Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG 7

1.1.Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 7

1.1.1.Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại: 8

1.1.2.1.Căn cứ vào mục địch sử dụng vốn vay: 8

1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn cho vay: 8

1.1.2.3.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 9

1.1.2.4.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: 10

1.1.3.Nguyên tắc cho vay 11

1.1.4.Quy trình cho vay: 11

1.1.4.1.Thẩm định trước khi cho vay: 12

1.1.4.2.Kiểm tra và giám sát trong khi cho vay 15

1.1.4.3.Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay: 15

1.2.Mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15

1.2.1.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15

1.2.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15

1.2.1.2.Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 16

1.2.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 17

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 18

1.2.3.1.Chỉ tiêu định lượng 18

1.2.3.2.Chỉ tiêu định tính: 22

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 24

1.3.1.Nhân tố từ bên ngoài 24

1.3.1.1.Tình trạng của nền kinh tế 24

1.3.1.2.Nhân tố xã hội 25

1.3.1.3.Nhân tố pháp lý 25

1.3.1.4.Khách hàng của ngân hàng: 26

1.3.2.Nhân tố từ bên trong ngân hàng: 27

1.3.2.1.Nguồn vốn của ngân hàng: 27

1.3.2.2.Chính sách tín dụng: 27

1.3.2.3.Công tác tổ chức của ngân hàng: 27

1.3.2.4.Cơ sở vật chất: 28

1.3.2.5.Đội ngũ nhân viên: 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29

2.1. Khái quát về sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 29

2.1.1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 29

2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 31

2.1.2.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005, 2006, 2007: 31

2.1.2.2.Tình hình hoạt động tín dụng trong 3 năm 2005, 2006, 2007: 32

2.1.2.3.Tình hình dịch vụ của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam năm 2005,2006,2007tín dụng: 33

2.1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3năm .30

2.2.Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 35

2.2.1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 35

2.2.2.Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 37

2.2.2.1.Dư nợ cho vay: 38

2.2.2.3.Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 39

2.2.2.4.Lượng khách hàng và giá trị trung bình từng khoản vay: 40

2.3.Đánh giá chung: 42

2.3.1.Thành công: 42

2.3.1.1.Dư nợ cuối mỗi năm tăng: 42

2.3.1.2.Số lượng khách hàng đến giao dịch tăng, giá trị trung bình mỗi khoản vay tăng: 42

2.3.1.3.Doanh số cho vay tăng: 43

2.3.1.4.Đảm bảo an toàn hoạt động cho vay: 44

2.3.2.Hạn chế: 45

2.3.2.1.Mức độ mở rộng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chậm tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 45

2.3.2.3.Thủ tục hành chính còn rườm rà: 46

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trên: 47

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan: 47

2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan: 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 51

3.1.Định hướng phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 51

3.1.1.Định hướng phát triển chung 51

3.1.2.Định hướng phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 54

3.2.Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 54

3.2.1.Tăng cường, mở rộng hoạt động huy động vốn 54

3.2.2.Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ tín dụng 57

3.2.3. Thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng 57

3.2.4.Tăng cường kiểm tra giam sát sau khi cho vay 58

3.2.5.Bố trí cán bộ tín dụng hợp lý 58

3.2.6.Đào tạo cán bộ tín dụng hiện có 59

3.2.7.Đưa ra những tiêu chí phù hợp để tuyển cán bộ tín dụng 59

3.2.8.Đưa ra chính sách marketing phù hợp với hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 60

3.2.9.Củng cố mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống: 60

3.3. Một số kiến nghị: 61

3.3.1.Kiến nghị: 61

3.3.1.1.Kiến nghị với nhà nước: 61

3.3.1.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: 62

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam:

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Dưới con mắt khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là hình ảnh của ngân hàng. Nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình suy nghĩ, cảm tình của khách hàng với ngân hàng mình qua từng giao dịch với khách hàng. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Khái quát về sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 2.1.1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: Giám đốc Phó giám đốc tín dụng Phó giám đốc, kế toán,kho quỹ Phó giám đốc hành chính và khách hàng cá nhân Phó giám đốc thống kê điện toán Phòng khách hàng 1 Phòng khách hàng 2 Phòng kế toán giao dịch Phòng kế toán tài chính Phòng tài trợ thươg mại Phòng kiểm tra nội bộ Phòng thông tin điện toán Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tiền tệ và kho quỹ Phòng khách hàng cá nhân Phòng tổ chức hành chính Sơ đồ tổ chức sở giao dich I- Ngân hàng công thương Việt Nam Bộ phận tín dụng gồm: Phòng khách hàng 1. Phòng khách hàng 2. Phòng khách hàng cá nhân. Nhiệm vụ của bộ phận tín dụng: Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện tiếp thị hỗ trợ, chăm sóc khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng công thương Việt Nam; thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng; thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch; quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng công thương Việt Nam; thực hiện thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giẩm lãi, hội đồng xử lý rủi ro; cung cấp tài liệu, hồ sơ, thông tin về khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định; cập nhật và phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế và khả năng tài chính của khách hàng; thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng theo quy định hiện hành… Với mạng lưới tổ chức tương đối hợp lý, cùng với sự đổi mới cả về số lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ nên số lượng khách hàng có quan hệ với sở giao dịch I- Ngân hàng công thương ngày một cao, trong đó có nhiều khách hàng là các Tổng Công ty nhà nước và các đơn vị thành viên, nhiều khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn Hà Nội. Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, có trụ sở chính nằm tại số 10 phố Lê Lai, trong nhiều năm liền là đơn vị thành viên lớn với nguồn vốn chiếm tỷ trọng 15%, dư nợ chiếm 4% toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Nhiều năm liền Sở giao dịch I luôn dẫn đầu là đơn vị xuất sắc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tính đến 31/7/2005 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Sở giao dịch I đạt gần 3000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 15 - 20%, đã đáp ứng nhu cầu vốn các doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế thủ đô. Tên tuổi của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay đã trở nên quen thuộc với bạn hàng trong nước và quốc tế. 2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005, 2006, 2007: Đơn vị: Tỷ đồng. 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Tổng số 2005/2004 Tổng số 2006/2005 Tổng số 2007/2006 Tổng nguồn vốn huy động 16.071 +7,3% 17.448 +8,56% 16.718 -4,18% Phân theo đối tượng gồm: 1.Tiền gửi doanh nghiệp 10.399 +2,3% 9.859 -5,19% 12.735 +29,17% 2. Tiền gửi tiết kiệm 3.220 +4,3% 3.370 +4,65% 3.144 -6,7% 3. Chứng từ có giá 688 -4,67% 620 -9,88% 268 -56,77% 4. Tiền gửi khác 1.764 -2,3% 3.599 +104,02% 571 -84,13% Phân theo loại tiền tệ gồm: 1. Tiền gửi VNĐ 13.709 +2,45% 14.953 +9,07% 14.270 -4,56% 2. Tiền gửi ngoại tệ quy ra VNĐ 2.362 +1,34% 2.495 +4,99% 2.448 -1,88% Phân theo kỳ hạn gồm: 1. Tiền gửi không kỳ hạn 9.231 +4,5% 3.369 -63,5% 3.681 +9,26% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 6.840 +5,6% 14.079 +105,83% 13.037 - 7,4% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) Theo số liệu trong bảng, tổng vốn sở giao dịch I- Ngân hàng công thương huy động được thay đổi theo xu hướng tăng lên. Năm 2005 đạt 16.071 tỷ đồng tăng 7,3% so với năm 2004. Đóng góp vào sự tăng 7,3% là sự tăng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm 2,3%( tương ứng10.399 tỷ đồng ) và sự tăng 4,3% của tiền gửi tiết kiệm( tương ứng 3.220 tỷ đồng ). Năm 2006, tổng vốn huy động của sở giao dịch I đạt 17.448 tỷ đồng, tăng 8,56% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng cao trong năm 2006 đáng chú ý đến nguồn tiền gửi khác đạt 3.599 tỷ đồng tăng 104,02%. Đến năm 2007, lượng vốn huy động giảm đạt 16.718 tỷ đồng, giảm 4,18% so với năm 2006. Sự giảm sút tổng vốn huy động có nguyên nhân bởi sự giảm xuống của tiền gửi tiết kiệm, chứng từ có giá và tiền gửi khác. 2.1.2.2.Tình hình hoạt động tín dụng trong 3 năm 2005, 2006, 2007: Đơn vị: Tỷ đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Tổng số 2005/2004 Tổng số 2006/2005 Tổng số 2007/2006 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 3.940 +2,3% 4.499 +14,18% 4.359 -3,11% Trong đó: Cho vay 2.788 +4,5% 2.776 -0,43% 3.101 +11,7% Theo thành phần kinh tế gồm: 1. Kinh tế quốc doanh 2.066 +6,55% 2.081 +0,72% 2.341 +12,49% 2. Kinh tế ngoài quốc doanh 722 +2,34% 695 -3,73% 760 +9,35% Phân theo thời hạn gồm: Ngắn hạn 987 +1,34% 895 - 9,32% 1.008 +12,62% Trung và dài hạn 1.801 - 2,3% 1.881 +4,44% 2.093 +11,27% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) Nhìn vào các số liệu của bảng biểu ta thấy mối quan hệ giữa cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tổng lượng cho vay của ngân hàng thương mại có mối quan hệ thuận. Năm 2005, lượng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 2,34% so với năm 2004 thì tổng cho vay cũng tăng 4,5% so với năm 2004. Cho vay ngắn hạn năm 2005 đạt 987 tỷ đồng tăng 1,34% so với năm 2004; cho vay trung và dài hạn đạt 1.801 tỷ đồng giảm 2,3% so với năm 2004. Năm 2006, khi lượng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 3,73% so với năm 2005 thì tổng cho vay giảm 0,43%. Đối với cho vay ngắn hạn đạt 895 tỷ đồng giảm 9,32 % so với năm 2005; cho vay trung và dài hạn đạt 1.881 tỷ đồng tăng 4,44% so với năm 2005 Năm 2007 lượng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 9,35% so với năm 2006, trong khi tổng cho vay cũng tăng 11,7%. Cho vay ngắn hạn đạt 1.008 tỷ đồng tăng 12,62% so với năm 2006; cho vay trung và dài hạn đạt 2.093 tỷ đồng tương ứng tăng 11,27% so với năm 2006. 2.1.2.3.Tình hình dịch vụ của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam năm 2005,2006,2007: Thanh toán quốc tế: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm: 2005 2006 2007 Tổngsố 2005/2004 Tổng số 2006/2005 tổng số 2007/2006 Số món L/C hàng nhập 345 +2,3% 398 +15,35% 405 +1,75% Số món L/C hàng xuất 234 +1,2% 290 +23,9% 321 +10,68% Số bộ nhờ thu 178 +3,4% 205 +15,16% 268 +30,73% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) Có thể thấy tình hình thanh toán quốc tế tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam rất khả quan. Các món L/C, các bộ nhờ thu tăng đều theo các năm. Lượng tăng qua các năm rất đáng kể: Năm 2005, số món L/C hàng nhập tăng 2,3%; số món L/C hàng xuất tăng 1,2%; số món nhờ thu tăng 3,4%. Năm 2006, số món L/C hàng nhập tăng 15,35%; số món L/C hàng xuất tăng 23,9%; số món nhờ thu tăng 15,16%. Năm 2007, số món L/C hàng nhập tăng 1,75%; số món L/C hàng xuất tăng 10,68%; số món nhờ thu tăng 30,73%. Nghiệp vụ bảo lãnh: Có thể khẳng định, với trong suốt quá trình hình thành và phát triển của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam thì hoạt động bảo lãnh là một thế mạnh của đơn vị. Trong những năm đầu mới thành lập, nghiệp vụ bão lãnh ở sở giao dịch I đã là sự tự hào của cả hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam trong 3 năm 2005,2006,2007: Đơn vị: Số món 2005 2006 2007 Tổngsố 2005/2004 Tổng số 2006/2005 tổng số 2007/2006 Bảo lãnh 1345 +1,3% 1398 +3,9% 1405 +0,5% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) Qua số liệu trong bảng trên, ta thấy, lượng bảo lãnh được sở giao dịch I- ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện tăng lên theo các năm. Năm 2005, số món bảo lãnh thực hiện tại sở là 1345 món ( tăng 1,3% so với năm 2004 ). Năm 2006, số món bảo lãnh thực hiện là 1398 món ( tăng 3,9% so với năm 2005 ). Năm 2007, số món bảo lãnh thực hiện là 1405 món ( tăng 0,5% so với năm 2006 ). 2.1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005,2006, 2007: Đơn vị: Tỷ đồng. 2005 2006 2007 Tổngsố 2005/2004 Tổng số 2006/2005 tổng số 2007/2006 Thu nhập 29,34 32,8 42,78 Chi phí 27,9 26,7 29,07 Lợi nhuận 1,44 +123,23% 6,1 +323,6% 13,71 124,75% (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) Từ số liệu trên, ta thấy lợi nhuận tăng nhanh theo các năm. Năm 2005, lợi nhuận đạt 1,44 tỷ đồng tăng 123,23 % so với năm 2004. Năm 2006, lợi nhuận đạt 6,1 tỷ đồng tăng 323,6% so với năm 2005. Năm 2007, lợi nhuận đạt 13,71 tỷ đồng tăng 124,75 % so với năm trước đó. 2.2.Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 2.2.1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Có thể nói, mọi hoạt động trong xã hội đều được điều chỉnh bằng luật pháp. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài tầm kiểm soát của các văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay nói riêng được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật do các cơ quan khác nhau ban hành. Là một doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như một thực thể trong xã hội, ngân hàng thương mại cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh của các luật chung. Nhưng luật chung như: Luật dân sự, luật doanh nghiệp 2005, luật đầu tư… Ngoài ra, do tầm quan trọng của mình đối với sức khoẻ của nền kinh tế, sự an toàn quốc gia, hoạt động của ngân hàng thương mại, cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại được quản lý bởi luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và được sửa đổi và bổ sung bằng luật của quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004. Luật này quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật các tổ chức tín dụng quy định một cách chung nhất làm xương sống cho mọi hoạt động, mọi vấn đề liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh, các quy định được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết việc tuân thủ theo luật các tổ chức tín dụng. Ở Việt Nam hiện nay, dựa trên những quy định cơ bản làm xương sống trong luật các tổ chức tín dụng, những quy định cụ thể về hoạt động cho vay ngân hàng thương mại cũng được ban hành. Văn bản pháp luật quy định đến hoạt động cho vay là quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng ( QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 ). Theo điều 1 quy chế này viết: “Quy chế này quy định về việc cho vay bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.” Quy chế này quy định về đối tượng được phép vay vốn từ các ngân hàng thương mại, nguyên tắc vay vốn, các hình thức vay vốn, hạn chế vay vốn và các quy định nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản vay đó. Ngoài ra, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam còn ban hành quyết định127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại quy chế cho vay (QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001). Nhằm quy định chặt chẽ và cụ thể hơn về hoạt động cho vay, thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng ban hành Quyết định số 418/2000/QĐ-NHNN ngày 21/09/2000 và sửa đổi bổ sung quyết định trên bằng Quyết định số 343 QĐ-NHNN ngày 10/04/2003. Quyết định này quy định về đối tượng được vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Ngoài phải tuân thủ những quy định về hoạt động nói chung của các tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay do Ngân hàng nhà nước ban hành. Hoạt động cho vay của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam cũng phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy định do chính Ngân hàng công thương Việt Nam ban hành. Những quy định được ban hành trong các văn bản như: Văn bản hướng dẫn một số điểm về cho vay công nghiệp, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về cho vay thương nghiệp, văn bản hướng dẫn một số điều về cho vay dịch vụ. Những văn bản này nhằm định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Việt Nam trong những điều kiện cụ thể, tuy nhiên những quy định này vẫn phải tuân thủ theo pháp luật của nhà nước và những quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 2.2.2.Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Đơn vị: Tỷ đồng. 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Tổng số 2005/2004 Tổng số 2006/2005 Tổng số 2007/2006 Tổng doanh số cho vay 2.788 +4,5% 2.776 -0,43% 3.101 +11,7% Cho vay đôi với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 722 +2,34% 695 -3,73% 760 +9,35% Dư nợ đầu năm 367 844 1183 Doanh số thu nợ 245 356 397 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 2005-2007) 2.2.2.1Mức tăng dư nợ cho vay: Theo lý thuyết về dư nợ cho vay được trình bày ở chương 1: Dư nợ cho vay cuối kỳ = Dư nợ cho vay đầu kỳ + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ Mức tăng dư nợ cho vay = Dư nợ cho vay cuối kỳ - Dư nợ cho vay đầu kỳ Áp dụng những số liệu trong bảng trên vào công thức ta có: Dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2005: Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 722 tỷ đồng.Dư nợ đầu năm 2005 là 367 tỷ đồng. Doanh số thu nợ trong năm 2005 là 245 tỷ đồng. Vậy dư nợ cuối năm 2005 là : 367+722-245 = 844 tỷ đồng. Mức tăng dư nợ = 844 – 245 = 599 tỷ đồng Năm 2006, doanh số cho vay đối với các doanh nghiêp ngoài quốc doanh là 695 tỷ đồng, dư nợ cuối năm 2005 được tính ở trên là 844 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 356 tỷ đồng. Từ đó tính ra được,dư nợ cuối năm là: 844+695-356=1183 tỷ đồng. Mức tăng dư nợ = 1183 – 844 = 339 tỷ đồng. Năm 2007,doanh số cho vay trong năm là 760 tỷ đồng. Dư nợ cuối năm 2006 là 1183 tỷ đồng. Doanh số thu nợ trong năm 2007 là 397 tỷ đông. Từ đó tính ra được dư nợ cuối năm là: 1183+760-397=1546 tỷ đồng. Mức dư nợ = 1546 – 1183 = 363 tỷ đồng. Qua những con số vừa tính toán được, ta thấy dư nợ vào cuối các năm tăng lên điều đó nghĩa là hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được mở rộng trong từng năm. Dư nợ cuối năm 2004 đạt 367 tỷ đổng, cuối năm 2005 đạt 844 tỷ đồng, cuối năm 2006 đạt 1183 tỷ đồng, cuối năm 2007 đạt 1546 tỷ đồng. Năm 2005, mức tăng dư nợ đạt 599 tỷ đồng. Năm 2006, mức tăng dư nợ đạt 339 tỷ đồng. Năm 2007, mức tăng dư nợ đạt 363 tỷ đồng. Trong 3 năm 2005, 2006, 2007, mức tăng dư nợ của năm sau so với năm trước luôn dương. Qua phân tích số liệu ta thấy tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được mở rộng và phát triển. Tốc độ tăng dư nợ: Tốc độ tăng dư nợ năm 2005 so với năm 2004= (844 – 367)/3x100= 130% Tốc độ tăng dư nợ năm 2006 so với năm 2005= (1183 – 844)/ 844x100 = 40% Tốc độ dư nợ năm 2007 so với năm 2006=(1546 – 1183 )/ 1183x100 =30% Tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm qua các năm nghĩa là tốc độ mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam giảm qua các năm.Tiến độ mở rộng cho vay đối với bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh chậm. Theo những tính toán về dư nợ cuối năm như trên, ta thấy có sự mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy nhiên tính toán về tốc độ tăng dư nợ thì thấy sự mở rộng cho vay tại đơn vị còn chậm. 2.2.2.3.Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Nhìn tổng thể vào số liệu 3 năm từ 2005 đến 2007, có thể thấy năm 2007 lượng vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng hơn so với năm 2006, cụ thể năm 2007 đạt 760 tỷ đồng tăng 9,35% so với năm 2006. Năm 2005 tăng so với năm 2004, năm 2005 đạt 722 tỷ đồng tăng 2,34% so với năm 2004. Tuy nhiên năm 2006, lượng cho vay của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có giảm. Năm 2006 giảm 3,73% so với năm 2005. 2.2.2.4.Mức tăng số lượng khách hàng và lượng tăng giá trị trung bình từng khoản vay: Lượng khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: Đơn vị: Doanh nghiệp. Năm 2005 2005/2004 2006 2006/2005 2007 2007/2006 Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh 205 +13,2% 234 +14,14% 273 +16,66% (Nguồn: Phòng khách hàng 1, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam) Giá trị trung bình mỗi khoản vay của từng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: Đơn vị: Tỷ đồng. Năm 2005 2006 2007 Giá trị trung bình mỗi khoản vay của từng doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4,11 5,05 5,66 (Nguồn: Tính toán từ báo cáo hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam và những số liệu từ phòng khách hàng 1). Theo những số liệu đã liệt kê trên, ta thấy số lượng khách hàng tăng đều theo các năm. Cụ thể: Năm 2005, lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến giao dịch với sở giao dịch I- Ngân hàng công thương đạt 205 doanh nghiệp, tăng lên 13,2% so với năm 2004, lượng tăng tuyệt đối là 23 khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2006, lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 234 doanh nghiệp, tăng 14,14% so với năm 2005, lượng tăng tuyệt đối là 29 khách hàng. Năm 2007, có 273 doanh nghiệp ngoài quốc doanh quan hệ với sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, lượng tăng số lượng khách hàng là 39 khách hàng. Dựa vào những số liệu từ nguồn báo cáo hoạt động của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam tính ra được giá trị trung bình mỗi khoản vay của từng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong từng năm. Năm 2005, giá trị trung bình mỗi khoản vay đạt 4,11 tỷ đồng. Năm 2006, giá trị trung bình mỗi khoản vay đạt 5,05 tỷ đồng. Năm 2007, giá trị trung bình mỗi khoản vay đạt 5,66 tỷ đồng. Qua đó, ta tính được lượng tăng giá trị trung bình mỗi khoản vay: Năm 2005, lượng tăng giá trị trung bình mỗi khoản vay so với năm 2004 là: 9 tỷ đồng. Năm 2006, luợng tăng giá trị trung bình mỗi khoản vay so với năm 2005 là 0,94 tỷ đồng. Năm 2007, lượng tăng giá trị trung bình mỗi khoản vay so với năm 2006 là 0,61 tỷ đồng.Qua 3 năm 2005, 2006, 2007, lượng tăng giá trị trung bình đều dương. Nhìn vào số liệu qua các năm thấy được sự tăng lên về giá trị trung bình của mỗi khoản vay. Có thể hiểu được điều này là do khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng ngày một cao lên theo thời gian. Kết hợp những nhận xét về sự tăng lên của khách hàng ngoài quốc doanh đến vay vốn theo từng năm ( mức tăng số lượng khách hàng ) và sự tăng lên của giá trị trung bình mỗi khoản vay của từng doanh nghiệp ngoài quốc doanh (lượng tăng giá trị trung bình mỗi khoản vay ), ta có thể có một kết luận rằng có sự mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. 2.3.Đánh giá chung: 2.3.1.Thành công: 2.3.1.1.Dư nợ cuối mỗi năm tăng: Từ 367 tỷ đồng dư nợ cuối năm 2004, đến 844 tỷ đồng cuối năm 2005, 2006 là 1183 tỷ đồng, năm 2007 là 1546 tỷ đồng. Sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam giữ vững mức tăng dự nợ cao qua các năm. Dự nợ năm sau cao hơn năm trước đồng nghĩa với việc hoạt động cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang được mở rộng tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Đơn vị đang ngày một mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đây là tín hiệu đáng mừng. 2.3.1.2.Số lượng khách hàng đến giao dịch tăng, giá trị trung bình mỗi khoản vay tăng: Thời gian vừa qua, số lượng khách hàng đến giao dịch và có mối quan hệ với sở giao dịch I- Ngân hàng công thương ngày càng tăng lên. Đặc biệt, số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh. Lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến giao dịch với sở giao dịch I tiềm năng sẽ là khách hàng trung thành và có mối quan hệ khăng khít với sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Không chỉ có sự tăng lên về quy mô cho vay (sự tăng lên của số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) mà còn có sự tăng lên về giá trị trung bình mỗi khoản vay. Có được những thành công trong việc mở rộng số lượng khách hàng phải kể đến sự chủ động tìm kiếm khách hàng của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Không còn tình trạng bị động đợi khách hàng đến giao dịch nữa, mà chuyển sang thế chủ động hơn. Sự chủ động còn phản ánh qua việc luôn tìm hiểu kỹ lưỡng về khách hàng, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương đã theo sát từng bước phát triển của khác hàng để đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn của họ. Chính sự chủ động trên đã tạo nên sự thuận tiện, lòng tin đối với các khách hàng cũ nhằm giữ chân họ. Đồng thời sự chủ động cũng tìm thêm được nhiều khách hàng mới muốn giao dịch với sở giao dịch I. Sự tăng lên của số lượng khách hàng phải nói đến nỗ lực của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam trong việc không ngừng tạo dựng uy tín, chỗ đứng của mình trong mắt khách hàng của mình, cũng như những khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, để lí giải cho sự tăng lên về giá trị trung bình mỗi khoản vay phải dựa vào yếu tố vĩ mô và sự tất yếu của sự phát triển. Có thể nói, mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển thì hầu như các doanh nghiệp cũng chuyển mình theo chiều hướng tốt. Sự phát triển của doanh nghiệp theo thời gian cũng đồng nghĩa với nhu cầu vay vốn ngày một tăng. Đó có thể là nguyên nhân lý giải cho sự tăng lên về giá trị trung bình mỗi khoản vay của mỗi doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. 2.3.1.3.Doanh số cho vay tăng: Nói đến thành quả đạt được của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, phải nói đến con số khá ấn tượng doanh số cho vay. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay: Từ 2.788 tỷ VNĐ vào năm 2005, đến năm 2007 đạt được 3.101 tỷ VNĐ. Trong đó lượng vốn cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng lên: Từ 722 tỷ VNĐ năm 2005 lên đến 760 tỷ VNĐ năm 2007. Giải thích cho sự tăng trưởng doanh số cho vay của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam trong năm 2007 có nhiều yếu tố. Thứ nhất, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế Việt Nam. Và sự phát triển này cũng đồng nghĩa với nhu cầu vốn ngày một tăng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng trên đà phát triển cùng nền kinh tế nên như cầu vốn lớn. Đây là một nguyên nhân đóng góp vào sự tăng trưởng của cho vay trong năm 2007. Vậy một câu hỏi được đặt ra: “Năm 2006 tại sao cũng trên đà tăng trưởng của nền kinh tế lại có sự sụt giảm những khoản cho vay ngân hàng với bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh?”. Yếu tố thứ 2 sẽ trả lời cho câu hỏi này, đó là sự nhận thức của nhà đầu tư, sự nhận thức của các doanh nghiệp trên thị trường. Với sự sụt giảm quá nhanh của chứng khoán và thị trường chứng khoán, không ít nhà đầu tư đã nản và có nhận thức đúng đắn hơn về thị trường cũng nhu hoạt động đầu tư của mình. Nửa cuối năm 2007 là chuỗi những sụt giảm của thị trường chứng khoán. Cầu về chứng khoán cũng giảm mạnh. Do đó việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng gặp không ít khó khăn cho các doanh nghiệp phát hành mà trong bài viết này là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thêm vào đó là do nhận thức đúng đắn về cơ cấu vốn, chi phí vốn cũng như việc quản lý tài chính hiện đại đem lại những hiệu quả nhất định cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã quay lại với thị trường tín dụng ngân hàng. Sự lạm dụng hình thức huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đã làm mất cân đối trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp, gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với tình hình tài chính doanh nghiệp. Sự quay trở lại này đóng vai trò làm cho lượng cho vay năm 2007 tăng so với năm 2006. 2.3.1.4.Đảm bảo an toàn hoạt động cho vay: Ngoài việc mở rộng lượng khách hàng đến giao dịch với mình và tăng doanh số cho vay, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam cũng đạt được sự an toàn trong hoạt động. Việc quản lý rủi ro tín dụng ngày càng có hiệu quả, đem lại sự an toàn cho Ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam nói riêng. Dư nợ quá hạn ngày càng được giảm: năm 2005, dư nợ quá hạn là 7,2 tỷ VNĐ, xuống còn 1,5 tỷ VNĐ năm 2006 và không còn dư nợ quá hạn vào năm 2007. Dư nợ quá hạn đối với khách hàng là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch 1 - ngân hàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) VN.DOC
Tài liệu liên quan