Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1.1. KHÁI QUÁT VỀ DNNQD 2

1.1.1. Khái niệm DNNQD 2

1.1.2. Vai trò của DNNQD 4

1.1.2.1. Tác động mạnh mẽ đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4

1.1.2.2. Thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động 6

1.1.2.3. Góp phần tăng thu nhập quốc dân 6

1.1.2.4. Tăng thu ngân sách Nhà nước 7

1.1.2.5. Thu hút vốn đầu tư của xã hội, đổi mới kỹ thuật, công nghệ làm động lực cho tăng trưởng 7

1.1.3. Đặc điểm của DNNQD 8

1.1.4. Phân loại DNNQD 11

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DNNQD 12

1.2.1. Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 12

1.2.2. Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 14

1.2.3. Phân loại cho vay đối với DNNQD 15

1.2.3.1. Theo thời hạn cho vay 15

1.2.3.2. Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng 16

1.2.3.3. Theo phương thức cho vay 16

1.2.3.4. Theo phương thức hoàn trả 18

1.2.4. Ý nghĩa của hoạt động cho vay đối với DNNQD 19

1.2.5. Các chỉ tiêu đo lường hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNQD 19

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD 20

1.2.6.1. Nhân tố khách quan 20

1.2.6.2. Nhân tố chủ quan( phía NHTM) 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 27

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa 27

2.1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa 32

2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua 35

2.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNQD CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỰA CHỌN 43

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNQD CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 44

2.3.1. Dư nợ cho vay đối với DNNQD 44

2.3.2.Tăng trưởng dư nợ đối với DNNQD 44

2.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay DNNQD 45

2.3.4. Tình hình thu nợ đối với các khoản vay của DNNQD 45

2.3.5. Tỷ lệ lợi nhuận khối DNNQD đóng góp vào trong tổng lợi nhuận của ngân hàng 46

2.3.6. Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNQD 46

2.3.8. Kết quả một số doanh nghiệp tiêu biểu 46

2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 46

2.4.1. Những kết quả đạt được 46

2.4.2. Hạn chế 48

2.4.3. Nguyên nhân 49

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 53

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD 53

3.1.1. Định hướng chung cho kế hoạch 5 năm 53

3.1.2. Mục tiêu năm 2008 54

3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD 55

3.2.1. Mở rộng hoạt động huy động vốn 55

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho vay, xây dựng quy trình cho vay đơn giản, khoa học và hiệu quả 56

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng, kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. 57

3.2.4. Xây dựng, triển khai chiến lược marketing ngân hàng hấp dẫn để thu hút khách hàng mới 58

3.2.5. Phát triển công nghệ ngân hàng qua việc hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của các DNNQD 59

3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu của hoạt động tín dụng 60

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61

3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Công thương Việt Nam 61

3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 62

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 62

3.3.4. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 63

KẾT LUẬN 65

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uôn bán như chợ Kim Liên, chợ Cát Linh, chợ Khâm Thiên, hệ thống siêu thị dày đặc như siêu thị Startbowl, siêu thị Thái Hà, Asean... Đây là ưu thế cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Tuy vậy, Chi nhánh hoạt động không chỉ bó hẹp trong khu vực quận, việc huy động và cho vay có thể vươn ra ngoài và quan hệ giao dịch vẫn có thể hình thành với những đơn vị mà ngân hàng có thể nắm được đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chi nhánh luôn giữ chữ tín đối với khách hàng, tích cực mở rộng địa bàn hoạt động đầu tư trên mọi lĩnh vực với các thành phần kinh tế và có các chính sách về lãi suất phù hợp. Đồng thời, chi nhánh đã triển khai và thi hành kịp thời cơ chế quản lý, điều hành trong công tác tiền tệ, tín dụng và thanh toán theo phương thức chỉ đạo của ngân hàng công thương Việt Nam. Hiện nay, ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa có trụ sở tại 187 Nguyễn Lương Bằng – Quận Đống Đa – Hà Nội. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa Mở tài khoản và nhận tiền gửi - Mở tài khoản và nhận tiền gửi miễn phí, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước bằng đồng VN. - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ. - Phát hành các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Rút tiền tự động, thanh toán hoá đơn trên máy ATM, thẻ tiền mặt. - Gửi tiền một nơi và rút tiền nhiều nơi tại các địa điểm giao dịch một cửa của chi nhánh và trong hệ thống nhanh chóng, chính xác và an toàn. Với nhiều hình thức và thủ tục gọn nhẹ cùng với sự phục vụ tận tình chu đáo vì lợi ích của khách hàng, ngân hàng đã tạo được lòng tin của dân chúng, nguồn huy động vốn ngày càng tăng và ổn định. Hoạt động tín dụng: - Về cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ. Thời hạn cho vay < 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm các hình thức: + Cho vay vốn lưu động theo hạn mức tín dụng thường xuyên. + Cho vay phục vụ nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. + Cho vay cầm cố các chứng từ có giá. + Cho vay nhu cầu tiêu dung. Mức lãi suất cho vay hiện tại được áp dụng như sau: Chi nhánh đã cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường: như các sản phẩm về thuốc tân dược của Xí nghiệp Dược phẩm TWI, Công ty CP Dược TW, các sản phẩm về săm lốp cao su của Công ty Cao su Sao vàng, các sản phẩm về cáp điện của Công ty cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng đình, các sản phẩm về sơn của Công ty sơn Tổng hợp Hà nội - Về cho vay trung và dài hạn: Cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng, có một số dự án cho vay với thời hạn 10 năm. Bao gồm các hình thức: + Cho vay thương mại trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ + Cho vay đồng tài trợ + Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu Chi nhánh tiếp tục giải ngân cho các dự án của các DN là khách hàng truyền thống như Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8, Công ty Xe đạp – Xe máy Thống nhất để đầu tư dây chuyền sản xuất, Nhà máy thuỷ điện A Vương của Công ty Lũng lô, dự án truyền hình cáp Hà nội - Đồng tài trợ - cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài, như cho vay hợp vốn với VCB Quảng Ninh để đầu tư máy móc thiết bị khai thác than. - Nghiệp vụ Bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán ... Dựa trên uy tín của khách hàng trên thương trường và quan hệ với ngân hàng. Mức phí bảo lãnh được thay đổi qua các các giai đoạn, hiện tại áp dụng mức: 2% năm + 10% VAT / số tiền không ký quỹ và 1% năm + 10% VAT / số tiền ký qũy bảo lãnh. Đối với các nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, Chi nhánh đều giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Nhiều dự án được Chi nhánh bảo lãnh đã trúng thầu, tiếp đó Chi nhánh cung cấp vốn kịp thời để thực hiện dự án đã trúng thầu. Dịch vụ kho quỹ - Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt tại các điểm giao dịch của chi nhánh và trụ sở của khách hàng. - Nhận cất giữ tiền, các vật có giá và giấy tờ quan trọng. Công tác Tiền tệ – Kho quỹ ngày càng phát triển, góp phần tăng thu đáng kể cho Chi nhánh. Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu – chi tiền mặt, đảm bảo thu chi kịp thời, không để tiền tồn đọng, không để khách hàng phải chờ đợi. Thường xuyên đảm bảo việc kiểm ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng đảm bảo an toàn kho quỹ. Dịch vụ ngân hàng quốc tế - Thực hiện thanh toán chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế thông qua mạng toàn cầu SWIFT. - Thư tín dụng (L/C): do ngân hàng Công thương Đống Đa phát hành, thông báo, xác nhận, chiết khấu và thanh toán thư tín dụng. - Nhờ thu: Trả ngay (D/P), trả chậm (D/A). - Nhận và phát hành các loại bảo lãnh với nước ngoài. - Chuyển tiền bằng điện (TTR). - Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối. - Thanh toán thẻ tín dụng, Séc du lịch, ect. - Thực hiện các dịch vụ ngoại hối: + Dịch vụ mua bán ngoại hối giao ngay (Spot). + Dịch vụ mua bán ngoại hối kỳ hạn. + Dịch vụ mua bán ngọai hối kỳ hạn (Swap). Dịch vụ thanh toán điện tử Các tổ chức kinh tế và cá nhân có thể nộp tiền mặt vào bất cứ điểm giao dịch nào của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa hoặc sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như Séc, Uỷ nhiệm chi, Uỷ nhiệm thu, Thư tín dụng, Thẻ ngân hàng... Ngân hàng sẽ thực hiện chuyển tiền qua hệ thống thanh toán nhanh nhất cho khách hàng . 2.1.2.Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa Ban lãnh đạo gồm: giám đốc và 4 phó giám đốc Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng thông tin điện toán Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng nguồn vốn Phòng tài chính kế toán Phòng kiểm soát Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính QTK Số 33 QTK Số 32 QTK Số 30 QTK Số 29 QTK Số 34 QTK Số 35 QTK Số 36 QTK Số 37 QTK Số 38 QTK Số 39 QTK Số 41 QTK Số 42 QTK Số 43 QTK Số 46 Phòng giao dịch Cát Linh Phòng giao dịch Kim Liên Cơ cấu phòng ban: + Phòng nguồn vốn Phòng nguồn vốn bao gồm một mạng lưới tiết kiệm của các phường thuộc địa bàn quận, cụ thể là có 14 quỹ tiết kiệm. Phòng có nhiệm vụ thu hút tiền gửi dân cư trên địa bàn (cả nội tệ và ngoại tệ). Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì phòng này huy động một trong ba nguồn (tổng nguồn vốn ngân hàng bao gồm: nguồn tín dụng, nguồn L/C, nguồn tiền gửi dân cư). Hiện nay, nguồn tiền gửi dân cư mà phòng nguồn vốn huy động chiếm 65- 67% tổng nguồn vốn của ngân hàng. + Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh có nhiệm vụ cho vay thu nợ và quản lý nợ. Ngân hàng cho vay cả nội tệ và ngoại tệ tuy nhiên, đối với ngoại tệ thì được chuyển sang hạch toán ở phòng kinh doanh đối ngoại. Kết quả họat động của phòng này ảnh hưởng tới lợi nhuận chính của ngân hàng. + Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng kinh doanh đối ngoại là phòng cho vay ngoại tệ với nhiệm vụ là quản lý các khoản tiền gửi, tiền vay, L/C, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và các dịch vụ khác như mua bán ngoại tệ + Phòng kế toán Phòng kế toán bao gồm các bộ phận chính sau: Kế toán thanh toán Kế toán nội bộ Kế toán tiết kiệm Bộ phận kiểm soát Bộ phận báo biểu Phòng kế toán chỉ làm nhiệm vụ kế toán VND. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ làm các dịch vụ thanh toán như chuyển tiền, mua các giấy tờ inPhần này cũng chiếm tỷ trọng tương đối góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng. + Phòng điện toán Phòng điện toán có nhiệm vụ tập hợp các phát sinh của ngân hàng từ phòng kế toán chuyển sang để xử lý bằng máy tính, cuối ngày lên bảng cân đối hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Tất cả kết quả kinh doanh của ngân hàng được phản ánh và được quản lý tại phòng điện toán. Phòng điện toán đưa ra số liệu đầy đủ, đúng trên cơ sở của phòng kế toán để giúp lãnh đạo biết được hoạt động hằng ngày từ đó ban lãnh đạo lập kế hoạch cho ngày hôm sau. + Phòng kiểm tra kiểm soát Phòng này có chức năng kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng (ví dụ như kế toán, tín dụng, ngoại hối) xem có đúng với chế độ quy định của Nhà nước, của ngành hay không. Đặc biệt cần kiểm tra các hoạt động cho vay kinh doanh. + Phòng kho quỹ Phòng kho quỹ có nhiệm vụ thu chi tiền tệ (là tiền mặt VND và ngoại tệ), quản lý tài sản thế chấp bao gồm các giấy tờ có giá, bất động sản, động sảnNgoài chức năng thu tiền tại ngân hàng còn có chức năng làm dịch vụ ngân quỹ tức là cán bộ phòng sẽ đến tận nơi thu tiền, thanh toán tiền nếu khách hàng có yêu cầu. Dịch vụ này giúp ngân hàng tăng thu phí dịch vụ. + Phòng tổ chức hành chính Phòng này bao gồm hai bộ phận: Tổ chức nhân sự với nhiệm vụ sắp xếp và tổ chức nhân lực của cơ quan. Hành chính quản trị chịu trách nhiệm về hậu cần cơ quan gồm quản lý tài sản cố định, trang thiết bị, bảo vệ cơ quan. + Phòng giao dịch Ngân hàng gồm có hai phòng giao dịch: phòng giao dịch Cát Linh và phòng giao dịch Kim Liên. Hai phòng này hoạt động như một ngân hàng thu nhỏ, có chức năng thu hút nguồn vốn và cho vay, hạch toán và báo sổ về trung tâm hàng ngày. Tại hai phòng này hiện nay chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với tư nhân, cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn. Hình thức bảo đảm chủ yếu là thế chấp bất động sản. Hai phòng không cho vay ngoại tệ, nếu có khách hàng thì chuyển lên ngân hàng công thương Đống Đa. Cơ cấu tổ chức nhân sự của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa NHCT Đống đa là một chi nhánh có lực lượng nữ cán bộ chiếm tỷ lệ 82% trong tổng số cán bộ công nhân viên, có phòng chuyên môn 100% cán bộ là nữ. 05 đồng chí trong Ban lãnh đạo chi nhánh thì cả 5 người đều là nữ. Tổng số cán bộ của chi nhánh là 350 người, với cơ cấu như sau 287 nữ, 63 nam – tương đương 18%. Trình độ học vấn: Số thạc sĩ 10 người, số người đang học cao học 10 người; Đại học 230 người. Như vậy trình độ đại học và sau đại học là 71.43%; trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp là 28.57%. ngân hàng thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học đào tạo tạo điều kiện học tập nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả các cán bộ của ngân hàng đều có thể sử dụng và vận hành máy tính phục vụ cho công tác. Tuổi đời trung bình trẻ, lại được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết liên quan đến nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tế, thực sự là một nguồn nhân lực quý của ngân hàng trên con đường phát triển. Do đó ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa là một trong những đơn vị được ngân hàng công thương Việt Nam lựa chọn để áp dụng công nghệ hiện đại hoá ngân hàng sớm nhất bằng chương trình Osfa giao dịch một cửa và hiện nay, toàn hệ thống ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa áp dụng chương trình Incas giúp cho các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện; khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút ra ở bất cứ nơi nào trong hệ thống NHCT trên toàn quốc. 2.1.3. Tình hình hoạt động của ngân hàng Công thương Đống Đa thời gian qua Công tác huy động vốn Trong vài năm trở lại đây, ngân hàng đã không ngừng tiến hành mở rộng mạng lưới huy động vốn. Tuy không có nhiều các quỹ tiết kiệm như ngân hàng nông nghiệp, song những gì mà ngân hàng làm được trong những năm qua là rất đáng kể. Mở thêm các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch mà chức năng chủ yếu hiện tại là thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư tại địa bàn này, giúp chi nhánh có thêm những khách hàng mới, thị trường mới. Không những thu hút thêm nguồn vốn bằng cách mở rộng mạng lưới, ngân hàng còn chú trọng đến thái độ của nhân viên và quan trọng hơn cả là sản phẩm thu hút khách hàng. Các sản phẩm đó là: tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và gần đây nhất là chứng chỉ tiền gửi. Các sản phẩm trên đều rất đa dạng, lãi suất hấp dẫn và có thời hạn linh hoạt: 1, 2, 3, 4, 6, 7, 12, 18, 24 tháng và trên 24 tháng phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, áp dụng các hình thức khuyến mại với các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, đặc biệt là việc áp dụng tin học vào giao dịch để có thể đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và được nhiều khách hàng tín nhiệm, tin tưởng. Đối với các doanh nghiệp lớn, chi nhánh chủ động đặt quan hệ, thu hút thêm nhiều khách hàng. Năm 2007 là năm tín dụng tăng trưởng nóng trong toàn ngành ngân hàng cũng như đối với ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa. Mặc dù năm 2007 nền kinh tế có nhiều khó khăn do áp lực lạm phát, giá cả tăng nhanh, thiên tai, dịch bệnh hoành hành, đặc biệt là sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ngày càng gay gắt với sự ra đời của nhiều ngân hàng nhưng dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam và sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên ngân hàng, ngân hàng vẫn giữ vững được đà phát triển ổn định, đạt nhiều kết quả to lớn. Và thực tế, kết quả huy động vốn đạt 3570 tỷ đồng, cao hơn 4 năm trở lại đây. Huy động vốn tăng là tiền đề cho mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng. Năm 2006 là năm vô cùng khó khăn trong việc huy động vốn đối với các NHTM nói chung cũng như ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa nói riêng. Trước sức ép về nhu cầu vốn, các NHTM trên địa bàn liên tục mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động cùng với việc tăng lãi suất huy động, kết hợp với nhiều chính sách khuyến mại chăm sóc khách hàng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần ở mức cao đã gây nhiều khó khăn cho ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa. Đặc biệt tại địa bàn Quận Đống Đa, địa bàn hoạt động chính của ngân hàng, trong vài năm qua đã có rất nhiều NHTM khác mở điểm giao dịch nhằm khai thác địa bàn đã gây ra một áp lực rất lớn đối với ngân hàng trong việc huy động vốn từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Do hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn nên các doanh nghiệp đã tận dụng tối đa nguồn tài chính của mình đã làm cho nguồn tiền gửi của doanh nghiệp trong thời gian qua tăng không đáng kể, ảnh hưởng đến chỉ tiêu huy động vốn của ngân hàng. Nhưng thực tế với những biện pháp cụ thể và kịp thời thì công tác huy động vốn của ngân hàng cũng đã đạt được một con số đáng kể trong những năm gần đây. Xác định rõ tầm quan trọng trong công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, coi đó là linh hồn của hoạt động ngân hàng, Ban lãnh đạo ngân hàng luôn chỉ đạo sát xao và có những chính sách cụ thể nhằm thu hút khách hàng tăng nguồn vốn huy động. Trong năm 2006, ngoài việc bám sát thị trường nhằm có những điều chỉnh lãi suất phù hợp, Ban lãnh đạo ngân hàng đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ làm tốt công tác chăm sóc khách hàng như: Thực hiện các chương trình tặng quà khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như gửi quà tặng, thư chúc mừng đối với những khách hàng truyền thống, có số dư lớn của Ngân hàng trong những dịp lễ, Tết. Thực hiện dịch vụ hỗ trợ nhằm đa dạng các hình thức huy động tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh như dịch vụ thu nhận tiền gửi tiết kiệm tại nhà đối với những khách hàng có số tiền gửi lớn. Nhờ các biện pháp cùng với sự cố gắng, nỗ lực trên, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng trưởng liên tục với tốc độ nhanh và vững chắc. Tính đến 31/12/2006, ngân hàng đã có tổng nguồn vốn huy động là 3,370 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2005 và gấp 1.3 lần so với năm2004. Cơ cấu nguồn vốn cũng có thay đổi đáng kể, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm, chiếm khoảng từ 24.04% - 29.38% tổng nguồn huy động. Đây chủ yếu là tiền gửi trong tài khoản của các DN và cá nhân nhằm mục đích thanh toán. Nguồn vốn này có sự tăng trưởng mạnh trong năm 2006 (chiếm 29% so với tổng nguồn), giúp cho chi nhánh giảm bớt chi phí huy động đầu vào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Về cơ cấu theo đồng tiền thì có đến 80.77% - 84.27% nguồn vốn của chi nhánh là nguồn huy động được bằng VNĐ, còn lại là ngoại tệ mà chủ yếu là USD. Nguồn ngoại tệ này chủ yếu là do huy động tiết kiệm và thực hiện nghiệp vụ mua ngoại tệ của khách hàng. Xét về tăng trưởng nguồn huy động, có thể thấy chi nhánh có sự tăng trưởng nhanh và khá ổn định qua các năm, đặc biệt là trong ba năm gần đây. Như có thể thấy trong bảng số liệu, các chỉ tiêu đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt có sự tăng trưởng nhảy vọt của nguồn huy động trung và dài hạn trong năm 2005 (tăng trên 200% so với năm 2004) và nguồn tiền gửi thanh toán. Ngân hàng cũng thu hút được nhiều ngoại tệ hơn (tăng 2% -4%) qua các năm để tự đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của chính mình. Kết quả huy động vốn trong 3 năm gần đây Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng nguồn vốn huy động 2,600 3,143 3,370 3,570 Tiền gửi thanh toán 625 812 990 901 (% so với tổng huy động) 24.04 25.84 29.38 Tiền gửi < 12 tháng 1,675 1,531 1,490 (% so với tổng huy động) 64.42 48.71 44.21 Tiền gửi > 12 tháng 300 800 890 (% so với tổnghuy động) 11.54 25.45 26.41 VND 2,100 2,633 2,840 2990 (% so với tổng huy động) 80.77 83.77 84.27 Ngoại tệ đã quy đổi 500 510 530 580 (% so với tổng huy động) 19.23 16.23 15.73 (Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2004, 2005, 2006,2007) Đặc biệt chú trọng khai thác nguồn tiền gửi. Đây là một kênh huy động có tính chiến lược, ổn định, bền vững đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với các chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp kết hợp với các chương trình khuyến mại hấp dẫn của ngân hàng công thương Việt Nam cũng như của ngân hàng cùng với sự phục vụ nhiệt tình chu đáo của cán bộ giao dịch. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ban quản lý dự án, bám sát tiến trình triển khai các dự án khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để có kế hoạch nhằm khai thác nguồn tiền gửi như thu hút các khoản tiền đền bù tại dự án Cầu vượt nút giao thông Ngã Tư Sở. Thường xuyên có tổ thu tiền mặt tại Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và Chi nhánh điện Đống Đa, thu lưu động ở những đơn vị có nhiều tiền mặt, tổ chức thu nhận tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn thu tiền mặt lớn. Nhờ có sự quan tâm kịp thời của Ban lãnh đạo, bằng những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế nên công tác huy động tiền gửi của dân cư thời gian qua đã có những chuyển biến rõ rệt. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nguồn huy động khan hiếm, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các Ngân hàng. Nhưng trong năm qua ngân hàng Đống Đa luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của ngân hàng công thương Việt Nam, bám sát diễn biến thị trường, phát huy sức mạnh của tập thể và bằng những biện pháp cụ thể nhờ đó không những đã duy trì phát triển ổn định nguồn vốn, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn luôn là ngân hàng giữ tỷ trọng cao nộp vốn về Trung ương với 690 tỷ đồng năm 2004, 850 tỷ đồng năm 2005 và 1350 tỷ đồng năm 2006 và 1850 tỷ đồng năm 2007. Công tác sử dụng vốn Huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt hoạt động chủ yếu trong kinh doanh của các NHTM nói chung và của ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa nói riêng. Thành quả trong công tác huy động vốn có được khẳng định hay không cũng tuỳ thuộc vào công tác sử dụng vốn. Do đó sử dụng vốn như thế nào là rất quan trọng, có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhận thức được rõ vấn đề trên, trong những năm qua, ngân hàng đã hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn, đặc biệt là công tác tín dụng luôn luôn được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bám sát sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam trong những năm qua, ngân hàng đã đề ra mục tiêu cho công tác đầu tư và cho vay. Với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay 2,243 2,280 1900 2850 Quốc doanh 1,865 1,100 1150 1540 Ngoài quốc doanh 380 1,180 750 1310 Doanh số thu nợ 2,134 2,230 2600 3250 Quốc doanh 1,586 1,476 1480 1850 Ngoài quốc doanh 548 754 1120 1400 Dư nợ 2,150 2,200 1600 2560 Quốc doanh 1,800 1,210 880 1350 (% so với tổng dư nợ) 83.72 55.00 55.00 52.73 Ngoài quốc doanh 350 990 720 1210 (% so với tổng dư nợ) 16.28 45.00 45.00 47.27 Theo thời gian Doanh số cho vay 2,243 2280 1900 2850 Ngắn hạn 1,993 2,080 1780 2430 Dài hạn 250 200 120 420 Doanh số thu nợ 2,134 2,230 2600 3250 Ngắn hạn 1,858 1,830 2190 2650 Dài hạn 276 400 310 600 Dư nợ 2,150 2,200 1600 2560 Ngắn hạn 1,250 1,500 1090 1590 (% so với tổng dư nợ) 58.14 68.18 68.13 62.11 Dài hạn 900 700 510 970 (% so với tổng dư nợ) 41.86 31.82 31.87 37.89 (Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị cung cấp) Qua bảng tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng trong 3 năm trở lại đây cho thấy: Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh cho đến 31/12/2007 đạt 2560 tỷ đồng, tăng đến 1,6 lần so với năm 2006. Như ta đã biết, năm 2007 là một năm tăng trưởng nóng về tín dụng, dư nợ cho vay của chi nhánh có thể nói đã đạt đến con số cao nhất trong các năm qua, vượt mức kế hoạch đề ra. Về cơ cấu, số liệu trong bốn năm qua vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể về cơ cấu cho vay, trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu ( trên 60%), năm 2007 cho vay ngắn hạn chiếm 62,11% tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn vẫn cao hơn nhiều tốc độ tăng của tín dụng trung và dài hạn. Tín dụng trung và dài hạn năm 2006, 2005 giảm hơn so với năm 2004 (khoảng 60%). Về đối tượng cho vay có thể thấy đang có sự dịch chuyển đáng kể trong năm 2007: Khách hàng ngoài quốc doanh chuyển dịch từ 16.28% tổng dư nợ năm 2004 lên 47,27% tổng dư nợ năm 2007. Theo đó khách hàng quốc doanh giảm từ 83,72% tổng dư nợ năm 2004 xuống 52,73% tổng dư nợ năm 2007. Ban lãnh đạo ngân hàng đã chỉ đạo phòng nghiệp vụ tập trung rà soát, xếp loại DN, thông qua phân tích tình hình tài chính, tiềm năng của từng DN để qua đó có kế hoạch xác định hạn mức tín dụng cho từng DN, giảm dần dư nợ đối với những DN có tình hình tài chính yếu, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời tích cực bám sát thị trường, mở rộng quan hệ đối với những khách hàng có tiềm năng, tình hình tài chính ổn định có chiến lược kinh doanh tốt như: Công ty Cao su Sao vàng, Công ty TNHH Cơ điện Trần Phú, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Công ty Dược liệu TW và Xí nghiệp dược phẩm TW I... Tập trung khai thác, tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, hiệu quả tốt để đầu tư nhằm nâng cao thị phần, hạn chế rủi ro như Dự án nâng cấp và mở rộng mạng truyền hình cáp ở Hà nội của Công ty Dịch vụ Truyền thanh Truyền hình Hà nội, Dự án đầu tư nâng cấp Nhà hàng Hoa Sen 2 của Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên, Dự án đầu tư khu công nghiệp mở rộng Quang Minh của Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng đã chú trọng quan tâm đến các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ nhằm đa dạng hoá các đối tượng khách hàng. Mặt khác, ngân hàng luôn bám sát tình hình lãi suất huy động vốn trên thị trường đặc biệt là trong thời gian qua đã có quá nhiều biến động để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 225 270 295 383.5 Lãi tiền gửi 55 60 85 100.5 Lãi tiền vay 165 200 195 260 Lãi khác ChØ tiªu 2003 2004 2005 Tæng thu nhËp 180 225 270 L·i tiÒn göi 40 55 60 L·i tiÒn vay 137 165 200 L·i kh¸c 3 5 10 Tæng chi phÝ 142 165 200 L·i tiÒn göi 35 45 50 L·i tiÒn göi tiÕt kiÖm 77 82 100 Chi kh¸c 30 38 50 L·i 38 60 70 5 10 15 23 Tổng chi phí 165 200 259 295.5 Lãi tiền gửi 45 50 60 75 Lãi tiền gửi tiết kiệm 82 100 129 150 Chi khác 38 50 70 70.5 Lãi 60 70 36 88 (Nguồn: Số liệu do phòng tổng hợp tiếp thị cung cấp) Cho vay vẫn là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng, chiếm đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, năm 2007, thu nhập từ cho vay chiếm 67.8% tổng thu nhập. Năm 2007 là năm doanh số cho vay tăng cao kéo theo lãi từ tiền vay cũng đã tăng đến 33% so với năm 2006. Năm 2006 là năm khó khăn về hoạt động huy động vốn cũng như cho vay, lãi từ tiền vay giảm hơn so với năm 2005, tuy nhiên về tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng thì vẫn chiếm 66,10%. Chứng tỏ hoạt động cho vay luôn là hoạt động chủ chốt, là hoạt động truyền thống của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh hiệu quả đã mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, năm 2007 đạt 88 tỷ đồng, tăng 2.4 lần so với năm 2006, 1.26 lần năm 2005 và gần 1.5 lần năm 2004. Năm 2007 là một năm thắng lợi của ngân hàng. 2.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DNNQD CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LỰA CHỌN Ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô: Doanh số cho vay đối với DNNQD: (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 DNNN 830 1450 1713 DNNQD 423 685 1025 Chỉ tiêu dư nợ đối với DNNQD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7568.doc
Tài liệu liên quan