MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NHTM 4
1.1.Sự xuất hiện và phát triển của cho vay tiêu dùng.4
1.2. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM.4
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng .4
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng.5
1.2.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng.6
1.2.4. Khách hàng của dịch vụ CVTD.7
1.2.5. Phân loại cho vay tiêu dùng.8
1.2.6. Nguyên tắc chung trong cho vay tiêu dùng.10
1.2.7. Điều kiện cho vay tiêu dùng.11
1.2.8. Quy trình cho vay tiêu dùng.11
1.3. Các điều kiện để mở rộng cho vay tiêu dùng.13
1.3.1. Các điều kiện thuộc bản thân ngân hàng.13
1.3.2. Các điều kiện khách quan.14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CVTD CỦA VPBANK Hà Nội.16
2.1. Tổng quan về NHTMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chi nhánh Hà Nội .16
2.1.1. Về kết quả huy động vốn.16
2.1.2. Về hoạt động tín dụng.17
2.1.3. Các mặt hoạt động khác.19
2.1.4. Về lợi nhuận.19
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.20
2.2.1. Đối tượng cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.20
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng.20
2.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng.23
2.2.4. Tình hình và kết quả cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.23
2.2.4.1. Mục đích sử dụng vốn vay được tài trợ.25
2.2.4.2. Về thời hạn cho vay tiêu dùng.25
2.2.4.3. Phương thức cho vay.26
2.2.4.4. Về chất lượng tín dụng.26
2.2.5. Thuận lợi và khó khăn trong CVTD của VPBank Hà Nội.27
2.2.5.1. Thuận lợi.28
2.2.5.2. Khó khăn.29
2.2.6. Ưu điểm và hạn chế trong CVTD của VPBank Hà Nộ.30
2.2.6.1. Ưu điểm. 30
2.2.6.2 Han chế. 31
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD
TẠI VPBANK HÀ NỘI.33
3.1. Định hướng phát triển của VPBankHà Nội trong thời gian tới.33
3.2.Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại VPBank hà Nội.34
3.2.1. Đa dạng hóa loại hình dịch vụ.34
3.2.2. Cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân.35
3.2.3. Cho cán bộ nhân viên vay tiền không có tài sản bảo đảm.35
3.2.4. Đẩy mạnh CVTD trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán hàng.36
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng.36
3.2.6. Nâng cao năng lực CBNV ngân hàng cùng với việc đổi mới công
nghệ ngân hàng.36
3.2.7. Thường xuyên khảo sát, đánh giá, thu thập và phân tích các thông tin
về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ kinh tế.37
3.3. Kiến nghị. .37
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .37
3.3.2. Đối với NHNN.38
3.3.3. Đối với VPBank.38
Kết luận .40
Phụ lục 1 (Bảng xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân) .41
Phụ lục 2 (Bảng đánh giá tài sản bảo đảm) . .43
Phụ lục 3 (Bảng đánh giá tín dụng kết hợp).44
Phụ lục 4: Thể lệ cho vay có đảm bảo bằng xe ô tô đã qua sử dụng .45
Phụ lục 5 Thể lệ cho vay hỗ trợ tài chính du học sinh.49
Bảng kê các chữ viết tắt.
Danh mục tài liệu tham khảo.
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng theo phạm vi thẩm quyền do hội đồng tín dụng quyết định, hồ sơ bao gồm: Tờ trình thẩm định khách hàng, tờ trình đánh giá tài sản bảo đảm, hồ sơ khách hàng cung cấp.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
- Phòng thẩm định tiến hành lập hợp đồng thế chấp, cầm cố bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng sau đó bàn giao hồ sơ cho phòng A/O cá nhân thực hiện tiếp.
- Phòng A/O niêm phong hồ sơ bảo đảm (giấy tờ sở hữu, hợp đồng công chứng...) sau đó, bàn giao cho bộ phận kho quĩ ngân hàng.
- Phòng A/O lập và trình ký hồ sơ tín dụng.
Bước 5: Giải ngân khoản vay:
- Nhập kho tài sản bảo đảm (viết giấy biên nhận tài sản bảo đảm và phiếu xuất nhập kho tài sản bảo đảm).
- Nhân viên A/O chuyển Hợp đồng tín dụng và khế ước vay đến bộ phận Giao dịch của ngân hàng để tiến hành giải ngân.
Bước 6: Kiểm tra và xử lý nợ vay:
Nhân viên A/O chịu trách nhiệm đối với khoản vay của mình về việc quản lý mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra tài chính của khách hàng, kiểm tra thu nợ gốc và lãi…
Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ đối với VPBank , ngân hàng lập tờ trình thanh lý, biên bản thanh lý, liệt kê giao dịch khế ước và tiến hành xuất kho tài sản bảo đảm để trả lại cho khách hàng và lưu hồ sơ tín dụng.
2.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng
ò Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay, VPBank Hà Nội tiến hành cho vay tiêu dùng theo hai hình thức sau:
- Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng tài sản thế chấp, tài sản dùng để thế chấp có thể là tài sản được hình thành từ vốn vay hay tài sản đảm bảo khác.
- Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng cầm cố tài sản (kim loại quí, giấy tờ có giá…).
ò Căn cứ vào phương thức hoàn trả, VPBank Hà Nội cho vay dưới hai hình thức:
- Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn, được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý). Những khoản vay này thường được dùng để mua những vật dụng đắt tiền (xe ô tô,tàu thuyền đồ dùng và thiết bị gia đình…) hoặc để trang trải các khoản nợ của hộ gia đình. Lãi suất trong 6 tháng đầu là lãi suất ghi trên hợp đồng, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi. Đây là hình thức cho vay chủ yếu hiện nay tại VPBank Hà Nội.
- Cho vay tiêu dùng trả theo kỳ hạn: Hình thứccho vay này được áp dụng với các món khách hàng chứng minh có nguồn thu nhập chắc chắn vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng.
2.2.4. Tình hình và kết quả cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội.
Hoạt động cho vay tiêu dùng của VPBank nói chung và của VPBank Hà Nội nói riêng chỉ thực sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ trong mấy năm gần đây khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế mức trên 7,5% đã đem lại cho đất nước nói chung và thủ đô nói riêng nhiều diện mạo mới. Kinh tế phát triển, nhiều khu công nghiệp mới ra đời, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, nhu cầu chi tiêu của người dân Thủ đô đặc biệt nhu cầu về nhà ở, phương tiên đi lại tăng nhanh. Điều này có thể thấy trong mấy năm qua doanh số cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh tăng lên đáng kể trong đó doanh số cho vay mua ôtô trả góp chiếm gần 30% doanh số CVTD. Nhưng hoạt động cho vay, sửa chữa, mua sắm nhà cửa vẫn là lớn nhất chiếm trên dưới 60% doanh số cho vay. Nguyên nhân là do thị trường bất động sản những năm gần đây đang trong tình trạng “sốt ảo” trên địa bàn Hà Nội dẫn đến dân chúng ồ ạt đến các ngân hàng vay tiền mua nhà để ở hoặc kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa các khu dân cư, nhà chung cư được xây dựng khắp nơi và bán với giá cả phải chăng, nên họ đi vay ngân hàng để mua nhà cải thiện đời sống. Do vậy mà năm 2005, dư nợ cho vay mua sắm nhà cửa chiếm đến hơn 62% tổng dư nợ CVTD, đến năm 2006 chỉ còn 213,405 tỷ đồng chiếm 59,2% tổng dư nợ CVTD, riêng quí I/2007 tỷ lệ này chỉ còn 51,8% khách hàng không còn mặn mà trong việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như trước mà họ dần chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác.
Dưới đây là bảng tình hình và kết quả hoạt động CVTD tại VPBank Hà Nội cho thấy, doanh số CVTD năm 2005 là 358.125 triệu đồng và đến năm 2006 là
401.830 triệu đồng tăng 12,2% so với năm 2005. Riêng quí I/2007 đã đạt 105.277 triệu đồng tăng15% so với cùng kì năm ngoái. Như vậy đã có sự gia tăng rõ rệt trong doanh số cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
Bảng 1 - Tình hình và kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Quí I/2007
DS
cho vay
Dư nợ
DS
cho vay
Dư nợ
DS
cho vay
Dư nợ
Cho vay tiêu dùng
358125
339525
401830
360481
105277
98.920
- Vay mua nhà, sửa nhà
222045
210785
245990
213405
56849
51210
- Vay mua ôtô
96690
101225
115630
107430
23840
22320
- Vay mua trang thiết bị
39390
27515
40210
41965
24588
25390
2.2.4.1. Mục đích sử dụng vốn vay được tài trợ
Hiện tại, các món CVTD của VPBank Hà Nội chủ yếu tập trung ở cho vay mua nhà, sửa chữa nâng cấp nhà, vay mua ôtô và một phần nhỏ cho vay mua sắm trang thiết bị nội thất đắt tiền trong gia đình, cho vay hỗ trợ du học. Trong đó, dư nợ cho vay mua nhà, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này cũng dễ hiểu khi mà thời gian qua, thu nhập của người dân tăng nhanh, bên cạnh việc mua sắm nhà cửa thì nhu cầu đi lại cũng là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được, việc sử dụng ôtô làm phương tiện đi lại khá phổ biến, ngày càng tăng nên nhu cầu vay để mua ôtô tăng nhanh. Dư nợ cho vay mua ôtô tăng mạnh, năm 2005 đạt 101,225 tỷ đồng và năm 2006 là 107,430 tỷ đồng chiếm 29,7% tổng dư nợ CVTD. Còn dư nợ cho vay đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Khách hàng vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội chủ yếu là người tiêu dùng có thu nhập cao và trung bình, khách hàng có tài sản đảm bảo thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2.4.2. Về thời hạn cho vay tiêu dùng
Chủ yếu tập trung ở các khoản cho vay trung và dài hạn.Tỷ trọng dư nợ CVTD ngắn hạn trên tổng dư nợ CVTD ngày càng gia tăng, song với tốc độ rất chậm. Năm 2005 là 22,86% và năm 2006 con số này là 25,28% có tình trạng này là do khách hàng thường vay mua nhà và sửa chữa nhà, mua sắm ôtô nên có thời hạn trung hạn là chủ yếu.
Bảng 2 - Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Quí I/2007
Dư nợ
TT(%)
Dư nợ
TT(%)
Dư nợ
TT(%)
Tổng dư nợ CVTD
339525
100%
360481
100%
98.920
100%
Dư nợ ngắn hạn
77615
22,86%
91382
25,28%
25.917
26,2%
Dư nợ trung-dài hạn
261910
77,14%
269099
74,72%
73.003
73.8%
2.2.4.3. Phương thức cho vay
Áp dụng chủ yếu hiện nay tại VPBank Hà Nội là cho vay tiêu dùng trả góp, lãi khách hàng phải trả hàng tháng :
Lãi hàng tháng = Lãi suất tháng x Dư nợ thực tế
Như đã trình bày ở trên, lãi suất hàng tháng trong 6 tháng đầu là lãi suất quy định tại thời điểm ký hợp đồng, sau đó áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường.
Sở dĩ hình thức này chiếm tỷ trọng lớn là do cho vay tiêu dùng trả góp tạo sư thuận lợi cho người vay, hàng tháng có thể tích lũy một phần thu nhập ngoài chi tiêu để trả nợ. Do đó khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều.
- Đối với hình thức CVTD trả theo kỳ hạn, VPBank Hà Nội chỉ cho vay nếu khách hàng chứng minh được thu nhập để trả nợ vào thời điểm đáo hạn là chắc chắn.
2.2.4.4. Về chất lượng tín dụng tiêu dùng
Hoạt động tín dụng cá nhân giúp cho rất nhiều khách hàng chưa đủ năng lực tài chính hoặc chu kỳ thu nhập không phù hợp với nhu cầu chi tiêu có khả năng mua nhà, sửa chữa nhà, mua ôtô, du học...Mặc dù mang lại những nguồn lợi không nhỏ nhưng hoạt động này cũng mang lại cho ngân hàng không ít rủi ro. Do đó mà ngân hàng phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng của các khoản vay, giảm thiểu rủi ro. Một món cho vay có chất lượng cao là khoản vay trong đó nhu cầu tín dụng của khách hàng được đáp ứng một cách nhanh chóng, chính xác về thời gian, quy mô như họ mong muốn trong khi đó vẫn đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng. Có rất nhiều chỉ tiêu được dùng để phản ánh chất lượng tín dụng nhưng chỉ tiêu đơn giản nhất là nợ quá hạn.
Bảng 3 - Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giai đoạn 2005-2006
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng
339.525
360.481
- Dư nợ ngắn hạn
77615
89185
Trong đó: Nợ quá hạn
0
0
- Dư nợ trung – dài hạn
261.910
271.296
Trong đó: Nợ quá hạn
6665
0
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình tín dụng tại VPBank Hà Nội trong thời gian qua là khá lành mạnh, năm 2005 và năm 2006 không có nợ ngắn hạn quá hạn, năm 2005 dư nợ quá hạn tín dụng tiêu dùng là 6,665 tỷ đồng chiếm 1,96% tổng dư nợ CVTD
Bên cạnh đó chất lượng tín dụng tiêu dùng được đảm bảo, tất cả các món vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội đều phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố
(tài sản thế chấp có thể hình thành từ món vay), VPBank Hà Nội không cho khách hàng vay thông qua tín chấp (không có tài sản đảm bảo).
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội gặp khá nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
2.2.5.1. Thuân lợi:
* Xét dưới góc độ khách quan:
- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua phát triển nhanh và vững chắc. Trong 2 năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của cả nước luôn vượt ngưỡng 8%. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm luôn được nhà nước quan tâm với 1,5 triệu việc làm mới được tạo ra mỗi năm. Tình hình kinh tế khả quan cùng với sự ổn
định về chính trị khiến mức sống người dân ngày càng cao và người dân lạc quan, tin tưởng vào tương lai hơn. Từ đó mà nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng dược nâng cao. Hơn nữa, VpBank Hà Nội có đia bàn hoạt động là Hà Nội – trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi không nhỏ để mở rộng CVTD
Theo số liệu thống kê về nhu cầu tiêu dùng đến năm 2010 cho thấy.
Bảng 4 – Dự báo nhu cầu hàng tiêu dùng đến năm 2010
STT
Chỉ tiêu
1991
1995
2005
2010
1
Dân số ( Triệu người)
65
70
85
>90
2
TNQD bình quân (USD/người)
100
300
600
900
3
Mức chi bq đầu người về hàng tiêu dùng thiết yếu (USD/ người)
40
125
260
524
4
Nhu cầu thị trường trong nước về hàng tiêu dùng so với năm 1991 (lần).
-
3,3
6,7
13,1
Nguồn: Tạp chí Dự báo kinh tế 12/2003
- Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, giúp người dân có điều kiện cập nhật thông tin, mở rộng sự hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng. Bên cạnh đó trình độ văn hóa của người dân cũng được nâng cao khiến cho những quan niệm không đúng về CVTD cũng được thay đổi...
- Cơ chế chính sách điều chỉnh hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng luôn được Chính phủ, NHNN quan tâm
sửa đổi, từng bước hoàn thiện theo hướng ngày càng mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của ngân hàng, đồng thời tạo ra căn cứ pháp lý đảm bảo an toàn cho hoạt động CVTD
* Xét dưới góc độ chủ quan
- Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Hội đồng quản trị và của ban lãnh đạo.
- Công tác tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ luôn được quan tâm đúng
mực.
- Đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình, khá vững nghiệp vụ chuyên môn.
2.2.5.2. Khó khăn
* Xét dưới góc độ khách quan:
- Tình trạng phân hoá giàu nghèo ngày càng có xu hướng gia tăng khiến cho ngân hàng rất khó đáp ứng được nhu cầu vay tiêu dùng của tất cả các đối tượng khách hàng
- Qui mô tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người vẫn còn rất thấp, Việt Nam vẫn nằm trong tốp những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đây là rào cản rất lớn để mở rộng qui mô cho vay tiêu dùng
- Môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngân hàng phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác có tiềm lực tài chính mạnh và giàu kinh nghịêm trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.
- Hệ thống pháp luật tuy đã phần nào hỗ trợ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng nhưng còn rất hạn chế. Các văn bản liên quan đến lĩnh vực này còn rời rạc, thiếu đồng bộ, cản trở không nhỏ việc mở rộng CVTD
- Một khó khăn nữa cần phải kể đến là người tiêu dùng – khách hàng của ngân hàng, rất khó chứng minh được nguồn thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây là một trở ngại không nhỏ đối với hoạt động CVTD.
* Xét dưới góc độ chủ quan
- Công nghệ ngân hàng chưa được hoàn thiện, đồng bộ. Mặc dù Vpbank nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng đã đầu tư nhiều vào công nghệ ngân hàng nhưng vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của tín dụng nói chung và CVTD
nói riêng
- Hoạt động cho vay tiêu dùng chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các cán bộ tín dụng do qui mô các khoản vay nhỏ so với các khoản vay thương mại trong khi thủ tục cho vay không đơn giản hơn cho vay thương mại là mấy.
Với những thuận lợi và khó khăn như vậy hoạt động cho vay tiêu dùng tại
VPBank Hà Nội đã có những ưu điểm và hạn chế được nhắc tới trong phần sau
2.2.6. Ưu điểm và thiếu sót trong cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội
2.2.6.1. Ưu điểm
Hoạt động CVTD tại VPBank Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan:
- Hoạt động CVTD có xu hướng ngày càng mở rộng qua các năm 2005-2006, tỷ trọng CVTD năm 2006 chiếm gần 30% trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chưa lớn nhưng cũng không phải là nhỏ cho chi nhánh. Trong tương lai, khi hoạt động CVTD được mở rộng hơn thì tỷ lệ này chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa. Nếu xét tại một vài chi nhánh cấp 2 thì tỷ lệ này khá cao, có nơi lên tới trên 80%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, khẳng định VPBank Hà Nội đã và đang có chỗ đứng vững chắc trong thị trường CVTD cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.
- Chất lượng CVTD trong những năm qua luôn được bảo đảm, nợ quá hạn trong thời gian qua chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Phần lớn khách hàng đều trả lãi và nợ gốc đúng hạn; Rất ít xảy ra trường hợp khách hàng lừa đảo hoặc cố tình chây lì không trả nợ...Nợ quá hạn trong năm 2005 chủ yếu là do khách hàng bị ốm đau dẫn đến không trả được nợ cho ngân hàng.
2.2.6.2. Hạn chế
Đánh giá khách quan, hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn còn một số hạn chế
- Mặc dù quy mô CVTD của VPBank Hà Nội năm sau cao hơn năm trước đồng thời chiếm tỷ lện không nhỏ trong toàn bộ hoạt động của chi nhánh, song nếu so sánh với nhu cầu thị trường vay tiêu dùng hiện nay thì vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng của nó
- Khách hàng của VPBank Hà Nội còn chưa đa dạng. Khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu vẫn là các cá nhân ngoài doanh nghiệp Nhà nước, có thu nhập cao, có tài sản bảo đảm. Còn đối với khách hàng là công viên chức làm việc tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, hay những khách hàng có thu nhập vừa và nhỏ rất phù hợp với những khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ thì Chi nhánh chưa khai thác được.
- Cơ cấu CVTD chưa thật hợp lý khi mà dư nợ cho vay vào lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn (tỷ lệ dư nợ vay mua nhà, sửa nhà trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các năm 2005,2006 và quí I/2007 đều trên dưới 60%), cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu sinh họat khác như phương tiện đi lại, trang thiết bị nhà ở còn nhỏ.
Nhu cầu vay vốn chủ yếu là trung và dài hạn (chiếm tỉ lệ trên 70%). Trong khi đó, nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng còn chịu nhiều hạn chế, chi phí liên quan đến CVTD cao hơn so với các loại hình cho vay khác. Vì vậy, việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn với đối tượng CVTD thường tiềm ẩn rủi ro cao.
- Hệ thống các loại hình dịch vụ còn chưa đa dạng mới chỉ dừng lại ở cho vay sửa chữa và nâng cấp nhà, mua nhà, cho vay mua ôtô, vay du học. Với các mục đích vay tiền cho nhu cầu y tế, du lịch hay các mục đích khác không được cho vay.
- Việc liên kết giữa ngân hàng và các hãng sản xuất vẫn còn yếu. Chẳng hạn trong lĩnh vực xây dựng, VPBank Hà Nội mới liên kết với 2 công ty xây dựng, như vậy là rất hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng CVTD
- Trong nhưng năm qua, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã dần làm thay đổi phương thức thanh toán của người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Hà Nội, việc sử dụng thẻ tín dụng trở nên phổ biến. Từ đó nhu cầu vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng của các TCTD rất lớn, song dịch vụ thẻ của Vpbank còn rất yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK HÀ NỘI.
3.1. Định hướng phát triển của VPBank Hà Nội trong năm 2007 và thời gian tới.
Để thực hiện chiến lược chung của VPBank trở thành một “ngân hàng bán lẻ” hàng đầu tại phía bắc, toàn hệ thống VPBank nói chung và VPBank Hà Nội nói riêng đang nỗ lực thực hiện nhiều chương trình mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Cùng với nỗ lực chung của toàn hệ thống, VPBank Hà Nội đã xác định được phương hướng nhiệm vụ năm tới cụ thể như sau:
Phấn đấu nâng tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 1800 tỷ. Tổng dư nợ cho vay toàn Chi nhánh đạt 1450 tỷ đồng, trong đó dư nợ trung và dài hạn đạt khoảng 50%. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 2%. Lợi nhuận sau trích dự phòng rủi ro 45 tỷ đồng…
Để đạt được điều đó, ban giám đốc cũng như các phòng ban đã đưa ra các biện pháp cụ thể sau:
- Về huy động vốn: Trong thời gian tới, VPBank Hà Nội sẽ duy trì một chính sách huy động vốn hợp lý, điều tiết lượng vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất. Việc cải tiến các sản phẩm huy động vốn sẽ được tiếp tục và đẩy mạnh theo hướng linh hoạt với nhiều tiện ích kèm theo cho khách hàng.
- Về hoạt động tín dụng: Quán triệt quan điểm “cho vay bảo thủ”, đi đôi với việc tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng, đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả. Tăng cường cho vay có bảo đảm bằng tài sản, mở rộng đối tượng cho vay, đẩy mạnh CVTD kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đa dạng hóa khách hàng và phân tán rủi ro. Tăng cường chất lượng công tác xếp hạng tín dụng và thẩm định trước, trong và sau khi cho vay đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 2%.
- Về các hoạt động dịch vụ: Đẩy mạnh các họat động dịch vụ, tăng thu phí dịch vụ, giảm thiểu rủi ro. Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, tìm kiếm và tăng thêm số lượng khách hàng xuất khẩu.
Trong chiến lược phát triển của mình VPBank Hà Nội đã xác định hướng đi của mình, xác định mở rộng CVTD là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu.
Vừa qua các tập đoàn kinh doanh lớn của nước ngoài như Metro Cash Carry, Visa International… đã nghiên cứu và đưa ra thông tin về nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại và tương lai. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của tập đoàn AC Nielsen (Thời báo Sài Gòn số 31 ngày 28/7/2005), thì tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập trên 3 triệu một tháng ở khu vực thành thị tại 36 thành phố lớn trong cả nước đã tăng từ 36% năm 2002 lên 65% năm 2005. Đồng thời, đi kèm với nó, mức chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng theo, nếu như cách đây 3 năm tỷ lệ hộ gia đình có mức chi tiêu hàng tháng trên 1 triệu đồng là 15,9% thì hiện nay đã tăng lên 40%. Như vậy, có thể thấy rằng, tiềm năng về lĩnh vực CVTD là rất rộng lớn, đang mở ra cơ hội lớn cho hoạt động của các NHTM nói chung và của VPBank Hà Nội nói riêng.
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Hà Nội
Xuất phát từ định hướng phát triển của VPBank Hà Nội và để khắc phục những tồn tại hạn chế đã nêu trên, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:
3.2.1. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Hiện nay, cho vay tiêu dùng của VPBank Hà Nội mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong việc: Mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua ôtô, vay du học. Trong thời gian tới, Chi nhánh có thể mở rộng thêm một số dịch vụ mới như: cho vay mua xe máy đắt tiền, vay đi du lịch...
3.2.2. Cho vay tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân
Với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thanh toán thì trong thời gian tới thẻ tín dụng sẽ là phương tiện hữu hiệu cho khách hàng vay vốn của ngân hàng để tiêu dùng. Việc sử dụng thẻ có nhiều ưu điểm: làm cho lượng tiền mặt giảm trong lưu thông, thuận tiện trong mua bán, cất giữ, quản lí chi tiêu…Vì thế, ngân hàng có thể phát hành thẻ nội địa hoặc làm đại lý phát hành thể tín dụng quốc tế Visa Card, Master Card…Để thực hiện điều đó ngân hàng có thể hình thành hệ thống thanh toán đặt tại các quầy bán lẻ, các đại lý bán hàng tiêu dùng đắt tiền. Khuyến khích các khách hàng vay tiêu dùng mở và giao dịch qua tài khoản của mình tại ngân hàng.
3.2.3. Cho cán bộ nhân viên vay tiền không có tài sản bảo đảm.
Đây là những người có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy là những món vay không lớn, không có tài sản đảm bảo nhưng đây là thị trường khách hàng dồi dào và đầy tiềm năng. Để giải quyết những khó khăn trong công việc khi không có tài sản bảo đảm đối với CBNV thì VPBank Hà Nội nên xem xét tăng giải pháp cho vay thông qua người đại diện. Giải pháp này đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên (ngân hàng – đại diện bên vay – người trực tiếp vay) cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu hồi nợ. Điều này có thể giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí cho vay và thu hồi nợ, hạn chế rủi ro và đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hẹn. Với người vay cũng tiết kiệm được thời gian trong việc đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn và trả nợ. Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi cho người đại diện, nhằm khuyến khích họ làm tốt việc được giao, ngân hàng cũng nên có những chính sách ưu đãi đối với người đại diện.
3.2.4. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng trả góp trên cơ sở liên kết với các đối tác bán hàng.
Hiện nay VPBank Hà Nội đã thiết lập được mối quan hệ với một số hãng bán xe như Toyota Giải phóng, Toyota Láng Hạ, Ford, MISHUBISHI, MESCEDES BENZ, VIDAMCO... để tài trợ cho các khách hàng có nhu cầu mua xe hay một số công ty xây dựng. Tuy nhiên sự sự liên kết của chi nhánh với các hãng bán lẻ còn khá hạn hẹp, chủ yếu trong lĩnh vực bán ôtô, còn lại trong các lĩnh vực khác vẫn còn rất yếu. Để mở rộng hơn nữa dịch vụ CVTD trả góp, Ngân hàng cần ký tăng cường kết hợp đồng liên kết với các hãng bán lẻ ôtô, xe máy, trang thiết bị nội thất đắt tiền trong gia đình...
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị đến người tiêu dùng
Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, ngân hàng phải không ngừng đẩy mạnh công tác quảng bá tiếp thị, nhất là với một dịch vụ còn mới mẻ như cho vay tiêu dùng. Có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền thanh, truyền hình, phát tờ rơi đến từng doanh nghiệp, hộ dân cư…hay thông qua các hoạt động tài trợ. Tuy nhiên cần chú ý rằng, hoạt động quảng cáo tiếp thị không nhất thiết phải phô trương rầm rộ, vừa rất tốn kém mà có khi không đạt được hiệu quả như mong đợi thậm chí là phản cảm. Ví dụ như đối với sản phẩm vay du học, ngân hàng có thể kết hợp cung với các trường mở các cuộc hội thảo. Vừa tuyên truyền được sản phẩm của mình lại có thê tranh thủ các ý kiến phản hồi để hoàn thiện qui chế, thủ tục. Ngoài ra, VPBank nên tiến hành xuất bản một cuốn tạp chí riêng phát hành ra công chúng hay tặng thường kỳ cho khách hàng ngoài tập san nội bộ: bản tin VPBank như hiện nay, để một mặt nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, mặt khác tạo điều kiện cho khách hàng nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ của VPBank, qua đó mà nâng cao quan hệ giữa ngân hang và khách hang.
3.2.6. Nâng cao năng lực CBNV ngân hàng cùng với việc đổi mới công nghệ ngân hàng.
Cán bộ ngân hàng được coi là nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Nhất là trong xu thế hội nhập như hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO, có sự tham gia của nhiều NHTM nước ngoài vào thị trường ngân hàng chắc chắn sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt hơn do ngân hàng nước ngoài có lợi thế hơn về quy mô vốn cũng như trình độ quản lý và công nghệ...Do đó, để đứng vững trong giai đoạn mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cả về đạo đức và chuyên môn) và công nghệ ngân hàng phải được ưu tiên hàng đầu
Để nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực thì trước hết phải đánh giá lại một cách khách quan khoa học chất lượng đội ngũ cán bộ đang có. Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ này. Có thể băng cách thường xuyên có các khoá học nâng cao nghiệp vụ, kiểm tra thường xuyên, đề cao ý thức tự trau dồi kĩ năng nghiệp vụ, tư cách đạo đức của mỗi cán bộ. Bên cạnh đó phải co chế độ khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, ngay trong công tác tuyển chọn cán bộ đầu vào cũng phải hết sức chú ý đến phương thức tuyển dụng, chế độ đãi ngô với nhân viên mới..., sao cho có thể chọn được những cán bộ tốt nhất, tâm huyết với ngân hàng.
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tăng cương đầu tư vào công nghệ ngân hàng cũng hết sức quan trọng. Một mặt nó sẽ giúp cho ngân hàng tăng được năng suất lao động, giảm chi phí nhân công (chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phi), mặt khác, nó lại rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, nâng cao sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng.
3.2.7. Thường xuyên khảo sát, đánh giá, thu thập và phân tích các thông tin về nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ kinh tế.
Điều tra thu thập và phâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Chi nhánh Hà Nội.doc