Chuyên đề Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hòa Lạc

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CÁC TỪ DANH MỤC VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

LỜI CẢM ƠN 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ

SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1. Tổng quan về cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 7

1.1.1.1.Khái niệm ngân hàng thương mại 7

1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 7

1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 10

1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại 10

1.1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 11

1.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại 13

1.2.1. Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 13

1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất 13

1.2.1.2.Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế 14

1.2.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 15

1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 15

1.2.2.2.Phân loại cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 16

1.2.3. Mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 17

1.2.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM 17

1.2.3.2. Chỉ tiêu mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 17

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất của ngân hàng thương mại 18

1.3.1. Nhân tố chủ quan 18

1.3.1.1. Con người 18

1.3.1.2. Quy trình cho vay 19

1.3.1.3. Chính sách cho vay 19

1.3.1.4. Chất lượng cho vay hộ sản xuất 20

1.3.2. Nhân tố khách quan 20

1.3.2.1. Nhân tố mang tính bất khả kháng 20

1.3.2.2. Hộ sản xuất 21

1.3.2.3. Môi trường kinh tế 22

1.3.2.4. Môi trường pháp lí 22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI No&PTNT

CHI NHÁNH HÒA LẠC 23

2.1. Giới thiệu về ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 23

2.1.1.Quá trình hình thành 23

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 25

2.1.2.1.Ban giám đốc 25

2.1.2.2.Phòng tín dụng 25

2.1.2.3.Phòng kế toán – ngân quỹ 26

2.1.2.4.Phòng hành chính – nhân sự 27

2.1.2.5.Phòng Giao dịch 27

2.1.3. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 28

2.1.3.1. Huy động vốn 28

2.1.3.2. Cho vay 29

2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác 30

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 30

2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 31

2.2.1. Thực trạng cho vay của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc 31

2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc 32

2.2.2.1. Khái quát về các hộ sản xuất trên địa bàn 32

2.2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 33

2.3. Đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 36

2.3.1. Kết quả 36

Nội dung cơ cấu 36

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 41

2.3.2.1. Hạn chế 41

2.3.2.2. Nguyên nhân 41

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT

CỦA NGÂN HÀNG No&PTNT CHI NHÁNH HÒA LẠC 44

3.1. Định hướng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 44

3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 44

3.1.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 45

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 46

3.3. Kiến nghị 49

3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và các cấp chính quyền 49

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 51

3.3.3. Kiến Nghị với ngân hàng No&PTNT cấp trên 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hòa Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay và các hộ sản xuất trả lãi và gốc đúng hạn. Ngược lại một khoản cho vay hộ sản xuất có chất lượng kém là khoản cho vay mà hộ sản xuất trả lãi và gốc không đúng hạn, có nợ quá hạn. Chất lượng cho vay hộ sản xuất tốt hay kém ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cho vay hộ sản xuất nói riêng. Chất lượng cho vay tốt thì việc trả nợ của các hộ sản xuất sẽ đúng hạn, ngân hàng có thể căn cứ vào đó để cho vay các khoản tiếp theo, đồng thời thì nếu chất lượng cho vay hộ sản xuất tốt thì khiến cho thu nhập của ngân hàng sẽ lớn hơn và từ đó cũng sẽ tăng lợi nhuận giữ lại được đưa vào cho vay tiếp và tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng. Còn nếu chất lượng cho vay hộ sản xuất kém thì sẽ làm mất vốn của ngân hàng, giảm thu nhập của ngân hàng từ đó giảm dư nợ của ngân hàng. Vì Vậy, muốn mở rộng cho vay hộ sản xuất thì chất lượng cho vay hộ sản xuất phải tốt. 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.3.2.1. Nhân tố mang tính bất khả kháng Là những nhân tố mà con người không thể đoán trước được hoặc biết trước cũng không thể ngăn chặn, nó mang tính chất bất khả kháng như thiên tai, bão lụt dịch bệnh, hỏa hoạn dẫn đến làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của khách hàng và từ đó gây rủi ro rất lớn đối với ngân hàng mà ngân hàng không thể lường trước được, nguyên nhân này làm mất khả năng chi trả của người vay vốn dẫn đến ngân hàng bị mất vốn mà không thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Các yếu tố tự nhiên, thiên tai, lũ lụt, hạn hán Các hộ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên. Nếu điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh thì việc sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất sẽ được thuận lợi và sẽ thu hồi được vốn trả nợ ngân hàng. Còn nếu điều kiện tự nhiên xấu, xảy ra lũ lụt, hạn hán thì ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất, từ đó sẽ làm cho các hộ sản xuất mất nguồn thu và khó khăn trong trả nợ ngân hàng. Sự thay đổi các chính sách của các cơ qua nhà nước Nếu sự thay đổi các chính sách của các cơ quan nhà nước có lợi cho hộ sản xuất như trợ giá, ưu đãi thuế… thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất phát triển, còn nếu sự thay đổi các chính sách của các cơ quan nhà nước bất lợi cho hộ sản xuất như thu hồi đất, tăng thuế… thì sẽ gây nhiều khó khăn cho các hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh và cũng ảnh hưởng đến các khoản cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. 1.3.2.2. Hộ sản xuất Nếu hộ sản xuất có khả năng tài chính tốt, có các kế hoạch kinh doanh đúng đắn và có uy tín thì các khoản cho vay hộ sản xuất của ngân hàng sẽ được đảm bảo an toàn và việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng sẽ trở nên dễ dàng. Nếu hộ sản xuất có khả năng tài chính kém, có các kế hoạch kinh doanh không đúng đắn, không có uy tín thì các khoản cho vay hộ sản xuất của ngân hàng sẽ không đảm bảo an toàn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và mất nợ gây cản trở việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. Hộ sản xuất chính là nhân tố mang tính khách quan ảnh hưởng đến việc cho vay hộ sản xuất của ngân hàng. 1.3.2.3. Môi trường kinh tế Nếu môi trường kinh tế ổn định thuận lợi cho các hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc vay và trả nợ ngân hàng sẽ thuận lợi tạo điều kiện mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM. Nếu môi trường kinh tế bất ổn gây khó khăn cho các hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc vay và trả nợ ngân hàng của các hộ sản xuất sẽ trở nên khó khăn khiến cho ngân hàng khó khăn trong việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM. Như vậy môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM. 1.3.2.4. Môi trường pháp lí Nếu môi trường pháp lí ổn định, các điều luật rõ ràng thì sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc cho vay và thu nợ. Còn ngược lại nếu môi trường pháp lí chưa ổn định, các điều luật không rõ ràng thì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng trong việc cho vay và thu nợ. Như việc ban hành các điều luật về đất đai, các luật về xử lí tài sản thế chấp….. những luật này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay hộ sản xuất của ngân hàng nói riêng. Vì vậy có thể nói môi trường pháp lí là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI No&PTNT CHI NHÁNH HÒA LẠC 2.1. Giới thiệu về ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 2.1.1.Quá trình hình thành Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc nằm trên địa bàn xã Bình Yên – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội. Được hình thành và xây dựng trên cơ sở là một ngân hàng chi nhánh cấp 3 dưới cấp ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Thạch Thất – Ngân hàng No&PTNT chi nhánh tỉnh Hà Tây. Do có sự cố gắng của ban giám đốc và toàn thể các nhân viên trong ngân hàng đồng thời cũng được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo mà đến tháng 12 năm 2004 thì ngân hàng No&PTNT chi nhánh cấp 3 Hòa Lạc được nâng cấp thành ngân hàng chi nhánh cấp 2. Theo quyết định số 427/QĐ-HĐQT/NHNo&PTNT VN ngày 24 tháng 12 năm 2004 quyết định nâng cấp ngân hàng No&PTNT chi nhánh cấp 3 Hòa Lạc – Thạch Thất thành chi nhánh cấp 2 Hòa Lạc – Hà Tây . Từ ngày được nâng cấp thì ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc hoạt động hoàn toàn độc lập với ngân hàng No&PTNT chi nhánh huyện Thạch Thất mặc dù ngân hàng Hòa Lạc vẫn nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất. Huyện Thạch Thất là vùng bán sơn địa nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội có dân số khoảng 163.283 người và diện tích khoảng 104,32km2 với nhiều trục đường giao thông chạy qua như quốc lộ 32, đường cao tốc láng Hòa Lạc...Đặc biệt với việc hình thành khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp bắc Phú Cát , khu đại học quốc gia Hà Nội,làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và các điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá....là điều kiện hết sức thuận lợi để Thạch Thất giao lưu phát triển kinh tế xã hội .Trong những năm qua được sự quan tâm của đảng và nhà nước ,sự phối hợp chắt chẽ giữa các cấp ngành kinh tế Thạch Thất đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân các năm đều đạt từ 9,2% năm trở lên. Theo mục tiêu 5 năm từ năm 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng từ 12% năm trở lên. Trong đó sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp tăng 8,5% chiếm 45% tổng cơ cấu nền kinh tế, sản xuất công nghiệp ,xây dựng cơ bản và tiểu thủ công có tốc độ tăng 18% chiếm 47% trong cơ cấu nền kinh tế, dịch vụ và du lịch có tốc độ tăng trưởng 4,3% chiếm 8% trong cơ cấu. Thu nhập bình quân đầu người là 4 triệu đồng. Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất có nhiều thuận lợi mà cũng không ít khó khăn. Thuận lợi: Nhờ sự đổi mới cơ cấu kinh tế của huyện cùng với sự phát triển của 2 làng nghề là xã Phùng Xá và xã Chàng Sơn đã tạo điều kiện giúp ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc mở rộng quy mô hoạt động. Sự phát triển của khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát , đại học quốc gia chính là tiềm năng cho ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc khai thác và mở rộng các dịch vu của một ngân hàng hiện đại. Khó khăn: Thứ nhất, do cả hai ngân hàng cấp 2 cùng nằm trên một địa bàn là ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc và ngân hàng No&PTNT Thạch Thất đồng thời có các ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng khác cho nên việc cạnh tranh trở nên rất gay gắt. Thứ hai, mặc dù trên địa bàn có nhiều xã làng nghề nhưng vẫn còn rất nhiểu xã người dân vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp , số dân trong độ tuổi lao động thất nghiệp rất nhiều nên việc huy động vốn và cho vay còn hạn chế. Thứ ba, do ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc mới được nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 nên ít người biết đến chi nhánh Hòa Lạc, việc huy động vốn trở nên khó khăn đồng thời thì ngân hàng cấp trên đầu tư cho chi nhánh cũng thấp nên việc cho vay gặp rất nhiều khó khăn. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ban giám đốc Phòng hành chính Phòng KT- NQ Phòng tín dụng Phòng giao dịch z 2.1.2.1.Ban giám đốc * Bao gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc Giám đốc: Cấn Thu Hương Phó giám đốc: Nguyễn Đức Phụng * Nhiệm vụ: - Điều hành quản lý và chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng. - Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm đối với ngân hàng cấp trên và đối với pháp luật khi có các vấn đề xảy ra đối với ngân hàng. - Ban giám đốc phải thường xuyên chỉ đạo các phòng ban trong ngân hàng thực hiện thể chế , chính sách của ngân hàng nhà nước , ngân hàng No&PTNT Việt Nam và ngân hàng No&PTNT Hà Nội. 2.1.2.2..Phòng tín dụng * Bao gồm : 1 trưởng phòng , 1 phó phòng và 6 nhân viên * Chức năng: - Là phòng giao dịch trực tiếp với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn của ngân hàng.Quản lý các món vay sao cho phù hợp với quy định của ngân hàng No&PTNT Việt Nam. - Quản lý nguồn vốn của ngân hàng nhằm đảm bảo cho vay đúng mục đích , trách rủi ro. * Nhiệm vụ: - Khai thác nguồn vốn VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức , cá nhân, các tổ chức tín dụng khác. - Huy động nguồn vốn khai thác. - Thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng. - Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ , thủ tục cho vay. - Trích lập dự phòng theo quy định. - Kiểm tra hồ sơ khách hàng và thẩm định khoản vay. - Cập nhật, phân tích theo dõi thông tin về khách hàng. - Thường xuyên phân loại, phân tích nợ quá hạn. 2.1.2.3.Phòng kế toán – ngân quỹ * Bao gồm: 1 kế toán trưởng phụ trách chung, 1 phó phòng kế toán phụ trách về hệ thống thông tin kế toán , 2 kế toán cho vay thu nợ, 2 kế toán tiền gửi tiết kiệm, 1 thủ quỹ và 1 nhân viên quỹ. * Chức năng: - Là phòng giao dịch trực tiếp , tư vấn cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến thanh toán , xử lý hạch toán..... - Quản lý và chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy. - Bảo đảm an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt. * Nhiệm vụ: - Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán, thanh toán điện tử liên ngân hàng. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ , tài liệu về hạch toán, kế toán , quyết toán. - Ứng tiền , thu tiền cho phòng giao dịch. - Thực hiện ghi chép , theo dõi sổ sách , thu chi , xuất nhập kho quỹ. - Lập báo cáo theo kế hoạch. - Kiểm soát các giao dịch chứng từ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm, giải ngân, thu gốc lãi, chuyển tiền. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc giao. 2.1.2.4.Phòng hành chính – nhân sự * Bao gồm: 1 trưởng phòng và 6 nhân viên * Chức năng: - Tổ chức và đào tạo cán bộ. - Quản trị văn phòng, bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. * Nhiệm Vụ: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng , hàng quý của chi nhánh. - Thực hiện các chính sách về cán bộ , tiền lương, thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... - Mua sắm tài sản , trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Lên kế hoạch tổ chức đào tạo nâng cao về mọi mặt cho cán bộ nhân viên. - Sắp xếp nhân viên sao cho phù hợp với trình độ, năng lực nhu cầu kinh doanh. - Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh trật tự, đề phòng cháy nổ. - Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa cho cán bộ , nhân viên. - Khuyến khích , khen thưởng cho cán bộ nhân viên có thành tích tốt. 2.1.2.5.Phòng Giao dịch Ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc có 1 phòng giao dịch Phùng Xá , mới đi vào hoạt động. Do còn gặp nhiều khó khăn nên phòng giao dịch vẫn phải đi thuê.Được sự giúp đỡ của ủy ban nhân dân huyện và ủy ban nhân dân xã Phùng Xá ngân hàng No&PTNT Hòa lạc đã dược cấp đất và trong tương lai sẽ xây dựng phòng giao dịch. * Bao gồm : 1 trưởng phòng và 7 nhân viên * Chức năng: Nhận tiền gửi , nhận hồ sơ , thẩm định , và cho vay trên điạ bàn. * Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ giống như 1 ngân hàng thu nhỏ, tuy nhiên do còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều nghiệp vụ của phòng giao dịch vẫn chưa được hoàn thiện. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình , ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc đã không ngừng đổi mới về cơ cấu tổ chức , mạng lưới các tổ nhóm cho vay ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. 2.1.3. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 2.1.3.1. Huy động vốn Có thể nói hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng đối với hoạt động của tất cả các ngân hàng nói chung và của ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc nói riêng. Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, là công cụ lưu chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn do vậy huy động vốn giúp ngân hàng có vốn để cho vay, tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hòa Lạc Đơn Vị: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Thực hiện Năm 2007 Thực hiện Năm 2008 Thực hiện năm 2009 Năm 2009 so với 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- Tỷ lệ % 1 Tiền gửi tiết kiệm 122.320 99.2% 134.654 93% 156.281 98% 33.961 27,8% -Tiên gửi TK < 1 năm 62.210 54.134 60.358 -1.852 -3% -Tiền gửi TK > 1 năm 60.110 80.220 96.962 36.852 61,3% 2 Tiền gửi các TCTD 0 0 0 0 -Tiền gửi Kho bạc 0 0 0 0 3 Tiền gửi các TCKT 986 0,8% 10.135 7% 3.189 2% 2.203 223% Cộng: 123.306 100% 144.789 100% 159.470 100% 36.164 29,3% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007-2008-2009) Tiền gửi tiết kiệm của khác hàng chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động được.Tuy hoạt động huy động vốn của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc trong những năm gần đây tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Năm 2005 khi mới được nâng cấp thành ngân hàng cấp 2 thì tổng số vốn huy động dược của ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc mới chỉ có 42.281 triệu đồng và đến năm 2007 đã tăng lên 123.306 triệu đồng, tăng 66%.Tuy nhiên đến năm 2009 lại chỉ tăng 29,3% so với năm 2007 lên mức 159.470 triệu đồng. Điều này được thể hiện ở những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất , do những năm trước đây các dự án ồ ạt vào địa bàn huyện và người dân được đền bù nhiều nên việc thừa vốn là nhiều. Thứ hai, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 đầu 2009 khiến cho toàn nền kinh tế bị đình trệ khiến cho lượng tiền trong dân cư giảm đi. Thứ ba, do những năm gần đây các hộ gia đình, các cá nhân có vốn đều mở rộng sản xuất, mở nghề làm.Với thế mạnh có nhiều làng nghề trên địa bàn nên giảm bớt việc thừa vốn trong dân cư. 2.1.3.2. Cho vay Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay.Vốn huy động được để cho vay. Do trên địa bàn có nhiều làng nghề nên nhu cầu vay của các cá nhân , hộ gia đình, các doanh nghiệp , công ty rất lớn. Ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn và giữ mức cho vay trung và dài hạn nhằm giảm rủi ro. Hoạt động cho vay do phòng tín dụng của ngân hàng phụ trách. Phòng tín dụng đăng kí khách hàng , thẩm định nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn và tài sản thế chấp của khách hàng sau đó phê duyệt đưa giám đốc xem xét. Nếu phòng tín dụng và giám đốc phê duyệt thì cho vay còn không thì phòng tín dụng phải trả lời nhanh cho khách hàng. Hiện nay thì hoạt động cho vay vẫn là hoạt động tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc. 2.1.3.3. Các hoạt động kinh doanh khác Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay chi nhánh còn có các hotaj động trung gian khác như : Các hoạt động thanh toán ( gồm: Thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán vốn giữa các ngân hàng và thẻ ATM ), Hoạt động kinh doanh tiền tệ cung một số hoạt động khác. Do vẫn còn nhiều hẹn chế do điều kiện chưa cho phép nên hầu hết các hoạt động trên chưa hoạt động mạnh. 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc Bảng 2.2. Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc năm 2007-2008-2009 Đơn vị: Triệu đồng Năm Thu Chi Thu nhập 2007 24.354 20.510 3.844 2008 25.178 22.093 3.085 2009 29.537 23.956 5.581 (Nguồn số liệu phòng kế toán ngân quỹ) Nhìn vào bảng 2.2 ta có thể thấy thu nhập của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc năm 2009 tăng nhiều so với năm 2008 và 2007. Năm 2008 thu nhập của chi nhánh lại giảm so với năm 2007. Điều này giải thích bằng việc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 mà ngành ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn. Sang năm 2009 kinh tế bắt đầu phục hồi và thu nhập của ngân hàng cũng lớn hơn. Tăng thu nhập điều này cũng thể hiện ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đã và đang đi đúng hướng trong hoạt động kinh doanh. Tăng thu nhập tạo ra một nguồn dư nợ lớn hơn từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh tăng trưởng hơn nữa. Như vậy có thể thấy thu nhập của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc là phù hợp với sự phát triển của toàn nền kinh tế. 2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 2.2.1. Thực trạng cho vay của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc Bảng 2.3.Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Hòa Lạc Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tăng Trưởng (%) 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng dư nợ 201.554 215.316 242.553 6.83% 12,65% Trong đó I. Theo thời hạn cho vay: 1. Cho vay ngắn hạn 137.501 149.764 175.756 14,01% 17,86% 2. Cho vay trung – dài hạn 64.053 65.552 66.797 2,34% 1.9% II.Theo thành phần kinh tế 1. DN ngoài quốc doanh 63.420 65.213 67.745 2,83% 3,88% 2. Hộ sản xuất 138.134 150.103 174.808 8,66% 16,46% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007-2008-2009) Tình hình cho vay của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc những năm gần đây đã thu được những thành quả rất đáng khích lệ. Dư nợ cho vay của các năm đều tăng ở mức cao, nhìn vào bảng 2.3 ta có thể thấy dư nợ cho vay của năm 2009 và 2008 so với năm 2007 lần lượt là 12,65% và 6,83%. Có thể nói việc tăng dư nợ là một điều tất yếu do: Thứ nhất, chi nhánh Hòa Lạc đã kinh doanh thì tất nhiên phải có lãi và chính các lãi đó lại đưa vào cho vay để thu lãi tiếp và như vậy nó trở thành một vòng xoay chuyển và dư nợ cho vay của chi nhánh sẽ tăng lên. Thứ hai, do trên địa bàn những năm gần đây người dân được nhà nước đền bù cho các dự án nhiều, nên người dân gửi ngân hàng nhiều hơn, tăng vốn huy động của ngân hàng và từ đó tăng dư nợ của ngân hàng. Thứ ba, do những năm gần đây nhiều người dân và các hộ sản xuất trên địa bàn mới biết đến ngân hàng chi nhánh Hòa Lạc nên nhiều người gửi và cũng nhiều người vay hơn. Đồng thời cũng do sự phát triển của chi nhánh mà chi nhánh cấp trên đầu tư nhiều vốn hơn vào chi nhánh. Do vậy dư nợ tăng. Thứ tư, do năm 2006 chi nhánh mới mở thêm một phòng giao dịch tại xã Phùng Xá phục vụ cho 5 xã làng nghề. Nên số hộ gửi và số hộ vay tăng lên, dư nợ tăng. Tuy dư nợ của chi nhánh là đã tăng qua từng năm nhưng tổng dư nợ của chi nhánh vẫn ở mức thấp so với chi nhánh cùng cấp là chi nhánh huyện Thạch Thất . Do vậy khả năng cạnh tranh của chi nhánh Hòa Lạc với các ngân hàng khác và chi nhánh huyện Thạch Thất kém hơn rất nhiều. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho chi nhánh đối với các khoản tiền gửi và các khoản vay lớn. 2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa lạc 2.2.2.1. Khái quát về các hộ sản xuất trên địa bàn Huyện Thạch Thất có nhiều làng nghề công nghiệp do vậy các hộ sản xuất trên địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú về ngành nghề và hình thức sản xuất kinh doanh. Do trình độ dân trí của người dân trong huyện còn thấp nên hầu hết các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đều không co sự hiểu biết nhiều về tài chính, về các thủ tục khi vay vốn Ngân hàng và có trình độ quản lí vẫn còn kém. Tuy có nhiều làng nghề nhưng hầu hết các hộ sản xuất trên địa bàn đều sản xuất nông nghiệp là chính. Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, các yếu tố thời tiết, thiên tai. Trên địa bàn huyện Thạch Thất có tổng cộng 28.929 hộ sản xuất ( năm 2009) và tập trung nhiều ở các xã làng nghề như : xã Phùng Xá, Hữu Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Thạch Xá. 2.2.2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc Kể từ khi Chính phủ có chỉ thị 202/CT ngày 28/06/1991 về cho vay hộ sản xuất, đến nay Ngân hàng No&PTNT đã có một cuộc cách mạng trong hoạt động tín dụng đó là chuyển hướng cho vay từ các đơn vị kinh tế quốc doanh là chủ yếu sang cho vay kinh tế hộ sản xuất phát triển nông nghiệp nông thôn. Khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị từ năm 1988 ra đời và được bổ sung hoàn thiện bằng nghị quyết TW5 ( khóa VII) từ đó hộ nông dân trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ. Các hộ kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh , làm giàu thì nhu cầu về vốn trở thành vấn đề cấp bách đối với các đơn vị kinh tế hộ. Điều đó đã tạo diều kiện cho các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng No&PTNT nói riêng vươn tới khẳng định mình. Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đã mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh đến khắp các xã trên địa bàn huyện, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quan hệ vay tiền, trả tiền và gửi tiền với ngân hàng. Thực hiện một số mô hình cho vay hộ sản xuất như cho vay trực tiếp, cho vay thông qua các tổ nhóm tín chấp, thông qua các đoàn thể xã hội ( hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…). Việc cho vay qua tổ nhóm tín chấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ sản xuất có nhu cầu vốn nhỏ, hộ nghèo thiếu vốn sản xuất được vay vốn kịp thời với thủ tục đơn giản thuận tiện không phải thế chấp tài sản, không phải lập dự án, nhận tiền trực tiếp tại địa phương. Năm 2009 cho vay thông qua tổ nhóm chiếm tỷ lệ 21,4% số hộ sản xuất vay vốn và chiếm 15,42% tổng dư nợ ( theo báo cáo tổng kết của phòng tín dụng – ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc năm 2009 ). Thông qua việc cho vay qua tổ nhóm tín chấp đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của hộ vay và phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau làm kinh tế và giúp các hộ vay vốn dần dần cải thiện , nâng cao đời sống gia đình. Tạo điều kiện có nhiều việc làm, nâng cao năng lực của các tổ, hội về quản lí kinh tế nắm bắt đời sống hội viên. Bảng 2.4. Kết quả cho vay hộ sản xuất trên địa bàn năm 2007-2008-2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng ( %) 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng dư nợ 201.554 215.316 242.553 6.83% 12,65% Trong đó : 1. Dư nợ hộ sản xuất 138.134 150.103 174.808 8,66% 16,46% 2. Số hộ còn dư nợ 2.073 2.243 2.187 8,2% -2,5% 3. Tỷ trọng so với tổng dư nợ 68,5% 69,7% 72,1% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007-2008-2009) Đến 31/12/2009 , dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 174.808 triệu đồng , chiếm 72,1% so với năm 2006. Điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng của hộ sản xuất đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Song song với việc cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh , ngân hàng còn cho vay mua sắm đồ dùng gia đình, sửa chữa nhà cửa, cho vay mua phương tiện đi lại. Mặt khác, qua các số liệu ở bảng 2.4 còn thể hiện việc đầu tư tín dụng của chi nhánh đã phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, đã bám sát các chủ trương, đường lối , chính sách phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Năm 2007 – 2008 huyện đã có chủ trương chuyển đổi 640 hecta đất nông nghiệp sang làm khu công nghiệp của Tỉnh và cụm , điểm công nghiệp của huyện. Cho vay hộ sản xuất đã tập trung đầu tư cho các công trình trong khu công nghiệp của tỉnh và các cụm , điểm công nghiệp của huyện theo dự án lớn , đầu tư những trang trại vừa và nhỏ, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng , áp dụng những cây con giống mới, những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp , nông thôn. Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc nằm trên địa bàn có nhiều làng nghề chế biến lâm sản và sắt thép.Riêng xã Hữu Bằng (làng nghề chế biến gỗ ) có dư nợ hộ sản xuất là 55.541 triệu đồng, có những hộ được ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đầu tư đến 2.000 triệu đồng , đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế làng nghề, tận dụng tối đa những thế mạnh của từng vùng. Tuy vậy nhưng dư nợ cho vay hộ sản xuất và số hộ vay vốn của chi nhánh còn ở mức thấp. Do vậy phải có các chính sách mở rộng cho vay hộ sản xuất. 2.3. Đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc 2.3.1. Kết quả Để đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất chúng ta xem xét những kết quả mà ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hòa Lạc đã đạt được trong cho vay hộ sản xuất những năm gần đây. Bảng 2.5. Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Nội dung cơ cấu Dư nợ đến 31/12/2007 Tỷ trọng (%) Dư nợ đến 31/12/2008 Tỷ trọng (%) Dư nợ đến 31/12/2009 Tỷ träng (%) I.Cơ cấu phân theo thời gian 201.554 100 215.316 100 242.553 100 - Ngắn hạn 137.501 68,2 141.907 66 172.646 71.2 Trong đó: quá hạn 3.040 3.497 4.165 - Trung hạn 64.053 31,8 73.329 34 69.907 31.8 Trong đó: quá hạn 2.301 2.653 1.839 II. Cơ cấu phân theo thành phần kinh tế 201.554 100 215.316 100 242.553 100 - Doanh nghiệp nhà nước 0 0 0 - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 63.420 31,5 65.213 30,3 67.745 27,9 - Hộ sản xuất 138.134 68,5 150.103 69,7 174.808 72,1 III. Nợ quá hạn 5.341 2,6 6.150 2,9 6.004 2,5 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế năm 2007-2008-2009 của NHNN&PTNT chi nhánh Hòa Lạc ) Nhìn vào bảng 2.5 và biểu đồ 2 ta có thể thấy dư nợ cho vay hộ sản xuất của ngân hàng No&PTNT chi nhánh Hò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Hòa Lạc.doc
Tài liệu liên quan