MỤC LỤC
trang
Danh mục các chữ viết tắt .1
Danh mục bảng, biểu .2
Lời mở đầu .4
Chương 1: Lý luận chung về mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại . .5
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại . .5
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại . .5
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại . 7
1.1.2.1. Trung gian tài chính .7
1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán .8
1.1.2.3. Trung gian thanh toán .9
1.1.3.Các hoạt động cơ chính của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại .9
1.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM 11
1.1.3.3. Các hoạt động khác . . . .12
1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa . 13
1.2.1. Khái quát về Doanh nghiệp nhỏ và vừa . . .13
1.2.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa . . 13
1.2.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .14
1.2.1.3. Vai trò của các DNN&V trong nền kinh tế . . . 15
1.2.1.4. Nhu cầu vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa . .17
1.2.2. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNN&V .18
1.2.2.1. Khái niệm cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp . .18
1.2.2.2. Các nguyên tắc cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp 18
1.2.2.3. Quy trình cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp .19
1.2.2.4. Các loại hình cho vay của NHTM đối với Doanh nghiệp .21
1.2.2.5. Đặc điểm cho vay đối với DNN&V tại NHTM .26
1.2.2.6. Chính sách cho vay đối với Doanh nghiệp tại NHTM .26
1.3.Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM . 27
1.3.1.Khái niệm mở rộng cho vay đối với DNN&V tại NHTM. .27
1.3.2. Lý do cần mở rộng cho vay đối với DNN&V tại NHTM . 27
1.3.2.1. Ý nghĩa của DNN&V đối với nền kinh tế quốc dân . .27
1.3.2.2. Ý nghĩa của hoạt động mở rộng cho vay đối với DNN&V tại Ngân hàng thương mại. . . 28
1.3.3.Các chỉ tiêu làm căn cứ phản ánh mức độ mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại .29
1.3.3.1.Chỉ tiêu số lượng các DNN&V vay tại NHTM . .29
1.3.3.2. Chỉ tiêu mức tăng dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại . .29
1.3.3.3.Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại 30
1.3.3.4.Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại .31
1.3.4.Các nhân tố tác động tới hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại .31
1.3.4.1.Các nhân tố tác động từ phía Ngân hàng thương mại . 31
1.3.4.2.Các nhân tố tác động từ phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa . . 34
1.3.4.3.Các nhân tố tác động từ môi trường vĩ mô.36
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .38
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . .38
2.2 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . 39
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .39
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .40
2.3. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội trong các năm 2005, 2006, 2007 . 41
2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng trong năm 2005- 2007 . .41
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007 41
2.3.2.1. Hoạt động huy động vốn . . 42
2.3.2.2. Hoạt động tín dụng . .44
2.3.2.3. Hoạt động dịch vụ . .46
2.3.2.4. Kết quả kinh doanh . .48
2.4. Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .49
2.4.1. Nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Nam Hà Nội . .49
2.4.2. Chính sách mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . . 50
2.4.2.1. Đối tượng khách hàng . . .50
2.4.2.2. Lãi suất áp dụng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.50
2.4.2.3. Thời hạn cho vay: . . 51
2.4.2.4. Phương thức cho vay . .51
2.4.2.5. Yêu cầu về tài sản đảm bảo . .51
2.4.3. Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . . 52
2.4.3.1. Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . . .52
2.2.3.2. Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . 54
2.2.3.3. Dư nợ cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội . 60
2.2.3.4. Nợ quá hạn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .65
2.5. Đánh giá hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội 66
2.5.1. Các kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .66
2.5.2. Các mặt còn hạn chế và một số nguyên nhân .67.
2.5.2.1. Các mặt còn hạn chế 67
2.5.2.2. Một số nguyên nhân cơ bản .69
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .72
3.1. Định hướng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .72
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .72
3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát . .72
3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm .73
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .73
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội .75
3.2.1. Phát triển tăng cường hoạt động huy động vốn .75
3.2.2. Xây dựng phòng marketing Ngân hàng, thực hiện tốt công tác Marketing đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa .77
3.2.3. Đổi mới quy trình, thủ tục cho vay phù hợp với DNN&V 79
3.2.4. Điều chỉnh cơ chế cho vay phù hợp với DNN&V 80
3.2.5. Tách và mở rộng thành phòng tín dụng doanh nghiệp riêng 82
3.2.6. Nâng cao hoạt động nghiên cứu thị trường nhu cầu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa .83
3.2.7. Phát triển, xây dựng và triển khai các dịch vụ thoả mãn nhu cầu đa dạng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa 84
3.2.8. Đẩy mạnh công tác tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ công nhân viên .84
3.3. Kiến nghị 85
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước .85
3.3.1.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ .85
3.3.1.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .86
3.3.1.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành có liên quan .87
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 87
3.3.3. Kiến nghị với các Doanh nghiệp với nhỏ và vừa .88
Kết luận 89
Danh mục tài liệu tham khảo . .90
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng sâu sắc, sự phát triển nhanh của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nước cùng với sự lớn mạnh của các Ngân hàng nước ngoài là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ngân hàng thương mại. Khi một Ngân hàng tiến hành mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngay lập tức Ngân hàng bạn cũng đang tiến hành thực hiện mục tiêu đó. Yếu tố dễ dàng bắt trước các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng khiến cho sự cạnh tranh thực sự rất mạnh mẽ. Muốn thực hiện được mục tiêu mở rộng cho vay buộc Ngân hàng thương mại này phải vượt qua thử thách và sự cạnh tranh của các đối thủ.
Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử dân tộc Việt Nam… Dù ở trong hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển …
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là: Bank for Investment and Development of Vietnam, tên gọi tắt: BIDV; Trụ sở chính tại Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; website: www.bidv.com.vn. Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam và ngày 14/01/1990 mang tên chính thức là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.BIDV kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật. BIDV có mạng lưới lớn nhất trong hệ thống các Ngân hàng Việt Nam. BIDV cung cấp các sản phẩm dịch vụ về Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư tài chính. BIDV luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng. BIDV cam kết với khách hàng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất; chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp; “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. Đối với cán bộ nhân viên BIDV đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần, luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công vơis chính sách kinh doanh chất lượng - tăng trưởng bền vững - hiệu quả an toàn. BIDV đã và đang trở thành ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu Việt Nam. Thương hiệu BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, và đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý.
2.2 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
Quá trình lịch sử và hình thành của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội đã trải dài suốt 43 năm. Ngày 31/10/1963, Chi Điếm Tương Mai thuộc Chi hàng kiến thiết Hà Nội được thành lập, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội. Sau một chặng đường dài kể từ đó đến nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội đã trải qua các thời kỳ với những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau:
- Chi Điếm I Tương Mai – Chi hàng kiến thiết Hà Nội từ ngày 31/10/1963 đến năm 1986 với nhiệm vụ tổ chức lực lượng chiến đấu và đảm bảo cung ứng vốn phục vụ phát triển kinh tế thủ đô.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng huyện Thanh Trì ( từ 2/1986)
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Thanh Trì ( từ 12/1991): Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo kế hoạch nhà nước các công trình thuỷ lợi, xây dựng công trình nông lâm nghiệp, cho vay vốn lưu động. Tháng 07/2004 chi nhánh triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng, bộ máy tổ chức tăng lên 52 người.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội: theo Quyết định số 29/QĐ- HĐQT của Hội đồng Quản trị BIDV kí ngày 31/10/2005, ngày 1/11/2005, chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Thanh Trì đã được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội. Cơ sở vật chất được nâng cấp, áp dụng công nghệ mới cùng sự mở rộng về nhân lực. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 839 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 333 tỷ đồng và doanh thu từ dịch vụ đạt 1.5 tỷ đồng.Chi nhánh luôn gữi vững tăng trưởng nhanh, phát triển thực sự.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội: Được nâng cấp từ chi nhánh cấp II Thanh Trì từ năm 2005, đến nay Chi nhánh đã xây dựng cho mình cơ cấu tổ chức khá hiện đại và gọn nhẹ. Cụ thể cơ cấu tổ chức của Chi nhánh như sau:
Biểu 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Chi nhánh Nam Hà Nội
Ban Giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng TĐ & QLTD
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng Kế hoạch - NV
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng Tài chính kế toán
Tổ tiền tệ kho quỹ
Phòng giao dịch số 1,2,3
Điểm giao dịch số 4,5
Hiện nay, NHĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội gồm có trụ sở chính đặt tại km 8, đường Giải Phóng, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Chi nhánh có 03 Phòng giao dịch và 02 điểm giao dịch với 93 cán bộ cộng nhân viên.
2.3. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội trong các năm 2005, 2006, 2007.
2.3.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động của Ngân hàng trong năm 2005- 2007:
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội của nước ta. Hà Nội tập trung một số lượng lớn các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh… Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng mạng lưới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng đã đang và sẽ là áp lực cạnh tranh gay gắt đối với ngành nói chung và đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng.
Năm 2005, tình hình kinh tế- chính trị thế giới cũng có nhiều bất ổn, sự lũng đoạn của các tập đoàn kinh tế lớn, cùng với dịch cúm gia cầm tài phát và sức ép tăng giá bán vật tư, hàng hoá đã tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng, khả năng cạnh tranh, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Năm 2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đã tạo ra một cơ hội lớn cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2007, khép lại với rất nhiều sự kiện quan trọng nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam tròn một năm tham gia WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao 8.2%, kèm theo lạm phát cũng cao nhất trong thập kỉ qua trên 12%. Thế giới có những biến động mạnh về giá vàng, giá dầu và lãi suất đồng USD. FED đã ba lần hạ lãi suất đồng USD xuống còn 4.25% vào thời điểm cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã hai lần nới rộng biên độ tỷ giá lên 0.75%. Thủ đô, quận Hoàng Mai cũng đã có những bước tăng trưởng đồng bộ và ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng.
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội các năm 2005, 2006, 2007
2.3.2.1. Hoạt động huy động vốn: Huy động vốn là một hoạ động rất quan trọng để mở rộng cho vay. Muốn mở rộng được hoạt động cho vay thì công tác huy dộng vốn cũng ngày càng phải mở rộng. Sau đây là tình hình huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triẻn Nam Hà Nội:
Biểu 2.1: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội tăng liên tục cả về số tương đối và tuyệt đối. Nếu năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 839 tỷ đồng. Tăng lên 1159 tỷ đồng trong năm 2006 tức tăng 320 tỷ đồng tương ứng với 38.14 % so với năm 2005. Và đến năm 2007 tăng lên 1554 tỷ đồng, tăng 395 tỷ đồng tương ứng với 34.08% so với năm 2006.
Xét về cơ cấu huy động, huy động tiền gửi của dân cư, huy động bằng VND, vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm trọng cao trong tổng vốn.
Bảng 2.2: Kết quả huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: tỷ VND
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I.Tổng vốn huy động
839
1159
1554
1. Theo thành phần:
1.1. TG của dân cư
610
72.7
749.8
64.7
890
57.3
1.2. TG của TCKT
229
27.3
409.2
35.3
664
42.7
2. Theo loại tiền:
2.1.VND
711
84.7
986
85
1252
80.5
2.2. Ngoại tệ
128
15.3
173
15
302
19.5
3. Theo thời gian:
3.1. Ngắn hạn
431
51.4
625.8
54
883
56.8
3.2. Trung và dài hạn
407
48.6
533.2
46
671
43.2
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2005- 2007)
Tiền gửi của dân cư có sự tăng trưởng cao từ 610 tỷ đồng (năm 2005) tăng lên 749.8 tỷ đồng (năm 2006) và năm 2007 là 890 tỷ đồng. Khẳng định uy tín của Ngân hàng đang ngày càng được nâng cao. Nguồn vốn trung và dài hạn cũng được tăng, đặc biệt vốn huy động bằng ngoại tệ cũng có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn này. Để đạt được các con số huy động vốn khả quan đó, trong các năm vừa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội đã không ngừng thực hiện tốt chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng chính sách huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn…
2.3.2.2. Hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng nhất để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Sau đây là một số kết quả mà chi nhánh đạt được từ hoạt động tín dụng:
Biểu 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007
Trong 3 năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội luôn nỗ lực mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao hiệu quả tín dụng. Nhờ đó tổng dư nợ tín dụng không ngừng tăng. Năm 2005 dư nợ tín dụng là 333 tỷ đồng; đến năm 2006 con số này là 425 tỷ đồng tăng 92 tỷ đồng tương ứng tăng 27.62% so với năm 2005 và năm 2007 dư nợ tín dụng tăng vượt bậc đạt 742 tỷ đồng tăng 317 tỷ đồng tương ứng tăng 74.59% so với năm 2006. Sở dĩ năm 2005, hoạt động cho vay tại Chi nhánh thấp là để đảm bảo nâng cao chất lượng Tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội theo đó việc cho vay là phải có tài sản bảo đảm. Thực tế Chi nhánh trong năm 2005 chủ yếu cho các Doanh nghiệp Nhà nước vay, các dự án lớn của Nhà nước, công tác tiếp cận các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả tín dụng. Vì thế, trong các năm sau đặc biệt năm 2007 vừa qua Chi nhánh đã tích cực đôn đốc thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo vốn vay, hoàn thiện hồ sơ, phân tích đánh giá phân loại khách hàng, rà soát tính toán lại hạn mức vay…
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay của Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
I. Tổng dư nợ TD
333
425
742
1. Theo thời gian:
1.1.Ngắn hạn
220
66.7
304
71.5
478
64.4
1.2. Trung và dài hạn
113
33.3
121
28.5
264
35.6
2. Theo khách hàng:
2.1. Cá nhân
107
32.1
128
30.1
160
21.6
2.2. DN
226
67.9
297
69.9
582
78.4
- DNN&V
117
35.1
210
49.4
411
55.4
- DN lớn
109
32.8
87
20.5
171
23
3. Theo thành phần:
3.1. DNNN
208
62.5
219
51.5
333.9
45
3.2. DNNQD
125
37.5
206
48.5
408.1
55
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007)
Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng trưởng nhanh, dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trong khoảng 30%, và đặc biệt dư nợ tín Doanh nghiệp Nhà nước có xu hướng giảm thay vào đó là dư nợ tín dụng Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh mà tập trung chủ yếu và mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt dư nợ tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng liên tục từ 117 tỷ đồng (năm 2005) tăng lên 210 tỷ đồng ( năm 206) và đạt mức 411 tỷ đồng năm 2007.
2.3.2.3. Hoạt động dịch vụ
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động tín dụng thì các Ngân hàng đang ngày càng chú trọng đến hoạt động dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Hoạt động dịch vụ là một hoạt động tạo lợi nhuận lớn cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội. Cụ thể như sau:
Biểu 2.3: Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ của Chi nhánh
Theo mục tiêu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, Chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Minh chứng bước đầu thành công đó là chỉ tiêu thu phí dịch vụ ròng luôn tăng nhanh và có xu hướng tăng mạnh. Thu dịch vụ ròng đạt 1500 triệu đồng năm 2005, đã tăng thêm 1610 triệu đồng lên 3110 triệu đồng và đạt 6644 triệu đồng năm 2007. Cơ cấu nguồn thu dịch vụ được cải thiện theo hướng tích cực: tỷ trọng phí bảo lãnh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu dịch vụ tuy nhiên đã giảm dần đặc biệt trong năm 2007 chỉ chiếm 37%, dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ có bước tăng đã góp phần tích cực trong tổng thu phí dịch vụ của Chi nhánh.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
%
%
%
1. Thu phí từ kinh doanh ngoại tệ
102
6.8
329
10.6
697
10.4
2. Thu phí bảo lãnh
860
57.3
1802
58
2448
37
3. Thu phí thanh toán trong nước
405
27
700
22.5
1506
23
4. Thu phí thanh toán quốc tế
100
6.7
268
8.6
1736
26
5. Thu phí từ hoạt động khác
33
2.2
11
0.3
257
5.6
Tổng thu phí dịch vụ ròng
1500
100
3110
100
6644
100
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007)
Hiện nay chi nhánh có các sản phẩm dịch vụ tương đối phong phú như sản phẩm thẻ, thanh toán lương qua tài khoản, BSMS, Vestern Union có doanh thu phí thấp; các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng, BIDV- smart@count, thanh toán hóa đơn EVN, internet banking, thẻ VISA, POS… Chi nhánh đã triển khai và giới thiệu và quảng bá tới khách hàng.
2.3.2.4. Kết quả kinh doanh
Với sự thành công trong hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ trong những năm qua Chi nhánh Nam Hà Nội đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua của Chi nhánh
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị : tỷ VND
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
90
140
215
Chi phí
84.7
130
202.2
Lợi nhuận sau thuế
3.8
7.2
12.8
ROA (%)
0.288
0.38
0.42
ROE (%)
2.58
3.65
4.16
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007)
Qua các số liệu trên khẳng định NHĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội đã và đang hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Doanh thu và Chi phí hàng năm đều tăng nhanh và hiệu quả thể hiện đầy đủ trong chỉ tiêu LNST luôn tăng với tốc độ nhanh. Năm 2005 LNST là 3.8 tỷ đồng tăng trưởng, đạt 7.2 tỷ đồng năm 2006 tăng trưởng 189% so với năm 2005 và năm 2007 LNST tăng lên 12.8 tỷ đồng tăng trưởng 177% so với năm 2006. Xét về số tương đối có sự giảm nhưng con số tuyệt đối LNST đều tăng lớn.
2.4. Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
2.4.1. Nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Nam hà Nội
Với mục tiêu phát triển của Đất nước trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh và mạnh. Do đặc tính quy mô vốn nhỏ, thích ứng với thị trường tốt giúp các Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế phát triển nhưng cũng vì thế mà các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang có nhu cầu vốn tín dụng lớn.
Tại địa bàn Hà Nội trong giai đoạn vừa qua đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc đặc biệt năm 2007. Cùng với sự phát triển của Thủ đô, Quận Hoàng Mai cũng đã có những bước tăng trưởng đáng kể, riêng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh ở mức cao. Nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành mở rộng hoạt động, đa dạng hoá loại hình kinh doanh, tiến hành quá trình sản xuất liên tục không bỏ phí cơ hội thu lợi nhuận đã tạo ra rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh. Đáp ứng các phương án sản xuất kinh doanh đó là vốn. Do đó nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng ra tăng mạnh. Đặc biệt các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã nắm bắt được thủ tục vay vốn chắc chắn, săn sàng vay vốn phục vụ nhu cầu vốn và một yếu tố quan trọng hơn hết là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm ăn thực sự có hiệu quả. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa dám nghĩ, dám làm và dám chịu, chủ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có kiến thức tốt về thị trường nên nhu cầu vay vốn Ngân hàng ngày càng lớn.
Trước nhu cầu tín dụng lớn đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội đã đẩy mạnh mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay.
2.4.2. Chính sách mở rộng cho vay đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
Hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao xong cũng luôn luôn tiềm ẩn rủi ro lớn cho Ngân hàng. Vì vậy khi thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa các Ngân hàng đều xây dựng chính sách cho vay phù hợp. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội đã đưa ra chính sách cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nội dung như sau:
2.4.2.1. Đối tượng khách hàng
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước thoả mãn các điều kiện cơ bản sau:Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp nhỏ và vừa không quá 10 tỷ VND; Số lượng lao động trung bình hàng năm không vượt quá 300 lao động. Ngoài ra Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội còn căn cứ vào giá trị tổng tài sản, tổng doanh thu của Doanh nghiệp vay vốn.
2.4.2.2. Lãi suất áp dụng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội cũng như toàn hệ thống đều thực hiện chính sách lãi suất cho vay rất linh hoạt, mức lãi suất từng khoản vay được Chi nhánh quyết định và có dự tham gia thoả thuận của cả hai bên Ngân hàng thương mại và Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có chế độ quản lý tập trung ở Hội sở nhưng không thực hiện các biện pháp hành chính trong quản lý lãi suất cho vay của các Chi nhánh mà quản lý gián tiếp thông qua giá vốn điều chuyển nội bộ.
Lãi suất cho vay được tính theo công thức sau:
Lãi suất Lãi suất Chi phí Phần bù Lợi nhuận
cho vay huy động + quản lý và + rủi ro + mục tiêu
bình quân chi phí khác tín dụng
2.4.2.3. Thời hạn cho vay: Chi nhánh áp dụng cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuỳ theo nhu cầu vay vốn hợp lý của Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song đa phần đó là các món vay ngắn hạn đáp ứng mục đích đầu tư vào tài sản lưu động, phục vụ các phương án sản xuất kinh doanh.
* Vay ngắn hạn: thời giản khoản vay không quá 12 tháng.
* Vay trung hạn: thời gian khoản vay từ trên 12 đến không quá 60 tháng
* Vay dài hạn: thời gian khoản vay trên 60 tháng.
2.4.2.4. Phương thức cho vay tại Chi nhánh đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất đa dạng bao gồm: cho vay từng lần, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay theo dự án đầu tư nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu tín dụng của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.4.2.5. Yêu cầu về tài sản đảm bảo của khoản vay của Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh thông thường gồm có hai hình thức sau: tài sản đảm bảo thuộc sở hữu, sử dụng lâu dài của Doanh nghiệp nhỏ và vừa hay của bên bảo lãnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn và tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay. Cụ thể gồm: Sổ tiết kiệm, vàng, kim khí quý…;Các chứng từ có giá: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Chính phủ…; Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng…; Quyền sử dụng đất; Các loại tài sản đảm bảo tiền vay khác.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội thường cho vay không quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.
2.4.3. Thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
2.4.3.1. Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội
Mở rộng cho vay đầu tiên được thể hiện thông qua việc tăng số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau đây là thực trạng mở rộng số lượng doanh nghiệp của Chi nhánh trong thời gian qua:
Bảng 2.6 : Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại Chi nhánh
giai đoạn 2005- 2007
Đơn vị: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu
2005
2006
2006-2005
2007
2007-2006
DN
DN
+/ -
DN
+/ -
Doanh nghiệp Nhà nước
6
12
6
15
3
Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh
26
68
42
137
69
Tổng Doanh nghiệp nhỏ và vừa
32
80
48
152
72
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2005- 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh có xu hướng phát triển theo chiều hướng tăng nhanh về số lượng các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh và Doanh nghiệp Nhà nước có tăng nhưng mức tăng chậm. Cụ thể năm 2005 số lượng các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh vay tại Chi nhánh là 26 Doanh nghiệp và tăng thêm 42 Doanh nghiệp tức 68 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh vay tại Chi nhánh năm 2006. Năm 2007 Chi nhánh đã cho 137 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh vay tăng 69 số Doanh nghiệp đạt mức tăng cao. Ta nhận thấy Chi nhánh đã mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng theo hướng chú trọng mở rộng hơn về Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh.
Biểu 2.4: Số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007
Nhìn vào bảng số liệu chúng ta nhận thấy số lượng cac Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2005 chỉ có 32 Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Ngân hàng, con số này được tăng lên 48 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt mức 80 Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2006. Và đến năm 2007 số Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh là 152 đã tăng lên 72 Doanh nghiệp. Tốc độ tăng về số lượng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh rất nhanh và tương đối cao. Kết quả đó chứng tỏ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội đã và đang thực hiện thành công hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2005 -2007.
2.4.3.2. Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội.
Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại là tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cho vay phản ánh con số chính xác, cụ thể về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một thời kỳ nhất định.
* Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô
Đối với Chi nhánh thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng ngày càng lớn, do đó mà Doanh số cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này cũng ngày càng lớn. Cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Doanh số cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh giai đoạn 2005 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2006- 2005
2007
2007-2006
%
%
+/-
%
%
+/-
%
DN lớn
109
48
87
29
-22
-30
171
28
84
29
DNN&V
117
52
210
71
93
130
411
72
201
71
Tổng doanh số cho vay
226
100
297
100
71
100
582
100
285
100
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn 2005- 2007)
Biểu 2.5: Doanh số cho vay theo quy mô Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tại Chi nhánh giai đoạn 2005- 2007
Qua bảng số liệu và biểu dồ trên ta thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội thực hiện hoạt động mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô. Cụ thể doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh: năm 2005 Ngân hàng đã cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa vay đạt 117 tỷ đồng, tăng lên 210 tỷ đồng vào năm 2006 và năm 2007 doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là 411 tỷ đồng. Xét về số tương đối tỷ trọng doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên tổng doanh số cho vay của Chi nhánh luôn cao và tăng nhanh. Tỷ trọng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh giai đoạn 2005, 2006, 2007 lần lượt đạt 52 %, 71 %, 72 % trên tổng doanh số cho vay của toàn Chi nhánh. Chi nhánh có doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa được mở rộng cả về số tuyệt đối và số tương đối.
* Doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thành phần kinh tế
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nam Hà Nội chia Doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm: Doanh nghiệp Nhà nước (là các Doanh nghiệp quốc doanh và các Doanh nghiệp cổ phần mà Nhà nước chiếm trên 50% cổ phần), Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (là các Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33195.doc