Chuyên đề Mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHO VAY DU HỌC CỦA NHTM 3

1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.2. Phân loại cho vay 5

1.2. Cho vay du học là một loại hình cho vay tiêu dùng của NHTM 9

1.2.1. Khái niệm cho vay du học 9

1.2.2. Vai trò của cho vay du học 10

1.2.3. Đặc điểm của cho vay du học 12

1.2.4. Các sản phẩm cho vay du học 14

1.2.5. Rủi ro của hoạt động cho vay du học 15

1.2.6. Quy trình cho vay du học của NHTM 16

1.2.5.1. Sơ đồ quy trình cho vay du học của NHTM 16

1.2.5. 2. Quy trình cho vay gồm các bước cơ bản sau: 17

1.3. Điều kiện mở rộng cho vay du học 19

1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng cho vay du học 19

1.3.2. Điều kiện để mở rộng cho vay du học 22

1.3.2.1. Điều kiện chủ quan 22

1.3.2.2. Điều kiện khách quan 23

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 27

2.1. Khái quát về ngân hàng VPBank 27

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27

2.1.2.Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức 29

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2004 - 2006 32

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 32

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 33

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh khác 34

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh 35

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay du học tại VPBank 36

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay du học tại VPBank 36

2.2.2. Các hình thức cho vay du học tại VPBank 37

2.2.3. Quy trình cho vay du học tại VPBank 38

2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay du học tại VPBank 39

2.2.4.1.Về quy mô cho vay du học 39

2.2.4.2. Về rủi ro cho vay du học 44

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay du học tại VPBank 46

2.3.1. Khả năng mở rộng cho vay du học tại VPBank 46

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 50

2.3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng 51

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan 54

Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DU HỌC TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 58

3.1. Xu hướng phát triển hoạt động cho vay du học trong thời gian tới 58

3.2. Định hướng hoạt động cho vay du học tại VPBank 58

3.2.1. Định hướng hoạt động ngân hàng VPBank trong những năm tới 58

3.2.2. Định hướng hoạt động cho vay du học tại VPBank 60

3.3. Giải pháp cho hoạt động cho vay du học tại VPBank 60

3.3.1. Hoàn thiện chính sách cho vay du học 60

3.3.2. Mở thêm các dịch vụ hỗ trợ du học khác 63

3.3.3. Mở rộng quan hệ với các trường Đại học nước ngoài và các trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam 64

3.3.4. Mở quan hệ với các đơn vị sử dụng lao động 64

3.3.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của ngân hàng 65

3.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 68

3.3.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 69

3.4. Kiến nghị 69

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Cơ quan nhà nước và các Bộ, ngành 69

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 72

KẾT KUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy VPBank Các Chi nhánh cấp II và Phòng Giao dịch Ban Kiểm soát Các Ban tín dụng Hội đồng quản lý tài sản nợ, Tài sản có CN Hà Nội CN HCM CN Sài Gòn CN Hải phòng CN Huế CN Đà nẵng CN Cần thơ CN Quảng Ninh CN Vĩnh phúc CN Bắc Giang CN Thăng Long Đại hội cổ đông Hội đồng Quản Hội đồng tín dụng Ban Điều hành Hội sở Phòng Kế toán Phòng Ngân quỹ Phòng Tổng hợp và Phát triển sản phẩm Phòng Thanh toán Quốc tế & Kiều hối Phòng Thu hồi nợ Văn phòng VPBank Trung tâm Tin học Trung tâm Kiều hối phát chuyển tiền nhanh Western Union Trung tâm đào tạo Trung tâm thẻ Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ CN Nha Trang 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank từ năm 2004 - 2006 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2006, nguồn vốn huy động của VPBank liên tục tăng trưởng, thể hiện: Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của VPBank từ năm 2004 - 2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Tổng nguồn vốn huy động 9.107.372 5.645.307 3.872.813 Huy động từ thị trường 1 5.627.876 3.178.389 1.824.539 Huy động từ thị trường 2 3.479.496 2.466.918 2.048.274 (Nguồn báo cáo thường niên năm 2004 – 2005- 2006) Tình hình tăng trưởng vốn huy động của VPBank thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2:Nguồn vốn huy động của VPBank năm 2003 - 2006 2192 3872 5645 9107 0 2000 4000 6000 8000 10000 2003 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng Nguồn vốn huy động (Nguồn báo cáo thường niên các năm 2003 - 2006) Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 9.107 tỷ đồng, vượt kế hoạch 29% và tăng hơn 3.500 tỷ đồng (tương đương 62%) so với năm 2005. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Với chiến lược phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả, VPBank đã thực hiện đúng các quy định của NHNN, quy chế tín dụng chung của ngân hàng, từng bước lành mạnh hoá tình hình tín dụng của mình. Và kết quả đạt được như sau: Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của VPBank từ năm 2004 – 2006 Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Dư nợ theo thời hạn Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn 2.511.550 2.519.858 1.567.400 1.46.800 1.011.385 861.015 Dư nợ theo đối tượng Cho vay TCKT và cá nhân Cho vay các TCTD 4.054.536 976.872 2.992.000 19.700 1.872.400 Tổng dư nợ cho vay 5.031.408 3.014.200 1.872.400 (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank 2004 -2006) Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng VPBank qua các năm 2003 - 2006 1525 1872 3014 5031 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2003 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng Dư nợ tín dụng (Nguồn báo cáo thường niên) 2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh khác Hoạt động thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 đạt kết quả khá tốt. Cụ thể Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế năm 2006 Đơn vị: 1.000 USD Chỉ tiêu Thực hiện năm 2006 So với năm trước Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 61.153 160% Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ 4.807,35 77% Doanh số chuyển tiền TTR 80.244 179% Doanh số nhờ thu (xuất, nhập) 4.985,2 125% Tổng số phí thu được (triệu đồng) 6.126 152% (Nguồn báo cáo thường niên năm 2006) Hoạt động kiều hối Trong năm 2006, hoạt động kiều hối đã tăng trưởng tốt. Kết quả cụ thể: - Dịch vụ chi trả kiều hối: tổng doanh số chi trả kiều hối các loại đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng. Số điểm đại lý chi trả W.U là 225 điểm tăng 20 điểm so với năm 2005. - Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài toàn hệ thống đạt 560.508 USD. - Thu phí dịch vụ kiều hối được 324.392 USD (tương đương 5,19 tỷ đồng), tăng 79% so với năm 2005. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh liên ngân hàng Doanh số mua kỳ phiếu, trái phiếu năm 2006 là 1.955 tỷ đồng (tăng 1.271 tỷ đồng so với năm 2005); Số dư chứng từ có giá trị đến cuối năm còn 2.047 tỷ đồng (tăng 1.387 tỷ đồng so với năm 2005). Giá trị kỳ phiếu, trái phiếu đến hạn thanh toán là 546 tỷ đồng; Trong năm 2006, doanh số bán là 364 triệu USD (tăng 87 triệu so với năm 2005). tổng doanh số mua ngoại tệ là 385 triệu USD (tăng 108 triệu so với năm 2005), Chuyển tiền trong nước Doanh số chuyển tiền toàn hệ thống đạt 7.030 tỷ đồng (tăng 1.715 tỷ đồng so với năm 2005) và tăng 71% KH năm. Phí dịch vụ chuyển tiền trên toàn hệ thống thu được 1,42 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2005, tăng 46% KH năm 2.1.3.4. Kết quả kinh doanh Năm 2006, VPBank đạt được kết quả lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 168,17 tỷ đồng, tăng 84,5 tỷ đồng so với năm 2005. Sau khi trích dự phòng 11,36 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau dự phòng còn lại là 156,8 tỷ đồng, vượt kế hoạch 36%. Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2005 2004 Tổng tài sản có 8.820 6.300 4.149,3 Lợi nhuận trước thuế và dự phòng 168,17 83,62 60,078 Trích dự phòng rủi ro 11,36 7,11 60,078 ( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 – 2005 – 2006) 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay du học tại VPBank Nằm trong chiến lược đa dạng hoá sản phẩm để đạt mục tiêu “ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”, năm 2004 VPBank mới đưa ra sản phẩm mới là sản phẩm cho vay du học. 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay du học tại VPBank Bên cạnh việc thực hiện theo các quy định của Nhà nước về hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay du học tại VPBank được thực hiện theo Quyết định số 28-2004/QĐ-TGĐ ngày 28/01/2004 của Tổng giám đốc VPBank với nội dung chính: Mục đích cho vay Phục vụ nhu cầu của du học sinh bao gồm: Xác nhận năng lực tài chính Thanh toán học phí, phí sinh hoạt và các chi phí khác (gọi tắt là chi phí du học) phát sinh trong quá trình học tập Điều kiện cho vay Khách hàng có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Người vay phải có hộ khẩu thường trú (hay KT3) cùng địa bàn của đơn vị cho vay trực thuộc VPBank (Hội sở chính hoặc các Chi nhánh) Người vay có thu nhập ổn định Người vay có tài sản thế chấp Mức cho vay Phù hợp với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng Tổng số tiền cho vay một khách hàng không vượt quá mức chi phí của khoá học do nhà trường hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài thông báo. Tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp do VPBank thẩm định hoặc bằng 95% giá trị tài cầm cố là giấy tờ có giá, hoặc tối đa 65% giá trị tài sản cầm cố là ô tô hoặc tài sản khác được VPBank chấp thuận Thời hạn vay Thời hạn vay căn cứ vào thời gian học cộng thêm 1 năm, nhưng tối đa không quá 10 năm. Đồng tiền vay Cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc cho vay bằng đồng Việt Nam đảm bảo ngoại tệ, cho vay bằng ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay áp dụng theo khung lãi suất cho vay do VPBank quy định trong từng thời kỳ tuỳ theo thời hạn cho vay: Nếu thời hạn vay không quá 12 tháng thì áp dụng lãi suất cố định Nếu thời hạn vay quá 12 tháng thì áp dụng lãi suất thả nổi. Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định cụ thể từng món vay. 2.2.2. Các hình thức cho vay du học tại VPBank VPBank bắt đầu cho vay du học từ cuối năm 2004 từ đó đến nay VPBank đang cho vay theo hai hình thức sau: Cho vay xác nhận năng lực tài chính (Cho vay để mở sổ tiết kiệm) Hình thức này áp dụng với các khách hàng có nhu cầu hoàn thiện hồ sơ đi du học. Khi có nhu cầu vay để mở sổ tiết kiệm xác nhận năng lực tài chính khách hàng sẽ đến ngân hàng làm thủ tục. Khi đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng, khách hàng được cấp cho sổ tiết kiệm với điều kiện khách hàng phải ký quỹ 5%. Thời hạn cho vay đối với hình thức này thường ngắn. Rủi ro đối với hình thức cho vay này cũng thấp vì thực tế tiền cho vay vẫn nằm ở ngân hàng. Cho vay thanh toán chi phí du học Hình thức cho vay này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu trả các chi phí du học khi họ chưa có khả năng. Tuỳ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng mà ngân hàng sẽ quyết định mức vay phù hợp. Các khoản vay này được tính bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ và được chuyển ra nước ngoài sau khi vay. Thời hạn cho vay đối với hình thức này thường là trung và dài hạn. Rủi ro đối với hình thức này cũng cao hơn so với hình thức cho vay xác nhận năng lực tài chính. 2.2.3. Quy trình cho vay du học tại VPBank Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình cho vay du học tại VPBank 1.Ngân hàng quảng bá sản phẩm 2. Khách hàng đề xuất nhu cầu vay 3. Thẩm định hồ sơ định giá tài sản đảm bảo 4. Tập hợp hồ sơ trình BTD/HĐTD 8. Tất toán hợp đồng cho vay 7. Giám sát và xử lý nợ vay 5. Hoàn thiện hồ sơ cho vay 6. Thực hiện quyết định cho vay giải ngân (nếu có) 2.2.4. Thực trạng hoạt động cho vay du học tại VPBank Như đã xem xét trong chương 1, chúng ta sẽ lần lượt đi xem xét kết quả hoạt động cho vay du học dựa trên việc xem xét và so sánh các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối của cho vay du học với các hoạt động khác. Tuy nhiên để thuận tiện trong việc đánh giá chúng ta sẽ kết hợp so sánh cả số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể như sau: 2.2.4.1.Về quy mô cho vay du học Dư nợ cho vay du học so với tổng dư nợ cho vay Bảng 2.6. Dư nợ cho vay du học so với tổng dư nợ cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Tổng dư nợ 5.031 3.014 1.872 Dư nợ cho vay du học 11,4 10,53 8,92 Dư nợ cho vay du học/tổng dư nợ 0,23% 0,35% 0,48% Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay 67% 61% 23% Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay du học 8,3% 18% (Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2006 - 2005- 2004) Từ số liệu trên chúng ta thấy rằng dư nợ cho vay du học trong ba năm 2006 – 2005 – 2004 đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 0,48% ) trong tổng dư nợ cho vay. Tuy quy mô dư nợ cho vay du học liên tục tăng qua ba năm xem xét nhưng tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ cho vay du học lại rất nhỏ so với tỷ lệ tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ cho vay trong ba năm đều tăng thì tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay du học lại giảm dần. Như vậy, hoạt động cho vay du học có thể nói là giảm và không được mở rộng một cách tương đối. Dư nợ cho vay du học so với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích năm 2004 - 2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay mua, xây, sửa nhà 712.635 66,6% 559.653 72,1% 375.559 72,6% Cho vay mua ôtô 315.642 29,5% 189.989 24,5% 118.033 22,8% Cho vay du học 11.420 1,1% 10.528 1,4% 8.921 1,7% Cho vay tiêu dùng khác 29.567 2,8% 16.306 2% 15.138 2,9% Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 1.070.264 100% 776.476 100% 517.651 100% (Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2004 – 2005- 2006) Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích năm 2006 66% 30% 1% 3% Cho vay mua, xây, sửa nhà Cho vay mua ôtô Cho vay du học Cho vay tiêu dùng khác (Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2006 - 2005 - 2004) Trong cơ cấu cho vay tiêu dùng thì cho vay du học cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và tỷ trọng của cho vay du học cũng liên tục giảm qua các năm. Như vậy, so với các hoạt động cho vay khác hoạt động cho vay du học là không được mở rộng về tương đối Dư nợ cho vay du học theo hình thức cho vay Hiện nay ở VPBank đang có hai hình thức cho vay du học là cho vay mở sổ tiết kiệm chứng minh tài chính (hay cho vay chứng minh tài chính) và cho vay đóng học phí. Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay du học theo hình thức năm 2004 - 2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay chứng minh tài chính 10.506 92% 9.232 87,7% 8.297 93% Cho vay đóng học phí 914 8% 1.026 12,3% 624 7% Tổng dư nợ cho vay du học 11.420 100% 10.528 100% 8.921 100% (Nguồn báo cáo tín dụng năm 2004 – 2005- 2006) Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay du học theo hình thức năm 2006 92% 8% Cho vay chứng minh tài chính Cho vay đóng học phí (Nguồn báo cáo tín dụng năm 2006) Trong cơ cấu cho vay du học thì dư nợ cho vay mở sổ chứng minh tài chính chiếm phần lớn. Vì đây là những món vay thường ngắn và có tỷ lệ ký quỹ cao, chắc chắn thu hồi được nợ. Doanh số cho vay du học so với tổng doanh số cho vay Bảng 2.9. Doanh số cho vay du học so với tổng doanh số cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Doanh số cho vay 8.031 4.514 2.872 Doanh số cho vay du học 41,4 35,53 32,92 Doanh số cho vay du học/doanh số cho vay 0,52% 0,79% 1,15% Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay 78% 57% 32% Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay du học 16,5% 7,9% (Nguồn báo cáo tín dụng năm 2006 – 2005 - 2004) Trong tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong ba năm xem xét. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh số cho vay du học cũng nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay du học so với tổng doanh số cho vay tiêu dùng Bảng 2.10. Cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Doanh số cho vay mua, xây, sửa nhà 1.312.635 65,3% 959.451 63,6% 675.158 62,4% Doanh số cho vay mua ôtô 615.642 30,6% 479.162 31,8% 348.035 32,2% Doanh số cho vay du học 41.020 2,1% 35.527 2,36% 32.921 3% Doanh số cho vay tiêu dùng khác 39.657 2% 34.365 2,24% 25.628 2,4% Tổng doanh số cho vay tiêu dùng 2.008.954 100% 1.508.505 100% 1.081.742 100% (Nguồn Báo cáo tín dụng các năm 2004 – 2005- 2006) Cũng giống như cơ cấu dư nợ cho vay, tỷ trọng doanh số cho vay du học cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm. Như vậy, có thể nói, hoạt động cho vay du học bị thu hẹp về tương đối. Doanh số cho vay du học theo hình thức cho vay Bảng 2.11: Cơ cấu doanh số cho vay du học theo hình thức cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cho vay chứng minh tài chính 38.559 94% 32.330 91% 30.287 92% Cho vay đóng học phí 2.461 6% 3.197 9 % 2.634 8% Tổng dư nợ cho vay du học 41.020 100% 35.527 100% 32.921 100% (Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2004 - 2005 - 2006) Biểu đồ 2.6: Cơ cấu doanh số cho vay du học theo hình thức năm 2006 94% 6% Cho vay chứng minh tài chính Cho vay đóng học phí (Nguồn báo cáo tín dụng năm 2006) Thu lãi cho vay du học Bảng 2.12: Thu lãi cho vay du học qua các năm 2004 – 2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Năm 2004 Tổng thu lãi từ hoat động cho vay 217.324 124.185 81.701 Thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng 32.598,6 24.147,1 16.539 Thu lãi từ hoạt động cho vay du học 369,4 298,8 271,6 Tỷ lệ thu lãi cho vay du học/tổng thu lãi 0,17% 0,24% 0,27% Tỷ lệ thu lãi cho vay du học/thu lãi cho vay tiêu dùng 1,1% 1,2% 1,6% Tỷ lệ tăng trưởng tổng thu lãi cho vay 75% 52% 40% Tỷ lệ tăng trưởng thu lãi cho vay tiêu dùng 35% 46% 37% Tỷ lệ tăng trưởng thu lãi cho vay du học 23,6% 10% (Nguồn báo cáo tín dụng các năm 2004 - 2005 - 2006) Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng thu lãi từ vay tiêu dùng có tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng trưởng của nó so với tỷ lệ tăng trưởng của thu lãi cho vay tiêu dùng và tổng thu lãi cho vay lại giảm. Hơn nữa, tỷ trọng thu lãi cho vay du học trong thu lãi cho vay tiêu dùng và tổng thu lãi cho vay cũng liên tục giảm. Vậy, có thể nói hoạt động cho vay tiêu dùng là không được mở rộng về tương đối. 2.2.4.2. Về rủi ro cho vay du học Rủi ro tín dụng Sản phẩm cho vay du học đã được triển khai tại VPBank gần ba năm. Trong ba năm này, chưa có khoản nợ quá hạn nào là do: Thứ nhất, đối với các khoản cho vay mở sổ tiết kiệm được coi là hoàn toàn không có rủi ro vì thực tế toàn bộ số tiền cho vay vẫn nằm tại ngân hàng và thời gian vay ngắn (thường không quá một năm). Hơn nữa, các khoản ký quỹ của khách hàng đủ để bù đắp tiền lãi phát sinh trong suốt quá trình cho vay. Vì vậy nợ gốc và lãi luôn được đảm bảo thu hồi đúng hạn. Việc khách hàng trả nợ thực chất chỉ là đến ngân hàng chấm dứt hợp đồng vay và nhận về phần còn lại của số tiền ký quỹ sau khi trừ đi lãi phải trả, Thứ hai, đối với các khoản cho vay đóng học phí, ngân hàng đánh giá đây là những khoản cho vay có rủi ro cao nên rất thận trọng trong việc xem xét hồ sơ xin vay. Trên thực tế những khách hàng được lựa chọn cho vay là những gia đình khá giả hoặc phải có tài sản đảm bảo đủ lớn. Ngân hàng cũng thường ưu tiên cho các khách hàng có thu nhập cao vay. Điều này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro đối với các khoản vay du học. Tuy nhiên, chính điều này cũng làm giảm số lượng khách hàng được vay. Rủi ro lãi suất Các khoản vay trên 12 tháng tại VPBank được áp dụng lãi suất thả nổi theo khung lãi suất của VPBank trong từng thời kỳ. Vì vậy, có thể nói rủi ro lãi suất trong cho vay du học là không đáng kể. Rủi ro hối đoái Theo quyết định 996 do Ngân hàng Nhà nước ban hành thì các ngân hàng không được cho vay bằng ngoại tệ đối với các khoản vay du học trung và dài hạn. Cho nên, ngân hàng chỉ chịu rủi ro đối với những món vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. Để hạn chế rủi ro hối đoái ngân hàng đã áp dụng các biện pháp như: Áp dụng mức lãi suất cao phù hợp để vừa đảm bảo an toàn song cũng đảm bảo khả năng sinh lời của khoản vay Lập quỹ dự phòng rủi ro hối đoái Thực hiện các nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, giao dịch swap,… 2.3. Đánh giá hoạt động cho vay du học tại VPBank 2.3.1. Khả năng mở rộng cho vay du học tại VPBank VPBank có đầy đủ khả năng để thực hiện mở rộng cho vay du học với các lý do sau: Về chủ quan ngân hàng Quy mô vốn và khẳ năng phát triển của ngân hàng Vốn điều lệ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm và sắp tới năm 2007 dự kiến sẽ tăng lên 2.000 tỷ đồng. Đây là cơ sở để ngân hàng gia tăng nguồn vốn huy động và trên thực tế nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng tăng với tốc độ rất cao qua các năm (năm 2006 là 1,62 lần so với năm 2005). Khả năng phát triển của ngân hàng trong tương lai là rất lớn. Mức lợi nhuận trước thuế và dự phòng năm 2006 so với năm 2005 tăng gấp hơn 2 lần. Như vậy, việc mở rộng sản phẩm cho vay du học nói riêng và các hoạt động cho vay khác là hoàn toàn có thể và có cơ sở để thực hiện Định hướng phát triển các sản phẩm hỗ trợ du học Với mục tiêu trở thành “một ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía bắc và trong cả nước” thì việc tiến tới cung ứng các sản phẩm hỗ trợ du học trọn gói là điều tất yếu, sớm hay muộn ngân hàng cũng sẽ triển khai. Do đó, việc mở rộng cho vay du học là tất yếu. Chính sách marketing VPBank được coi là một trong những ngân hàng có hoạt động marketing mạnh và khá hiệu quả. Vì vậy, việc triển khai chính sách marketing đối với sản phẩm cho vay du học là hoàn toàn đơn giản đối với ngân hàng. Mạng lưới phân phối Mạng lưới phân phối của VPBank đang ngày càng được mở rộng, ngân hàng không chỉ mở thêm nhiều điểm giao dịch,chi nhánh giao dịch tại các thành phố lớn mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đây là điều kiện quan trọng để mở rộng đối tượng khách hàng và mở rộng hoạt động cho vay du học. Thêm vào đó, VPBank cũng thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với nhiều ngân hàng ở nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để VPBank tiến hành mở rộng hoạt động cho vay du học. Nguồn nhân lực Hội đồng quản trị VPBank có đủ bề dày kinh nghiệm, tài trí và sự trong sạch, đoàn kết, nhất trí, có quyết tâm cao. Các thành viên Hội đồng quản trị đều có năng lực, kinh nghiệm trong việc quản trị ngân hàng, dẫn dắt thành công ngân hàng vượt qua giai đoạn ngặt nghèo nhất, với phong cách làm việc theo hướng chuyên nghiệp hoá mà không phải bất kỳ ngân hàng nào cũng có được VPBank có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực sáng tạo, tâm huyết với ngân hàng, có tinh thần làm việc và ý thức trách nhiệm cao. Hiện nay, VPBank cũng có chính sách đãi ngộ nhân viên tương đối tốt. So với các ngân hàng khác, đây được coi là một trong những thuận lợi lớn của ngân hàng trong thời gian tới. Có thể minh chứng cho thuận lợi về nguồn nhân lực của VPBank qua số liệu sau: Bảng 2.13: Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của VPBank năm 2004 – 2006 Đơn vị: Người Năm Tổng số lao động Trình độ chuyên môn Đại học, trên Đại học Cao đẳng, trung cấp 2004 515 396 119 2005 804 715 89 2006 1.325 1180 145 (Nguồn báo cáo thường niên 2006 – 2005 - 2004 ) Bảng 2.14: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên một số ngân hàng Việt Nam năm 2006 Đơn vị: % STT Ngân hàng Đại học trở lên Dưới đại học 1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 72 29 2 Ngân hàng NN &PTNT Việt Nam 45 55 3 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 89 11 4 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 66 34 5 Ngân hàng VPBank 89 11 (Nguồn báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2006) Công nghệ ngân hàng Hiện VPBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần giành được nhiều sự quan tâm chú ý của các ngân hàng nước ngoài nhờ những tiến bộ ấn tượng trong vài năm trở lại đây. Nhiều ngân hàng muốn được hợp tác với VPBank, đây cũng là cơ hội cho VPBank được nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng. Về khách quan Môi trường dân cư, văn hoá Việt Nam là có một nước đông dân với cơ cấu dân số trẻ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng khá lớn. Nhận thức của người dân về lợi ích của việc đi học và đặc biệt là đi du học được nâng lên rõ rệt. Do đó, nhu cầu được đi học và đi du học ngày một tăng. Đây chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự mở rộng cho vay du học của ngân hàng Môi trường kinh tế Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và tương đối ổn định. Thu nhập của người dân tăng lên. Nhận thức của họ cũng tăng lên. Họ thấy được lợi ích của việc đầu tư cho giáo dục. Chính vì vậy, nhu cầu về cho vay du học ngày một tăng. Môi trường pháp lý Với chủ trương hoà nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã mở quan hệ hợp tác với rất nhiều quốc gia không chỉ về kinh tế mà còn nhiều lĩnh vực khác trong đó có giáo dục. Số lượng học sinh,sinh viên được đi du học cũng ngày một tăng. Đây chính là điều thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay du học của ngân hàng. Môi trường công nghệ Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công nghệ trong nền kinh tế nói chung và đặc biệt trong hoạt động ngân hàng. Công nghệ ngày càng phát triển hiện đại hơn, tiên tiến hơn, thúc đẩy hoạt động ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Vì vậy, với sự trợ giúp của công nghệ việc mở rộng hoạt động của ngân hàng nói chung và cho vay du học nói riêng sẽ trở nên thuận tiện hơn. Các đơn vị hỗ trợ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì sự chuyên nghiệp của các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng cũng tăng lên. Hiệu quả đem lại cho ngân hàng cũng cao hơn. Cho nên, mở rộng hoạt động cho vay du học của ngân hàng cũng có thể được thực hiện đơn giản hơn. Như vậy, với những phân tích trên ta có thể khẳng định lại lần nữa khẳ năng mở rộng hoạt động cho vay du học của VPBank là rất lớn và hoàn toàn có thể thực hiện được. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Có thể nói kết quả đạt được của hoạt động cho vay du học tại VPBank là không đáng kể. Hoạt động này còn rất nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để có thể được mở rộng hơn và thực sự có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Những hạn chế có thể kể đến như: * Quy mô cho vay du học mặc dù có tăng nhưng tăng với tốc độ rất nhỏ so với tốc độ tăng của hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khác. Nói một cách tương đối thì hoạt động cho vay du học không những không mở rộng mà còn bị thu hẹp so với các hoạt động cho vay khác. So sánh quy mô và tỷ lệ tăng trưởng cho vay du học năm 2006 của VPBank và một số ngân hàng hàng đầu về cho vay du học và cung ứng dịch vụ hỗ trợ du học trọn gói như Eximbank (Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu ) và ACB (Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu) chúng ta sẽ thấy rõ hơn hạn chế này. Bảng 2.15: Quy mô cho vay du học tại một số ngân hàng năm 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu VPBank EXIMBank ACB Dư nợ cho vay du học 11,4 568 324 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay du học 8.3% 35% 30% Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng vay du học 10% 45% 37% (Nguồn báo cáo tín dụng VPBank và www. vnexpress.com.vn) * Tỷ trọng dư nợ cho vay du học trong cho vay tiêu dùng và trong cho vay nói chung còn quá nhỏ. Tại Eximbank, tỷ trọng cho vay du học năm 2006 là 3% tổng dư nợ cho vay và 30% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong khi đó ở VPBank tỷ lệ này năm 2006 lần lượt là 0, 23% và 1,1%. Nguyên nhân của những kết quả trên có thể được giải thích như sau: 2.3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng Chính sách cho vay chưa hấp dẫn: Đối tượng khách hàng được vay du học tại VPBank vẫn hạn chế Đối tượng khách hàng chủ yếu là các cá nhân sống ở khu vực KT3. Rất nhiều khách hàng ở các tỉnh lân cận hoặc các học sinh, sinh viên trực tiếp gửi hồ sơ vay vốn đến ngân hàng nhưng không được chấp nhận. Như vậy, một lượng khách hàng đã không được đáp ứng nhu cầu. Thời gian làm thủ tục vay tiền lâu. Mặc dù thủ tục đã được đơn giản hoá đi rất nhiều nhưng v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCDMo rong cho vay du hoc.doc
Tài liệu liên quan