Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Cho vay và các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại. 3

1.1.1 .Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.2. Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM. 4

1.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. 7

1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 7

1.2.2. Đặc điểm của DNNQD tại Việt Nam 7

1.2.3. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế. 10

1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của các DNNQD. 11

1.3. Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NHTM. 14

1.3.1. Đặc điểm hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD. 14

1.3.2. Vai trò của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NHTM. 17

1.3.3. Các loại hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NHTM. 22

1.4. Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD của ngân hàng thương mại. 28

1.4.1. Quan điểm về mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD của NHTM. 28

1.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD. 28

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD. 31

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 37

2.1. Khái quát về NH ĐT&PT Hà Nội. 37

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh. 37

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng 39

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT HN trong thời gian qua. 40

2.2. Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội. 46

2.2.1. Những quy định chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NH ĐT&PT HN. 46

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh NHDĐT&PT Hà Nội. 48

2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD. 55

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội. 63

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân. 63

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 66

CHƯƠNG 3 75

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NH ĐT&PT HÀ NỘI 75

3.1. Định hướng về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NH ĐT&PT Hà Nội. 75

3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay đối với các DNNQD của NH ĐT&PT Hà Nội. 75

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NH ĐT&PT HN. 76

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN. 76

3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNNQD. 76

3.2.2. Thực hiện tốt công tác Marketing ngân hàng. 81

3.2.3. Phát triển nguồn vốn của ngân hàng tạo tiền đề cho việc phát triển nghiệp vụ cho vay. 83

3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin. 85

3.2.5. Giải pháp về con người, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực. 86

3.2.6. Duy trì chất lượng cho vay cao. 88

3.3. Kiến nghị. 90

3.3.1. Kiến nghị với NH ĐT&PT VN. 90

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam. 91

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan. 92

KẾT LUẬN 94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

MỤC LỤC 96

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cao về chất lượng và số lượng. Tình hình biến động nguồn vốn theo từng nhóm khách hàng trong năm như sau: Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng Đơn vị: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiền gửi tổ chức KT 2.411.958 61,54 2.896.839 63,53 4.906.107 72,13 Tiền gửi tiết kiệm 947.996 24,19 1.284.046 28,16 1.475.187 21,69 Kỳ phiếu, trái phiếu 559.443 14,27 379.103 8,31 420.210 6,18 Tổng 3.919.397 4.559.988 6.801.504 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 – 2006) Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động đã tăng từ 3.919.397 (năm 2004) đến 4.559.988 triệu đồng (năm 2005) và đến 6.801.504 triệu đồng (năm 2006), tức là đã tăng 32,96%. Đây là một sự tăng trưởng lớn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi các ngân hàng đang đẩy mạnh mọi hình thức để cạnh tranh trong việc huy động vốn. Từ đó, tạo ra cơ hội cho Ngân hàng ĐT&PT trong việc gia tăng khả năng tài trợ cho các dự án. 2.1.3.1.1.1. Huy động từ tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế trong 3 năm gần đây liên tục tăng với tốc độ cao. Năm 2006, ngân hàng huy động được 4.906.107 triệu đồng, tăng 2.009.268 triệu đồng so với năm 2005 và 2.494.149 triệu đồng so với năm 2004, tương ứng với tăng 40.95% và 50.84%. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tăng tỷ trọng huy động tổ chức kinh tế trong tổng nguồn huy động từ 63.53% lên 72.13%. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngân hàng. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới cho khách hàng doanh nghiệp như thu hộ doanh nghiệp, dịch vụ trả lương, quản lý ngân quỹ hộ các doanh nghiệp,…Các sản phẩm này không chỉ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tăng khả năng huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp. Tăng trưởng huy động nguồn vốn từ tổ chức kinh tế là chiến lược kinh doanh hoàn toàn phù hợp với tiêu chí hoạt động của ngân hàng.Với tiêu chí hoạt động từ ngày thành lập là ngân hàng đầu tư cho các dự án nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển, do đó, ngân hàng phải tăng cường cho vay trung và dài hạn. Việc huy động được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế sẽ tạo ra nguồn tiền trung dài hạn và tương đối ổn định. Điều đó sẽ tạo ra sự phù hợp về cơ cấu về kỳ hạn của nguồn huy động và nguồn cho vay, giảm thiểu rủi ro về thanh khoản, tăng thu nhập và nâng cao độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, tăng nguồn huy động từ các doanh nghiệp còn làm tăng uy tín cho ngân hàng trên thị trường, hình thành một nhóm khách hàng trung thành của ngân hàng. Đây hoàn toàn là một lợi thế mà bất cứ ngân hàng nào cũng cần duy trì và phát huy. 2.1.3.1.1.2. Huy động từ dân cư. Bên cạnh việc tăng cường huy động từ các doanh nghiệp, ngân hàng ĐT&PT Hà Nội cũng nhận định khách hàng cá nhân là một trong những khách hàng mục tiêu. Do đó, ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm mới cùng với các dịch vụ tiện ích kèm theo cho đối tượng khách này như: Tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm “ổ trứng vàng”, tiết kiệm rút dần, thẻ Etrans 365, thẻ Vạn dặm, thẻ Power. Với các sản phẩm mới hấp dẫn đó, nguồn huy động từ dân cư tăng 191.141 triệu đồng trong năm 2006 so với năm 2005, và tỷ trọng trong tổng nguồn huy động ở mức 21,69%. 2.1.3.1.1.3. Huy động từ phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. Trong cơ cấu của tổng nguồn huy động, tỷ trọng nguồn huy động từ trái phiếu và kỳ phiếu giảm dần, từ 14,27% (năm 2004) xuống còn 8,31% và 6,18% (năm 2006). Sự giảm xuống này tương ứng với việc đẩy mạnh huy động từ các nguồn khác từ trong nền kinh tế. 2.1.3.1.1.4. Theo loại tiền. Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền. Đơn vị: triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng VND 2.958.465 75,48 3.613.677 79,25 5.220.298 76,75 Ngoại tệ quy đổi 960.933 24,52 946.311 20,75 1.581.206 23,25 Tổng 3.919.398 4.559.988 6.801.504 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội ) Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền có sự biến động đáng kể (tăng nhanh tỷ trọng huy động VND trong tổng nguồn huy động), cụ thể, năm 2006 huy động VND tăng 1.606.626 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 76,75% trong tổng nguồn huy động) trong khi huy động ngoại tệ chỉ tăng 634.895 triệu đồng quy đổi do công tác huy động ngoại tệ gặp nhiều khó khăn, vấp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãi suất huy động (tỷ trọng huy động ngoại tệ 23,25%). 2.1.3.2. Tình hình cho vay. Bảng 2.3. Tình hình cho vay của NHĐT&PT Hà Nội. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 a, Theo kỳ hạn Cho vay ngắn hạn 2.045.871 2.527.792 2.856.539 Cho vay trung dài hạn 736.687 291.013 245.539 b,Theo thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước 2.552.641 2.208.926 2.094.881 Doanh nghiệp ngoài QD 229.917 609.879 1.007.197 c, Theo tài sản đảm bảo Có TSĐB 1.753.012 2.255.044 2.574.725 Không có TSĐB 1.029.546 563.761 527.353 Tổng dư nợ 2.782.558 2.818.805 3.102.078 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHĐT&PT Hà Nội.) 2.1.3.2.1. Về quy mô tăng trưởng tín dụng. Hoạt động tín dụng về cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được NHĐT&PT Hà Nội phê duyệt. Kết quả hoạt động tín dụng (không kể ODA, nợ khoanh, chờ xử lý) năm 2006 là 3.102.078 triệu đồng, tăng 10,05% và 14,48% so với năm 2005 và 2004. Đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao. 2.1.3.2.2. Về cơ cấu tín dụng. 2.1.3.2.2.1. Theo kỳ hạn. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam, trong năm 2006 mặc dù không có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác trong cạnh tranh lãi suất cho vay, nhưng NHĐT&PT Hà Nội vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, kiểm soát tốt cho vay khối xây lắp. Dư nợ ngắn hạn năm 2006 tăng 810.668 & 328.747 triệu đồng so với năm 2004 và 2005. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cũng tăng dần trong các năm từ 74% (năm 2004) đến 80% (năm 2006). 2.1.3.2.2.2. Theo thành phần kinh tế. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cũng đang được cải thiện rõ rệt, tăng tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ lên 46,97% (năm 2006). Đây là đổi mới tích cực của ngân hàng, phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Ngân hàng tăng dần tỷ trọng cho vay với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu bình đẳng hóa môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, gia tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 2.1.3.2.2.3. Theo tài sản đảm bảo. Nhận thức được tầm quan trọng của TSĐB trong dư nợ vay, trong những năm gần đây, ngân hàng đã nỗ lực và áp dụng nhiều biện pháp để tăng dư nợ có TSĐB. Cụ thể, năm 2004 tỷ trọng cho vay có TSĐB so với tổng dư nợ là 63%, năm 2005 là 80% thì đến năm 2006 đã lên đến 83%. Do đó, chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân hàng liên tục được nâng cao. 2.1.3.2.3. Về chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHĐT&PT Hà Nội luôn đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước (dưới 3%). Tuy nhiên, trong nợ quá hạn thì nợ khó đòi vẫn chiếm một tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần: từ 48,2% năm 2003 lên 51% năm 2006. Đây là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng nói chung của ngân hàng đang có vấn đề. Tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn chung, tăng giảm không ổn định. Trong số các khoản nợ quá hạn trung dài hạn thì luôn có khoảng trên dưới 50% là các khoản nợ khó đòi. Nợ quá hạn trung dài hạn của ngân hàng chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi nợ quá hạn của các DN ngoài quốc doanh lại tương đối thấp, chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với thành phần này tương đối tốt. Điều này cho thấy, chỉ có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dự án khả thi thì không cần là doanh nghiệp lớn ngân hàng cũng nên cho vay. Việc áp dụng đối với các DNNN cần phải căn cứ vào tính hiệu quả của dự án chứ không nên căn cứ vào thành phần kinh tế và không nên có những ưu đãi tín dụng đối với khách hàng chỉ vì là DNNN. 2.1.3.3. Các dịch vụ khác. Nhận thức được vai trò của việc phát triển dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo NHĐT&PT Hà Nội đã chú trọng phát triển dịch vụ cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, hầu hết các sản phẩm dịch vụ của BIDV đều được triển khai tại Chi nhánh và đạt hiệu quả cao. Song song với việc tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ truyền thống, Chi nhánh đã tăng cường quảng cáo và tiếp thị và triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Mobibanking, Smart@count, hệ thống POS, Western Union, Quyền chọn tiền tệ, chấp nhận thẻ VISA… Đến 31/12/2006, thu dịch vụ phí của ngân hàng đạt 128% kế hoạch NHĐT&PT Việt Nam giao. So với năm 2005, thu phí dịch vụ tăng 57%. Trong đó: Dịch vụ bảo lãnh được triển khai đầy đủ các loại hình, luôn tạo được niềm tin với khách hàng. Phí bảo lãnh đạt 33 tỷ đồng, chiếm 72,5% trong tổng số dịch vụ phí của Chi nhánh Hà Nội. Dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế luôn đảm bảo an toàn và kịp thời. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư quốc tế và xuất nhập khẩu của khách hàng với doanh số mua bán ngoại tệ đạt 317 triệu USD. Thực hiện mở rộng hệ thống mạng lưới ATM với số máy đang quản lý là 50 Smáy, và phát hành được khoảng 12.000 thẻ ATM. 2.2. Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT Hà Nội. 2.2.1. Những quy định chung về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của NH ĐT&PT HN. 2.2.1.1. Cho vay theo món. - Đối tượng áp dụng: Được áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số nhu cầu vay theo món khác. - Đối tượng cho vay: áp dụng đối với cho vay vốn lưu động của khách hàng, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ. - Cách thức xác định: Dựa trên cơ sở: Nhu cầu vay vốn cho từng phương án Hợp đồng kinh tế Báo cáo tài chính Xác định nhu cầu như sau: Nhu cầu vay ngân hàng = Chi phí cần thiết cho SXKD - Vốn tự có - Vốn khác Chi phí cần thiết cho SXKD = Giá trị hợp đồng - Khấu hao cơ bản - Thuế - Lợi nhuận định mức Vốn khác gồm vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hợp đồng kinh tế, huy động khác. Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ đối với hình thức cho vay theo món có thể được xác định dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của người vay. 2.2.1.2. Cho vay theo hạn mức. - Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với Chi nhánh. - Cách xác định: Dựa trên cơ sở: Báo cáo quyết toán của năm trước Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công Xác định hạn mức tín dụng: Hạn mức TD = CPSX cần thiết trong năm KH - Vốn tự có và coi như tự có - Các khoản huy động khác Vòng quay VLĐ Chi phí SX cần thiết = Tổng giá trị sản lượng (Doanh thu thuần) theo KH - Khấu hao cơ bản - Thuế - Lợi nhuận định mức Vòng quay vốn lưu động được tính toán dựa vào quyết toán của năm trước và tính theo công thức: Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần Tài sản lưu động dự trữ bình quân Doanh thu thuần: Bằng tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp. Tài sản lưu động dự trữ bình quân: được tính trên cơ sơ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hóa tồn kho… - Xác định kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ từng kỳ hạn phải căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và định kỳ hạn trả nợ cho phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận với nhau. 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD tại chi nhánh NHDĐT&PT Hà Nội. 2.2.2.1. Số lượng các DNNQD có quan hệ vay vốn tại ngân hàng. Được thành lập với mục tiêu cung cấp vốn cho việc đầu tư và phát triển đất nước, NH ĐT&PT Hà Nội tập trung vào việc cho vay trung và dài hạn cho các dự án, các công trình xây của các doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, theo định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, cũng như mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, NH ĐT&PT Việt Nam nói chung, NH ĐT&PT Hà Nội nói riêng, đã và đang không ngừng mở rộng việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng cũng vì vậy mà ngày càng tăng. Bảng 2.1. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Năm 2004 Năm 2005 Thay đổi 05/04 Năm 2006 Thay đổi 06/05 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng DNNN 212 70,90 223 69,47 + 5,19 238 68,00 + 6,73 DNNQD 87 29,10 98 30,53 + 12,64 112 32,00 + 14,29 Tổng 299 100 321 100 + 7,36 350 100 + 9,03 (Nguồn: Báo cáo của ngân hàng ĐT&PT Hà Nội) Biều đồ 2.1. Số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Nhìn chung, từ năm 2004 đến năm 2006, số lượng các doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng ngày càng tăng cả về số lượng lẫn tốc độ gia tăng. Từ năm 2004, ngân hàng thực hiện việc cho vay đối với 299 khách hàng, chỉ sau 2 năm ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay với 350 khách hàng doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp cũng tăng lên với tốc độ ngày càng cao. Năm 2005 số doanh nghiệp tăng lên so với năm 2004 là 22 doanh nghiệp, tương ứng với 7,36%, năm 2006 tăng lên hơn năm 2005 là 29 doanh nghiệp, tương đương với 9,03%. Như vậy, số lượng khách hàng là doanh nghiệp của ngân hàng là khá lớn, và cũng tương đối đông hơn so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Tuy nhiên, trong tổng số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng thì số lượng các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn quá lớn, luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 67%. Tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước trên tổng số các doanh nghiệp năm 2004 là 70,9%, năm 2005 là 69,47% và năm 2006 giảm xuống còn 68%. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có số lượng lớn và tăng hàng năm nhưng tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp, và tốc độ gia tăng lại giảm. Ngược lại, các DNNQD có quan hệ vay vốn với ngân hàng có số lượng ít, năm 2004 là 87, năm 2006 đã tăng lên 112 doanh nghiệp, và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số, khoảng 32% (năm 2006), và chỉ bằng 1/3 số doanh nghiệp nhà nước tại cùng thời điểm. Nhưng tốc độ gia tăng của các DNNQD không ngừng tăng qua các năm. Tốc độ tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 12,64% và năm 2006 so với năm 2005 là 14,29%. Tốc độ gia tăng trên là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với tốc độ gia tăng chung của tổng số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Cơ cấu doanh nghiệp trên đã phần nào thể hiện được phần nào quan điểm về mở rộng cho vay với các DNNQD của ngân hàng. Các DNNQD có đặc trưng là hoạt động đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Nhưng số lượng các DNNQD có quan hệ với chi nhánh ít nên hoạt động cho vay các DNNQD tại chi nhánh cũng chỉ tập trung ở một số ngành nhất định như: xây dựng, thương mại dịch vụ và công nghiệp chế biến… Vốn vay của ngân hàng đã giúp cho các DNNQD trong các lĩnh vực trên phát triển. Điều đó thực sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ, đặc biệt là xu hướng chuyển dịch dần cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Như đã phân loại ở trên, DNNQD bao gồm các loại hình: công ty cổ phần, công ty THHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Nhưng thực tế hiện nay, trong số các DNNQD vay vốn của ngân hàng chỉ có các công ty cổ phần và công ty THHH, ít các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp của khu vực kinh tế này đến vay vốn của ngân hàng nhưng lại bị từ chối với lý do chưa đủ con người với số lượng và chất lượng để triển khai. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang giảm, một phần vì làm ăn không hiệu quả, một phần vì các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện tiến trình cổ phần hóa để sắp xếp lại doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước của ngân hàng ngày càng bị thu hẹp lại. Định hướng mở rộng cho vay đối với các DNNQD đang là một hướng đi đúng đắn cho ngân hàng. 2.2.2.2. Dư nợ cho vay đối với các DNNQD. Với tỷ lệ là chỉ có khoảng 13,6% DNNQD làm ăn thua lỗ (tính đến năm 2005) thì việc chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang cho vay các DNNQD có thể nói là xu hướng tất yếu và phù hợp. Tuy nhiên, giá trị và tỷ trọng cho vay DNNQD đã có xu hướng tăng trưởng nhưng còn ở mức thấp nếu so với tỷ lệ chung của cả ngân hàng. Điều đó thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2. Dư nợ của ngân hàng phân theo loại hình doanh nghiệp. Đơn vị: Triệu đồng, % Loại hình DN Năm 2004 Năm 2005 Thay đổi 05/04 Năm 2006 Thay đổi 06/05 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng DNNN 2.552.641 91,74 2.208.926 78,36 - 13,47 2.094.881 67,53 - 5,16 DNNQD 229.917 8,26 609.879 21,64 + 65,26 1.007.197 32,47 + 65,15 Tổng 2.782.558 2.818.805 100 + 1,30 3.102.078 100 + 10,05 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH ĐT&PT HN) Biểu đồ 2.2. Dư nợ của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp. Dựa vào bảng 2.2, ta có thể thấy, dư nợ đối với DNNQD tăng lên cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2004, dư nợ của DNNQD là 229.917 triệu đồng, chiếm 8,26%; năm 2005 là 609.879 triệu đồng chiếm 21,64% , cao gấp 2,65 lần so với năm 2004; và đến năm 2006, dư nợ đạt đến 1.007.197 triệu đồng, chiếm 32,47%, gấp 1,65 lần năm 2005, và gấp 4,4 lần so với năm 2004. Tuy nhiên, có thể nói rằng tỷ trọng cũng như dư nợ của các DNNQD ngày càng tăng lên song vẫn còn nhỏ bé so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Thật vậy, mặc dù tỷ trọng dư nợ của DNNN giảm qua các năm, năm 2004 là 91,74%, năm 2005 là 78,36% và năm 2006 giảm xuống còn là 67,53%, nhưng tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế này vẫn cao gấp 2 lần so với các DNNQD (năm 2006). Có thể lý giải điều này rằng khách hàng truyền thống của NH ĐT&PT HN vẫn chủ yếu là các DNNN, các tổng công ty. Ngoài ra, dư nợ và tỷ trọng ngày càng lớn nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNQD có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng của năm 2005 so với năm 2004 là 165,26%, và năm 2006 so với năm 2005 tốc độ này giảm chỉ còn 65,15%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay của DNNQD trong 3 năm qua có xu hướng giảm đi cho thấy ngân hàng chưa thực sự chú trọng đúng mức đến hoạt động cho vay đối với DNNQD. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần tìm ra những nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để tăng thị phần cho vay và đảm bảo giữ vững được tốc độ tăng trưởng cho vay đối với DNNQD. 2.2.2.3. Doanh số cho vay đối với DNNQD. Để đánh giá tình hình cho vay của chi nhánh đối với các DNNQD thì không chỉ xem xét chỉ tiêu dư nợ mà tiêu doanh số cho vay đối với các DNNQD cũng là một tiêu chí quan trọng. Doanh số cho vay trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 cũng có những biến động tương tự như dư nợ cho vay của ngân hàng. Bảng 2.3. Doanh số cho vay của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp. Đơn vị: Triệu đồng, % Loại hình DN Năm 2004 Năm 2005 Thay đổi 05/04 Năm 2006 Thay đổi 06/05 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng DNNN 3.828.962 86,95 3.755.174 67,28 - 1,93 3.980.274 53,03 + 5,99 DNNQD 574.793 13,05 1.890.625 32,72 +228,92 3.525.190 46,97 +86,46 Tổng 4.403.755 100 5.645.799 100 + 28,20 7.505.464 100 +32,94 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NH ĐT&PT HN) Dựa vào bảng số liệu trên ta có biểu đồ như sau: Biểu đồ 2.3. Doanh số cho vay của ngân hàng theo loại hình doanh nghiệp Dựa vào bảng 2.3, có thể thấy doanh số cho vay của NH ĐT&PT HN ngày càng tăng. Cụ thể năm 2004, doanh số cho vay của ngân hàng là 4.403.755 triệu đồng thì năm 2006 doanh số cho vay đã tăng lên 7.505.464 triệu đồng, tương đương với 132,94% năm 2005 và 170,43% so với năm 2004. Đây là một tốc độ tăng trưởng cao thể hiện rõ hoạt đông mở rộng cho vay của cả Chi nhánh. Trong đó, doanh số cho vay đối với khu vực kinh tế tư nhân ngày càng cao cả về số tuyệt đối và số tương đối. Doanh số cho vay DNNQD liên tục tăng qua các năm, với 574.793 triệu đồng năm 2004, đã tăng lên 1.890.625 triệu đồng năm 2005 và đạt đến 3.525.190 triệu đồng năm 2006. Doanh số năm 2006 gấp hơn 6 lần so với năm 2004. Trong khi đó, doanh số cho vay đối với DNNN cũng tăng lên nhưng không đáng kể giữa các năm. Sự tăng nhanh về doanh số cho vay đối với DNNQD đã làm giảm dần sự chênh lệch tỷ trọng giữa DNNQD và các DNNN. Cụ thể, năm 2004, tỷ trọng của DNNN so với DNNQD gấp 6,5 lần, năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn hơn 2 lần thì đến năm 2006, các DNNQD đã đạt được tỷ lệ gần bằng của các DNNN. Sự tăng lên nhanh chóng của doanh số cho vay DNNQD có thể giải thích là do các DNNQD chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được ngân hàng đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, tốc độ quay vòng vốn của các doanh nghiệp này khá nhanh, trong một năm các DNNQD có khả năng vay vốn ngân hàng nhiều lần. Trong khi đó, các DNNN chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô lớn, vay vốn ngân hàng nhằm mục đích tài trợ trung và dài hạn. Số lượng các DNNN lại ngày càng giảm đi, do đó đối tượng khách hàng DNNN của chi nhánh không hề tăng thêm mà chủ yếu vẫn là những khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Vì vậy, trong khi doanh số cho vay đối với DNNQD tăng nhanh thì đối với DNNN lại hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay đối với các DNNQD có xu hướng giảm. Nếu như năm 2005 tăng 1.315.832 triệu đồng tương ứng với 228,92% so với năm 2004, thì năm 2006 tăng lên 1.6343.565 triệu đồng (86,46%) so với năm 2005. Mặc dù doanh số tăng lên của năm 2006/2005 cao hơn so với 2005/2004 nhưng tốc độ tăng trưởng lại chậm lại. Điều đó cho ta thấy, sự tăng lên của DNNQD là không thực chất và không ổn định mà chỉ là sự tăng lên trong xu hướng tăng lên chung của toàn ngân hàng. Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng các kế hoạch và đưa ra các giải pháp cụ thể để duy trì được tốc độ tăng trưởng cao đối với hoạt động cho vay DNNQD. 2.2.3. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNQD. 2.2.3.1. Quy mô hoạt động cho vay ngắn hạn DNNQD. 2.2.2.2.1. Các loại hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD. Số lượng các khách hàng là các DNNQD ở NH ĐT&PT Hà Nội ngày càng tăng. Nhưng đối với nghiệp vụ cho vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế này, ngân hàng mới chỉ thực hiện thông qua hai hình thức chủ yếu là: cho vay theo món và cho vay hạn mức tín dụng. Thực tế thì hơn 80% các khoản vay ngắn hạn được ngân hàng cung ứng dưới hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Cho vay theo món được ngân hàng thực hiện chủ yếu đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định, đây thường là các doanh nghiệp mới lần đầu tới vay vốn tại ngân hàng. Cho vay theo món giúp cho ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát được khoản vay từ việc doanh nghiệp có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, đến việc dễ dàng xác định kỳ hạn nợ và tính lãi vay… Nhưng việc cho vay ngắn hạn không theo đặc điểm tuần hoàn của doanh nghiệp gây nên khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và ngân hàng trong việc thẩm định các khách hàng và món vay. Với hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình vay vốn. Mỗi khách hàng sẽ được ngân hàng xác định một hạn mức tín dụng trong vòng một năm dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn lưu động của từng khách hàng. Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng chỉ phải nộp yêu cầu vay cùng với phương án sử dụng khoản vay. Do đó, chi phí và thời gian để có được món vay của khách hàng sẽ giảm và đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết cho sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ngân hàng có thể đáp ứng nhanh hơn lượng vốn cho các DNNQD, đẩy nhanh vòng quay của nguồn vốn trong ngân hàng, từ đó mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng. Hình thức cho vay theo hạn mức đã phần nào hạn chế được những nhược điểm của cho vay theo món. Tuy nhiên, ngân hàng thường chỉ cho các doanh nghiệp có uy tín, khả năng tài chính tốt vay dưới hình thức cho vay theo hạn mức. Như vậy, sẽ có nhiều doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, khả năng tài chính tốt nhưng chưa có quan hệ với ngân hàng sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do đó, phần nào sẽ hạn chế số lượng các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các DNNQD có quy mô vừa và nhỏ. 2.2.2.2.2. Dư nợ cho vay ngắn hạn DNNQD. Để thấy được thực trạng cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD tại Chi nhánh NH ĐT&PT HN trước hết ta xem xét tình hình dư nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế này đối với ngân hàng trong bảng số liệu 2.3 dưới đây: Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn đối với các DNNQD và toàn chi nhánh. Đơn vị: Triệu đồng, % Dư nợ theo kỳ hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32068.doc
Tài liệu liên quan