Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG

 CHÍNH SÁCH 5

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách 5

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Chính sách 5

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Chính sách 6

1.2. Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách 10

1.2.1. Đặc điểm của hộ nghèo 10

1.2.2. Các quan điểm về cho vay đối với người nghèo 12

1.2.3. Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCS 17

1.3. Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của NHCS 24

1.3.1. Các chỉ tiêu đo lường mức độ mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của NHCS 24

1.3. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của NHCS 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO Ở NHCSXH

 VIỆT NAM 35

2.1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 35

2.1.1. Quá trình hình thành NHCSXH Việt Nam 35

2.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHCSXH Việt Nam 39

2.2. Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH Việt nam 46

2.2.1.Các đặc điểm của hộ nghèo ở Việt Nam 46

2.2.2. Nhu cầu về vốn của các hộ nghèo ở Việt Nam 48

2.2.3.Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt nam 51

2.3. Đánh giá quá trình mở rộng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH Việt nam 56

2.3.1. Kết quả đạt được trong mở rộng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH

 Việt nam 56

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong mở rộng cho vay đối với hộ nghèo

 ở NHCSXH Việt nam 59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

 Ở NHCSXH VIỆT NAM 68

3.1. Chiến lược xoá đói giảm nghèo của NHCSXH Việt nam trong thời gian tới 68

3.2. Giải pháp nhằm mở rộng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH Việt nam 71

3.3. Kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt nam 81

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình thực hiện của các quý trước trong phạm vi dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm bố trí cho mục tiêu này; số cấp bù chính thức cả năm sẽ được xác định sau khi kết thúc năm tài chính. Kết thúc năm tài chính, căn cứ số liệu quyết toán chính thức được Hội đồng quản trị phê duyệt, NHCSXH tính toán lại số phải cấp bù cả năm kèm theo thuyết minh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hàng năm, NHCSXH có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Việc huy động vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp, trong đó, mức lãi suất được coi là thấp để so sánh là : lãi suất bình quân + phí huy động <= lãi suất trả cho khoản tiền gửi 2% của các NHTM. Việc huy động các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo lãi suất thị trường đều do Tổng Giám đốc NHCSXH quy định và giao chỉ tiêu huy động cho từng chi nhánh để tổ chức thực hiện. Ngoài kế hoạch huy động do Tổng giám đốc giao, các chi nhánh trong hệ thống được chủ động huy động các nguồn tiền gửi tự nguyện không trả lãi hoặc lãi suất thấp để cho vay tại địa phương nhưng phải đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí hoạt động. Tóm lại, hiện nay, hoạt động huy động vốn mới chỉ dừng lại ở việc nhận nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN, huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với hình thức nhận tiền gửi, tiết kiệm; còn việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, các giấy tờ có giá khác…) chưa được thực hiện như các NHTM. NHCSXH vay vốn từ NHNN trên cơ sở kế hoạch vốn hàng năm đã được Bộ Tài chính thông qua, đặc điểm khoản vay này là khoản vay từng lần, không thường xuyên, thời hạn dài (thường là 5 năm), lãi suất ưu đãi (thông thường ở mức 0,2%/tháng). Kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng đến 31/12/2003: Tổng nguồn vốn đạt 10.550 tỷ đồng, tăng 3.561 tỷ đồng so với 31/12/2002. Trong đó, tăng do nhận bàn giao chương trình cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và Quỹ đào tạo từ Ngân hàng Công thương Việt Nam là: 1.928 tỷ đồng; tăng trưởng mới trong năm là 1.633 tỷ đồng. Kết cấu nguồn vốn như trong Bảng 1. Bảng 1: Cơ cấu vốn của NHNg và NHCSXH Đơn vị: Tỷ đồng Cơ cấu vốn Luỹ kễ các năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng vốn Trong đó: 518 1.956 2.340 3.422 4.086 5.022 6.266 6.789 10.550 -Vốn điều lệ 0 500 500 700 700 700 1.015 1.015 1.517 - Vay NHNN 100 600 600 900 900 900 940 1.031 1.531 - Vay NHTM 332 423 796 1.283 2.103 2.910 3.696 4.097 3.043 - Vay nước ngoài 0 221 221 221 0 89 151 154 158 - Nhận uỷ thác 86 183 199 289 349 385 412 443 535 - Huy động tiền gửi, tiền tiết kiệm 0 20 24 29 34 38 52 49 1.410 - Nguồn 120 Chưa nhận bàn giao chương trình này 1.996 - Nguồn cho vay HS - SV Chưa nhận bàn giao chương trình này 160 - Vốn cho vay mua nhà trả chậm.. Chưa thực hiện chương trình này 200 Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNg và NHCSXH. Trong cơ cấu vốn của NHCSXH, đặc biệt có nguồn do các chi nhánh tự huy động trên thị trường đạt 1.410 tỷ đồng (đạt trên 100% kế hoạch năm 2003). Đây là bước tiến mới, khắc phục những hạn chế trong cơ chế tạo lập vốn của NHNg trước đây (chủ yếu phụ thuộc vào nguồn do NSNN cấp và nguồn đi vay các NHTM), mở ra triển vọng mới trong lĩnh cực hoạt động tín dụng của NHCSXH nhằm thực hiện nghiệp vụ “đi vay để cho vay”. Như vậy, so với thời điểm năm 1995, khi NHNg, tiền thân của NHCSXH, ra đời và tiếp nhận nguồn từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của NHNo 518 tỷ đồng thì đến nay nguồn vốn đã tăng 10.032 tỷ đồng, phản ánh sự tăng trưởng phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động. 2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn chủ yếu của ngân hàng là cho vay các đối tượng chính sách, bao gồm: Cho vay đối với hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ LĐ, TB&XH công bố từng thời kỳ; Cho vay đối với sinh viên khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; Cho vay giải quyết việc làm đối với các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất; Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; Cho vay làm nhà đối với các hộ ở vùng ngập lũ thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các đối tượng chính sách khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… Hoạt động cho vay của NHCSXH cũng dựa trên các nguyên tắc tín dụng như các NHTM khác, đó là (i) người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và (ii) người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi. Bên cạnh đó, chính sách cho vay của ngân hàng cũng có những điểm khác như: các đối tượng chính sách khi vay vốn ngân hàng không phải thế chấp tài sản, riêng đối với hộ nghèo còn được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính khi vay vốn. Theo đó, các đối tượng khách hàng được toàn quyền sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ, kể cả trong lĩnh vực tiêu dùng như: nhà cửa, điện thắp sáng, nước sạch, học tập…là các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. NHCSXH và các tổ chức có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay có hiệu quả. Vốn vay được giải ngân theo phương thức uỷ thác giải ngân đối với những đối tượng ở xa và cho vay trực tiếp. uỷ thác qua các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là qua NHNo, các tổ chức chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…) nhằm mục tiêu đưa vốn đến đúng đối tượng chính sách và giảm thiểu chi phí quản lý. Riêng cho vay đối với hộ nghèo vẫn sử dụng hình thức Tổ tiết kiệm và vay vốn của NHNg trước đây. Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của những hộ nghèo có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm và vay vốn, quy chế tổ chức và hoạt động của tổ do Hội đồng quản trị ngân hàng ban hành. Mức cho vay tối đa căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và dựa trên quy định cho vay tối đa đối với từng đối tượng khách hàng của ngân hàng. Lãi suất cho vay là lãi suất ưu đãi theo mức thống nhất trong toàn quốc theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cụ thể, người vay không phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản, quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản, được miễn các lệ phí và hồ sơ vay vốn ngân hàng. Lãi suất vốn vay bằng khoảng 50% lãi suất cho vay của các NHTM khác (lãi suất cho vay thông thường của NHCHXH là 0,5%/tháng; đối với hộ nghèo khu vực III miền núi hưởng lãi suất 0,45%/tháng; đối với cho vay tạo việc làm nếu người vay vốn là thương, bệnh binh hoặc có sử dụng lao động là thương, bệnh binh thì lãi suất là 0,35%/tháng). Kết quả cho vay đến 31/12/2003, tổng dư nợ đạt: 10.348 tỷ đồng, tăng so với 31/12/2002 là 3.326 tỷ đồng, trong đó dư nợ nhận bàn giao từ chương trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh – sinh viên là 1.609 tỷ đồng, tăng trưởng dư nợ trong năm là 1.717 tỷ đồng. Kết cấu dư nợ như sau: Bảng 2: Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách của NHNg và NHCSXH Đơn vị: Tỷ đồng TT Các chương trình, dự án Dư nợ qua các năm 1995 2000 2003 Luỹ kế Tổng số 489 4.704 10.348 10.348 1 Cho vay hộ nghèo 489 4.704 8.272 8.272 2 Cho vay học sinh – sinh viên - - 88 88 3 Cho vay chương trình 120 - - 1.940 1.940 4 Cho vay Xuất khẩu lao động - - 5 5 5 Cho vay trả chậm. nhà ở - - 43 43 Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHNg và NHCSXH. Trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 8.272 tỷ đồng, tăng 1.250 tỷ đồng so với 31/12/2002 đạt 125% kế hoạch năm 2003. Trong đó: + Uỷ thác qua NHNo: 6.617 tỷ đồng, tăng 267 tỷ đồng so với 31/12/2002; + NHCSXH trực tiếp uỷ thác qua các tổ chức chính trị – xã hội tại địa bàn thành phố, thị xã và một số huyện (triển khai từ tháng 5/2003): 1.655 tỷ đồng, tăng 983 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao từ NHNo. Cơ cấu dư nợ cho vay (i) dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 21% (2.159 tỷ đồng) (ii) dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 79% (8.189 tỷ đồng). Sau 8 năm hoạt động, NHNg và nay là NHCSXH tình hình sử dụng vốn đã có sự thay đổi đáng kể với việc tăng lên không ngừng về tổng dư nợ của các chương trình, phù hợp với sự tăng lên về kết cấu nguồn vốn của NHCSXH trong giai đoạn mới. Nhìn chung, mức vốn cho vay đến hộ nghèo tuy nhỏ nhưng thời hạn cho vay hợp lý. lãi suất cho vay ưu đãi đã giúp các đối tượng chính sách phát huy tiềm năng sẵn có về tài nguyên, đất đai, sức lao động cũng như kinh nghiệm sản xuất. Thông qua các món vay này đã giúp hơn 50 ngàn lượt học sinh, sinh viên có cơ hội học hành, hơn 8 triệu lượt hộ nghèo có vốn sản xuất và hơn 4 triệu lao động có việc làm mới. Về chất lượng, vốn của NHCSXH đã góp phần làm chuyển biến nhận thức của đại bộ phận người nghèo cũng như các đối tượng chính sách khác, họ biết tính toán hiệu quả kinh tế, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài hai hoạt động chính trên, NHCSXH cung cấp dịch vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư, thanh toán…Là ngân hàng chuyên doanh nên các hoạt động khác của ngân hàng ít đa dạng so với NHTM khác. 2.2. thực trạng cho vay đối với hộ nghèo ở NHCSXH Việt Nam 2.2.1. Các đặc điểm của hộ nghèo ở Việt Nam: Các số liệu điều tra Mức sống dân cư Việt nam 1992-1993 do Thụy Điển, WB và UNDP tài trợ đã cho thấy hơn 60% số dân sống dưới ngưỡng nghèo quốc tế. Nhờ những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia kết hợp với những thành tựu đem lại từ hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa con số này xuống còn 32% vào năm 2000. Xét theo tiêu chuẩn nghèo của Việt nam, con số này giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 17% năm 2000 và 12% năm 2003. Tỷ lệ nghèo đói về lương thực cũng giảm từ 25% xuống còn 15%. Điều này cho thấy thậm chí bộ phận nghèo nhất của dân số cũng đã nâng cao đáng kể mức sống trong thời kỳ này. Về mức độ cải thiện mức sống của các thành viên trong xã hội, kết quả điều tra cho thấy giảm nghèo ở Việt nam trong giai đoạn từ 1990 trở lại đây diễn ra cả ở thành thị và nông thôn. Cụ thể, tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói chung giảm từ 66% xuống còn 45% ở khu vực nông thôn và từ 25% xuống còn 9% ở khu vực thành thị. Trên bình diện cả nước, nghèo đói đã giảm ở tất cả các vùng, mặc dù mức độ giảm chưa cân bằng, giai đoạn 1993-1998, nghèo đói giảm mạnh ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, trong khi tốc độ này chậm hơn ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long. Chuẩn nghèo của Việt nam do Bộ LĐ, TB&XH công bố từng thời kỳ và dựa trên các căn cứ cơ bản: (i) mức sống trung bình của dân cư, trong đó tiêu chí thu nhập bình quân đầu người là quan trọng nhất; (ii) cơ cấu chi tiêu của dân cư mà trước hết là chi tiêu cho lương thực và thực phẩm và (iii) khả năng của nền kinh tế, cụ thể là khả năng huy động các nguồn lực (đặc biệt là NSNN cho công tác xóa đói giảm nghèo). Theo đó, các mức chuẩn nghèo đã được công bố 4 lần (năm 1993, 1996, 1997 và năm 2001). Trong giai đoạn 2001-2005, hộ nghèo là hộ: ở vùng nông thôn miền núi có thu nhập bình quân đầu người dưới 80 nghìn đồng/người/tháng; ở vùng nông thôn đồng bằng là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 100 nghìn đồng/người/tháng; ở vùng thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 150 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài ra, Chính phủ còn khuyến khích các địa phương có thể tính toán và sử dụng chuẩn nghèo cao hơn chuẩn của quốc gia, nếu có đủ 3 điều kiện (i) thu nhập bình quân đầu người cao hơn thu nhập bình quân chung của cả nước; (ii) có tỷ lệ đói nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước và (iii) có đủ nguồn lực cho giải pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo của mình. Đến cuối năm 2002, cả nước đã có 11 tỉnh, thành phố sử dụng chuẩn nghèo riêng, cao hơn chuẩn nghèo chung. Một cách tổng quát, có thể xác định hộ nghèo ở Việt Nam dựa trên một số đặc điểm sau: Thứ nhất, hộ nghèo thường là những hộ gia đình lớn, đặc biệt là các hộ có nhiều trẻ em và người già hoặc không có vợ hoặc chồng. Hộ có nhiều trẻ em không những phải trả chi phí cho giáo dục cao hơn, hay phải chịu thêm các chi phí khám chữa bệnh mà còn có ít lao động hơn so với số miệng ăn trong gia đình. Thứ hai, hộ nghèo thường tập trung ở các nhóm dân tộc thiểu số. Ngay cả khi mọi điều kiện khác giống nhau, chi tiêu của một người thuộc dân tộc thiểu số thấp hơn chi tiêu của một người thuộc hộ người Kinh hoặc người Hoa là 13%. ở những vùng định cư của các dân tộc thiểu số thường đất đai không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ít được tiếp cận các dịch vụ xã hội, “đói thông tin” được coi là nhân tố cản trở sự hội nhập của các dân tộc này vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội nói chung. Không những thế, bản thân các hộ dân tộc thường có nhiều con hơn các hộ khác, trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng cũng thấp hơn. Khoảng 15% dân tộc thiểu số của Việt Nam sống ở vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung hoặc Đông Nam bộ, trong đó khoảng 3/4 trong nhóm này có mức tiêu dùng dưới ngưỡng nghèo và được cải thiện rất ít trong thập kỷ qua. Thứ ba, hộ nghèo thường là hộ mà các thành viên trong đó có trình độ học vấn thấp, họ thiếu kinh nghiệm, không có khả năng và năng lực để áp dụng những kỹ thuật canh tác mới. Khoảng 90% số người nghèo là những người chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn, trong khi đó chỉ có 4% người có trình độ đại học là người nghèo. Thứ tư, hộ nghèo thường là những hộ di cư từ nông thôn lên thành thị. Nếu nghèo ở nông thôn tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số thì nghèo ở đô thị có xu hướng tập trung ở những người di cư. Họ dễ bị loại ra không được hưởng những lợi ích mà hộ nghèo có hộ khẩu được hưởng (thẻ khám chữa bệnh, miễn học phí, tiếp cận các chương trình giáo dục chung…). Họ gặp trở ngại về hành chính khi mua nhà hay đăng ký địa chỉ chính thức, do vậy họ dễ bị tác động trong những trường hợp phát triển đô thị đòi hỏi giãn dân. Thứ năm, mặc dù bộ phận dân cư thoát nghèo đã tăng dần ở Việt Nam nhưng nhiều hộ vẫn có nguy cơ tái nghèo nếu gặp phải những đột biến bất lợi: bệnh tật hoặc tai nạn nghề nghiệp, đặc biệt nếu xảy ra với người kiếm thu nhập chính trong hộ; mất mùa hoặc thiệt hại trong đầu tư; biến động bất lợi trong giá cả hàng nông sản đặc biệt khi thu nhập của hộ gia đình kém đa dạng; xảy ra thiên tai… 2.2.2. Nhu cầu về vốn của các hộ nghèo ở Việt Nam: Vấn đề về thiếu vốn nổi lên như một trở ngại trên con đường duy trì cuộc sống và phát triển sản xuất của người nghèo ở Việt Nam. Một thực tế chứng minh cho tính chất cấp thiết trong nhu cầu vốn của hộ nghèo là do tính chất dễ bị tổn thương của người nghèo. Các cuộc điều tra về mức sống dân cư cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa nghèo đói, nguy cơ dễ bị tổn thương và sự phụ thuộc vào các nguồn thu nhập không ổn định của những hộ nghèo. Chẳng hạn những hộ ở nông thôn chỉ sống dựa vào một số hoạt động nông nghiệp hạn chế (chăn nuôi và trồng trọt) được coi là dễ bị tổn thương nhất. Những hộ không có đất trồng trọt phải đi làm dễ bị tổn thương vì nhu cầu thuê mướn lao động rất thất thường và theo thời vụ. Thậm chí có hộ vốn khá giả nhưng trong gia đình có người bị ốm nặng hay chủ gia đình mất việc thì cũng lâm vào tình trạng nghèo đói rất nhanh...Đứng trước những đột biến trong cuộc sống, chiến lược đối phó của các hộ được sắp xếp theo thứ tự: đầu tiên là vay tiền và lương thực, tiếp theo là giảm chi tiêu, đi làm công ăn lương, bán tài sản và cuối cùng là các biện pháp tuyệt vọng như bán máu, bán phụ nữ làm dâu và bán con làm con nuôi. Trong đó vay tiền và vay lương thực là một trong những chiến lược được nhắc đến nhiều nhất và được đề cập đến tất cả các địa bàn nghiên cứu. Hộ tìm mọi cách để có tiền trang trải cho các chi phí trước mắt và duy trì cuộc sống của gia đình: thế chấp đất đai hoặc nhà cửa, vay từ họ hàng hoặc hàng xóm, mua chịu thức ăn, con giống, vay nặng lãi…Hiện nay cũng có nhiều hộ nghèo ngày càng bị mắc vào vòng nợ nần luẩn quẩn. Họ vay để giải quyết khủng hoảng trước mắt nhưng khoản nợ này lại làm tăng đáng kể khoản chi tiêu của hộ đó vì lãi suất cao. Họ không có khả năng tăng thu nhập để thanh toán nợ và phải vay các khoản nợ khác để trả cho khoản nợ đầu. Điều này, tất nhiên, sẽ dẫn đến một món nợ lớn hơn với mức lãi suất cao. Trong một vài trường hợp, vay nợ được nhắc đến như là một nguyên nhân của nghèo đói và một vài hộ rất miễn cưỡng đi vay vì họ sợ không trả được nợ. Vốn cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất tạo thu nhập để duy trì cuộc sống gia đình, phải có vốn mới có thể xây dựng các nhà xưởng, chuồng trại, mua thiết bị, trâu bò, thiết bị tưới tiêu, cây con giống và phân bón...Vốn được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo: thu nhập thấp - tiết kiệm ít - sản lượng thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nơi mà chủ yếu là những người nông dân có thu nhập thấp. Trong số hộ nghèo ở nông thôn và thành thị thì khả năng tiếp cận đến vốn từ khu vực tài chính chính thức của các hộ ở thành thị cao hơn so với các hộ ở nông thôn. Theo thống kê đến cuối năm 2001, ở Việt Nam có 6,7 triệu hộ nông dân nghèo, trong đó 27% có khả năng tiếp cận với dịch vụ của NHNo, khoảng 9% có thể vay vốn của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, Quỹ tín dụng Nhân Dân là 4%, các ngân hàng cổ phần nông thôn 0,08%, và các chương trình tín dụng do các tổ chức xã hội thực hiện là 3%. Số còn lại hoặc vay vốn từ các nguồn phi chính thức; hoặc không thể tiếp cận với bất cứ nguồn nào; hoặc không có nhu cầu về vốn… Nhu cầu về vốn của hộ nghèo là thường xuyên và lâu dài nhưng khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn chính thức của hộ nghèo rất hạn chế do một số nguyên nhân truyền thống ở cả hai phía hộ nghèo và ngân hàng: Từ phía ngân hàng: (i) Những nguyên tắc tín dụng khắt khe của các ngân hàng về thủ tục và tài sản thế chấp. Để vay vốn từ NHNo hay Quỹ Hỗ trợ phát triển thì hộ nghèo phải tuân thủ theo đầy đủ các nguyên tắc tín dụng như: cam kết hoàn trả gốc và lãi vay với thời hạn xác định, cam kết sử dụng vốn đúng mục đích và dùng vốn vào phương án hiệu quả. Thêm nữa là quy trình thẩm định phức tạp, yêu cầu bắt buộc đối với tài sản thế chấp nên rất khó để được vay một khoản vốn. (ii) Thiếu sự giám sát và hỗ trợ về phương án sử dụng vốn vay từ phía ngân hàng. Hộ nghèo thường không có khả năng dự đoán về nhu cầu thị trường cũng như tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, họ lại thường tập trung ở các vùng sâu, xa, cơ sở hạ tầng thấp kém nên họ không biết nên dùng vốn vào sản xuất hàng hóa gì, trồng cây gì và nuôi con gì cho có hiệu quả. (iii) Cán bộ tín dụng quá tải về công việc do nhu cầu vốn vay quá lớn. Số lượng hộ nghèo ngày càng gia tăng, nhiều địa phương chưa có quan hệ vay vốn với ngân hàng, đặc biệt tại các xã thuộc vùng xa, dân trí thấp, hạ tầng cơ sở yếu kém…Trong khi đó ngân hàng lại thiếu cơ chế khuyến khích cán bộ tín dụng cho vay hộ nghèo ở các vùng sâu, xa, điều kiện và phương tiện làm việc khó khăn. Từ phía hộ nghèo: (i) Không biết sự tồn tại của ngân hàng ở địa phương do không có các phương tiện thông tin đại chúng; cảm thấy ngân hàng quá xa lạ đối với mình. Tại nhiều địa phương, nơi mà hộ nghèo có thể vay vốn dễ dàng khi cần thiết là từ những người cho vay nặng lãi vì những người cho vay tư nhân có thể cho vay bất kỳ ai, vào bất kỳ thời điểm nào dù người vay vốn là người nghèo hay khá giả; hoàn trả vốn vay thường bằng tiền mặt song các hình thức khác như lúa, gạo, trâu bò, đồ đạc, vàng bạc... cũng được chấp nhận để thanh toán. Theo Điều tra về tiêu chuẩn cuộc sống tại Việt nam năm 1993 do WB tài trợ cho thấy khoảng 59% số hộ được phỏng vấn trên toàn quốc trả lời rằng họ có vay mượn, và 70% tổng số món vay được vung cấp bởi khu vực không chính thức. (ii) Điều kiện khó khăn của hệ thống đường giao thông nông thôn đã gây cản trở dân tại các làng xã trong việc tiếp cận nguồn tín dụng tại các ngân hàng. Có nhiều làng xã mà người ta thậm chí không thể sử dụng xe đạp hoặc xe máy để vào làng vào mùa mưa được. Do vậy, để vay ngân hàng thì họ phải đi một chặng đường xa, thường là lên thị xã hoặc thành phố thì những người cho vay tư nhân lại có ở ngay địa phương, tại một làng thường có 2 đến 3 người cho cung cấp dịch vụ cho vay tư nhân thường xuyên và từ 5 đến 10 người cung cấp dịch vụ này mang tính thời vụ… (iii) Chi phí vốn vay cao: Có quan điểm cho rằng các lĩnh vực sử dụng vốn của hộ nghèo chứa đựng nhiều rủi ro, tồn tại tư tưởng cho rằng hộ nghèo vay vốn không có khả năng trả nợ. Hoạt động cho vay khi đồng vốn ra khỏi ngân hàng là đã tiềm ẩn rủi ro. Cho vay các đối tượng khác mà việc sử dụng vốn vay không hiệu quả thì có thể tịch thu tài sản thế chấp, yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba hoặc phát mại tài sản khác để trả nợ. Song, cho vay đối với hộ nghèo là cho vay không có tài sản thế chấp, hơn nữa, tài sản của bản thân gia đình họ cũng không có gì, vốn vay nhiều khi sử dụng để tiêu dùng nuôi sống gia đình trước rồi mới tính đến sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, lĩnh vực sử dụng vốn đơn điệu (nông nghiệp, buôn bán nhỏ), hộ nghèo thiếu kinh nghiệm sản xuất nên thất bại trong làm ăn khó tránh khỏi. Thực tế cho thấy hộ nghèo vay vốn hoàn toàn có khả năng trả nợ nếu lựa chọn đúng hộ nghèo có nhu cầu vay vốn để thoát nghèo và có sự giúp đỡ của ngân hàng trong sử dụng vốn có hiệu quả. Hạn chế về khả năng tiếp cận các nguồn lực, trong đó có có khả năng tiếp cận về vốn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nghèo đói ở Việt Nam. NHCSXH Việt nam đã được thành lập để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Liệu NHCSXH đã đáp ứng được những nhu cầu trên chưa và sự phục vụ của ngân hàng đến mức nào? 2.2.3. Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt nam: NHCSXH mặc dù phục vụ nhiều đối tượng chính sách khác nhau, song cho vay đối với hộ nghèo là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Mục tiêu của NHCSXH trong cho vay đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Đồng thời, ngân hàng không chỉ cho vay hộ nghèo ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà còn mở rộng cho vay cả trong lĩnh vực tiêu dùng. Là một trung gian tài chính nên hoạt động cho vay của NHCSXH vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc tín dụng cơ bản, đó là (i) hộ nghèo vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và (ii) hoàn trả gốc và lãi vay đúng thời hạn thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng. Tuy vậy, do đối tượng phục vụ của ngân hàng là hộ nghèo nên trong chính sách tín dụng của ngân hàng có nhiều khác biệt so với các NHTM khác. Cụ thể: Về phương thức cho vay: Để vốn của NHCSXH đến tay hộ nghèo có hai phương thức là trực tiếp và qua ủy thác, trong đó phương thức ủy thác là chủ yếu. Dù thực hiện phương thức cho vay trực tiếp hay qua ủy thác thì tại địa phương đều phải thiết lập Tổ tiết kiệm và vay vốn như NHNg trước đây. Uỷ thác được hiểu là việc bên uỷ thác (NHCSXH) giao vốn cho bên nhận uỷ thác thông qua Hợp đồng uỷ thác cho vay để bên nhận ủy thác trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng và nhận phí uỷ thác. Hiện NHCSXH đang thực hiện hai hình thức uỷ thác: Thứ nhất, uỷ thác toàn phần: là việc NHCSXH uỷ thác toàn bộ quy trình cho vay từ khâu tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả nợ và thực hiện việc thu nợ (gốc, lãi), hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro (nếu có) và các nghiệp vụ khác liên quan đến uỷ thác cho vay cho bên nhận ủy thác. Để được ủy thác toàn phần, tổ chức nhận uỷ thác phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH, trong đó đặc biệt là điều kiện về quản lý nghiệp vụ và tổ chức hạch toán, kế toán, thống kê, báo cáo theo quy định. Cho đến nay, NHNo là ngân hàng duy nhất nhận vốn uỷ thác của NHCSXH để cho vay hộ nghèo. Được thành lập từ năm 1988, NHNo là một ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay đối với hộ nông dân, ngân hàng có mạng lưới rộng khắp đến các xã, liên xã trong toàn quốc. Thứ hai, uỷ thác bán phần: là việc NHCSXH uỷ thác một hoặc một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bên nhận ủy thác. Tuỳ theo tình hình và điều kiện thực tế, bên nhận uỷ thác chỉ thực hiện một số khâu như: giải ngân, thu nợ, thu lãi….NHCSXH vẫn đảm nhiệm công tác hạch toán theo quy định. NHCSXH đang ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị, xã hội. Là trung gian giữa NHCSXH và hộ nghèo, dịch vụ tín dụng cung cấp bởi các tổ chức xã hội được đánh giá rất cao do một số lý do: (1) vốn được chuyển trực tiếp đến tay người có nhu cầu vốn ở cấp cơ sở; (2) hoạt động trực tiếp với cấp làng xã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này tiếp cận gần hơn với khách hàng nông thôn so với các chương trình tín dụng chính thức khác; (3) các tổ chức xã hội có thể huy động tiết kiệm ở các địa phương; (4) cho vay các món vay nhỏ một cách hiệu quả hơn với tỷ lệ hoàn vốn cao hơn và có độ linh hoạt cao hơn, các thủ tục vay vốn và gửi tiền đơn giản hơn; và (5) các tổ chức này cũng giúp củng cố mức độ tham gia của người dân ở cấp cơ sở vào các hoạt động xã hội và bảo đảm tiếng nói của người dân được tôn trọng. Các tổ chức xã hội thực hiện được vai trò này do họ có mạng l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32751.doc
Tài liệu liên quan