MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại 3
1.1.3. Chức năng của Ngân hàng thương mại 4
1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 7
1.2.1. Hoạt động huy động vốn 7
1.2.2. Hoạt động tín dụng 9
1.2.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 13
1.2.4. Hoạt động khác 16
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 17
1.2.1. Sự hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng 17
1.2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng 18
1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 18
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 21
1.2.5. Vai trò cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại 26
1.3. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 28
1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng 28
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng 29
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng 30
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK) CHI NHÁNH LONG BIÊN 33
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Maritime Bank 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Long Biên 34
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Long Biên 35
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên 40
2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Maritime Bank 40
2.2.2. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Maritime Bank Long Biên 46
2.2.3. Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng của Maritime Bank Long Biên 53
2.2.4. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng Maritime Bank Long Biên 58
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK LONG BIÊN 62
3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng 62
3.1.1. Định hướng chung của ngân hàng TMCP Hàng Hải 62
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên 63
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình 64
3.2.1. Mở rộng mạng lưới ngân hàng 65
3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng 66
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 66
3.2.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 68
3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng 69
3.3. Kiến nghị 69
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan 69
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 70
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Hàng Hải ( Maritime Bank) 71
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7055 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải – chi nhánh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi… vì thế khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thoã thuận hình thức lãi suất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
1.2.5.2. Đối với nền kinh tế
- Cho vay tiêu dùng giúp điều hòa vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Tín dụng tiêu dùng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng lãi suất cho vay hợp lý giúp kinh tế tăng trưởng.
- Cạnh tranh trong ngành ngân hàng giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, nền kinh tế càng ổn định và bền vững.
- Cho vay tiêu dùng giúp kích cầu nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các ngân hàng trong nước
1.2.5.3. Đối với ngân hàng
- Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại là hoạt động chính của ngân hàng cho vay. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vay thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính của ngân hàng cho vay
- Cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, từ đó thu hút được đối tượng khách hàng mới, mở rộng quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng.
- Bằng cách mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, tiện ích của ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của ngân hàng. Ngân hàng không chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, mà còn quan tâm đến những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. Từ đó nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
- Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thu nhập của ngân hàng đồng thời cũng phân tán rủi ro.
1.3. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng
1.3.1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng
Sự gia tăng của các ngân hàng gần đây đã làm cho môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc một số doanh nghiệp lớn (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước…) tham gia thành lập ngân hàng mới hoặc góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm giảm đi một lượng khách hàng cho vay bán buôn truyền thống của các ngân hàng vì các doanh nghiệp này đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của chính ngân hàng mình hoặc tại ngân hàng có vốn góp, mua cổ phần. Ở các nước phát triển, cho vay tiêu dùng là dịch vụ mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng và chiếm thị phần lớn.
Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, cùng với đó đời sống của họ luôn được cải thiện; vì thế xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Thu nhập gia tăng đồng hành với thị trường hàng hóa đa dạng chắc chắn sẽ tạo nên xu hướng tiêu dùng tăng. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần chú trọng mở rộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường màu mỡ này.
Mở rộng là tạo ra sự gia tăng về quy mô, khối lượng, số lượng, là nói đến sự tăng trưởng theo chiều rộng.
Mở rộng cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng thực hiện tăng quy mô, tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong cơ cấu cho vay nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng cho vay tiêu dùng
Việc đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng thông qua các chỉ tiêu cụ thể là việc không thể thiếu đối với các ngân hàng thương mại. Những chỉ tiêu đó cho thấy quá trình mở rộng hoạt động này có đạt được các mục tiêu mà ngân hàng đề ra hay không, có đóng góp như thế nào đối với sự phát triển của cả ngân hàng, nếu không thì phải làm gì, tác động vào chỉ tiêu nào… Một số chỉ tiêu mà các ngân hàng hay xem xét là:
1.3.2.1. Doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng doanh số cho vay tiêu dùng phản ánh mức độ mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, nó thể hiện cho vay tiêu dùng được phát triển theo chiều rộng (tức là gia tăng về số lượng) như thế nào. Nói cách khác, quy mô cho vay tiêu dùng càng lớn, tốc độ cho vay tiêu dùng càng nhanh, cho vay tiêu dùng càng được mở rộng.
1.3.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng
Phản ánh số tiền khách hàng nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay tiêu dùng càng lớn, tốc độ tăng dư nợ càng nhanh, càng chứng tỏ cho vay tiêu dùng đã được mở rộng.
Dư nợ cho vay tiêu dùng năm nay
=
Dư nợ cho vay tiêu dùng năm trước
+
Doanh số cho vay tiêu dùng năm nay
-
Doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng năm trước
1.3.2.3. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy các khoản vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn nghĩa là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới là các cá nhân và hộ gia đình. Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì nó cho thấy tiềm lực trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng là thấp, hoặc có thể các khoản cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng. Tại những ngân hàng như vậy có thể đối tượng khách hàng mà họ hướng tới là những người đến vay nhằm mục đích kinh doanh.
1.3.2.4. Đối tượng cho vay tiêu dùng
Là những khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng mà ngân hàng đang hướng tới và phục vụ.
1.3.2.5. Chất lượng cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Nợ quá hạn là số tiền khách hàng chưa trả được cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này nhỏ tức là hoạt động cho vay tiêu dùng đang hoạt động rất hiệu quả. Các ngân hàng luôn tìm các biện pháp để tỷ lệ này nhỏ nhất có thể.
1.3.2.6. Hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng
Phản ánh thông qua doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng hoặc tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu vào tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
- Qui mô vốn tự có và tổng nguồn vốn:
+ Mở rộng cho vay tiêu dùng phải tính đến vốn tự có để đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ( hệ số CAR) . Vì thế muốn phát triển cho vay tiêu dùng các ngân hàng phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn điều lệ hay là vốn tự có.
+ Ngoài yếu tố vốn tự có, khi phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại còn phải xem xét đến quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng. Với quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng sẽ có thể cho vay với số lượng lớn, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
- Các chính sách, quy định của ngân hàng : chính sách tín dụng, chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cấp tín dụng; các quy định về lãi suất và phí tín dụng; thủ tục xin vay vốn; thời gian thẩm định…Tất cả các yếu tố này đều tác động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Năng lực tài chính của ngân hàng: là một trong những yếu tố quan trọng để đưa ra các quyết định về hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng có cơ hội phát triển.
- Nguồn nhân lực của ngân hàng: Một nguồn nhân lực có trình độ cao là một lợi thế trong cạnh tranh của mỗi ngân hàng, vì nó có thể tăng cường khả năng thu hút khách hàng, nâng cao vị thế của ngân hàng, giảm rủi ro trong cho vay tiêu dùng. Đội ngũ nhân viên tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến cho vay tiêu dùng. Họ là người quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng và thực thi chính sách cho vay một các tích cực nhất. Qua các nhân viên tín dụng, khách hàng nhìn thấy được hình ảnh của ngân hàng
- Trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng: Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng và các dịch vụ của họ sẽ được biết đến nhiều hơn. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, họ có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý góp phần giảm giá thành dịch vụ.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan
- Nhân tố thuộc về khách hàng:
+ Thói quen, phong tục tập quán, tâm lý...có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng.
+ Đạo đức của người vay vốn là yếu tố quyết định hành vi trả nợ của khách hàng trong tương lai. Đạo đức người vay trong quan hệ tín dụng được đánh giá bằng độ tín nhiệm của khách hàng trên cơ sở tính thật thà, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng và ý muốn kiên quyết trong việc thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng.
+ Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng: đời sống con người càng được nâng cao thì các nhu cầu về hàng hóa cao cấp càng lớn. Nhu cầu của khách hàng là nền tảng, căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế: Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế rủi ro tín dụng. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ khó khăn hơn.
- Môi trường văn hóa xã hội: môi trường văn hóa xã hội thể hiện các tập quán xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, tâm lý tiêu dùng giữa các vùng và văn hóa cộng đồng. Các yếu tố này ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM. Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Đó là các quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có…
CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (MARITIME BANK) CHI NHÁNH LONG BIÊN
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Maritime Bank
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải,tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial Stock Bank ( viết tắt là Maritime Bank – MSB ).
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Với tôn chỉ “Tạo lập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm lực sẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng, tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dù biết rằng phía trước sẽ còn không ít khó khăn, thử thách.
Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh.
Trong những năm qua, cùng với xu thế phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng TPCP Hàng Hải đã tiến hành mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều tỉnh thành cả nước. Việc mở rộng chi nhánh đến các địa bàn dân cư, vùng kinh tế giúp khách hàng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng dễ dàng và thuận tiên hơn, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh
Chi nhánh Long Biên của Ngân hàng Hàng Hải là chi nhánh mới nhất được thành lập cho tới thời điểm này, sau chi nhánh tại phố Vọng.
Trụ sở : tại số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Năm 2008 chi nhánh chuyển về địa chỉ số 550 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Chi nhánh ra đời trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, và của Ngân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần thiết quảng bá thương hiệu Ngân hàng, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của khách hàng tại Gia Lâm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank Long Biên
Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: Tại điều 2:
Maritime Bank Long Biên là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép riêng); kinh doanh vàng bạc,dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank.
Qua hơn 2 năm đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của Chi nhánh Maritime Bank Long Biên đã không ngừng gia tăng cả về chất lượng và số lượng. Tính đến nay, tổng số nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh là 59 người, đều có trình độ đại học và trên đại học.
Mô hình tổ chức của MSB chi nhánh Long Biên
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng HCTH
Phòng TCKT
Phòng KHDN
Phòng KHCN
Phòng DVKH
Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Long Biên
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động được Maritime Bank Long Biên rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của Maritime Bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để.
Tình hình huy động vốn cá nhân kết thúc ngày 31/12/2009 toàn chi nhánh Long Biên (đơn vị tính: VND)
Điểm Giao dịch
Số dư HĐV Cá nhân đến hết ngày 31/12/2009
Số dư huy động vốn Cá nhân 31/12/2008
Tăng trưởng tuyệt đối năm 2009
Trụ sở Chi nhánh
485,868,705,987
108,775,496,863
377,093,209,124
PGD 1 - Đức Giang
110,078,814,826
42,024,064,877
68,054,749,949
PGD 2 - Chương Dương
105,509,386,212
2,907,565,775
102,601,820,437
PGD 3 - Yên Viên
55,879,742,884
55,879,742,884
PGD 4- Phan Chu Trinh
88,640,729,661
88,640,729,661
PGD 5- Vĩnh Tuy
37,745,731,038
37,745,731,038
Tổng cộng
883,723,110,608
153,707,127,515
730,015,983,093
Tình hình huy động vốn cá nhân của toàn chi nhánh Long Biên qua 2 năm có những chuyển biến rõ rệt.Tổng số dư huy động vốn cá nhân của toàn chi nhánh năm 2009 tăng 703,015,983,093 VND so với năm 2008.Mức tăng trưởng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động,góp phần giúp Maritime Bank Long Biên luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trước mọi diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong những tháng đầu năm 2008, khi các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản đẩy lãi suất huy động và cho vay lên mức cao kỷ lục, tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng,có những thời điểm phần lớn các ngân hàng Việt Nam ngừng cấp tín dụng cho nền kinh tế. Song, Maritime Bank một mặt giữ vững khả năng thanh khoản, một mặt vẫn duy trì giải ngân phát triển tín dụng để hỗ trợ các khách hàng truyền thống của mình vượt qua giai đoạn khó khăn,thiếu hụt nguồn tài chính và đến cuối năm 2008, Maritime Bank đã hoàn thành 102% chỉ tiêu do Cổ đông giao. Về cơ cấu dư nợ cho vay, tỷ trọng cho vay khối khách hàng cá nhân có xu hướng tăng lên trong tổng dư nợ cho vay chứng tỏ cho vay tiêu dùng đang đóng góp ngày càng cao vào kết quả hoạt động chung của Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng của Maritime Bank chi nhánh Long Biên 2009
Đơn vị tính:VND
TT
Chỉ tiêu
Nợ đủ tiêu chuẩn
Nợ cần chú ý
Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ nghi ngờ
Nợ có k/n mất vốn
Cộng
1
Cho vay NH
1.489.811.296.589
81.728.306.310
402.697.135
6.699.957.099
15.513.259.188
1.594.155.516.231
Bằng VNĐ
1.064.991.647.754
76.636.209.560
402.697.135
6.699.957.099
15.513.259.188
1.164.072.665.292
Bằng ngoại tệ
424.819.648.895
5.092.096.750
0
0
171.105.354
430.082.850.939
2
Cho vay trung hạn
495.841.027.918
14.010.152.903
3.598.060.114
2.562.665.843
2.588.677.815
518.082.850.939
Bằng VNĐ
435.840.545.938
3.598.060.114
2.562.665.843
1.076.936.490
457.088.361.288
Bằng ngoại tệ
60.000.481.980
40.015.649
0
0
1.511.741.325
61.512.223.305
3
Cho vay dài hạn
169.614.232.458
0
0
0
0
169.654.248.107
Bằng VNĐ
70.336.627.800
0
0
0
0
70.376.643.449
Bằng ngoại tệ
99.277.604.658
0
0
0
0
99.277.604.658
4
Chiết khấu,cầm cố GTCG
42.927.630.998
0
0
0
0
42.927.630.998
5
Cho vay bằng vốn tài trợ,ủy thác đầu tư
0
0
0
0
0
0
6
Nợ chờ xử lý
0
0
0
0
7.400.672.973
7.400.672.973
Cộng
2.198.194.187.963
95.778.474.862
4.000.757.249
9.262.622.852
25.502.609.976
2.332.738.652.902
Bên cạnh việc tăng trưởng hoạt động tín dụng,Maritime Bank Long Biên vẫn tiếp tục duy trì việc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.Trong khi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn đã tác động xấu đến các doanh nghiệp khiến các ngân hàng trong nước phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng nợ xấu trong hoạt động tín dụng,Maritime Bank đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 dưới mức 1,5% tổng dư nợ tín dụng.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Những năm qua, số vốn đầu tư cho các hoạt động đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào khoa học, công nghệ thông tin, đầu tư cho việc phát triển nhân lực và marketing liên tục tăng nhanh đặc biệt từ năm 2007 đến năm 2008. Điều đó đã đóng góp to lớn vào kết quả hoạt động kinh doanh của Maritime Bank chi nhánh Long Biên.Chi nhánh đã không ngừng phát triển về quy mô hoạt động và tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.
Lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản của Maritime Bank Long Biên (2007-2009)
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng tài sản
281,507,400,894
437,365,920,601
1,461,494,433,280
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
15.756.820.550
22.798.226.052
37.374.850.055
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
268.331.425
3.137.765.420
9.780.409.411
Tổng lợi nhuận sau thuế
15.488.489.125
19.660.460.632
27.594.440.644
Điều đó được thể hiện rất rõ qua tăng trưởng tổng tài sản, khách hàng cũng như lợi nhuận trước thuế và sau thuế mà chi nhánh đã đạt được. Đến năm 2007, giá trị tổng tài sản của ngân hàng đã đạt 281,507,400,894 đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 15,488,489,125 đồng. Năm 2008 giá trị tổng tài sản của ngân hàng đã tăng 36% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 21 % so với năm 2007.
Sang năm 2009, nhờ các biện pháp đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Maritime Bank,lãi từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có chuyển biến tích cực, tăng 70% so với năm 2008.Lợi nhuận sau thuế của năm 2008 tăng 21% so với năm 2007.Năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh là 27.5949440.644 VNĐ,tăng 29% so với năm 2008.Nhìn chung, qua các năm, kết quả kinh doanh của Maritime Bank ngày càng tăng trưởng mạnh, ngân hàng ngày càng làm ăn có lãi, tạo được niềm tin cho khách hàng.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên
2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Maritime Bank
Thẩm định tình hình KH và phương án vay vốn trả nợ
Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Báo cáo kết quả thẩm định, kiểm tra và quyết định khoản vay
Hoàn tất thủ tục cho vay
Quản lý hồ sơ khoản vay,kiểm tra,giám sát KH sử dụng vốn vay
Thu nợ và đối chiếu nợ
Tiếp nhận hồ sơ của KH và thu thập thông tin
Giải ngân khoản vay
Sơ đồ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng
2.2.1.1. Tiếp nhận hồ sơ của Khách hàng và thu thập thông tin
- Cán bộ tín dụng hướng dẫn Khách hàng tiếp nhận, kiểm tra và đề nghị bổ sung hồ sơ vay vốn của khách hàng để bảo đảm tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và thống nhất
- Cán bộ tín dung thu thập các thông tin khác có liên quan đến khách hàng vay vốn thông qua việc phỏng vấn trực tiếp Khách hàng, qua các giao dịch của khách hàng tại Maritime Bank và thông qua trung tâm tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các kênh có thể thu thập được.
2.2.1.2. Thẩm định khách hàng
- Kiểm tra và đánh giá năng lực Pháp luật và năng lực hành vi dân sự của Khách hàng, bao gồm:
+ Họ tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, nơi cư trú đối với khách hàng là cá nhân và người đại diện theo pháp luật đối với khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác và hộ kinh doanh cá thể;
+ Các nội dung liên quan đến năng lực hành vi dân sự đối với khách hàng là cá nhân và người đại diện theo pháp luật đối với khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác và hộ kinh doanh cá thể
- Kiểm tra, xác định và đánh giá năng lực và uy tín của Khách hàng trong đời sống kinh tế xã hội, bao gồm:
+ Tình hình cơ sở vật chất như: nhà cửa, trang thiết bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng;
+ Quyền nhân thân gắn với tài sản;
+ Quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền khác đối với tài sản;
+ Đạo đức, lối sống trong quan hệ cộng đồng đối với khách hàng là cá nhân và người đại diện theo pháp luật đối với khách hàng là hộ gia đình, tổ hợp tác và hộ kinh doanh cá thể.
- Thẩm định tình hình tài chính của Khách hàng: Tình hình thu nhập, chi phí so với thu nhập, tài sản và các nghĩa vụ tài chính với bên ngoài;
- Quan hệ tín dụng, tiền gửi, dịch vụ thanh toán, mức độ tín nhiệm của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác và với Maritime Bank trong quá khứ và hiện tại.
2.2.1.3. Thẩm định phương án vay vốn trả nợ
- Đánh giá tính hợp pháp của mục đích vay theo Quy chế cho vay hiện hành của Maritime Bank;
- Kiểm tra, đánh giá, xác định: tính cần thiết, mức tiêu dùng so với thu nhập, khả năng phát triển hoạt động kinh doanh hộ gia đình/ tổ hợp tác/ hộ kinh doanh cá thể theo các phương thức được đề cập trong Phương án vay vốn và khả năng trả nợ của Khách hàng vay;
- Xác định hiệu quả của Phương án vay vốn trả nợ của khách hàng với Maritime Bank khi cho vay
- Tính toán, đánh giá lại thu nhập, các nguồn trả nợ của Khách hàng đối với vốn vay tại Maritime Bank và cho các nghĩa vụ tài chính khách trong thời gian cho vay.
- Xác định các biện pháp quản lý của Maritime Bank đối với nguồn trả nợ bằng tiền của khách hàng; dự báo các rủi ro và biện pháp xử lý rủi ro xảy ra;
- Xác định mức cho vay; loại tiền cho vay; lãi suất cho vay; phí cho vay, thời hạn cho vay; phương án trả nợ gốc va lãi; thời gian ân hạn, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay theo Quy chế cho vay hiện hành và Quy định về bảo đảm tiền vay của Maritime Bank;
2.2.1.4. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
- Nội dung thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:
+ Biện pháp bảo đảm tiền vay, tính hợp pháp, hợp lệ của biện pháp bảo đảm;
+ Số lượng, chất lượng, ký mã hiệu, tình trạng, vị trí của tài sản;
+ Quyền của Khách hàng đối với tài sản;
+ Giá trị định giá của tài sản bảo đảm tiền vay, mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm;
+ Thủ tục bảo đảm tiền vay;
+ Khả năng và biện pháp quản lý tài sản bảo đảm tiền vay của Maritime Bank;
+ Các vấn đề khác về bảo đảm tiền vay.
2.2.1.5. Báo cáo kết quả thẩm định và kiểm tra quyết định khoản vay
- Cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định tình hình Khách hàng, Phương án vay vốn trả nợ, bảo đảm tiền vay của Khách hàng, dự báo khả năng rủi ro, sự phù hợp với Chính sách tín dụng của Maritime Bank
- Cán bộ tín dụng lập “ Tờ trình tín dụng cá nhân” theo mẫu của Maritime Bank ban hành:
+ Đánh giá chất lượng số liệu của Khách hàng đã cung cấp
+ Xếp hạng khách hàng
+ Đề xuất việc cho vay hoặc không cho vay.
- Thời hạn hoàn thành “ Tờ trình tín dụng cá nhân”:
+ Không quá 02 ngày làm việc đối với Khách hàng đã quan hệ tín dụng thường xuyên hoặc lần vay cuối tại Đơn vị kinh doanh Maritime Bank không quá 06 tháng
+ Không quá 3 ngày làm việc đối với Khách hàng còn lại
- Trưởng phòng/ Tổ trưởng tín dụng trình lãnh đạo Đơn vị kinh doanh Maritime Bank quyết định sau khi:
+ Kiểm tra lại “Tờ trình Tín dụng cá nhân”, yêu cầu Cán bộ tín dụng thẩm định bổ sung hoặc giải trình các nội dung cần làm rõ liên quan đến khoản vay;
+ Đối chiếu với các chính sách, quy định về cho vay của Maritime Bank;
+ Đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay, điều kiện bổ sung để trình lãnh đạo Đơn vị kinh doanh Maritime Bank. Khi đề xuất không cho vay phải nêu rõ căn cứ.
2.2.1.6. Hoàn tất thủ tục cho vay
- Sau khi có quyết định cho vay hoặc phê duyệt khoản vay, Cán bộ tín dụng hoàn tất các thủ tục cho vay theo quy định của Maritime Bank.
- Cán bộ tín dụng soạn thảo và trình Trưởng phòng/ Tổ trưởng tín dụng để ký kiểm soát và trình lãnh đạo Đơn v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26036.doc