Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Phan Đình Phùng Hà Nội

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Khái niệm, đặc điểm và lợi ích của cho vay tiêu dùng 2

1.1.1.Khái niệm và đặc điểm 2

1.1.2. Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng 3

1.2. Các hình thức cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 4

1.2.1. Căn cứ vào mục đích vay 4

1.2.2.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 5

1.2.2.1. Cho vay tiêu dùng trả góp (Installment Consumer Loan) 5

1.2.2.2. Cho vay tín dụng phi trả góp (Non-installment Consumer Loan) 8

1.2.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ: 9

1.2.3.1.Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan) 9

1.2.3.2. Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan) 10

1.3. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 10

1.3.1.Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 10

1.3.2.Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng 11

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 18

1.4.1.Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 18

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 21

1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 22

1.4.3.1. Tình trạng kinh tế vĩ mô 22

1.4.3.2. Quan điểm thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng 23

1.4.3.3. Môi trường pháp luật 23

1.4.3.4.Môi trường văn hoá- xã hội 23

1.5. Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của các NHTM tại một số nước trên thế giới và bài học đối với các NHTM Việt Nam 24

1.5.1.Hoạt động cho vay tiêu dùng tại một số nước 24

1.5.1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Quốc 24

1.5.1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM Châu Âu 27

1.5.2.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam 30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG 32

2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng 32

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Phan Đình Phùng 32

2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và môi trường hoạt động 32

2.1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phan Đình Phùng 33

2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Phan Đình Phùng 38

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 39

2.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại 39

2.2.1.1. Cơ chế tín dụng 39

2.2.1.2. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD 40

2.2.1.3. Kết quả cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam 41

2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng 43

2.2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên 43

2.2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp 45

2.2.3. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 46

2.2.3.1. Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng 46

2.2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng 47

2.2.3.3. Doanh số cho vay tiêu dùng phân theo thời gian 50

2.2.3.4. Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng 51

2.2.4. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 51

2.2.4.1. Kết quả đạt được 51

2.2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG 57

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Phan Đình Phùng 57

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT 57

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của NHNo&PTNT Chi nhánh Phan Đình Phùng 58

3.2. Một số giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Phan Đình Phùng 59

3.2.1. Thắt chặt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đi đôi với việc khai thác khách hàng tiềm năng 59

3.2.1.1. Mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng 59

3.2.1.2. Đa dạng các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo mục đích vay vốn 61

3.2.2. Cải tiến quy trình cho vay tiêu dùng 62

3.2.2.1.Mức cho vay hợp lý và hấp dẫn 62

3.2.2.2. Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp 63

3.2.2.3.Lãi suất linh hoạt 63

3.2.2.4.Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay không quá cứng nhắc 64

3.2.3. Mở rộng mạng lưới cho vay tiêu dùng 65

3.2.4. Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 65

3.2.5. Phải theo kịp xu thế phát triển của công nghệ ngân hàng 66

3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác 67

3.3.Một số kiến nghị 68

3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các Bộ, ngành liên quan: 68

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 68

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam 69

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Phan Đình Phùng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) Rủi ro và bảo đảm tín dụng Tín dụng tiêu dùng được đánh giá là mang nhiều rủi ro. Để đảm bảo cho khoản tín dụng, ngân hàng đòi hỏi khách hàng: Ký kết 1 hợp đồng bảo hiểm trọn đời liên quan trực tiếp đến khoản vay cá nhân này, nhằm bảo đảm được chi trả khi khách hàng qua đời trong thời hạn hợp đồng còn giá trị. Với Hợp đồng này, công ty bảo hiểm đảm nhận trách nhiệm hoàn trả cả tiền vốn và lãi còn phải trả của người đi vay cho ngân hàng. Ký kết 1 hợp đồng chuyển nhượng lương. Hợp đồng này là 1 giấy uỷ quyền của khách hàng, bảo đảm chuyển toàn bộ quyền lợi (thu nhập) của anh ta vào hợp đồng bảo hiểm suốt đời. Chấm dứt hợp đồng tín dụng tiêu dùng, nếu khách hàng còn nợ ngân hàng, khoản bảo hiểm được chuyển lại cho khách hàng. (6) Quản lý hành chính Mỗi quốc gia có 1 hệ thống quản lý hành chính công tác cho vay tiêu dùng. Ví dụ tại Bỉ, Vua là người quyết định thành lập một hội đồng kiểm soát. Hội đồng này bao gồm 5 thành viên, 1 chủ tịch, 2 chuyên gia luật về tín dụng tiêu dùng, 2 chuyên gia về thông tin. Trong nhiệm kỳ 6 năm, Hội đồng liên kết với các cơ quan liên quan tiến hành giám sát, hướng dẫn: - Sự tuân thủ các điều khoản trong luật - Soạn thảo các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc áp dụng luật - Giúp đỡ giải quyết tranh chấp có liên quan - Làm báo cáo hàng năm (vào đầu kỳ) gửi tới Phòng làm luật Các ngành, cơ quan khác có liên quan như NHTW Bỉ, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý hành chính khác đều có trách nhiệm gửi các thông tin cần thiết cho Hội đồng và các thành viên của Hội đồng khi Hội đồng yêu cầu. 1.5.2.Bài học kinh nghiệm rút ra đối với các NHTM tại Việt Nam - Tại đa số các nước, các ngân hàng ngày càng quan tâm đến việc phát triển loại hình tín dụng tiêu dùng trong hoạt động tín dụng chung của họ. Hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến và được khuyến khích phát triển.Tính đến nay, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước cho thấy đây là loại hình rủi ro tương đối thấp, góp phần ổn định thu nhập cho các ngân hàng, nhất là tại các nước có khu vực công ty làm ăn kém hiệu quả. - Những hiểu biết của người dân về các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả và chất lượng của hoạt động này. - Việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đòi hỏi các ngân hàng phải có quy định, quy trình giám sát và quản lý rủi ro tín dụng (trước, trong và sau khi cấp tín dụng) chặt chẽ, tỉ mỉ, hệ thống thông tin đánh giá khách hàng đầy đủ, cập nhật do hình thức tín dụng này chủ yếu là các món vay nhỏ và không có tài sản bảo đảm. - Để phát triển hình thức tín dụng này và bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa ngân hàng trung ương, các tổ chức tín dụng và các cơ quan quản lý hành chính khác. - Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phải những khó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định; hệ thống thông tin tín dụng cá nhân chưa phát triển; các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến tín dụng tiêu dùng chưa hoàn thiện; cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường này. Chương 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT PHAN ĐÌNH PHÙNG 2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của chi nhánh Phan Đình Phùng 2.1.1.1. Hoàn cảnh ra đời và môi trường hoạt động Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng trở nên đa dạng và phong phú. Điều đó đòi hỏi các dịch vụ ngân hàng cũng phải không ngừng mở rộng. Đồng thời, để thực hiện chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) đã liên tục lập thêm những chi nhánh mới. Xuất phát từ vị trí 17 Phan Đình Phùng – Quận Ba Đình – Hà Nội với nhiều thuận lợi cho hoạt động của NHNo&PTNT, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT đã quyết định thành lập Chi nhánh NHNo & PTNT Phan Đình Phùng trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, chi nhánh đã chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 10/12/2003. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, theo quy định của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng là chi nhánh NHNo&PTNT cấp V loại II - một đơn vị hạch toán phụ thuộc vừa kinh doanh trực tiếp như các thành viên khác vừa đảm nhận chức năng trung tâm thanh toán trên địa bàn, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù ra đời muộn nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng đã khẳng định được vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của một sở tác nghiệp trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội - vừa là Thủ Đô vừa là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, vì vậy địa bàn hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng chủ yếu là các khách hàng thuộc khu vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…. Chính vì thế, Chi nhánh Phan Đình Phùng đã và đang hoạt động trong môi trường có tính cạnh trạnh cao. Ngoài việc phải cạnh tranh với các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại đặc biệt là những ngân hàng đã có bề dày hoạt động trong thị trường này, Chi nhánh Phan Đình Phùng còn phải đối đầu với những khó khăn của một ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Ngoài ra, cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng thương mại, trong những năm tới Chi nhánh Phan Đình Phùng còn có thêm những khó khăn thách thức mới từ các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài khi các hiệp định kinh tế phát huy hiệu lực. Trong 2 năm hoạt động cùng với sự trưởng thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, Chi nhánh Phan Đình Phùng đã trải qua nhiều khó khăn thách thức để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tập thể ban lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay ngân hàng đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đững vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng. Chính nhờ có phương hướng đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng luôn có lãi, đóng góp cho lợi ích của nhà nước ngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. 2.1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Phan Đình Phùng Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng đã xác định rõ mục tiêu, giải pháp trong chỉ đạo điều hành và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: luôn luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Cụ thể như sau: A. Tình hình huy động vốn  Chi nhánh đã áp dụng các hình thức tiền gửi, các loại lãi suất của NHNo&PTNT Việt Nam quy định để thu hút tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đảm bảo nguồn đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kinh tế. Chi nhánh đã chú trọng khâu phục vụ khách hàng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Chi nhánh đã tiếp thị được Ban quản lý các dự án trọng điểm thành phố Hà Nội, ký hợp đồng nhận, vận chuyển và chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho dân trên địa bàn thành phố. Tổng số tiền chi trả cho dân trong năm 2005 lên tới trên hai trăm tỷ đồng với số hộ chi trả lớn. Qua việc chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho Ban quản lý các dự án trọng điểm thành phố, chi nhánh đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Sự biến động nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng được xem xét thông qua bảng số liệu sau : BIỂU 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Tăng giảm so 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối I Tổng nguồn 208.017 100 247.419 100 39.402 18,9 1 Nguồn vốn huy động 208.017 100 247.419 100,0 39.402 18,9 a Nguồn nội tệ 147.280 70,8 183.506 74,2 36.226 24,6 a1 Nguồn không kỳ hạn 126.473 85,9 134.749 73,4 8.276 6,5 Trong đó:TGKBNN+ BHXH 108.987 132.124 23.137 21,2 a2 Nguồn có KH < 12 tháng 14.415 9,8 15.942 8,7 1.527 10,6 a3 Nguồn có KH > 12 tháng 6.392 4,3 7.324 4,0 932 14,6 b Nguồn ngoại tệ quy đổi 60.737 29,2 63.913 25,8 3.176 5,2 b1 Nguồn dân cư 6.137 10,0 8.613 13,5 2.476 40,3 b2 Nguồn vốn đầu tư ư ADB 54.600 90,0 55.300 86,5 700 1,3 2 Nguồn vốn uỷ thác đầu tư ư 0 0 0 0 0 0 3 Nguồn vốn đi vay 0 0 0 0 0 0 ( Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005-CN Phan Đình Phùng) Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng. Tổng nguồn năm 2004 là 208.017 triệu đồng , trong khi đó năm 2005 là 247.419 triệu đồng tăng so với năm 2004, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng. Nguồn huy động chủ yếu là nguồn nội tệ, nguồn ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 25,8% năm 2005 mà trong đó nguồn vốn đầu tư ư ADB là chủ yếu, nguồn vốn huy động từ dân cư quá ít. Trong biểu 4, ta lại thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Nguôn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2005 là 7.324 triệu đồng tuy có tăng nhưng tăng nhẹ khoảng 14,6% và chỉ chiếm 4% nguồn nội tệ. Trong thời gian hoạt động, Chi nhánh luôn đáp ứng trong công tác điều hoà vốn nên chưa phải đi vay các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy Chi nhánh cần phải tận dụng để tăng cường hoạt động tín dụng nhằm đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn. B. Tình hình sử dụng vốn  Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy được công tác huy động vốn. Nắm bắt được điều này, trong những năm qua, chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng đã có những bước phát triển tăng cường hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện cụ thể trong bảng sau : BIỂU 5: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Tăng giảm so 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối I Tổng dư nợ 88.847 100 115.362 100 26.515 29,8 1 Tổng dư nợ theo thời gian 1.1 DN ngắn hạn 64.473 72,6 84.022 72,8 19.549 30,3 1.2 DN trung và dài hạn 24.374 27,4 31.340 27,2 6.966 28,6 2 Tổng dư nợ theo thành phần KT 2.1 DN DNNN 51.515 58,0 50.671 43,9 -844 -1,6 2.2 DN DNNQD 13.999 15,8 19.576 17 5.577 39,8 2.3 DN t nhân, hộ gia đình 23.333 26,3 45.115 39,1 21.782 93,4 II Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0 0 0,64 - -  ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004- 2005 - CN Phan Đình Phùng) Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ qua 2 năm có tăng nhưng chỉ tăng ở mức khiêm tốn. Năm 2005, tổng dư nợ là 115.362 triệu đồng tăng 29,8% so với năm 2004. Trong năm 2005 do tình trạng ứ đọng vốn của nền kinh tế, cụ thể là thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, các doanh nghiệp là khách hàng lớn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho tổng dư nợ tăng nhưng chưa hoàn thành đúng chỉ tiêu ngân hàng đề ra. Dư nợ ngắn hạn qua các năm tăng chậm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Cụ thể là: Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 84.022 triệu đồng tăng 30,3% so với năm 2004, chiếm 72,8% tổng dư nợ của cả năm, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn năm 2005 là 31.340 triệu đồng tăng 28,6% so với năm 2004, chỉ chiếm 27,2% so với tổng dư nợ. Do đó, ta thấy cho vay ngắn hạn vẫn là thế mạnh kinh doanh của Chi nhánh. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay năm 2005 đã có sự chuyển biến rõ rệt, biểu hiện bằng dư nợ cho vay đối với DN tư nhân và hộ gia đình, năm 2005 là 45.115 triệu đồng tăng 93,4% so với năm 2004 và chiếm 39% tổng dư nợ, trong khi năm 2004 dư nợ đối với nhóm này chỉ chiếm 26% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đối với các DNNN năm 2005 là 50.671 triệu đồng giảm 1,6% so với năm 2004 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng dư nợ (44%). Dư nợ cho vay đối với các DNNQD vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ là 16% tổng dư nợ năm 2005, trong 2 năm có tăng nhưng tăng không đáng kể, chỉ khoảng 39,8%. Với năm đầu đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng của chi nhánh Phan Đình Phùng không có nợ quá hạn, đây chính là một dấu hiệu khởi sắc cho hoạt động kinh doanh sau này của ngân hàng. Năm 2005, đã xuất hiện nợ quá hạn, nhưng tỷ lệ này rất nhỏ, chỉ khoảng 0,64% và vẫn trong giới hạn cho phép. C. Kết quả hoạt động kinh doanh Trong suốt quá tình hoạt động kinh doanh, Chi nhánh NHNo & PTNT Phan Đình Phùng đã không ngừng phấn đấu và luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Nhờ đó mà kết quả kinh doanh của ngân hàng không ngừng được nâng cao, thể hiện rõ qua bảng sau: BIỂU 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH PHAN ĐÌNH PHÙNG Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2004 Thực hiện 2005 Tăng giảm so 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷtrọng Tuyệt đối Tương đối 1 Tổng thu 8.295 100 13.820 100 5.525 66,6 1.1 Thu từ hoạt động tín dụng 6.259 75,5 10.782 78,0 4.523 72,3 1.2 Thu từ hoạt động dịch vụ 2.036 24,5 3.038 22,0 1.002 49,2 2 Tổng chi 4.005 100 6.862 100 2.857 71,3 2.1 Chi về huy động vốn 3011 75,2 4.914 71,6 1.903 63,2 2.2 Chi khác 994 24,8 1.948 28,4 954 96,0 3 Chênh lệch thu chi 4.290 6.958 2.668 62,2 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2004-2005- CN Phan Đình Phùng) Năm 2005, tổng thu và tổng chi của chi nhánh đều tăng so với năm 2004, chứng tỏ được phần nào sự tăng lên về quy mô hoạt động của chi nhánh. Đồng thời quỹ thu nhập cũng tăng mạnh trong 2 năm từ 4.290 triệu đồng năm 2004 đến 6.958 triệu đồng, tăng 62,2% năm 2005, cho thấy hoạt động của chi nhánh đã có hướng đi phù hợp. Thành công này của chi nhánh Phan Đình Phùng không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho cán bộ trong ngân hàng mà thu nhập của họ còn ngày càng được cải thiện và nâng cao, biểu hiện ở hệ số tiền lương tăng từ 2.32 năm 2004 đến 3.41 năm 2005, đảm bảo tự kinh doanh và có 3 tháng lương thưởng theo chỉ tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng vẫn là chủ yếu, chiếm 78% năm 2005, trong khi thu từ hoạt động dịch vụ còn quá ít, vì mới đi vào hoạt động nên chi nhánh còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động marketing đối với khách hàng, do đó chưa giúp cho các khách hàng tại địa bàn của chi nhánh hiểu rõ hơn về ưu đãi và các dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. 2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Phan Đình Phùng Là một ngân hàng mới được thành lập, nhưng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên và sự liên kết chặt chẽ với trung tâm điều hành, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được những kết quả rất khả quan và ngày càng phải được phát huy như sau: - Nguồn vốn không ngừng tăng lên do ngân hàng nắm bắt được tình hình thực tế, có những biện pháp phù hợp nhằm thu hút khách hàng gửi tiền hoặc mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo. - Trong quá trình hoạt động chi nhánh cũng đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những sản phẩm, dịch vụ, những hình thức huy động mới nhằm tăng thêm thu nhập cho ngân hàng đồng thời phục vụ các nhu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng. - Từ việc bắt đầu tư hiết lập những mối quan hệ khi mới thành lập, cho đến nay, chi nhánh Phan Đình Phùng đã có những khách hàng quen, và không ngừng tiếp tục thu hút những khách hàng mới thông qua các chính sách ưu đãi. - Trình độ nghiệp vụ, thái độ và phương thức phục vụ của cán bộ trong ngân hàng luôn nâng cao, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, chi nhánh vẫn còn một số hạn chế: - Nguồn vốn huy động của dân cư còn đạt tỷ lệ thấp - Tăng trưởng dư nợ còn ở mức khiêm tốn - Tỷ lệ thu từ dịch vụ còn thấp - Hệ thống chứng từ còn nhiều phức tạp, do đó yêu cầu chỉnh sửa chế độ chứng từ về cả nội dung và hình thức là rất cần thiết. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Phan Đình Phùng 2.2.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại Trong thời gian qua, thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ, NHNN và các bộ các ngành đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tăng tiêu dùng đề kích thích tăng trưởng kinh tế. 2.2.1.1. Cơ chế tín dụng Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh về ngân hàng (từ tháng 8/1988 đến tháng 10/1990), NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo thành phần kinh tế, đã bắt đầu mở rộng việc cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh. Trước khi Luật các tổ chức tín dụng ra đời (từ năm 1990 đến năm tháng 9/19980 NHNN đã ban hành cơ chế tín dụng theo hướng mở rộng cho vay, nâng cao từng bước quyền tự chủ kinh doanh của TCTD. Các quy định nhìn chung đã thể hiện được phương châm NHNN không can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của TCTD mà tạo điều kiện cho TCTD chủ động trong kinh doanh, giảm bớt những thủ tục không cần thiết để khách hàng vay vốn thuận lợi, nhưng đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN. Khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, NHNN đã ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kèm theo Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 thay thế các văn bản chỉ đạo trước đó về quy chế cho vay. Về cơ bản, những quy định của Quy chế cho vay 324 đã điều chỉnh được quan hệ vay vốn giữa các TCTD và khách hàng trong quá trình vay vốn và trả nợ, thay thế cho hệ thống văn bản về cho vay khá cồng kềnh và chắp vá trước đó, đảm bảo thông thoáng hơn trong quy trình cho vay, nhấn mạnh về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động tín dụng. Cơ chế cho vay được mở rộng, thông thoáng hơn bằng Quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo đó, các TCTD được cho vay các đối tượng mà Quy chế không cấm. Quy chế cho vay 1627 đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng nhưng an toàn cho hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho TCTD thực hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cho vay, áp dụng thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện thực tế và môi trường pháp lý của Việt Nam. Cơ chế 1627 tiếp tục được bổ sung, sửa đổi theo các quyết định số 127/QĐ/2005/QĐ-NHNN, số 87/QĐ/2005/QĐ-NHNN cho phù hợp hơn với thực tế hoạt động của các TCTD, cũng như với các quy định quản lý khác của NHNN, góp phần tạo chủ động trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD, đồng thời nâng cao khả năng quản lý của NHNN về công tác tín dụng. 2.2.1.2. Cơ chế bảo đảm tiền vay của TCTD Trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch tập trung, mang nặng tính bao cấp, ngành ngân hàng có nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã thuộc các ngành nghề kinh tế theo nguyên tắc có vật tư tương đương làm đảm bảo. Việc bảo đảm tiền vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cho khách hàng vay chưa được quy định. Do điều kiện thực tế đòi hỏi NHNN phải có quy định mới về bảo đảm tiền vay, ngày 17/8/1996, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các TCTD kèm theo Quyết định số 217/QĐ-NH1 (Quy chế 217). Theo Quy chế 217, tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vay vốn của các TCTD đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Quy định này vô hình dung đã coi việc bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là một điều kiện vay quan trọng nhất. Việc quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với khoản vay hoặc các dự án vì quốc kế dân sinh do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quyết định và chịu trách nhiệm. Thực hiện quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan, ngày 29/12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các TCTD (Nghị định 178). Nghị định 178 và các văn bản về bảo đảm tiền vay là bước đổi mới căn bản so với trước đây, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ mà TCTD đã cho khách hàng vay, nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Ngày 25/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD (Nghị định 85). Nghị định này đã đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, theo thông lệ quốc tế. Nghị định 85 đã cho phép TCTD tự quy định và thoả thuận với khách hàng vay về việc bảo đảm tiền vay. Các quy định của Nghị định 85 rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng, đơn giản hoá thủ tục bảo đảm tiền vay cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và môi trường pháp lý hiện nay. 2.2.1.3. Kết quả cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam Tốc độ tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng đã và tăng cao trong những năm qua, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Dư nợ cho vay tiêu dùng của cả nước năm 2002 là 16.943,1 tỷ đồng chiếm 6% tổng dư nợ, năm 2003 dư nợ cho vay tiêu dùng là 25.631,3 tỷ đồng chiếm 7% tổng dư nợ của nền kinh tế, tăng 33,9% trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 28%. Về cơ cấu tín dụng phân theo các vùng lãnh thổ thì, khu vực dư nợ cho vay tiêu dùng cao nhất tập trung ở các khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế là các tỉnh phía Nam, tập trung ở vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, ngoài ra các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng cũng có dư nợ tiêu dùng ở mức khá cao. Các vùng có dư nợ thấp nhất là những vùng có điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ. Tín dụng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, nơi có nhiều người làm công ăn lương trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Thành phố có dư nợ vay tiêu dùng cao nhất là TP Hồ Chí Minh với mức dư nợ năm 2003 là 7.384 tỷ đồng, chiếm 28,8% dư nợ cho vay tiêu dùng cả nước, trong khi Hà Nội là 1.667 tỷ đồng chiếm 6,5%. Với ưu thế về vốn và mạng luới kinh doanh, các NHTM Nhà nước đã và đang là người cho vay chủ yếu trên thị trường tín dụng tiêu dùng. Năm 2003, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của các NHTM Nhà nước chiếm tới 88,8% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của toàn hệ thống các TCTD. Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn, tuy nhiên, các NHTM chưa chủ động nghiên cứu tiếp cận thị trường. Các đối tượng vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở 9 nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là cho vay xây dựng, mua sắm, sửa chữa nhà cửa; cho vay mua ô tô, phương tiện đi lại; cho vay chữa bệnh; cho vay đi lao động ở nước ngoài; cho vay để đi du học ở nước ngoài; cho vay đối với học sinh, sinh viên; cho vay dưới dạng thẻ tín dụng và một số nhu cầu tiêu dùng khác. BIỂU 7: CƠ CẤU CHO VAY TIÊU DÙNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN STT Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) 1 Cho vay sửa chữa, mua nhà ở 47.04 2 Mua ô tô, phương tiện đi lại 30.98 3 Khám, chữa bệnh 0.12 4 Học nghề 0.06 5 Sinh viên 0.001 6 Du học 0.33 7 Xuất khẩu lao động 0.66 8 Thẻ tín dụng 0.13 9 Nhu cầu đời sống khác 20.69 (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2004) Biểu 7 cho thấy, cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung vào cho vay sửa chữa, mua sắm nhà ở chiếm tới 47,04% tổng dư nợ tiêu dùng và cho vay để mua ô tô và phương tiện đi lại chiếm 30,98%. Cho vay đối với xuất khẩu lao động, thẻ tín dụng, khám chữa bệnh, cho vay đối với học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ rất thấp. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là khá mới mẻ, tuy nhiên các ngân hàng đã kịp thời nắm bắt và học hỏi được từ các quốc gia khác, đã đưa ra được chiến lược phát triển cho hoạt động này và thu được kết quả rất cao. Chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chi nhánh Phan Đình Phùng cũng không nằm ngoại lệ, và Chi nhánh luôn xác định hoạt động cho vay tiêu dùng là thế mạnh chính của mình. 2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phan Đình Phùng 2.2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên Đối tượng vay vốn Đối tượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu là những cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định như: cán bộ, công nhân, công chức, viên chức, giáo viên. Họ đều là công dân Việt Nam có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Cụ thể: Cán bộ công nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần nhà nước). Cán bộ nhân viên hiện đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp (trường học, bệnh viện). Cán bộ nhân viên hiện đang c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmo rong cho vay tieu dung tai NHNN&PTNT CN Phan Dinh Phung HN-CQ 440824-PHAM THI HAI HA - NH 44B.doc
Tài liệu liên quan