợ trung
v à d ài h ạn
354.887
41.150
405.344
38.596
262.261
21
50.457
6.851
110.656
27.3
3. D ư
n ợ cho vay
h ợp
v ốn
-
-
47.540
4.526
305.057
24
-
-
257.517
542
4. D ư
n ợ KHNN
15.376
1.783
7.203
0.685
44.946
3
-8.173
-83.246
37.743
524
5. D ư
n ợ t ài
tr ợ
45.575
5.284
39.911
3.800
72.736
5.7
-5.664
-3.967
32.825
82
6. N ợ qu á
h ạn
1.820
0.21
4.597
0.44
3.484
0.3
2.777
153
-1.113
-24.2
7. Th ị ph ần
t ín
d ụng (%)
-
-
15
-
14
-
-
-
1
-
(Ngu ồn: Ng ân h àng ĐT&PT H à T ây)
2.1.3.2 Công tác tín dụng, đầu tư, bảo lãnh tín dụng.
Hoạt động tín dụng của chi nhánh hiện tại bao gồm hoạt động cho vay ( tổ chức kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, dân doanh, cho vay ngắn, trung, dài hạn, cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay đồng tài trợ, cho vay trả góp, cho vay ngoại tệ, cho vay ủy thác,....), chiết khấu thương phiếu, thấu chi, tín dụng bằng chữ ký (tín dụng bảo lãnh), tín dụng thuê mua.Qua các năm hoạt động, chi nhánh đã có quan hệ với nhóm 5 khách hàng lớn chiếm 536 tỷ dư nợ tín dụng gồm tổng công ty xuất nhập khẩu VINACONEX, công ty ĐT&PT khu công nghiệp Sông Đà, công ty cơ giới lắp máy xây dựng VIMECO, công ty cổ phần Sông Đà, công ty bê tông xây dựng VINACONEX Xuân Mai. Năm 2006, chi nhánh đã đầu tư, đồng tài trợ vào 32 dự án (tương đương 48 tỷ) thuộc tất cả các loại dự án từ dự án đặc biệt, dự án nhóm A, nhóm B đến nhóm C.
Đặc thù của chi nhánh chủ yếu là cho vay trong lĩnh vực xây lắp- một trong những lĩnh vực yêu cầu phải có hiểu biết kỹ thuật cao và độ rủi ro cao.Các khách hàng lớn chủ yếu là các tổng công ty xây dựng như tổng công ty xây dựng sông Đà Vinaconex, công ty cơ giới lắp máy xây dựng VIMECO, công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam Viwaseen,.... Trong thời gian qua, quan điểm, chính sách chỉ đạo hoạt động tín dụng có nhiều thay đổi. Từ chỗ cho vay trung, dài hạn, cho vay các DN lớn thuộc thành phần kinh tế nhà nước chuyển dần sang tập trung cho vay đối với các DN vừa và nhỏ, các DNNQD, giảm dư nợ theo kế hoạch nhà nước và đặc biệt là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, chi nhánh đã chủ động tăng cường công tác thu thập thông tin, phân loại, đánh giá,tiến tới tiếp cận, tiếp thị những khách hàng có tiềm năng tốt. Đây là hoạt động mang đầy tính chuyên nghiệp của một NH hiện đại, thể hiện tính năng động, tự chủ của chi nhánh. Từ năm 2004, chi nhánh đã tập trung rà soát, phân loại, chấn chỉnh công tác tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế rủi ro. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu luôn ở mức thấp hơn dự kiến, kiểm soát được tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng, 100% các món vay được kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, chủ động phối hợp cùng các khách hàng gặp khó khăn tìm biện pháp tháo gỡ, không để nợ quá hạn phát sinh lớn, chủ động nhằm giảm thấp nợ quá hạn.
Số lượng khách hàng của chi nhánh dần được mở rộng, thị phần tín dụng chiếm 14-15%, dư nợ cũng tăng qua các năm, cụ thể, năm 2004, tổng dư nợ tín dụng đạt 817 tỷ đồng, năm 2005, tổng dư nợ tín dụng tăng 193 tỷ đạt 1.010 tỷ đồng, năm 2006 tiếp tục tăng lên 1.104 tỷ đồng. Sở dĩ năm 2006 dư nợ tín dụng tăng không nhiều là do 125 tỷ dư nợ chuyển cho chi nhánh Sơn Tây khi tách ra và dư nợ hợp vốn (40 tỷ) đã được chuyển cho NH liên doanh Việt Nga- NH liên doanh giữa NH đầu tư Việt Nam và NH ngoại thương Nga (VRB). Dư nợ tín dụng của chi nhánh (1.104 tỷ đồng/ tổng dư nợ của các TCTD: 8.963 tỷ) chiếm tỷ trọng thị phần khoảng 12%/ tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn
Trong năm 2005, khách hàng tín dụng của chi nhánh có 105 đơn vị là DN, có dư nợ là 922 tỷ đồng, chiếm 91% tổng dư nợ. Trong đó 71 đơn vị là DNNN với số dư nợ là 772 tỷ đồng (76,4%), 34 đơn vị ngoài quốc doanh có dư nợ là 150 tỷ đồng (chiếm 15%). Số khách hàng là tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với dư nợ là 88 tỷ đồng, chiếm chưa được 10%. Có thể thấy tỷ trọng cho vay tư nhân và hộ kinh doanh cá thể còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với một địa bàn có nhiều DNNQD, làng nghề, du lịch. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chi nhánh có chủ trương tăng tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, dân doanh. Thứ nhất, vì nguồn vốn huy động trung, dài hạn ngày càng trở nên đắt đỏ, và khó huy động hơn do có thời gian dài và có sự cạnh tranh gay gắt của các NH khác, cũng như sự sôi động của thị trường chứng khoán, đã thu hút một phần nguồn vốn này. Thứ hai là NH ĐT&PT nay hoạt động như một NH thương mại như tất cả các NH thương mại khác, không còn là kênh cấp vốn của nhà nước cho các dự án hay các DNNN nữa, nên buộc NH phải tính toán sao cho hoạt động tín dụng đem lại nhiều hiệu quả nhất, an toàn nhất, cân đối với nguồn huy động.
Dư nợ tín dụng tăng qua các năm không đồng nghĩa với việc cho vay ồ ạt, không cân nhắc, mà tăng trưởng ở đây luôn gắn với phát triển an toàn, bền vững. Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo luôn giữ ở mức cao (63-64%). Năm 2006 chi nhánh đã trích đủ 17.7 tỷ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn (không bao gồm nợ khoanh, chờ xử lý, nợ hạch toán ngoại bảng) chỉ chiếm 0.46% năm 2005 (trong khi theo kế hoạch trung ương giao tối đa là 2.5%), năm 2006 giảm xuống chỉ còn 0.27%. Năm 2006, tỷ lệ nợ xấu theo điều 6 QĐ 493 là 1.93%, theo điều 7(theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) là 6.58%. Điều này phản ánh sự cẩn trọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Chi nhánh luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và tập trung các giải pháp xử lý nợ xấu gắn với công tác thu hồi nợ xấu. Trong năm 2006, chi nhánh thu nợ ngoại bảng đạt 2.607 triệu đồng, thu nợ chỉ định 864 triệu đồng.
Hệ thống ngân hàng đầu tư với đặc trưng là cho vay phục vụ đầu tư phát triển nên tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn thường xuyên ở mức cao, thường xuyên chiếm trên 40% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn được duy trì ở mức cao hơn, phù hợp với cơ cấu huy động vốn, đảm bảo an toàn, sinh lãi của khoản tín dụng.
Về cho vay trung dài hạn theo các văn bản chỉ đạo của trung ương về việc giới hạn tăng trưởng tín dụng không được vượt quá 18%, trong đó dư nợ trung dài hạn phải duy trì ở mức dưới 40%, trong những năm qua chi nhánh đã cố gắng duy trì tỷ lệ cho vay trung, dài hạn ở mức chấp nhận được, an toàn và hợp lý so với nguồn vốn huy động. năm 2004 tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn trên tổng dư nợ là 41,15%, năm 2005 tỷ lệ này là 46%, năm 2006 là 49%.
Về cho vay theo dự án. Năm 2005 chi nhánh đã cho vay đối với 24 dự án. Trong đó có 3 dự án thuộc nhóm A, 5 dự án nhóm B, 16 dự án nhóm C. Dự án có tổng mức cao nhất là 1.374 tỷ đồng, trong đó 300 tỷ là do chi nhánh cho vay. Năm 2006, số dự án đầu tư trung, dài, đồng tài trợ lên tới 32 dự án (chiếm 4800 tỷ) thuộc tất cả các loại từ dự án đặc biệt đến các dự án nhóm A, B,C. Thực hiện cho vay theo dự án, đồng tài trợ, chi nhánh nhận tài trợ của chương trình dự án cho vay DN vừa và nhỏ của Nhật (JBIC), ủy thác tài trợ của dự án ODA của chính phủ Pháp,…..
2.1.3.3 Công tác phát triển dịch vụ.
Trước đây, thu từ hoạt động dịch vụ thường chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu của NH. Tuy nhiên, do ý thức được tầm quan trọng của việc thay đổi theo hướng cơ cấu của một NH hiện đại, chi nhánh đã triển khai xây dựng kế hoạch phát triển đồng bộ các loại hình dịch vụ, các sản phẩm tiện ích NH. Năm 2006, chi nhánh đã thực hiện việc chi trả kiều hối qua dịch vụ Western Union, dịch vụ nộp tiền bảo hiểm AIA, thu tiền hộ bưu điện, và sắp tới sẽ tiến hành thu tiền điện, tiền nước qua NH.
Tháng 7 năm 2004, chi nhánh đã hoàn thiện triển khai dự án hiện đại hóa NH, kết nối mạng online trực tiếp trên toàn quốc. Điều này giúp cho công tác phát triển dịch vụ của chi nhánh trong năm 2005 có những bước nhảy đáng kể. So với năm 2004, thu dịch vụ ròng của năm 2005 tăng 53% so với năm 2004, vượt kế hoạch trung ương giao, nâng tỷ lệ thu dịch vụ trên chênh lệch thu chi từ 15% lên 26%. Năm 2005, chi nhánh phát hành được 9950 thẻ ATM, vượt chỉ tiêu được giao 232%. Doanh số thanh toán trong nước đạt gần 3.000 tỷ đồng, doanh số thanh toán quốc tế đạt gần 50 triệu USD, thực hiện dịch vụ trả lương tự động cho 4 đơn vị. Tiếp tục những bước tiến bộ trong hoạt động dịch vụ của năm 2005, năm 2006, chi nhánh đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Thu dịch vụ ròng tăng 49% so với năm 2005, nâng tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên lợi nhuận trước thuế từ 26% lên 31%.
Tuy nhiên, hiện tại toàn chi nhánh mới chỉ có 4 điểm rút tiền tự động, hoạt động phát hành thẻ ATM chưa thực sự thu hút người dân, một phần công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, quảng cáo sản phẩm, giới thiệu tiện ích chưa được thực hiện một cách đồng bộ và chuyên nghiệp, đến nay, tên loại thẻ ATM của NH phát hành chưa tạo được dấu ấn nhất định, chưa có ưu đãi cho một số đối tượng khi phát hành thẻ hay giảm phí phát hành cho sinh viên, học sinh, cơ sở vật chất còn thiếu như máy ATM, các điểm chấp nhận thẻ thanh toán POS….. …..Mặt khác, do trình độ phát triển của cả đất nước nói chung và địa phương nói riêng tuy đã đạt nhiều tiến bộ đáng mừng nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước, các khu vực khác, do đó năng lực tài chính và hoạt động của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế, hoạt động dịch vụ do NH cung cấp chưa trở thành nhu cầu bức thiết, thành thói quen và văn hóa tiêu dùng.
Về hoạt động kinh doanh đối ngoại, từ tháng 9/2000 nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã được thực hiện trực tiếp tại chi nhánh. Qua 6 năm thực hiện nghiệp vụ này đã tạo được lòng tin của nhiều khách hàng. Nguồn thu từ các dịch vụ thanh toán quốc tế đã chiếm 40% trong tổng thu dịch vụ của chi nhánh. Cùng với hệ thống NH ĐT&PT Việt Nam, chi nhánh Hà Tây đã đặt quan hệ đại lý, trực tiếp với hơn 1.000 NH nước ngoài trên thế giới, trên 750 NH đại lý tại tất cả các châu lục trên thế giới, sử dụng hệ thống thanh toán điện tử toàn cầu SWIFT. Hoạt động kinh doanh, mua bán ngoại tệ của chi nhánh trong những năm qua liên tục tăng. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2004 từ 8.216.561 USD, năm 2005 tăng 157% đạt 12.900.000USD, thu lãi 434 triệu đồng, năm 2006 tiếp tục tăng, đạt 20.847.000USD.
Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cũng như hoạt động dịch vụ nói chung có nhiều phát triển nhưng chưa chiếm tỷ trọng lớn, chưa phát huy được lợi thế về hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, mạng lưới NH đại lý rộng khắp.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với các DNNQD tại chi nhánh NH ĐT&PT Hà Tây trong thời gian qua
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với các ĐNNQ tại chi nhánh
Chi nhánh không phân biệt quy trình khác nhau giữa cho vay DN quốc doanh và DNNQD. Mà áp dụng quy trình nghiệp vụ cho vay chung đối với DN theo các bước sau:
Marketing, tiếp thị
Chương trình tiếp thị khách hàng đối với khách hàng là tổ chức mới
Giám đốc, phó giám đốc phụ trách tín dụng, trưởng phòng tín dụng rà soát các chỉ tiêu về tín dụng và phân chia chỉ tiêu phát triển kinh doanh cho mỗi cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng lập báo cáo về mỗi cuộc gặp với khách hàng tiềm năng. Báo cáo thông tin cơ bản cần được chuẩn bị để có số liệu lưu về khách hàng tiềm năng.
Chương trình gặp gỡ khách hàng: đối với khách hàng DN hiện tại
Cán bộ tín dụng liên tục giám sát tiến triển của khách hàng với số dư tín dụng và các cam kết khác. Gồm: rà soát thông tin và sự phát triển trong kinh doanh của khách hàng, các sự kiện, yếu tố kinh tế,….ảnh hưởng tới khách hàng.
Ghi chép, lưu trữ mọi cuộc gặp gỡ, đàm thoại, các thông tin quan trọng nhận được liên quan đến mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng tại hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Rà soát thực hiện chương trình gặp gỡ khách hàng .
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đánh giá thẩm định.
Khi khách hàng có nhu cầu đề nghị vay ngân hàng thì xác định
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động, vị thế khách hàng trong ngành nghề khách hàng đang kinh doanh, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý
Mục đích vay vốn
Xem xét:
Đề án, phương án sắp được tài trợ có nằm trong phạm vi và khả năng tổ chức của khách hàng không. Phụ thuộc mục đích khách hàng, sự thành công của khách hàng cho đến thời điểm hiện tại, kế hoạch kinh doanh của khách hàng có tham chiếu các dự án/ phương án đã hình thành trước đó.
Đề xuất cấp tín dụng có phù hợp với chiến lược của ngân hàng ĐT&PT với chính sách tín dụng, dư nợ của các bên liên quan.
Hướng dẫm khách hàng hồ sơ vay vốn, đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm ta tính đầy đủ, hợp phát hợp lệ của các tài liệu
Xem xét lại chi tiết hồ sơ vay vốn sau khi nhận được đề xuất vay vốn của khách hàng, đảm bảo đã nhận được tất cả thông tin, tài liệu cần thiết. Tại giai đoạn này, chi tiết về tài sản đảm bảo đưa ra đã được thu nhập, bao gồm cả bằng chứng về quyền sở hữu.
Chuyển bộ tài liệu cho cán bộ tín dụng quản lý giải ngân cùng hồ sơ vay vốn để rà soát.
Lưu hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, rà soát hồ sơ đã đủ chưa, bổ sung tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý hàng ngày đối với khoản vay.
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn:
Đánh giá hồ sơ tín dụng trên cơ sở rủi ro không trả được nợ của khách hàng và những tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp gặp rủi ro. Xem xét tất cả các rủi ro có liên quan.
Định giá tài sản thế chấp. Kiểm tra trực tiếp tại hiện trường tài sản thế chấp.
Tìm hiểu, phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý SXKD, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong DN.
Kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính.
- Xem xét mức độ tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính: xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do DN lập, chế dộ kế toán áp dụng, tính chính xác của số liệu kế toán.
- Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
Tình hình sản xuất và bán hàng
Phân tích về tài chính khách hàng.
Phân tích tình hình quan hệ với NH:
Xem xét tình hình quan hệ với NH của khách hàng
- Xem xét quan hệ tín dụng
Dư nợ ngắn, trung, dài hạn, nêu rõ nợ quá hạn.
Mục đích vay vốn của khoản vay.
Doanh số cho vay, thu nợ
Số dư bảo lãnh, L/C
Mức độ tín nhiệm
- Xem xét quan hệ tiền gửi
Số dư tiền gửi bình quân
Doanh số tiền gửi, tỷ trọng so với doanh thu
Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án SXKD.
Đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của phương án SXKD, dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro.
Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của NH.
Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32126.doc