MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN NQD 3
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1.1. Khái niệm tín dụng 3
1.1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng 7
1.1.3.1. Phân theo thời gian 7
1.1.3.2. Phân theo hình thức cấp tín dụng 7
1.1.3.3. Phân theo phương thức tài trợ 10
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNVVN NQD 10
1.2.1. Các khái niệm và phân loại 10
1.2.1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.2.2. Đặc điểm của DNVVN NQD 11
1.2.3. Vai trò của DNVVN NQD trong nền kinh tế thị trường 17
1.2.4. Xu hướng phát triển của các DN NQD 21
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNVVN NQD 24
1.3.1. Các nhân tố thuộc về Ngân hàng 25
1.3.1.1. Chiến lược khách hàng 25
1.3.1.2. Chính sánh lãi suất 26
1.3.1.3. Quy trình tín dụng 27
1.3.1.3. Chất lượng cán bộ tín dụng 30
1.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng 31
1.3.2.1. Năng lực tài chính và đạo đức của khách hàng 31
1.3.2.2. Chất lượng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh 33
1.3.3. Các nhân tố khác 33
1.3.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội 33
1.3.3.2. Môi trường pháp luật 33
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN 35
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHCT HƯNG YÊN 35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Hưng Yên 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các loại hình dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh NHCT Hưng Yên 36
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh NHCT Hưng Yên 36
2.1.2.2. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của Chi nhánhNgân hàng Công thương Hưng Yên 37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 37
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng nghiệp vụ của NHCT Hưng Yên 39
2.1.4.1. Phòng kế toán 39
2.1.4.2. Phòng kinh doanh 40
2.1.4.3. Phòng nguồn vốn 40
2.1.4.4. Phòng tiền tệ, kho quỹ 41
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hưng Yên trong 3 năm qua 41
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn 41
2.1.4.2. Tình hình cho vay 43
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD CỦA NHCT HƯNG YÊN 45
2.2.1. Khái quát về các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 45
2.2.1.1. Tình hình kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây 45
2.2.1.2. Tình hình hoạt động của các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh 48
2.2.2. Cơ sở pháp lý về cho vay đối với DNVVN NQD 49
2.2.2.1. Các văn bản pháp lý quy định về cho vay đối với DNVVN NQD 49
2.2.2.2. Các điều kiện vay vốn 49
2.2.2.3. Nguyên tắc tín dụng chung 50
2.2.2.4. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với DN tại chi nhánh 51
2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD tại chi nhánh NHCT Hưng Yên 52
2.2.3.1. Phương thức cho vay 52
2.2.3.2. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu khách hàng 52
2.2.3.3. Quy mô và cơ cấu cho vay 53
2.2.3.4. Quy mô và cơ cấu thu nợ 55
2.2.3.5. Quy mô và cơ cấu dư nợ 56
2.2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay đối với DNVVN NQD của Chi nhánh NHCT Hưng Yên 58
2.2.4.1. Những thành tựu đạt được 58
2.2.4.2. Hạn chế 61
2.2.4.3. Nguyên nhân 62
2.2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng 62
2.2.4.3.2. Nguyên nhân khác 65
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN 68
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN 68
3.1.1. Tăng cường huy động vốn để mở rộng cho vay 68
3.1.2. Xây dựng chính sách phân loại khách hàng phù hợp 68
3.1.3. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 69
3.1.4. Đổi mới, cải tiến quy chế cho vay, xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 71
3.1.5. Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 73
3.1.6. Tăng cường công tác Marketing 74
3.1.7. Nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực 75
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 76
3.2.1. Đối với NHNN 76
3.2.2. Đối với NHCT Việt Nam 77
3.2.3. Đối với các cơ quan quản lý 77
3.2.3.1.Đối với cơ quan điều hành vĩ mô 77
3.2.3.2. Đối với cơ quan quản lý của tỉnh 78
KẾT LUẬN 79
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh tại Chi nhánh ngân hàng công thương Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng mà người cho vay dự tính và mong muốn.
Tuy nhiên, đối với các DNVVN NQD thì chính quy mô nhỏ chính là một nguyên nhân khiến cho các Ngân hàng e ngại khi cho vay. Do VCSH và tài sản thấp, năng lực tài chính chưa cao nên chưa tạo dựng được uy tín đối với Ngân hàng; đồng thời cũng chính do thời gian hoạt động chưa lâu, uy tín chưa cao nên các DNVVN NQD cũng khó có thể tìm được người đứng ra bảo lãnh cho khoản vay của mình. Vì vậy, việc khó tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng đối với các DNVVN NQD là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Yếu tố đạo đức khách hàng thể hiện ở việc lập các báo cáo tài chính khi DN muốn vay vốn Ngân hàng. Một thực tế đang diễn ra khá phổ biến là các DN lập báo cáo tài chính thiếu trung thực và tính minh bạch chưa cao, số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của DN nên đã gây ra tâm lý lo ngại cho Ngân hàng; nguyên nhân chủ yếu của tình hình này có thể do trình độ yếu kém về quản trị DN song cũng không ít trường hợp DN cố tình lập báo cáo tài chính không chính xác để trốn thuế và để được vay vốn.
Một nguyên nhân khác khiến cho Ngân hàng e ngại khi cho các DNVVN NQD vay vốn là do có hiện tượng một số DN "ma", hoạt động mang tính chất lừa đảo, thực tế cho thấy số DN đang hoạt động thấp hơn nhiều so với số đăng ký kinh doanh; một mặt do số DN đăng ký rồi nhưng chưa đi vào hoạt động, mặt khác, một số DN đăng ký rồi nhưng không hoạt động cũng không ít; chính điều này làm cho các Ngân hàng ngại cho vay đối với các DN thuộc khu vực này.
1.3.2.2. Chất lượng dự án, phương án sản xuất - kinh doanh
Khi khách hàng nộp hồ sơ vay vốn, Ngân hàng phải kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của dự án; đây là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng khi nghiên cứu để đưa ra quyết định có cho vay không.
Một dự án phải có tính khả thi thì mới được Ngân hàng chấp nhận cho vay; song các DNVVN NQD thường có xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm nên Ngân hàng rất e ngại khi cho DNVVN NQD vay vốn.
Mặt khác, đa số các DNVVN NQD thiếu kinh nghiệm lập dự án, phương án sản xuất - kinh doanh còn thiếu sức thuyết phục. Muốn vay vốn thì DN phải lập được dự án đầu tư có tính khả thi nhưng việc xây dựng dự án khả thi đối với nhiều DNVVN NQD là một việc không phải dễ, trong khi dịch vụ tư vấn hỗ trợ DN lại chưa phát triển nên có trường hợp DN có dự án khả thi song do không lập được dự án thuyết phục nên không vay được Ngân hàng.
1.3.3. Các nhân tố khác
1.3.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế gồm rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđọng kinh doanh của DN như: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá... Một môi trường kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng; khi đó các DN sẽ có nhiều cơ hội đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh, nhu cầu vay vốn Ngân hàng sẽ tăng lên, Ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng.
Mặt khác, một môi trường kinh tế bất ổn thì DN sẽ e ngại và thận trọng khi đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, các cơ hội đầu tư sẽ ít đi và trở lên mạo hiểm hơn, nhiều rủi ro hơn, vì vậy DN cũng không muốn vay và Ngân hàng thì không muốn cho vay, việc mở rộng tín dụng là một việc rất khó.
1.3.3.2. Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật là tổng thể các cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của các DNVVN, DNNQD và hoạt động tín dụng của các TCTD đối với DNVVN, DNNQD. Các quy định như: cơ chế bảo đảm tiền vay; các quy định về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm; các định điều chỉnh về việc đăng ký giao dịch nhà đất để làm thủ tục thế chấp nhà, đất trong quan hệ tín dụng; các quy định về thế chấp, bảo lãnh; quyết định nhằm tổ chức, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN...còn nhiều bất cập, thời gian làm thủ tục kéo dài gây khó khăn cho các DN khi vay vốn Ngân hàng. Tuy trong thời gian qua Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã có nhiuề chương trình hỗ trợ cho DNVVN, DNNQD, trong đó có sự hỗ trợ về việc giải quyết nhu cầu vốn cho các DN song hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với xu thế và bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên thiếu tính ổn định, còn nhiều điểm chồng chéo giữa các quy định. Chính những điểm này đã dẫn tới hệ quả là việc thực hiện cũng rất chậm chạp, gây khó khăn cho việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Ngân hàng của các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN NQD.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự hạn chế trong cho vay đối với DNVVN NQD đó là do những vướng mắc trong đăng ký giao dịch bảo đảm (GDBĐ). Trong hoạt động của TCTD, các GDBĐ luôn gắn liền với hoạt động tín dụng; đây là một biện pháp bảo đảm tiền vay góp phần bảo đảm an toàn và khả năng thu hồi vốn vay của TCTD, hạn chế rủi ro xảy ra. Bởi vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến GDBĐ và đăng ký GDBĐ có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối toàn bộ các GDBĐ. Tuy nhiên, theo Nghị định 08/2000/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ thì hiệu lực của việc đăng ký có giá trị 5 năm kể từ ngày đăng ký (trừ trường hợp các bên có yêu cầu xoá đăng ký trước thời hạn hoặc yêu cầu đăng ký gia hạn), song trên thực tế có những hợp đồng có thời hạn vay vốn trên 5 năm, khi đó sẽ phát sinh các GDBĐ với thời hạn hiệu lực trên 5 năm để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng (HĐTD). Sau 5 năm kể từ ngày GDBĐ có hiệu lực, trong khi HĐTD vẫn còn hiệu lực thì GDBĐ đã hết thời hạn hiệu lực, khi đó các TCTD và khách hàng cần gia hạn thòi hạn hiệu lực của GDBĐ; tuy nhiên, chưa có văn bản nào hướng dẫn thời hạn hiệu lực của các GDBĐ liên quan đến thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; điều này làm cho các TCTD lẫn cơ quan đăng ký GDBĐ rất lúng túng, không biết thực hiện việc gia hạn hiệu lực của GDBĐ; vì vậy làm cho hoạt động tín dụng đối với DNVVN NQD rất khó khăn.
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD TẠI CHI NHÁNH NHCT HƯNG YÊN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHCT HƯNG YÊN
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCT Hưng Yên
Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam. Trước năm 1988, Ngân hàng Công thương Hưng Yên có tên gọi là Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên.
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, năm 1988 với NĐ 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về bộ máy tổ chức của NHNN Việt Nam, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ mô hình Ngân hàng một cấp sang mô hình hai cấp. Vào tháng 8 năm 1988, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thị xã Hưng Yên đã được chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng đa năng, với tên gọi là chi nhánh Ngân hàng Công thương thị xã Hưng Yên, trực thuộc Ngân hàng Công thương Hải Hưng.
Đến ngày 01/01/1997, khi tỉnh Hưng Yên được tái lập, Ngân hàng Công thương thị xã Hưng Yên được nâng cấp thành chi nhánh Ngân hàng Công thương Hưng Yên, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc; lúc này, cả chi nhánh mới có 24 người, với nguồn vốn khoảng 15 tỷ đồng và dư nợ cho vay các thành phần kinh tế khoảng 12 tỷ đồng, nguồn vốn dư thừa chuyển về NHCT Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên có địa chỉ giao dịch tại: số 01 - đường Điện Biên - phường Lê Lợi - thị xã Hưng yên - tỉnh Hưng Yên; ngoài trụ sở chính, chi nhánh còn có 01 phòng giao dịch tại phường Minh Khai - thị xã Hưng Yên và 01 chi nhánh cấp 2 tại thị trấn Bần Yên Nhân - huyện Mỹ Hào.
Hưng Yên sau 8 năm tái lập đang từng bước chuyển mình, dần trở thành một tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp. Cùng với sự phát triển của tỉnh, Ngân hàng Công thương Hưng Yên cũng đã có sự phát triển đáng khích lệ: từ một Ngân hàng có tổng nguồn vốn huy động được là 15 tỷ đồng năm 1988, đến năm 2005, tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng đã lên tới trên 450 tỷ đồng; tổng dư nợ năm 2005 là gần 453 tỷ đồng, trong khi năm 1988 mới chỉ có 12 tỷ đồng; về nhân sự thì năm 2005 có 77 người, trong khi năm 1988 mới chỉ có 24 người.
Như vậy sau gần 20 năm hoạt động, Ngân hàng Công thương Hưng Yên đã có sự phát triển rất đáng khích lệ. Ngân hàng đang phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng mạnh trong hệ thống NHCT Việt Nam, đồng thời là một Ngân hàng có thị phần lớn trong các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các loại hình dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh NHCT Hưng Yên
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh NHCT Hưng Yên
Năm 1997, khi tỉnh Hưng Yên được tái lập, NHCT Hưng Yên được thành lập theo quyết định số 13/NHCT – QĐ ngày 17/12/1996 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc thành lập NHCT Hưng Yên.
Theo Quyết định số 306649 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 07/01/1997, Ngân hàng Công thương Hưng Yên có tên giao dịch là: chi nhánh Ngân hàng Công thương Hưng Yên; địa chỉ giao dịch: số 01 - đường Điện Biên - phường Lê Lợi - thị xã Hưng Yên - tỉnh Hưng Yên.
Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một doanh nghiệp Nhà nước, là một thành viên của NHCT Việt Nam, có chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, theo các quy định của pháp luật, và theo điều lệ tổ chức, hoạt động của NHCT Việt Nam. Chức năng của Ngân hàng Công thương Hưng Yên là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế trong xã hội để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế có nhu cầu vốn, đáp ứng được mọi yêu cầu của Ngân hàng và pháp luật đề ra.
Xuất phát từ yêu cầu CNH, HĐH đất nước và nhu cầu bức xúc về phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh; đồng thời, trên cơ sở nguồn vốn huy động được, Ngân hàng Công thương Hưng Yên đã bám sát các mục tiêu phát triển của tỉnh, kế hoạch sản xuất của các thành phần kinh tế, chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các dự án, phương án khả thi để mở rộng cho vay nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương. Chi nhánh đã đa dạng hoá sản phẩm, đa phương hoá và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, chi nhánh đã hoạt động theo phương châm: “sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của chính mình”.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hưng Yên là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam; vì vậy, Chi nhánh cần phải hoàn thành các chỉ tiêu mà Ngân hàng Công thương Việt Nam giao cho. Mặt khác, Ngân hàng Công thương Hưng Yên cũng là một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, nên cũng phải thực hiện một số yêu cầu để góp phần vào sự phát triển của tỉnh
2.1.2.2. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của Chi nhánhNgân hàng Công thương Hưng Yên
- Huy động các loại tiền gửi không kì hạn, có kì hạn bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ như: USD, EURO...
- Nhận mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền trong nước và chuyển tiền kiều hối.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay hộ sản xuất và các thành phần kinh tế..
- Nhận kiểm đếm, đóng gói, phân loại các loại tiền; nhận cất trữ các loại đồ có giá như: vàng, bạc, đá quý...
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên ngoài trụ sở chính còn có một Chi nhánh cấp 2 và một phòng giao dịch.
Tại trụ sở chính, gồm có 06 phòng được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến. Mô hình này có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và chức năng đối với từng cán bộ và từng phòng; tuy nhiên, giữa các nhân viên, các phòng vẫn có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sự hoạt động thống nhất và nhịp nhàng giữa các bộ phận trong guồng máy làm việc của chi nhánh.
Sơ đồ kết hợp giữa các phòng của Ngân hàng Công thương Hưng Yên
Phòng nguồn vốn
Phòng
kế toán
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng
kiểm soát
Phòng
kinh doanh
Phòng tiền tệ kho quỹ
NHCT Hưng Yên có bộ máy tổ chức khá gọn nhẹ, có 1 Giám đốc quản lý trực tiếp 3 phòng quan trọng và 1 chi nhánh ở Mỹ Hào; 1 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý 3 phòng nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch số 03.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Hưng Yên
Phòng
kiểm soát
Phòng giao dịch
số 03
Phòng tiền tệ kho quỹ
Chi nhánh Mỹ Hào
Phòng
kinh doanh
Phòng nguồn vốn
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng
kế toán
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng nghiệp vụ của NHCT Hưng Yên
2.1.4.1. Phòng kế toán
a. Chức năng
Phòng kế toán là một phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam; quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày; thực hiện các tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng.
b. Nhiệm vụ
- Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở, đóng các giao dịch của Ngân hàng Công thương hàng ngày; nhận các dữ liệu, tham số mới nhất từ Ngân hàng Công thương Việt Nam và thiết lập các thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Quản lý tiền mặt trong ngày
- Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền; kiểm soát, lưu trữ chúng từ; tổng hợp, liệt kê các giao dịch trong ngày.
- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hưng Yên để trình ban lãnh đạo quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Tổ chức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên.
- Đảm bảo an toàn, bí mật các số liệu có liên quan theo quy định của Ngân hàng.
- Ngoài ra, phòng kế toán còn có nhiệm vụ của một phòng kế toán nội bộ.
- Làm các công tác khác do Ban Giám đốc giao.
2.1.4.2. Phòng kinh doanh
a. Chức năng
Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
b. Nhiệm vụ
- Tiếp thị với khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng, không chỉ là các sản phẩm về cho vay mà còn cả các sản phẩm khác như: gửi tiền tiết kiệm, bán ngoại tệ...; đồng thời hỗ trợ khách hàng để khách hàng hiểu thêm về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp.
- Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng của một khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền; quản lý các hạn mức tín dụng đó để tránh cho vay vượt hạn mức đã được phê duyệt.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý các giao dịch theo quy trình.
- Nắm bắt, cập nhật các thông tin về khách hàng, phân tích các thông tin thu được.
- Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh; quản lý tài sản đảm bảo.
- Phân tích hoạt động kinh tế, khă năng tài chính của khách hàng để phục vụ cho công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả.
2.1.4.3. Phòng nguồn vốn
a. Chức năng
Đây là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy độnh vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, chi trả kiếu hối.
b. Nhiệm vụ
- Khai thác nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ từ các khách hàng là các cá nhân.
- Tổ chức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ của dân cư.
- Tiếp thị khách hàng, thông báo cho khách hàng về các mức lãi suất tiền gửi để khách hàng biết.
- Thu chi tiền mặt cho các cá nhân.
- Thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối.
- Cuối ngày, nộp tiền về phòng tiền tệ, kho quỹ.
2.1.4.4. Phòng tiền tệ, kho quỹ
a. Chức năng
Phòng tiền tệ, kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng Công thương Việt Nam; thu, chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
b. Nhiệm vụ
- Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, Giấy tờ có giá, hồ sơ, tài sản thế chấp) theo đúng quy định của NHNN và Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Thực hiện cung ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời, chính xác, đúng theo chế độ quy định.
- Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn.
- Phối hợp với phòng kế toán giao dịch trong quầy, tổ chức điều chuyển tiền giữa Ngân hàng Công thương Hưng Yên với NHNN, các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi tại Ngân hàng Công thương Hưng Yên,
- Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch sửa chữa, cải tạo, tu bổ, nâng cấp kịp thời kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng.
- Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và Ngân hàng Công thương Việt Nam; đồng thời, thực hiện một số công tác khác do Ban giám đốc giao.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hưng Yên trong 3 năm qua
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn
Trong thời gian qua, Ngân hàng Công thương Hưng Yên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Kết quả huy động vốn của NHCT Hưng Yên giai đoạn 2003-2005 (bảng 2)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
% tăng, giảm
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
2004/2003
2005/2004
Tổng NV
304
100
332
100
451
100
+9,2
+35,84
- TGDN
53
17,4
67
20,2
146
32,4
+26,4
+118
- TG dân cư
251
82,6
263
79,8
305
67,6
+5,58
+15,09
+ TGTK
222
73
234
70,5
266
59
+5,4
+13,68
+ GTCG
29
9,6
31
9,3
39
8,6
+6,9
+25,8
Qua bảng trên ta thấy:
- Tổng nguồn vốn huy động hàng năm liên tục tăng và tăng mạnh trong năm 2005; năm 2004 tăng 26 tỷ nhưng đến năm 2005 đã tăng tới 121 tỷ đồng; trong đó, TGDN tăng tới 79 tỷ đồng.
- Tốc độ tăng trưởng về tổng nguồn vốn huy động của NHCT Hưng Yên trong giai đoạn 2003-2005 khá cao và liên tục tăng, đặc biệt là trong năm 2005; trong đó:
+ Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động là 36,6%, cao gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng của năm 2004, mặc dù năm 2005 là một năm đầy khó khăn, thách thức.
+ TGDN có tốc độ tăng trưởng khá “ngoạn mục” khi tăng 118%.
- Mặt khác, cơ cấu tổng nguồn vốn huy động cũng thay đổi theo hướng tích cực: tỷ trọng của TGDN liên tục tăng; nếu như năm 2004, TGDN mới chỉ chiếm 20,3% thì đến năm 2005 đã chiếm 32,4% (tức là chiếm gần 1/3 tổng nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được). Điều này tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng chủ động hơn trong việc điều chỉnh các mức lãi suất cho vay, giảm lãi suất đầu vào, từ đó hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp với mức lãi suất thấp; do vậy đã nâng cao sức mạnh cạnh tranh của mình so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh.
2.1.4.2. Tình hình cho vay
Với tổng nguồn vốn huy động được khá lớn, NHCT Hưng Yên đã cho vay đối với nền kinh tế với tổng dư nợ năm 2005 đạt 452.864 triệu đồng.
Trong những năm qua, khu vực kinh tế NQD và kinh tế có VĐTNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh: KTNQD chiếm 48%, kinh tế có VĐTNN chiếm 39%; vì vậy, NHCT Hưng Yên cũng đã quan tâm hơn tới đối tượng khách hàng là các DN thuộc 2 khu vực kinh tế này.
Đơn vị: tỷ đồng
Tình hình sử dụng vốn của NHCT Hưng Yên giai đoạn 2003-2005 (bảng 3)
CÁC CHỈ TIÊU
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
I. Doanh số cho vay
347.015
480.590
650.641
A. Phân theo thời gian
1. Ngắn hạn
319.119
450.422
529.625
2. Trung, dài hạn
27.896
30.168
121.016
B. Phân theo thành phần kinh tế
1. KTQD
173.105
142.842
78.406
2. KTNQD
173.910
337.748
572.325
II. Tổng doanh số thu nợ
300.191
398.964
575.290
A. Phân theo thời gian
1. Ngắn hạn
265.150
362.653
451.342
2. Trung, dài han
30.041
36.311
123.948
B. Phân theo thành phần kinh tế
1. KTQD
153.650
170.454
236.240
2. KTNQD
146.541
228.510
339.050
III. Tổng dư nợ cho vay
325.820
377.513
452.954
A. Phân theo thời gian
1.Dư nợ ngắn hạn
154.060
241.896
320.179
2.Dư nợ trung, dài han
171.760
135.617
132.775
B. Phân theo thành phần kinh tế
1. KTQD
192.081
164.469
6.635
2. KTNQD
103.739
213.044
446.319
IV. Nợ quá hạn
1.097
1.377
133
1. KTQD
0
1049
0
2. KTNQD
1.097
328
133
Nhìn vào các số liệu của bảng 3 trên ta thấy:
- Doanh số cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng nhanh và đang trở thành khách hàng chiến lược của Ngân hàng. Nếu như năm 2004, doanh số cho vay đối với khu vực KTNQD tăng 13,8 % so với năm 2003; thì đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 32,8 %, một tốc độ tăng trưởng khá cao, thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng đối với các khách hàng thuộc khu vực kinh tế này.
- Tổng doanh số thu nợ năm 2004 giảm vì năm 2004 là một năm đầy khó khăn không chỉ đối với kinh tế Việt Nam mà còn đối với kinh tế thế giới với nguy cơ về đại dịch cúm gia cầm có thể trở thành đại dịch và Việt Nam có tỷ lệ lạm phát cao (trên 8,4%); song đến năm 2005, doanh số thu nợ đã tăng 18,9%.
- Cơ cấu dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa tới việc chuyển đổi kỳ hạn nợ, quản lý kỳ hạn nợ để không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản.
Nhìn vào bảng 2 và bảng 3 ta thấy:
- Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2005 chỉ đạt 450.955 triệu đồng, trong khi tổng doanh số cho vay lại lên tới 650.641 triệu đồng, như vậy là Chi nhánh vẫn chưa tự túc được nguồn vốn của mình để phục vụ cho hoạt động cho vay và đầu tư (Chi nhánh đã phải nhận thêm 301.469 triệu đồng vốn điều chuyển từ NHCT Việt Nam, trong khi vốn điều chuyển kế hoạch chỉ có 146.230 triệu đồng. Vì vậy, trong năm 2006 tới, Chi nhánh cần tăng cường công tác huy động vốn để chủ động hơn trong hoạt động cho vay và đầu tư, giảm bớt sự phụ thuộc vào sự điều chuyển vốn từ NHCT Việt Nam).
- Trong tổng nguồn vốn huy động được năm 2005, có 282.157 triệu đồng là vốn ngắn hạn, 168.798 triệu đồng là vốn trung-dài hạn; trong khi đó, cho vay và đầu tư ngắn hạn là 529.615 triệu đồng, cho vay và đầu tư dài hạn là 121.016 triệu đồng. Như vậy là vốn ngắn hạn chiếm 61,53% trong tổng nguồn vốn, còn vốn trung-dài hạn chiếm 38,47%; trong khi đó, cho vay và đầu tư ngắn hạn chiếm 81,40% tổng doanh số cho vay và đầu tư, cho vay và đầu tư trung-dài hạn chiếm 18,60%, đồng thời thấp hơn số vốn trung và dài hạn mà Ngân hàng huy động được (163.465 triệu đồng); như vậy là Chi nhánh vẫn chưa tận dụng tốt nguồn vốn trung - dài hạn, gây ra sự lãng phí trong sử dụng vốn; cần tập trung tìm kiếm các dự án khả thi để tài trợ, nhất là tài trợ trung - dài hạn.
Chỉ tiêu
Số tiền (triệu đồng)
Tỷ trọng(%)
Tổng NV huy động
450.955
100
- Ngắn hạn
277.490
61,53
- Trung - dài hạn
163.465
38,47
- Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tại Chi nhánh năm 2005 thấp (chỉ chiếm 0,03%) hơn nhiều so với trung bình của toàn hệ thống và so với các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh; đây là một thành tích đáng mừng của NHCT Hưng Yên khi giữ được tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ thấp hơn mức 5%, thể hiện hoạt động tín dụng tại NHCT Hưng Yên có chất lượng khá tốt (nợ quá hạn năm 2005 là 133 triệu đồng).
Trong năm 2005, với thành tích đáng ghi nhận: nguồn vốn tự huy động đạt tốc độ tăng trưởng 37,5%, dư nợ cho vay nền kinh tế tăng trưởng 20%, lợi nhuận tăng 34% so với năm 2004, Chi nhánh NHCT Hưng Yên đã được NHCT Việt Nam khen thưởng, là một trong số 10 Chi nhánh cấp I có thành tích đạt loại giỏi của toàn hệ thống; đồng thời cũng được NHNN tỉnh khen thưởng với thành tích là Ngân hàng có chất lượng hoạt động tốt nhất trên địa bàn.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN NQD CỦA NHCT HƯNG YÊN
2.2.1. Khái quát về các DNVVN NQD trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
2.2.1.1. Tình hình kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây
Hưng Yên thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gần sân bay Nội Bài, Cát Bi; gần cảng Hải Phòng, Cái Lân; có tuyến đường quốc lộ 5A và 39 chạy qua; sắp tới còn có tuyến đường cao tốc 5B (Hà Nội - Hải Phòng) chạy qua; cầu Thanh Trì đang xây dựng cùng với cầu Chiều Dương và cầu Yên Lệnh sẽ tạo lên các huyết mạch giao thông quan trọng nối tỉnh với các tỉnh khác. bên cạnh đó, hệ thống giao thông trong tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh, và luôn được quan tâm nâng cấp, cải tạo; phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Những yếu tố thuận lợi trên đã tạo điều kiện để Hưng Yên có được những kết quả tích cực trong những năm qua.
Trong giai đoạn 2000-2005, kinh tế Hưng Yên đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận:
- Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,28%/năm.
- Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư có sự chuyển biến tích cực và rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm, hạ tầng kinh tế - xã hội đang từng bước được cải thiện. Năm 2000, cơ cấu kinh tế là: công nghiệp, xây dựng chiếm 27,77%; nông nghiệp chiếm: 41,47%; dịch vụ chiếm 30,76%; đến năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm: 38%; nông nghiệp: 30,5%; dịch vụ: 31,5%.
- Công nghiệp phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 26,7%/năm. Tỉnh đã tiếp nhận 410 dự án đầu tư (trong đó có 354 dự án trong nước và 56 dự án nước ngoài, với tổng vốn đăng ký là: 1.223 triệu USD; trong đó có 160 dự án đã đi vào hoạt động).
- Ngành thương mại, dịch vụ thời gian qua đã có bước phát triển khá toàn diện; bình quân tăng 15%/ năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tăng bình quân 20,5%/ năm; các loại hình dịch vụ được mở rộng.
- Kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng đáng kể, trung bình tăng 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32428.doc