MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG 3
BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Các hoạt động chính 4
1.2 Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại 5
1.2.1 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 7
1.2.2 Đặc điểm của bảo lãnh 8
1.2.3 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 11
1.2.4 Phân loại bảo lãnh 13
1.2.5 Điều kiện và phạm vi bảo lãnh 24
1.2.6 Quy trình bảo lãnh 26
1.2.7 Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh 27
1.3 Mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 29
1.3.1 Quan niệm về mở rộng hoạt động bảo lãnh 29
1.3.2. Điều kiện và khả năng mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 32
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 41
2.1. Khái quát chung về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội. 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT Hà nội. 43
2.1.3. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Hà nội năm 2004-2006 44
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội. 54
2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh. 54
2.2.2. Các loại hình bảo lãnh đã triển khai. 54
2.2.3. Quy trình bảo lãnh. 55
2.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Hà nội năm 2004-2006. 58
2.4. Đánh giá mở rộng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Hà nội từ năm 2004 đến nay. 67
2.4.1. Những thành tựu đạt được 67
2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại NHNo & PTNT Hà nội. 69
2.4.3. Nguyên nhân những tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG 74
BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP 74
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 74
3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Hà nội và mở rộng hoạt động bảo lãnh. 74
3.1.1. Định hướng phát triển của chi nhánh. 74
3.1.2.Định hướng mở rộng hoạt động bảo lãnh 75
3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại NHNo&PTNT Hà nội. 77
3.2.1. Xây dựng kế hoạch mở rộng hoạt động bảo lãnh thích hợp. 77
3.2.2. Hoàn thiện chính sách Marketing hướng tới hoạt động bảo lãnh. 78
3.2.3. Mở rộng đối tượng bảo lãnh. 82
3.2.4. Mở rộng các loại hình bảo lãnh. 83
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ. 83
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh. 85
3.2.7. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 86
3.2.8. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh. 87
3.2.9. Áp dụng các hình thức đảm bảo cho bảo lãnh một cách phù hợp 90
3.3. Một số kiến nghị 90
.3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan. 90
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 92
3.3.3. Với NHNo&PTNT Việt nam. 93
KẾT LUẬN 95
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công- Nông- Thương Thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng.
Thời gian dầu NHNo&PTNT Hà nội gặp rất nhiều khó khăn với 1182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu tiền gửi Ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là dư nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở phương tiện không đáp ứng được yêu câù kinh doanh, chi nhánh luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, hơn nữa lại sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với những ngân hàng có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn.
Nhận rõ được những khó khăn và thách thức cũng như trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế Nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội. NHNo & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Vì vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ 1999 trở đi NHNo & PTNT Hà Nội đã dần khắc phục được những khó khăn của mình.
Tháng 9/1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, Đan phượng, Thạch Thất , Ba Vì, Phúc Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phú và Hà Tây.
Tháng 10/1995 thực hiện mô hình hai cấp, NHNo & PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về NHNo & PTNT Việt nam. Lúc này NHNo & PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp ngay giữa nội đô thành Hà Nội. Để đứng vững và tồn tạiNHNo & PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. Trong năm chi nhánh thành lập thêm Ngân hàng khu vực Chợ hôm ( nay là Ngân hàng Hai Bà Trưng) và các Ngân hàng quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân.
Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy.
Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh.
Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch .
Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và 11 phòng giao dịch
Tháng 11/2004 tiếp tục bàn giao hai chi nhánh Chương Dương và Tây Hồ về Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng.
Tháng 3/2006 bàn giao chi nhánh Quận Cầu Giấy về Trung ương.
Sau gần 20 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNo & PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên tất cả các mặt. Đến nay NHNo & PTNT Hà Nội có 11 chi nhánh cấp 2 và 37 phòng giao dịch trực thuộc
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của NHNo&PTNT Hà nội.
Sơ đồ tổ chức quản lý
Phòng Tổ chức
Cán bộ & đào tạo
Phòng Tín dụng Phòng giao dịch 1
Phòng Thẩm định Phòng giao dịch 2
Phòng kế toán – Phòng giao dịch 3
Ngân quỹ
Phòng kinh doanh ngoại Phòng giao dịch 4
tệ & thanhtoán quốc tế
Phòng Vi tính Phòng giao dịch 5
Giám Phó
Đốc Giám Phòng Hành chính
Đốc
Phòng tổ chức cán
bộ và Đào tạo
Tổ kiểm tra, kiểm
toán nội bộ
Tổ nghiệp vụ thẻ
Phòng giao dịch
Tổ tiếp thị
Phòng tín dụng
Chi nhánh NHNo cấp 2 Kế toán ngân quỹ
2.1.3. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Hà nội năm 2004-2006
2.1.3.1.Huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nội tệ
9.005
8.357
10.828
11.487
Ngoại tệ ( quy đổi)
742
919
898
1.358
Tổng nguồn vốn
9.748
9.276
11.601
12.845
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà nội )
Tổng nguồn vốn huy động của NHNo& PTNT Hà Nội không ngừng tăng lên trong những năm qua, từ số vốn huy động 9.748 tỷ VNĐ năm 2003 đến 2006 tổng số vốn có thể huy động được 12.845 tỷ, tức tăng 1.32 lần. Nhưng trong đó năm 2004 mức vốn huy động giảm so với năm 2003 là do hai Chi nhánh Chương Dương và Tây Hồ bàn giao về NHNo& PTNT Việt nam. Tuy nhiên năm 2005 đã có mức tăng so với 2004 là 2.325 tỷ.
Bảng 2.2. Kết cấu nguồn vốn theo các thành phần kinh tế
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
+/-
(%)
Năm 2005
+/-
(%)
Năm 2006
+/-
(%)
Tiền gửi dân cư
2528
- 6
2965
17
3633
28
TiềngửiTCKT
& ký quỹ
3960
98
4999
26
3854
- 30
Tiền gửi TCTD
660
- 81
403
- 39
1873
365
Tiền gửi kho bạc
2128
29
3234
52
3485
30
Tổng nguồn vốn
9276
11601
12845
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà nội )
Năm 2004 nguồn vốn có phần giảm nhẹ so với 2003 như tiền gửi dân cư năm 2004 là 2528 tỷ, đã giảm 6% so với năm trước, tiền gửi tổ chức tín dụng khoảng 660 tỷ giảm 81%. Tuy nhiên tiền gửi tổ chức kinh tế và ký quỹ vấn tăng 98%, tiền gửi kho bạc nhà nước tăng 29%. Đến 2005 do chi nhánh đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp với lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn góp phần tăng cao chất và số lượng huy động từ dân cư, mặt khác phong cách giao dịch thay đổi tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch với khách hàng. Kết quả là tiền gửi dân cư từ 2528 tỷ (2004) lên 2965 tỷ ( 2005) tức tăng 17%, tiền gửi tổ chức kinh tế & ký quỹ tăng 26%, tiền gửi kho bạc tăng 52% nhưng tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm 39% chỉ còn 403 tỷ . Bước sang năm 2006 công tác huy động đã đạt được những kết quả đáng kể, mức tiền gửi đã tăng so với 2005 như tiền gửi dân cư 3633 tỷ, tăng 28%; tiền gửi tổ chức tín dụng tăng mạnh khoảng 365%, tiền gửi kho bạc tăng 30%; tuy nhiên tiền gửi tổ chức kinh tế và ký quỹ giảm xuống còn 3854 tỷ (giảm 30%) nhưng tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng khoảng 11% so với 2005.
Bảng 2.3. Kết cấu nguồn vốn theo thời gian.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
+/-
(%)
Tiền gửi không kỳ hạn
-
4664
5364
42
Tiền gửi < 12 tháng
-
3457
2264
- 17.6
Tiền gửi > 12 tháng
3387
3483
5217
40.4
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà nội )
Trong những tháng cuối 2006 NHNo & PTNT Hà Nội đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn như: khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiều hình thức trả lãi, bên cạnh đó chất lượng và số lượng các loại dịch vụ tăng cao làm tiền gửi trên 12 tháng tăng 40.4%, tiền gửi không kỳ hạn tăng từ 4664 tỷ lên 5364 tỷ (2006). Tuy nhiên, tiền gửi dưới 12 tháng đã giảm 17,6% tức 1193 tỷ đồng.
Công tác huy động vốn năm 2006 nhìn chung có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, đây là khó khăn chung của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. Nhưng nhờ sự lỗ lực và không ngừng phấn đấu, trong năm NHNo & PTNT Hà Nội đã liên tục đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn để đầu tư tín dụng và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn, chi nhánh thường xuyên có lượng vốn dư thừa lớn ổn định để điều hòa chung trong toàn hệ thống NHNo& PTNT Việt nam.
2.1.3.2. Sử dụng vốn
Trong các nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thì nghiệp vụ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu. Nên khi nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn của NHNo& PTNT Hà Nội, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích sự biến động của tổng dư nợ và chất lượng tín dụng.
Bảng 2.4. Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hà nội
(Đơn vị: tỷ đồng)
ChØ tiªu
Năm 2004
+/-
(%)
Năm 2005
+/-
(%)
Năm 2006
+/-
(%)
Nội tệ
2197
-2
1960
-14
2043
4,2
Ngoại tệ ( quy đổi)
942
69
729
-11
414
-43
Tổng
3139
12
2690
-23
2457
-8.6
Theo thời gian
Ngắn hạn
2062
19
1631
-21
1336
-18
Trung hạn
552
-1
383
-31
432
13
Dài hạn
525
24
676
29
689
2
thành phần kinh tế
DNNN
1615
3
970
-60
818
-16
DNNQD
1093
44
1160
6
1293
11,5
Hộgiađình,Cá nhân
431
-11
560
30
344
-38,6
( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ năm 2004 nhìn chung là giảm so với năm trước đó. Năm 2005 tổng dư nợ 2690 tỷ đạt 99,6% chỉ tiêu đề ra, nhưng giảm 23% so với năm trước đó, trong đó dư nợ nội tệ giảm 14% tức 237 tỷ; và dư nợ ngoại tệ cũng giảm 11% tương đương 213 tỷ . Bước sang năm 2006, với chính sách khuyến khích cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển của thị trường chứng khoán gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động tín dụng làm tổng dư nợ đạt 2457 tỷ đồng đã giảm 8,6%, trong đó dư nợ ngoại tệ giảm 43% nhưng dư nợ nội tệ có sự tăng nhẹ khoảng 4,2% tức đạt 2043 tỷ đồng.
Biểu đồ 1: Dư nợ theo thời hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2004 trở đi dư nợ tín dụng giảm đi rõ rệt, năm 2004 là 2062 tỷ, đến 2005 chỉ còn 1631 tỷ và đến 2006 tiếp tục giảm 18%, tức chỉ còn 1336 tỷ. Dư nợ trung hạn cũng giảm liên tục qua ba năm qua, từ 2004 là 552 tỷ, đến nay chỉ còn 432 tỷ. Tuy nhiên dư nợ dài hạn đã tăng nhẹ, đến 2006 tăng 2% tức khoảng 689 tỷ. Trong năm chi nhánh đã đầu tư tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa và sản phẩm của mình trong cơ chế thị trường và chuẩn bị cho sự ra nhập WTO, Dư nợ cho vay trung, dài hạn đối với các thành phần kinh tế đã có sự tăng lên và chiếm 45,6% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: tỷ đồng)
Dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng dần, nhất là năm 2006 NHNo&PTNT Hà nội đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư tỷ lệ đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước chiếm 33% giảm 5%, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất chiếm 67% tăng 7% so với 2005. Vì vậy dư nợ với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1293 tỷ tăng lên 11.5%, dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước,hộ gia đình và cá nhân có phần giảm sút; riêng đối với hộ gia đình và cá nhân giảm đáng kể từ 560 tỷ đồng xuống còn 344 tỷ đồng tức giảm 38,6%.
Cùng với việc đầu tư tín dụng trong hoạt động kinh doanh chi nhánh đã không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự, đồng thời còn làm nhiệm vụ tư vấn giúp khách hàng về các mặt nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ vay vốn đối với chi nhánh và thu hút được những khách hàng mới.
Chất lượng đầu tư tín dụng
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Hà nội.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nợ xấu
26.681
94.083
40.974
Dư nợ
3139
2691
2457
Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ
0.85%
3.49%
1.67%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Hà nội)
Từ tháng 6/2005 trở về trước thì tất cả các khoản nợ cho vay của chi nhánh khi đến hạn chưa trả được thì gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn nên làm mức dư nợ thực tế năm 2004 giảm đi rất nhiều, nợ quá hạn đã giảm 0,93% so với năm 2003 và chiếm 0,85% tổng mức dư nợ . Năm 2005 tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 94.083 tỷ chiếm 3,49% tổng mức dư nợ, như vậy tỷ lệ này tăng đáng kể là 67,402 tỷ tương đương với 253% so với năm trước là do bắt đầu từ tháng 6/2005 áp dụng quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 bao gồm nợ quá hạn hoặc nợ được cơ cấu nhiều lần. Đến 31/12/2006 tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 40.974 tỷ chiếm 1,67% tổng dư nợ lưu hành, đã giảm 56,45% tức 53,109 tỷ đồng. Trong năm trích rủi ro gần 214 tỷ đồng, xử lý cả năm 2006 là 231,1 tỷ, thu nợ xử lý rủi ro trên 54,4 tỷ đồng.
Năm 2006, NHN0& PTNT Hà nội đã tích cực tìm kiếm các dự án có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhờ đổi mới phong cách giao dịch, với mức lãi suất cho vay hợp lý nên vẫn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặt khác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định về đầu tư tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và NHNo Việt nam và QĐ 493 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, quyết định 165 về việc phân loại chất lượng tín dụng và công văn 3973/ NHNo - xử lý rủi ro ngày 06/11/2006 về việc hướng dẫn phân loại nợ và xử lý rủi ro của Tổng giám đốc NHNo Việt nam.
Đặc biệt ngay từ đầu năm 2006 Đảng ủy, ban Giám đốc đã đưa ra những nhiệm vụ và mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh trong đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung khai thác tiếp cận những thành phần kinh tế chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thành phần kinh tế tư nhân cá thể…làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch rõ ràng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tích cực thu hồi nợ quá hạn; trích rủi ro và xử lý. Tập trung rà soát và xác định chính xác nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Năm 2006 hoạt động tín dụng còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là việc các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng lãi suất và nhà nước đang thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… nên việc mở rộng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp nhà nước, kể cả trong việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Để tiếp tục phát triển NHNo& PTNT Hà nội tiếp tục thay đổi phong cách giao dịch, xử lý những yêu cầu tín dụng của khách hàng nhanh, an toàn đúng theo quy định của NHNN và NHNo Việt nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện có và thu hút thêm các khách hàng mới.
2.1.3.3. Kinh doanh đối ngoại
Kinh doanh đối ngoại là một nghiệp vụ rất quan trọng, có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như của từng doanh nghiệp có liên quan đến xuất nhập khẩu. NHNo&PTNT Hà nội tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài.
Về xuất khẩu.
Bảng 2.6. Tình hình phục vụ công tác xuất khẩu tại NHNo&PTNT Hà Nội
(Đơn vị: triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
số món
Số tiền
số món
Số tiền
số món
Số tiền
Chứng từ đòi tiền
91
1.9
54
1.46
115
3.2
Thu tiền
77
1.6
52
1.43
99
2.8
Chuyển tiền đến
652
19.68
408
12.13
541
14.03
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Hà nội )
Công tác xuất khẩu tại NHNo&PTNT Hà nội nói chung không ổn định, năm 2005 đã giảm khá mạnh so với năm 2004, với 54 món chứng từ đòi tiền tương đương với 1,46 triệu USD giảm 37 món so với năm trước; 52 món thu tiền hàng xuất giảm 25 món và Chuyển tiền đến cũng giảm mạnh từ 625 (năm 2004) xuống còn 408 món tức 12,13 triệu USD. Bước sang năm 2006 hoạt động của NHNo&PTNT Hà nội gặp không ít những khó khăn. Thị trường hối đoái biến động mạnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng, cơ cấu xuất nhập khẩu mất cân đối, bên cạnh là sự cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà nội nhằm duy trì sự phát triển và mở rộng thị phần, NHNo&PTNT Hà nội đã không ngừng cải tiến phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Làm kết quả xuất khẩu tăng lên rõ rệt như với chứng từ đòi tiền đạt 3,2 triệu USD tức 115 món tăng 61 món; thu tiền hàng xuất khẩu tăng 47 món với 2,8 triệu USD; chuyển tiền đến với 14,03 triệu USD tương đương với 541 món tăng 133 món so với năm trước nhưng vẫn giảm so với năm 2004 là 111 món nhưng tuy nhiên đây cũng là một kết quả đáng khích lệ của chi nhánh trong năm vừa qua.
Về nhập khẩu
Bảng 2.7. Tình hình phục vụ công tác nhập khẩu tại NHNo&PTNT Hà nội.
(Đơn vị: Triệu USD)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Mở L/C
1205
170.04
784
111.47
786
116.01
L/C thanh toán
1203
145.85
889
107.15
798
62.443
Thanh toán nhờ thu
427
115.45
346
16.890
427
19.122
Chuyển tiền
1615
669.73
1682
55.520
1994
49.927
Thu phí dịch vụ
0.388
0.335
0.368
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Hà nội)
Nhìn chung công tác nhập khẩu trong ba năm qua có xu hướng giảm nhưng không ổn định, năm 2005 giảm mạnh so với năm 2004 như số lượng L/C từ 1205 món giảm xuống chỉ còn 784 món tức giảm 58,57 triệu USD, số L/C thanh toán cũng giảm 314 món tương đương với 38,7 triệu USD, thanh toán nhờ thu giảm 98,56 triệu USD, tuy số món chuyển tiền tăng 67 món nhưng số tiền tương đương lại giảm khoảng 614,21 triệu USD. Sang năm 2006 công tác nhập khẩu đã có sự tăng nhẹ so với năm 2005 như số L/C mở tăng 2 món, thanh toán nhờ thu tăng 81 món tức tăng 2,232 triệu USD, chuyển tiền tăng 312 món nhưng số tiền tương đương với nó đã giảm 5,593 triệu USD.
2.1.3.4. Phát triển dịch vụ ngân hàng
Bảng 2.8. Doanh thu dịch vụ của NHNo&PTNT Hà nội
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
+/-
(%)
Năm 2005
+/-
(%)
Năm 2006
+/-
(%)
Thu dịch vụ
7670
-
4780
- 37.67
12033
151.74
(Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Hà nội)
Doanh thu các hoạt động dịch vụ trong những năm qua không ổn định, năm 2004 thu được 7670 triệu đồng, bước sang năm 2005 mức thu này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 4780 triệu tức giảm 37,67%. Nhưng năm 2006 doanh thu dịch vụ lại tiếp tục tăng mạnh do trong năm việc triển khai các loại hình dịch vụ được Ban Giám đốc rất quan tâm và chỉ đạo, kết quả là doanh thu dịch vụ tăng 151,47% tương đương với 7253 triệu vượt kế hoạch đã đề ra là năm 2006 thu dịch vụ tăng trên 20% so với năm 2005. Bên cạnh đó, các hình thức dịch vụ đang triển khai tại chi nhánh cũng rất phong phú như: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, Mastercard, VisaCard, American Express, thanh toán séc du lịch…thu đổi ngoại tệ.
2.1.3.5.Kết quả tài chính
Bảng 2.9. Kết quả tài chính của NHNo&PTNT Hà nội.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Thu nhập
1828
2553
Chi phí
1717
2377
( Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Hà nội)
Thu nhập: qua bảng trên ta thấy thu nhập tăng lên đáng kể, năm 2005 tổng thu đạt 1828 tỷ đồng trong đó thu lãi cho vay là 260 tỷ đồng, bước sang năm 2006 tổng thu nhập đạt 2553 tỷ đồng tức tăng 725 tỷ trong đó thu lãi đạt trên 260 tỷ, thu dịch vụ và thu bất thường đạt 71 tỷ đồng còn lại là thu thừa vốn. Cũng trong năm 2006 chi nhánh đã tập trung tận thu mọi nguồn thu lãi cho vay đạt 97%.
Chi phí: Năm 2005, Tổng chi 1717 tỷ VNĐ, trong đó Chi trả lãi tiền gửi 530 tỷ VNĐ.Chênh lệch lãi suất đạt 0.308% tăng 0.03% so với năm 2004.Năm 2006, tổng chi phí 2377 tỷ tăng 659 tỷ so 2005. Quỹ thu nhập đạt 190.918 triệu. Chênh lệch lãi suất đầu vào và ra thực tế 0.309%.
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội.
2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh.
NHNo&PTNT Hà nội đã áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh trong nhiều năm. Thời gian đầu, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn do sự thiếu hiểu biết của khách hàng, sự thiếu chỉ đạo và điều tiết của hệ thống văn bản pháp quy bởi đây là hoạt động khá mới mẻ đối với các cán bộ ngân hàng. Đến nay, hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Hà nội đã có những bước phát triển mới cả về quy mô lẫn chất lượng, khách hàng đến với chi nhánh ngày càng nhiều và thu nhập từ hoạt động này tăng đáng kể đồng thời cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp quy hướng dẫn hoạt động bảo lãnh, đến nay hầu hết các chi nhánh của NHNo&PTNT đều thực hiện theo quyết định 09/HĐQT-05 ngày 18 tháng 1 năm 2001 về việc hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng của NHNo&PTNT Việt nam và NHNo&PTNT Hà nội là chi nhánh trực thuộc cấp 1 của hệ thống NHNo&PTNT Việt nam, nên cũng áp dụng quy chế này. Ngoài ra, chi nhánh còn thực hiện theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Tiếp đó là Quyết định 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14.
2.2.2. Các loại hình bảo lãnh đã triển khai.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Bảo lãnh bảo hành
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Các loại bảo lãnh khác theo quy định của pháp luật nhưng không có bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh đối ứng.
2.2.3. Quy trình bảo lãnh.
Mặc dù bảo lãnh không phải là một hoạt động cho vay nhưng đối với ngân hàng, rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh cũng tương tự như trong nghiệp vụ cho vay. Khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khoản tiền các ngân hàng bỏ ra trả thay được xử lý như một khoản nợ quá hạn. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh, NHNo&PTNT Hà nội thực hiện theo Quyết định 09/H ĐQT-05, tuy nhiên quy trình này khá phức tạp và gây khó khăn cho khách hàng tham gia bảo lãnh.
Quy trình bảo lãnh gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh.
Khi khách hàng có nhu cầu đến xin NHNo&PTNT Hà nội cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng quy định đối với mỗi loại bảo lãnh. Trong bộ hồ sơ gồm có:
- Hồ sơ pháp lý về khách hàng.
- Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của khách hàng.
- Hồ sơ về khoản bảo lãnh: gồm giấy đề nghị bảo lãnh và các giấy tờ liên quan đến nghĩa vụ xin bảo lãnh.
- Hồ sơ đảm bảo cho các khoản bảo lãnh.
- Các giấy tờ khác mà chi nhánh yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể.
Bước 2: Chi nhánh thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh
Nhận được hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng, chi nhánh tiến hành thẩm định hồ sơ đó, nội dung của công tác thẩm định gồm: Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh; tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng; tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án; đánh giá rủi ro tiềm ẩn, thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
Sau khi phân tích, đánh giá các nội dung trên, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình trưởng phòng kinh doanh và trình lãnh đạo. Trong trường hợp thuộc thẩm quyền, lãnh đạo NHNo&PTNT Hà nội sẽ ra quyết định về việc bảo lãnh, nếu vượt quá thẩm quyền phán quyết thì chi nhánh phải gửi tờ trình lên NHNo&PTNT Việt nam, nếu được chấp nhận thì NHNo&PTNT Hà nội sẽ ra quyết định bảo lãnh.
Bước 3: Phát hành văn bản bảo lãnh.
Khi đã quyết định bảo lãnh hoặc có uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt nam quyết định bảo lãnh thì NHNo&PTNT Hà nội và người đề nghị bảo lãnh ký hợp đồng bảo lãnh. Sau đó chi nhánh tiến hành soạn thảo và phát hành cam kết bảo lãnh, nội dung cam kết bảo lãnh được chi nhánh và người nhận bảo lãnh thống nhất với nhau. Cam kết bảo lãnh có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ nếu các bên liên quan thoả thuận.
Chi nhánh thực hiện thu phí bảo lãnh, quản lý tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, tiến hành thủ tục kiểm tra, nhận đảm bảo, thông báo cho phòng kế toán để nhập vào ngoại bảng số dư bảo lãnh và tiến hành trích quỹ bảo lãnh cho khách hàng. Mức phí do NHNo&PTNT Hà nội thoả thuận với khách hàng phù hợp với các chi phí của mình và mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh này. Trong trường hợp có bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận, trên cơ sở mức phí bảo lãnh được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh mỗi bên được hưởng, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh của từng bên và mức phí bảo lãnh thu được của khách hàng. Tuy nhiên mức phí bảo lãnh không được vượt quá 2%/ năm với số tiền đang được bảo lãnh mặt khác mức phí này phụ thuộc vào mối quan hệ và độ tín nhiệm của chi nhánh với khách hàng
Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh:
Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghĩa vụ bảo lãnh, chi nhánh luôn phải kiểm tra theo dõi khách hàng, trừ trường hợp ký quỹ 100% vốn tự có của khách hàng. Cán bộ thực hiện bảo lãnh phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, yêu cầu khách hàng gửi các báo cáo định kỳ hàng quý, báo cáo quyết toán nếu hết năm tài chính. Qua việc theo dõi kiểm tra khách hàng, chi nhánh phải đôn đốc khách hàng thực hiện theo nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng. Nếu trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình, sau khi đã tìm mọi biện pháp thì chi nhánh tiến hành cho vay bắt buộc với khách hàng để thanh toán cho người thụ hưởng. Sau khi nhận được thông báo của chi nhánh, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ mà chi nhánh đã trả thay hoặc phải có văn bản xác nhận nợ với chi nhánh.
Bước 5: Tất toán bảo lãnh
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hiệu lực hoặc khi không có thông báo hoặc xác nhận của bên bảo lãnh về việc hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến bảo lãnh, chi nhánh tiến hành hoàn tất bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, chi nhánh phải trả thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh (nếu có thỏa thuận), khởi kiện ra cơ quan pháp luật và các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi khách hàng hoàn tất các nghĩa vụ theo như hợp đồng bảo lãnh, NHNo&PTNT Hà nội lập bản thanh lý hợp đồng bảo lãnh và yêu cầu khách hàng nộp lại thư bảo lãnh đồng thời thông báo cho kế toán để xuất toán số dư bảo lãnh.
2.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh của NHNo&PTNT Hà nội năm 2004-2006.
Xu thế toàn cầu hoá nền ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội.doc