Dư nợ chủ yếu của BIDV Hà Thành là cho vay ngắn hạn (trung bình chiếm khoảng 80% tổng dư nợ). Vào năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 2 126 tỷ đồng, chiếm 84.43% tổng dư nợ, tăng 72% so với năm 2007. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn này là do trong năm vừa qua, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, xuất phát từ việc cho vay mua nhà dưới chuẩn tại Mỹ nên các NHTM VN nói chung và BIDV Hà Thành nói riêng cũng thận trọng hơn trong việc cho vay tiêu dùng, Chi nhánh khuyến khích những món vay ngắn hạn, hạn chế, cẩn thận hơn đối với những món vay trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, khi tình hình kinh tế đã có phần khởi sắc hơn, Chi nhánh lại có những biện pháp nhằm nới lỏng CVTD, tạo điều kiện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, dự án nhà ở, văn phòng ngày càng được phát triển, kéo theo đó là lượng vốn đầu tư theo chiều sâu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, dư nợ tín dụng trung và dài hạn có thể có xu hướng tăng lên một cách đáng kể.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là trong điều kiện hiện nay, thời đại thông tin và công nghệ đang bùng nổ thì những hoạt động này là không thể thiếu. Một mẩu quảng cáo hay, một chính sách ưu đãi và khuyến mại hợp lý… cũng sẽ góp phần quan trọng vào việc thu hút khách hàng đến vay vốn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng.
Như chúng ta đã thấy, có rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến việc mở rộng CVTD của NHTM, tuy nhiên tùy những điều kiện, từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể mà nhân tố có ảnh hưởng khác nhau. Do vậy chúng ra phải nắm rõ từng nhân tố cũng như ảnh hưởng của nó và biết vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tế, điều này sẽ là tiền để để mở rộng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động CVTD nói riêng.
Phần tiếp theo ta sẽ nghiên cứu cụ thể thực trạng hoạt động CVTD ở Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hà Thành để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động này.
Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH.
2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PT VN) chi nhánh Hà Thành.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành là chi nhánh cấp 1 của NHĐT&PT VN được thành lập ngày 16/9/2003 trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Tràng Tiền, trực thuộc Sở giao dịch 1, NHĐT&PT VN. Trước đây, BIDV Hà Thành có địa chỉ tại 34 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhưng từ tháng 1 năm 2009, nhằm mở rộng quy mô tổ chức và kinh doanh, BIDV Hà Thành đã chuyển trụ sở về toà nhà 79 – 81 đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chi nhánh Hà Thành được xây dựng và hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến hiện đại.
BIDV Hà Thành với tư cách là một Ngân hàng Quốc doanh chuyên phục vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được rất nhiều các doanh nghiệp biết tới và lựa chọn, nhiều doanh nghiệp đã đặt mối quan hệ hợp tác , trở thành bạn hàng truyền thống của Chi nhánh. Trong số các khách hàng đó có rất nhiều các đơn vị là các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường, sản xuất kinh doanh trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế như: Công ty cổ phần đầu tư công nghệ FPT, Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát, Công ty cổ phần Vimeco, Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà, Tổng công ty xăng dầu Hàng không, Công ty cổ phần tập đoàn Việt Á, Công ty cổ phần Gas Petrolimex,Công ty cổ phần Nam Vang, Công ty cổ phần xi măng Quảng Ninh, Công ty TNHH Hoà Bình…Chi nhánh đã tham gia tài trợ cho một số dự án lớn như: Dự án Nhà máy xi măng Lam Thạch của Công ty cổ phần xi măng Quảng Ninh; Dự án “Xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển phần mềm FPT” với tổng vốn vay tương đương 11 tr.USD do Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT làm chủ đầu tư; tham gia đồng tài trợ dự án “The Financial Tower” của công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh với số tiền trị giá 10 tr.USD.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành hoạt động theo mô hình bán lẻ hiện đại hướng tới các thông lệ và chuẩn mực quốc tế đó là đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến, phục vụ đa dạng nhu cầu của các thành phần kinh tế góp phần tăng thu dịch vụ với tốc độ cao như dịch vụ trả lương tự động, Internet Banking, Home Banking, ATM, POS, BSMS, Smart account,…Đặc biệt là bộ phận dịch vụ của ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán phục vụ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm lưu kí chứng khoán, Các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư chứng khoán…
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động.
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức.
Khi mới thành lập, BIDV Hà Thành chỉ có 6 phòng và 3 tổ, 1 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm với đội ngũ cán bộ chỉ có 54 người. Đến nay chi nhánh đã có 13 phòng nghiệp vụ, 6 phòng giao dịch, 4 điểm giao dịch với khoảng 200 cán bộ.
Mô hình tổ chức của BIDV Hà Thành
Ban Giám Đốc
Khối quan hệ khách hàng
Khối quản lý rủi ro
Khối tác nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Các phòng QHKH
Khối trực thuộc
Phòng QLRR
Phòng quản trị tín dụng
Các phòng DVKH
Phòng QL và DV kho quỹ
Phòng Thanh toán quốc tê
Phòng Tài Chính-Kế Toán
Phòng Tổ Chức-Hành Chính
Phòng Kế hoạch-Tổng hợp
PGD
ĐGD
Phòng (tổ)điện toán
Phòng QHKH 1
Phòng QHKH 2
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.2.2. Mạng lưới hoạt động.
Đóng trụ sở tại quận Hoàn Kiếm – 1 trong những quận trung tâm và sầm uất nhất của thủ đô Hà Nội, nơi có hơn 80 tổ chức tín dụng đã và đang hoạt động ổn định và chiếm lĩnh thị phần. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức to lớn đối với BIDV Hà Thành.
Một mặt, BIDV Hà Thành có thể nắm bắt và tận dụng lấy những cơ hội để mở rộng hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, tìm kiếm cho mình những đối tác mới, xây dựng 1 hình ảnh đẹp và được nhiều người biết đến…
Tuy nhiên, chi nhánh cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ mà đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh, ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác nhau trong cùng một địa bàn hoạt động, đó chính là sự cạnh tranh về công nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về uy tín của ngân hàng… Công nghệ ngân hàng chiếm vai trò rất quan trọng vì nó quyết định tới chất lượng, quy mô hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố hàng đầu để tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong điều kiện hội nhập, đội ngũ cán bộ có giỏi, có vững thì mới có thể từng bước đưa ngân hàng đi lên.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành trong những năm qua.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng, nó cũng quyết định khả năng cạnh tranh, năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Hà Thành trong 3 năm gần đây
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tiền
06/05
Tiền
07/06
Tiền
08/07
Tổng vốn huy động
3 487
35.5%
4 888
40.18%
5 505
12.62%
1. Phân theo loại tiền
- VND
Tỷ trọng
3 203
91.85%
32.5%
3 836
78.48%
19.76%
4 334
78.73%
12.98%
-Ngoại tệ chuyển đổi
Tỷ trọng
284
8.15%
16.2%
1 052
21.52%
270%
1 171
21.27%
11.31%
2. Phân theo thành phần kinh tế
- TCKT&KBNN
Tỷ trọng
1 045
29.97%
30.2%
1 603
21.75%
53.4%
2 041
37.08%
27.32%
- Từ dân cư
Tỷ trọng
2 442
70.03%
27.75%
3 825
78.25%
56.63%
3 464
62.92%
-9.44%
3. Phân theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
Tỷ trọng
1 545
44.3%
25.3%
2 127
43.51%
37.67%
2 757
50.08%
29.62%
- Có kỳ hạn
Tỷ trọng
1 942
55.7%
17.4%
2 761
56.49%
42.17%
2 748
49.92%
-0.47%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Hà Thành năm 2006-2008)
Qua bảng trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh rất đa dạng, được chia thành nhiều hình thức khác nhau như đối tượng huy động vốn, thời gian huy động vốn, loại tiền huy động… Qua đó đã thể hiện những nỗ lực của chi nhánh trong việc thu hút tối đa nguồn vốn huy động được trên địa bàn.
Lượng vốn huy động được của chi nhánh qua từng năm được minh hoạ bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động được của BIDV Hà Thành trong 3 năm qua
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Hà Thành năm 2006-2008)
Qua biểu đồ trên ta thấy lượng vốn huy động được của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm: thể hiện là vào cuối năm 2008, tổng lượng vốn huy động đựơc của chi nhánh là 5 505 tỷ đồng ( tăng 12.62% so với năm 2007 và tăng 57.87% so vưới năm 2006), năm 2007 là 4 888 tỷ đồng (tăng 40.18% so với năm 2006) và năm 2006 là 3 487 tỷ đồng (tăng 35.5% so với năm 2005). Sở dĩ nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm là do chi nhánh đã áp dụng rất nhiều biện pháp như: áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, chính sách khuyến mãi, thực hiện nhiều hình thức huy động vốn phong phú đa dạng, tạo và củng cố uy tín của ngân hàng trong mắt khách hàng… nhằm thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng tiếp tục quan tâm và củng cố mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ…
Tuy nhiên so với 2 năm trước thì lượng vốn huy động năm 2008 có phần tăng ít hơn, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tại Mỹ trong năm vừa qua đã ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam nói chung và tâm lý người dân nói riêng. Lúc này người dân mất niềm tin vào ngân hàng nên đa số mọi người thích cất giữ tiền mặt tại nhà hơn là gửi vào ngân hàng.
Xét cơ cấu vốn theo loại tiền:
Huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ lệ cao qua các năm (trung bình khoảng 80% tổng huy động) và liên tục tăng đều qua các năm. Đến cuối năm 2008, tổng vốn huy động bằng VND đạt 4 334 tỷ đồng (tăng 12.98% so với năm 2007 và 35.31% so với năm 2006). Điều này chứng tở gửi tiền vào ngân hàng bằng VND vẫn là sự lựa chọn của đa số người dân, điều này có thể do trong thời gian qua tỷ giá ngoại tệ có sự biến động không đều, thêm vào đó lãi suất tiền gửi VND luôn cao hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ.
Xét cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế:
Trong 3 năm qua, nguồn vốn huy động được từ trong dân cư cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động (70.03% vào năm 2006, 78.25% và năm 2007 và 69.92% vào năm 2008). Vào năm 2008 mặc dù nguồn vốn huy động được từ trong dân cư vẫn chiếm tỷ trọng khá cao nhưng lượng vốn huy động được thực tế lại giảm 9.44% (từ 3 825 xuống còn 3 464 tỷ đồng) so với năm 2007, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ khiến tâm lý người dân có phần e ngại, không muốn gửi tiền vào ngân hàng, tuy nhiên dựa vào những chính sách đúng đắn và uy tín hình ảnh của ngân hàng đã xây dựng trong thời gian qua, người dân đã dần lấy lại niềm tin và sự tín nhiệm vào ngân hàng.
So với tiền gửi từ dân cư thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong 3 năm vừa qua chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng không ngừng tăng qua các năm, đạt mức
2 041 tỷ VND vào năm 2008 (tăng 27.32% so với năm 2007 và 95.31% so với năm 2006). Sở dĩ tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là do các tổ chức kinh tế ít khi có tiền nhàn rỗi để đem gửi ngân hàng, họ thường chỉ có tài khoản thanh toán để thanh toán khi mua hàng hóa nên tiền luôn luôn luân chuyển, không dư lại lâu trên tài khoản.
Xét cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn:
Qua bảng trên ta thấy, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khác đều nhau trong 3 năm qua, đặc biệt tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm (đạt mức 2 757 tỷ vào năm 2007, chiếm 50.08% tổng vốn huy động, tăng 29.62% so với năm 2007 và 78.45% so với năm 2006) do nền kinh tế phát triển, ngày càng nhiều người dân gửi tiền vào ngân hàng để sử dụng các dịch vụ, tiện ích của ngân hàng như: thanh toán điện tử, các loại thẻ... chứ không đơn thuần là gửi tiền tiết kiệm để lấy lãi như trước đây.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất của các NHTM nói chung và của BIDV Hà Thành nói riêng. Chính vì vậy tín dụng bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản của các ngân hàng, vừa góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy mới thành lập được không lâu nhưng tín dụng đã và đang là một thế mạnh của BIDV Hà Thành. Chi nhánh thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác...tuy nhiên cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng gắn với an toàn chất lượng và hiệu quả luôn được chi nhánh đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong thời gian gần đây, BIDV Hà Thành đã đề ra nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Với sự cố gắng nỗ lực đó, Chi nhánh đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ:
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của BIDV Hà Thành
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tiền
06/05
Tiền
07/06
Tiền
08/07
Tổng dư nợ TD
2 273
21.8%
1 547
-31.9%
2 518
62.77%
1. Phân theo loại tiền
- Dư nợ VND
Tỷ trọng
1 128
49.63%
19.2%
649
41.95%
-42.5%
1 309
51.98%
101.7%
- Dư nợ ngoại tệ
Tỷ trọng
Tỷ trọng
1 145
50.37%
25.7%
898
58.05%
-21.6%
1 209
48.02%
34.63%
2. Phân theo thời gian
- Ngắn hạn
Tỷ trọng
1 908
83.94%
20.6%
1 236
79.89%
-32.5%
2 126
84.43%
72%
-Trung, dài hạn
Tỷ trọng
365
16.06%
23.3%
311
20.11%
-14.8%
392
15.57%
26%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Hà Thành năm 2006-2008)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh vào năm 2008 là 2 518 tỷ đồng (tăng 62.77% so với năm 2007 và 10.78% so với năm 2006), tuy nhiên vào năm 2007, dư nợ tín dụng giảm 726 tỷ đồng (tương đương 31.9%) so với năm 2006. Cụ thể:
Xét dư nợ theo loại tiền:
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ VND và ngoại tệ luôn duy trì ở mức xấp xỉ nhau, dư nợ VND là 1 309 tỷ đồng (tương đương 51.98% tổng dư nợ, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 và tăng 16.05% so với năm 2006). Vào năm 2007, dư nợ VND của chi nhánh giảm cả về tỷ trọng và quy mô (giảm 42.5% so với năm 2006), do trong năm doanh số cho vay của chi nhánh giảm vả về VND lẫn ngoại tệ.
Xét dư nợ theo thời gian:
Dư nợ chủ yếu của BIDV Hà Thành là cho vay ngắn hạn (trung bình chiếm khoảng 80% tổng dư nợ). Vào năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 2 126 tỷ đồng, chiếm 84.43% tổng dư nợ, tăng 72% so với năm 2007. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn này là do trong năm vừa qua, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, xuất phát từ việc cho vay mua nhà dưới chuẩn tại Mỹ nên các NHTM VN nói chung và BIDV Hà Thành nói riêng cũng thận trọng hơn trong việc cho vay tiêu dùng, Chi nhánh khuyến khích những món vay ngắn hạn, hạn chế, cẩn thận hơn đối với những món vay trung và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, khi tình hình kinh tế đã có phần khởi sắc hơn, Chi nhánh lại có những biện pháp nhằm nới lỏng CVTD, tạo điều kiện hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, dự án nhà ở, văn phòng… ngày càng được phát triển, kéo theo đó là lượng vốn đầu tư theo chiều sâu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, dư nợ tín dụng trung và dài hạn có thể có xu hướng tăng lên một cách đáng kể.
Chất lượng tín dụng
Các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng đã được chi nhánh tập trung xử lý và phân tích một cách có hiệu quả nhằm nâng cao tối đa chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất, các biện pháp này đã phát huy được tác dụng trong những năm qua:
Bảng 2.3: Tình hình nợ xấu của BIDV Hà Thành trong 3 năm qua
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Dư nợ
2 273
1 547
2 518
Nợ xấu
17
16
37
Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ.
0.75%
1.02%
1.5%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Hà Thành năm 2006-2008)
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Hà Thành trong 3 năm qua
(Nguồn: Báo cáo KQKD của BIDV Hà Thành năm 2006-2008)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Hà Thành có xu hướng tăng trong 3 năm qua: vào năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Hà Thành khá thấp, mới chỉ ở mức 0.75%, đến năm 2007 là 1.02%, tăng 0.27% so với năm 2006 và đến năm 2008 tỷ lệ này đã ở mức 1.5%, tăng 0.48% so với năm 2007 và tăng gấp đôi so với năm 2006. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế thế giới như hiện này thì tỷ lệ này có xu hướng tăng cũng là một điều không thể tránh khỏi, thêm vào đó, tuy có tăng nhưng tỷ lệ này vẫn được xếp vào nhóm thấp (<2%) và vẫn nằm trong tầm kiểm soát, không có gì đáng lo ngại.
Kết quả thu nợ
Thực hiện chỉ đạo của BIDV, chi nhánh đã thực hiện công tác thu nợ, luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tập trung thu nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi, áp dụng các biện pháp linh hoạt để tận thu các khoản nợ tồn đọng. Thường xuyên kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản thế chấp tìm biện pháp quản lý chặt chẽ. Việc thu hồi nợ tốt đã giúp chi nhánh chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh các hoạt động tín dụng trong các năm tiếp theo.
2.1.3.3. Các dịch vụ phi tín dụng khác.
Nhìn chung, trong các năm qua, các dịch vụ phi tín dụng cung cấp cho khách hàng cá nhân luôn được chi nhánh chú trọng triển khai thể hiện ở số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng lên rõ rệt, thu phí dịch vụ tăng mạnh. Một số dịch vụ chủ yếu như:
Nhóm dịch vụ thanh toán :
Các dịch vụ thanh toán cung cấp cho khách hàng cá nhân chủ yếu gồm : chuyển tiền trong nước, chuyển tiền kiều hối ( qua kênh ngân hàng, qua hệ thống của Western Union), thanh toán lương, thanh toán hóa đơn…
Dịch vụ kiều hối và WU:
Vào năm 2006 và 2007, dịch vụ kiều hối và WU của chi nhánh vẫn khá phát triển, lượng kiều hối chuyển về hàng năm và phí dịch vụ thu được vẫn khá ổn định, tuy nhiên đến cuối năm 2008, dịch vụ kiều hối gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh số gửi từ các thị trường lớn như EU, Mỹ đều không đạt như kỳ vọng.
Dịch vụ thanh toán hóa đơn:
Đây là dich vụ mới triển khai nên thời gian đầu để khách hàng tìm hiểu và làm quen với dịch vụ này, chi nhánh có thể cung cấp dịch vụ miễn phí nếu khách hàng sử dụng kèm theo một dịch vụ nào khác của chi nhánh. Trong năm 2008 vừa qua, dịch vụ này đã được nhiều khách hàng cá nhân và đặc biệt là các tổ chức kinh tế biết đến và sử dụng vì tính nhanh chóng, tiện lợi và an toàn của nó, hứa hẹn đem lại một khoản phí dịch vụ khá lớn trong thời gian tới.
Dịch vụ thanh toán lương:
Dịch vụ này đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây, để tăng tính tiện lợi cũng như giảm lượng tiền trong lưu thông, hiện nay các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hầu hết đều tiến hành trả lương cho nhân viên qua thẻ. Đây cũng là nền tảng quan trọng để chi nhánh triển khai các hoạt động bán lẻ khác cho khách hàng cá nhân.
Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử:
So với các dịch vụ khác thì nhóm dịch vụ này hiện nay còn khá mới mẻ và số khách hàng sử dụng vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên trong mấy năm tới, với tốc độ tăng trưởng của công nghệ thông tin như hiện nay thì sẽ càng có nhiều khách hàng biết đến và sử dụng dịch vụ này nhiều hơn.
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh.
Trong thời gian qua, nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng của mình, BIDV đã duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận khá tốt trong 3 năm trở lại đây:
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của BIDV Hà Thành trong 3 năm qua.
(Nguồn: Phòng tín dụng BIDV Hà Thành)
Dựa vào biểu đồ trên ta có thể thấy được mức tăng trưởng ấn tượng của Chi nhánh trong năm 2007, trong giai đoạn 2006-2007, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đã tăng gấp 3 lần (từ 42 tỷ đồng lên 128 tỷ đồng) cho thấy sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Sang năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh vẫn tăng nhưng không đáng kể, chỉ đạt mức 15.63% so với năm 2007 (từ 128 tỷ đồng lên 148 tỷ đồng).
2.2. Thực trang hoạt động CVTD tại NHĐT&PT VN chi nhánh Hà Thành.
2.2.1. Khái quát chung tình hình CVTD tại VN.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế đã có những bước phát triển mạnh mẽ: tốc độ tăng trưởng GDP cao, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện. Do vậy, loại hình cho vay này mới được quan tâm và trở thành một loại hình cho vay mới đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nên nó chưa được các NHTM quan tâm mở rộng và phát triển, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều này giải thích vì sao quy mô và doanh số CVTD của các ngân hàng thương mại quốc doanh hầu như không đáng kể. Trong khi đó ở các ngân hàng thương mại cổ phần thì đã bắt đầu có sự quan tâm và phát triển đến loại hình cho vay này, phù hợp với tiềm lực của họ, nổi bật là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với sản phẩm cho vay mua nhà trả góp, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương với sản phẩm cho vay du học, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á với sản phẩm “ xe hơi mới”,…
Nghiệp vụ CVTD của các ngân hàng thương mại chưa được chú trọng phát triển là do Việt Nam chưa có một hệ thống các văn bản pháp luật một cách đầy đủ, chặt chẽ và đồng bộ về hoạt động CVTD. Tại Việt Nam hiện nay chưa có luật CVTD như ở một số nước có hoạt động CVTD phát triển. Với sự tăng trưởng của nền kinh tế hiện nay, đời sống dân cư ngày càng được nâng cao, điều này tạo điều kiện mạnh cho nhu cầu tiêu dùng ngày một nhiều hơn. Nhu cầu về mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở là rất lớn, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố HCM, Hải Phòng,… Ô tô làm phương tiện đi lại cũng trở nên khá phổ biến. Trong những năm qua, số lượng xe tiêu thụ của các hãng liên doanh lắp rắp trong nước cũng như xe ô tô nhập khẩu từ nước ngoài đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều hãng bán cháy hàng. Điều này chứng tỏ đây là thị trường tiềm năng và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hiện nay, vấn đề giáo dục rất được gia đình và xã hội quan tâm. Khi mức sống của người dân tăng lên, cùng với đó là quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều gia đình có xu hướng cho con em mình đi du học tạ các trường nổi tiếng của nước ngoài nhằm chuẩn bị cho con em mình một tương lai tốt nhất, hình thức du học tự túc ngày càng phổ biến hơn. Chính vì vậy mà nhu cầu vay du học ngày càng tăng, các ngân hàng thương mại cần phải đầu tư và đáp ứng tốt hơn nhu cầu này cũng như các dịch vụ đi kèm như : chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, thanh toán quốc tế,…
Với việc đời sống không ngừng được nâng cao, nhu cầu thiết yếu phục vụ sinh hoạt như : máy giặt, ti vi, tủ lạnh, máy tính xách tay,… cho đến những đồ dùng sinh hoạt cao cấp khác ngày một tăng lên. Cùng với đó là hệ thống siêu thị, công ty, đại lý bán hàng được mở ra, tạo điều kiện cho việc mua sắm các phương tiện, đồ dùng này sẽ làm cho nhu cầu trong dân cư tăng mạnh trong tương lai.
Qua sự đánh giá sơ bộ trên ta thấy, nhu cầu tiêu dùng trong dân cư là rất lớn mà quy mô CVTD của các NHTM cũng như các định chế tài chính khác còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy các NHTM cần có các chính sách cụ thể để phát triển, mở rộng loại hình cho vay này trong tương lai.
2.2.2. Thực trạng CVTD tại BIDV Hà Thành.
2.2.2.1. Số lượt khách hàng giao dịch với chi nhánh Hà Thành về sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Bảng 2.4: Số lượng và số lượt khách hàng giao dịch CVTD với chi nhánh
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số người/lượt
06/05
Số người/lượt
07/06
Số người/lượt
08/07
1. Số lượng khách hàng(người)
266
100
428
60.9%
630
47.2%
2.Số lượt khách hàng ( lượt)
321
755
135%
1 238
63.9%
(Nguồn:Báo cáo Phòng tín dụng năm 2006-2008 BIDV Hà thành)
Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng và số lượt khách hàng đến giao dịch vay tiêu dùng với chi nhánh đã có sự tăng lên, góp phần đẩy mạnh mức tăng trưởng dư nợ và doanh số CVTD tại chi nhánh. Năm 2006 số lượng khách hàng giao dịch vay tiêu dùng với chi nhánh chỉ ở mức khiêm tốn là 266 người, với 321 lượt giao dịch. Đến năm 2007 số khách hàng đã tăng 60.9%, số lượt giao dịch cũng tăng 135% lên thành 428 khách hàng với 755 lượt giao dịch. Theo xu hướng đó, tuy tốc độ tăng trưởng có chậm lại nhưng vẫn đạt mức ấn tượng. Số lượng khách hàng lên đến 630 với 1 238 lượt giao dịch. Điều đó thể hiện sự tin tưởng của khách hàng ngày càng tăng đối với chi nhánh. Để có được sự tin tưởng đó chi nhánh đã đưa ra những biện pháp, chính sách nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của mỗi khách hàng khi đến với chi nhánh. Đó không chỉ là vấn đề lãi suất và chất lượng phục vụ mà ở đây, sự thuận tiện, hình ảnh của phòng giao dịch và cả trách nhiệm, thái độ của nhân viên đối với khách hàng cũng góp phần quan trọng.
2.2.2.2. Tình hình tăng trưởng doanh số và dư nợ CVTD
Bảng 2.5 : Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Hà Thành
(đơn vị:tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
06/05
Số tiền
07/06
Số tiền
08/07
Dư nợ cho vay
2 273
21.8%
1 547
-31.9%
2 518
62.77%
Dư nợ CVTD
95
27.6%
130
36.84%
260
200%
Dư nợ CVTD/
Tổng dư nợ
4.18%
8.4%
10.32%
(Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng qua các năm 2006-2008)
Qua bảng trên ta thấy, dư nợ CVTD của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm, vào năm 2006, dư nợ CVTD chỉ mới ở mức 95 tỷ nhưng chỉ 1 năm sau, dư nợ CVTD đã đạt mực 130 tỷ, tăng 36.84% so với năm 2006. Đến cuối năm 2008, dư nợ CVTD là 260 tỷ, tăng gấp đôi so với năm 2007 và tăng 174% so với năm 2006. Nguyên nhân có thể do năm 2008 là năm bứt phá mạnh mẽ của chi nhánh Hà thành. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng trưởng mạnh như vậy là do ngay từ những ngày đầu thành lập chi nhánh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của tín dụng tiêu dùng và có những đường lối phát triển đúng đắn. Trong 2 năm 2007-2008 các sản phẩm tín dụng tiêu dùng của chi nhánh đã được hoàn thiện phù hợp với thị trường như: cho vay thấu chi qua tài khoản, lãi suất hợp lý được điều chỉnh theo ngày, cho vay mua xe hơi có đảm bảo bằng xe ô tô dự định mua… Đồng thời, thủ tục vay vốn đơn giản gọn nhẹ, cán bộ tín dụng trẻ trung năng động… Chi nhánh cũng đã có sự tách biệt rõ ràng về lĩnh vực hoạt động của từng cán bộ tín dụng về hai mảng : tín dụng doanh nghiệp và tín dụng tiêu dùng do đó có tính chuyên môn hóa cao hơn, nâng cao hiệu quả công
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3231.doc.doc