Chuyên đề Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 4

1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng 7

1.1.2.1. Phân loại bảo lãnh theo phương thức phát hành 9

1.1.2.3. Phân loại bảo lãnh theo mục đích 13

1.1.2.4. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 17

1.1.2.5. Phí dịch vụ bảo lãnh 20

1.1.2.6. Một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 21

1.2. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH 23

1.2.1. Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh 23

1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh 23

1.2.2.1. Chỉ tiêu qui mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh 23

1.2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu hoạt động bảo lãnh 25

1.2.2.3. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn 25

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 27

1.2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh 27

1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính an toàn của hoạt động bảo lãnh 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY 30

2.1. SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY 30

2.1.1. Giới thiệu chung 30

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm 32

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 32

2.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư 34

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY 35

2.2.1. Hình thức phát hành bảo lãnh 35

2.2.2. Một số chỉ tiêu 35

1.2.2.1. Qui mô, tỷ trọng và tốc dộ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh 35

2.2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh 41

2.2.2.3. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn 42

2.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 43

2.2.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng 43

Các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh 43

2.2.3.2. Khả năng thu hút khách hàng 43

2.2.3.3. Hình thức bảo đảm bảo lãnh 45

2.2.4. Đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây từ năm 2003 đến nay 46

2.2.4.1. Kết quả đạt được 46

2.2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân 47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY 50

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY 50

3.1.1. Định hướng chung 50

3.1.1.1. Công tác huy động vốn 51

3.1.1.2. Hoạt động cho vay và đầu tư 51

3.1.1.3. Các dịch vụ ngân hàng khác 52

3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động bảo lãnh 53

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY 54

3.2.1. Công tác tổ chức cán bộ 54

3.2.2. Xây dựng kế hoạch mở rộng hoạt động bảo lãnh cụ thể, thích hợp từng thời kỳ 58

3.2.3. Ứng dụng Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) vào trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 60

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 65

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 66

3.3.1.1. Môi trường pháp lý 66

3.3.1.1. Môi trường kinh tế 67

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68

3.3.2.1. Về mức phí bảo lãnh 68

3.3.2.2. Về loại hình bảo lãnh 68

3.3.3. Kiến nghị với khách hàng 69

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình lâu dài và là kết quả tổng hợp của nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng. Mặt khác, để thu hút khách hàng và cạnh tranh với những ngân hàng khác, ngân hàng phải có mức phí bảo lãnh hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để đạt được điều này thì ngân hàng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên để giảm bớt chi phí nghiệp vụ và thẩm định. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng không ngừng được nâng cao sẽ chuyên môn hoá hoạt động ngân hàng, quy trình nghiệp vụ và thẩm định sẽ linh hoạt và đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo chính xác và an toàn. Như vậy việc nâng cao uy tín và giảm bớt mức phí bảo lãnh của ngân hàng rất khả thi để mở rộng hoạt động bảo lãnh. 1.3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính an toàn của hoạt động bảo lãnh Việc tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh ngân hàng là rất quan trọng nhất để mở rộng hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên doanh số bảo lãnh trong năm cao, số hợp đồng bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tăng cao hay các hợp đồng bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu là những hợp đồng có số tiền bảo lãnh lớn, rủi ro cao thì họat động bảo lãnh không được coi là mở rộng hoạt động bảo lãnh. Mặc dù những hợp đồng bảo lãnh có độ rủi ro càng cao thì mang lại thu nhập càng cao nhưng ngân hàng chỉ nên nhận những hợp đồng có độ rủi ro cao với số tiền bảo lãnh đến một mức độ nhất định phù hợp với nguồn vốn tự có của ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh cuối năm chia theo hình thức bảo đảm là chỉ tiêu rất quan trọng thể hiện tính an toàn của hoạt động bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm bảo lãnh bao gồm: tín chấp, ký quỹ và có tài sản bảo đảm. Hình thức bảo đảm bằng tín chấp có ưu điểm là không ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp song sẽ rất rủi ro đối với ngân hàng. Hình thức bảo đảm bằng tài sản hay mức ký quỹ cao sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song sẽ phát huy được vai trò của bảo lãnh ngân hàng và tăng tính an toàn cho các hợp đồng bảo lãnh. Do đó, ngân hàng chỉ nên áp dụng hình thức bảo đảm tín chấp với những doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Vì vậy để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng cần tập trung tăng doanh số và dư nợ bảo lãnh đối với những hợp đồng bảo lãnh có số tiền bảo lãnh lớn, mức độ rủi ro thấp và không mang tính mạo hiểm. Trên đây chỉ là một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt bảo lãnh ngân hàng xét trên phương diện chủ quan của ngân hàng và là những biện pháp khả thi mà ngân hàng có thể thực hiện được. Tuy nhiên để mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn chịu sự tác động nhiều yếu tố khác như: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế - xã hội, các quy định của Ngân hàng Nhà nước, năng lực tài chính các khách hàng của ngân hàng… CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TÂY 2.1.1. Giới thiệu chung Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây (NHCT) là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên giao dịch: Incombank). Được thành lập tháng 7 nưm 1988 theo Nghị định số 53 HĐBT (nay là Chính Phủ) với tên gọi là Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Sơn Bình, có trụ sở chính tại thị xã Hà Đông và một Chi nhánh tại thị xã Hoà Bình. Ngày 9 tháng 10 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình được Quốc Hội quyết định tách ra thành hai tỉnh là Hà Tây và Hoà Bình. Vì vậy, ngày 30 tháng 8 năm 1991, thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có quyết định số 127-QĐ/NHNN về việc giải thể NHCT tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây và Chi nhánh Ngân hàng Công thương tại tại thị xã Hoà Bình chuyển sang thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây hoạt động kinh doanh với các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận huyện của Hà Nội như Huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Quận Thanh Xuân, Đống Đa. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây cũng được chuyển đổi cho phù hợp với quy định của NHCT Việt Nam. Vì vậy, tháng 12 năm 2004, Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam quyết định sát nhập hai phòng giao dịch số 1 và số 4, nâng cấp thành Chi Nhánh NHCT cấp II Quang Trung, đồng thời nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành Chi nhánh NHCT cấp II Nguyễn Trãi. Từ tháng 8 năm 2005, Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây đã thực hiện thành công chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và tổ chức lại mạng lưới hoạt động theo công nghệ mới, bộ máy hoạt động bao gồm: 1. Trụ sở chính chi nhánh NHCT tỉnh: Bao gồm 8 phòng ban nghiệp vụ, 1 điểm giao dịch là trung tâm thanh toán, dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền, huy động vốn; 2. Các đơn vị trực thuộc bao gồm: các Ngân hàng Chi nhánh cấp II: Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi; Phòng Giao dịch Xuân Mai; 13 quỹ tiết kiệm tại các khu vực tập trung đông dân cư; Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây Phòng kế toán giao dịch Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tài trợ thương mại Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng thông tin điện toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổng hợp tiếp thị Phòng tổ chức hành chính Chi nhánh Sông Nhuệ Chi nhánh Quang Trung Chi nhánh Nguyễn Trãi Phòng giao dịch Xuân Mai Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm Quỹ tiết kiệm 13 quỹ tiết kiệm Tổng số cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây hiện nay là trên 200 người, trong đó: + Ban Giám đốc Chi nhánh NHCT tỉnh là 4 người + Ban Giám đốc các Chi nhánh NHCT cấp II là 3 người + Trưởng, phó phòng Chi nhánh NHCT tỉnh: 12 người + Trưởng, phó phòng Chi nhánh NHCT cấp II: 5 người + Trình độ học vấn: Tiến sĩ Kinh tế: 1 người; Thạc sĩ kinh tế: 4 người; Trình độ Đại học: 135 người; Số còn lại có trình độ trung cấp và cao đẳng; Với mạng lưới tổ chức tương đối hợp lý, cùng với sự đổi mới cả về số lượng sản phẩm cũng như chất lượng phục vụ nên số lượng khách hàng có quan hệ với chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây ngày một tăng lên, trong đó có nhiều khách hàng là các Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài địa bàn tỉnh Hà Tây. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, nhân viên, hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan như sau: 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng (Khoản mục Ngoại tệ đã quy đổi) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 VND Ng.tệ VND Ng.tệ VND Ng.tệ 1. TG các tổ chức kinh tế 218,358 52,358 234,477 62,451 308,342 8,935 2. Tiền gửi tiết kiệm 350,975 211,639 353,231 256,894 476,245 250,378 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 24,035 35,89 35,757 8,782 4. Nguồn khác 28,000 0,599 Tổng 621,368 264,596 623,598 319,345 820,344 268,095 Tổng nguồn 885,964 942,943 1.088,493 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh_Phòng tổng hợp tiếp thị) Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn Trong thời gian qua, thị trường tài chính trong nước sôi động nguyên nhân là do nguồn vốn VND khan hiếm, lãi suất huy động vốn trên thị trường liên tục tăng cao. Vì vậy, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây đã quan tâm nâng cao chất lượng nghiệp vụ huy động vốn: thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ nhân viên thực hiện tốt quy chế, tác phong làm việc - đặc biệt là từng bước xây dựng văn hoá giao dịch với khách hàng; các Quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch được trang bị công nghệ hiện đại khi giao dịch với khách hàng; áp dụng các biện pháp Marketing linh hoạt như có chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, tặng quà khuyến mãi, đa dang hoá các hình thức và lãi suất huy động vốn, thực hiện thu - chi tiền lưu động… Việc áp dụng những biện pháp nêu trên đã giúp hoạt động huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian qua tăng đáng kể, thể hiện ở biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn. Đặc biệt tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh đến 31/12/2005 đạt 1.088 tỷ đồng (vượt qua mức 1000 tỷ đồng), tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2004, vượt 8,8% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó: Nguồn vốn huy động VND tăng 31,6%; nguồn vốn ngoại tệ giảm 16%; Tiền gửi pháp nhân tăng 6,9%; tiền gửi dân cư tăng 19,4%; 2.1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư Bảng 2: Tình hình cho vay vốn tại chi nhánh qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Doanh số cho vay 1.060,155 1.446,566 1.299,352 2. Doanh số thu nợ 833,584 1.312,569 1.396,173 3. Dư nợ cho vay ngày 31/12 1.176,221 1.279,673 1.182,852 (Nguồn: Báo cáo kết quả doanh_Phòng tổng hợp tiếp thị) Biểu đồ Hoạt động cho vay vốn Trong 3 năm gần đây, do nguồn vốn VND khó khăn, lãi suất huy động vốn cao. Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây đã tập trung chỉ đạo phân loại khách hàng, có chính sách đầu tư và cho vay vốn hợp lý, hiệu quả, áp dụng lãi suất cho vay linh hoạt. Cụ thể: + Về cơ cấu vốn, chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây tập trung vốn cho vay các khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp có năng lực tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng, hoạt động kinh doanh trong các ngành như: Công nghiệp, Xây dựng, Y tế, Du lịch, dịch vụ, Làng nghề… thuộc các thành phần kinh tế. + Về chất lượng vốn, từ năm 2000 đến nay chi nhánh đã phối hợp tốt với các khách hàng nên tuyệt đồi không có nợ quá hạn khó đòi mới phát sinh, không để nợ quá hạn kéo dài, tỷ lệ nợ quá hạn bình quân hàng năm ở mức dưới 0,5%/tổng dư nợ cho vay. Tại thời điểm 31/12/2005, không còn nợ xấu, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ không đáng kể trên tổng dư nợ cho vay: 0,3%. 2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH HÀ TÂY TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY 2.2.1. Hình thức phát hành bảo lãnh Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà tây có các hình thức phát hành bảo lãnh bằng thư, điện, TELEX hoặc điện SWIFT. Lựa chọn hình thức nào tuỳ thuộc chủ yếu vào yêu cầu của bên thụ hưởng bảo lãnh. Để hạn chế rủi ro, bên thụ hưởng bảo lãnh thường chỉ định ngân hàng phát hành và hình thức phát hành bảo lãnh. Hiện nay tại Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây phổ biến nhất vẫn là phát hành bảo lãnh bằng thư. Hình thức này có thể áp dụng cho mọi loại hình bảo lãnh như: Bảo lãnh thanh toán dưới hình thức mở thư tín dụng, độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lý quốc tế của L/C; Bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu, thư bảo lãnh kèm theo hối phiếu trả tiền đã được ngân hàng ký với ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả cho bên thụ hưởng bảo lãnh. 2.2.2. Một số chỉ tiêu Thực trạng mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây thể hiện qua một số chỉ tiêu dưới đây: 1.2.2.1. Qui mô, tỷ trọng và tốc dộ tăng trưởng hoạt động bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại còn khá mới mẻ không chỉ với chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây nói riêng mà với hầu hết các NHTM Việt Năm nói chung. Hiện nay, Chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây vẫn chưa có các phòng ban riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tập trung ở phòng tài trợ thương mại tại hội sở chính và phòng kinh doanh tại các ngân hàng chi nhánh cấp II. Trước đây, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp quản lý, do quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng, từ tháng 8 năm 2005, hoạt động bảo lãnh thuộc phòng tín dụng và tài trợ thương mại quản lý. Do vậy bản thân các số liệu về bảo lãnh cũng chưa được lập thành những bảo cáo riêng lẻ mà chủ yếu tập trung trong báo cáo tổng kết hoạt động ngoại bảng cuối mỗi năm tài chính. Chỉ tiêu doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm Bảng 3: Doanh số bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây qua các năm (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Số tiền % tăng (giảm) so năm 2003 Số tiền % tăng (giảm) so năm 2004 Doanh số bảo lãnh 112,342 68,735 - 38,8% 195,195 184% (Nguồn: Báo cáo hoạt động ngoại bảng_Phòng kế toán) Biểu đồ Doanh số hoạt động bảo lãnh Kết quả trên cho thấy doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm 2004 tại chi nhánh thấp hơn doanh số bảo lãnh năm 2003, chứng tỏ hoạt động bảo lãnh chưa được mở rộng. Sang năm 2005, doanh số bảo lãnh đạt 195,195 tỷ đồng, tăng 184% so với năm 2004. Tốc độ tăng doanh số bảo lãnh rất cao thể hiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã được mở rộng, mang lại nhiều lợi ích: Nâng cao uy tín và tăng thu nhập từ phí bảo lãnh cho ngân hàng. Tỷ lệ tăng rất cao thể hiện hiệu quả của công tác hiện đại hoá chi nhánh từ tháng 8 năm 2005 và một phần do các doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân tìm đến ngân hàng để đề nghị phát hành bảo lãnh nhiều hơn. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh hàng năm Để nắm bắt rõ hơn tình hình mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh ta xem xét dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình, đối tượng và thời hạn bảo lãnh. Bảng 4: Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây chia theo loại hình bảo lãnh (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Số tiền % tăng (giảm) so năm 2003 Số tiền % tăng (giảm) so năm 2004 1. BL vay vốn 86 66 -23,3% 230 248% 2. BL thanh toán 2.168 500 -77% 4.275 755% 3. BL thực hiện hợp đồng 39.970 30.265 -24,3% 64.213 112% 4. BL dự thầu 4.870 6.390 31,2% 8.962 40,3% 5. Bảo lãnh khác 7.760 8.269 6,6% 37.855 357,8% Tổng 54.854 45.490 -17% 115.535 154% (Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị) Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây Thực tế cho thấy hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây diễn ra không đều. Số dư bảo lãnh năm 2004 thấp hơn số dư bảo lãnh năm 2003 cho thấy hoạt rộng bảo lãnh tại chi nhánh chưa được mở rộng. Điều này được giải thích là do năm 2004 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam và toàn thế giới: bệnh dịch cúm gia cầm lây lan gây ra những tổn thất không nhỏ về người và của. Đặc biệt Hà Tây vẫn là một tỉnh sản xuất nông nghiệp phát triển vì vậy đại dịch cúm gia cầm lây lsn có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên đến năm 2005, số dư bảo lãnh tại chi nhánh là 115.535 triệu đồng, tăng 154% so với năm 2004 chứng tỏ hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã được chú ý và mở rộng. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng, tạo khích lệ để chi nhánh tiếp tục mở rộng hoạt động bảo lãnh. Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình bảo lãnh Mặc dù có sự biến động về dư nợ bảo lãnh hàng năm nhưng loại hình bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh dự thầu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh, thể hiện trên biểu đồ dư nợ bảo lãnh chia theo loại hình. Thực tế này có được là do quá trình phát triển kinh tế làm phát sinh các hợp đồng và thương vụ có giá trị lớn, đòi hỏi phải có bảo lãnh ngân hàng. Như vậy bảo lãnh đã được các doanh nghiệp biết đến và đang dần phát huy vai trò tích cực của nó. Đối với những loại hình bảo lãnh khác, dư nợ bảo lãnh tăng đều qua các năm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ bảo lãnh chứng tỏ chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bảng 5: Dư nợ bảo lãnh chia theo thời hạn bảo lãnh Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. BL ngắn hạn 53.206 97% 41.394 91% 107.261 93% 2. BL Trung và dài hạn 1.648 3% 4.096 9% 8.274 7% Tổng 54.854 100% 45.490 100% 115.535 100% (Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị) Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh phân theo thời hạn Hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh tập trung chủ yếu là bảo lãnh ngắn hạn, bảo lãnh trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp, đây cũng là thực trạng chung của các NHTM Việt Nam. Chi nhánh chủ yếu phát hành bảo lãnh ngắn hạn vì đây là loại hình bảo lãnh có độ rủi ro thấp, ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố bên ngoài và môi trường kinh tế vĩ mô. Hiện nay, khách hàng truyền thống, khách hàng lớn của chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoat động trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số quận huyện của Hà Nội. Do đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. Phần lớn dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh tập trung ở các doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể: Bảng 6: Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Bảo lãnh cho các DNNN 52.375 95,5% 40.309 88,6% 104.559 90,5% 2. BL cho các thành phần kinh tế khác 2.479 4,5% 5.181 11,4% 10.976 9,5% Tổng 54.854 100% 45.490 100% 115.535 100% (Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị) Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh chia theo thành phần Do có lợi thế là một trong ba ngân hàng quốc doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tây nên hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế nhà nước. Ngoài ra do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động tại Hà Tây là những doanh nghiệp trẻ, qui mô nhỏ, các hợp đồng hay thương vụ làm ăn có giá trị lớn không nhiều do đó nhu cầu về bảo lãnh ngân hàng thấp. Tuy nhiên trong thời gian tới dư nợ bảo lãnh của chi nhánh đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng lên do những thành phần kinh tế này đang được khuyến khích phát triển và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước đang diễn ra mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao. 2.2.2.2. Chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Hoạt động bảo lãnh là nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và mới mẻ, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh chủ yếu vẫn là huy động vốn, cho vay và đầu tư, các dịch vụ ngân hàng trung gian chưa thực sự phát triển và mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Bảng 7: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thu từ hoạt động bảo lãnh 342 826 1065 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán_Phòng kế toán) Biểu đồ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Như vậy, mặc dù hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh diễn ra không đồng đều nhưng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh rất đáng kể và liên tục tăng qua các năm. Năm 2003, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh mới chỉ là 342 triệu đồng thì năm 2004 là 826 triệu đồng và năm 2005 là 1.065 triệu đồng. Kết quả cho thấy mở rộng hoạt động bảo lãnh đã mang lại daonh thu đáng kể cho chi nhánh. Trước đây, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh do phòng khách hàng doanh nghiệp phụ trách, từ tháng 8 năm 2005, triển khai kế hoạch hiện đại hoá ngân hàng từ phía NHCT Việt Nam, hoạt động bảo lãnh chuyển sang thuộc bộ phận tài trợ thương mại thực hiện. Vì vậy từ trước năm 2003, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh nằm trong mục doanh thu từ hoạt động tín dụng (bảng cân đối kế toán), sang năm 2005, doanh thu hoạt động bảo lãnh nằm trong mục doanh thu từ nghiệp vụ tài trợ thương mại. Vì vậy chưa có cơ sở để so sánh doanh thu hoạt động bảo lãnh so với các hoạt động trung gian của chi nhánh như nhiều NHTM khác. 2.2.2.3. Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn Với khả năng phân tích tài chính dự án tốt và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ nhân viên, trong 3 năm qua tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây không có dư nợ bảo lãnh quá hạn cũng như không có hợp đồng bảo lãnh nào phải thực hiện nghĩa vụ. Đây thực sự là kết quả khả quan để mở rộng hơn nữa hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. 2.2.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây 2.2.3.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo lãnh của khách hàng Các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh + Bảo lãnh vay vốn: - Bảo lãnh vay vốn trong nước - Bảo lãnh vay vốn nước ngoài + Bảo lãnh thanh toán + Bảo lãnh dự thầu + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng + Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm + Bảo lãnh hoàn thanh toán + Các loại bảo lãnh khác theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước 15 năm hình thành và phát triển, với uy tín và kinh nghiệm của mình, chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây hiện đang cung cấp cho khách hàng tất cả các loại hình bảo lãnh thông dụng đang được sử dụng trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc lựa chọn và sử dụng loại hình bảo lãnh nào chủ yếu tuỳ thuộc vào khách hàng là các doanh nghiệp chứ không phải là do ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã chú ý mở rộng hoạt động bảo lãnh và cung cấp đa dạng các loại hình bảo lãnh nhưng doanh nghiệp không thấy được vai trò của bảo lãnh ngân hàng thì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng không thể hiệu quả được. Do vậy quyết định lựa chọn loại hình bảo lãnh nào phụ thuộc vào nhu cầu và các giao dịch kinh doanh phát sinh của khách hàng. Đây cũng là lý do mà các loại hình bảo lãnh của chi nhánh chủ yếu tập trung ở bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 2.2.3.2. Khả năng thu hút khách hàng Với thương hiệu Incombank đã được tạo dựng từ lâu, Chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Hà Tây thực sự tạo được chữ tín với khách hàng là các doanh nghiệp. Khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh không chỉ có những khách hàng truyền thống là những tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các thành phần kinh tế khác là các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân… Bảng 8: Biểu phí dịch vụ bảo lãnh trong nước tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây Loại phí Mức tính phí Tối thiểu 1. Phát hành bảo lãnh 300.000đ/lần - Phần giá trị bảo lãnh không có ký quỹ 2%/năm - Phần giá trị bảo lãnh có ký quỹ 1%/năm 2. Sửa đổi tăng tiền, gia hạn 100.000đ/lần - Phần giá trị bảo lãnh không có ký quỹ 2%/năm - Phần giá trị bảo lãnh có lý quỹ 1%/năm 3. Sửa đổi khác 50.000đ/lần 4. Huỷ bỏ bảo lãnh 200.000đ/lần (Nguồn, phòng khách hàng doanh nghiệp) Thực tế trên cho thấy mức phí bảo lãnh trong nước áp dụng tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây có cao hơn so với mức phí bảo lãnh của chi nhánh các ngân hàng quốc doanh khác trên cùng địa bàn và cao hơn nữa so với mức phí của các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần có mặt tại Hà Tây. Đây là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp chưa đề nghị ngân hàng phát hành hảo lãnh mặc dù rất tin tưởng vô thương hiệu Incombank. Thực tế này là một lý do hạn chế mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. 2.2.3.3. Hình thức bảo đảm bảo lãnh Là một trong những ngân hàng quốc doanh hoạt động có hiệu quả, chi nhánh cũng có được những lợi thế so với các ngân hàng thương mại cổ phần như hàng năm được cấp vốn từ phía Ngân hàng Nhà Nước và NHCT Việt Nam. Tuy nhiên chi nhánh cũng chịu nhiều áp đặt trong một số hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Những khách hàng lớn của chi nhánh hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước vì vậy khi các doanh nghiệp đến đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh vẫn thường xuyên sử dụng hình thức bảo đảm là tín chấp hay mức ký quỹ 5% đến 20%. Do các doanh nghiệp Nhà nước được sự bảo hộ từ phía bộ chủ quản và chính quyền địa phương nên chi nhánh vẫn phải phát hành bảo lãnh. Mặc dù chưa có rủi ro xảy ra đối với những hợp đồng này song để mở rộng hoạt động bảo lãnh theo hướng phát huy những vai trò của bảo lãnh ngân hàng thì chi nhánh không thể cho các doanh nghiệp Nhà nước phát hành bảo lãnh bảo đảm tín chấp được. Phát hành bảo lãnh bảo đảm tín chấp có ưu điểm là không ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp song sẽ không đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, hiệu quả. Bảng 9: Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh theo hình thức bảo đảm Đơn vị tính: Triệu đồng Hình thức bảo đảm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tín chấp 30.326 55,3% 27.400 30,2% 87.834 76,0% 2. Ký quỹ 18.692 34,1% 13.396 29,4% 24.404 21,1% 3. Tài sản bảo đảm 5.836 10,6% 4.694 40,4% 3.288 2,9% Tổng 54.854 100% 45.490 100% 115.535 100% (Nguồn: Báo cáo hoạt độngbảo lãnh tháng 12 hàng năm_Phòng tổng hợp tiếp thị ) Biểu đồ Dư nợ bảo lãnh tại chi nhánh theo hình thức bảo đảm Tỷ trọng bảo lãnh tín chấp tại chi nhánh rất cao là do hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp Nhà nước. Trong những năm tiếp theo, tỷ lệ bảo lãnh bảo đảm tín chấp và mức ký quỹ thấp chắc chắn sẽ giảm mạnh do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước. Hiện nay một số doanh nghiệp Nhà nước lớn, là khách hàng truyền thống của doanh nghiệp đang tiến hành cổ phần hoá, do đó đối với những doanh nghiệp này sẽ không còn bảo lãnh bảo đảm tín chấp nữa, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh sẽ an toàn và hiệu quả hơn. 2.2.4. Đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây từ năm 2003 đến nay Là chi nhánh cấp I trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam, với thương hiệu Incombank đã được tạo dựng hơn 15 năm, chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây thực sự tạo được chữ tín không chỉ với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tây mà trên phạm vi toàn quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây mở rộng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. 2.2.4.1. Kết quả đạt được Trong thời gian qua với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên toàn chi nhánh nói chung và các cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nói riêng, hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh đã có những bước thăng trầm và kết quả đạt được khả quan. Cụ thể: +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Tỉnh Hà Tây.doc
Tài liệu liên quan