Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG I : Khái quát về hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM. 3

1.1. Sự hình thành cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái quát hoạt động cho vay tại NHTM. 3

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. 4

1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM. 6

1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 6

1.2.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng. 7

1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng 8

1.2.3.1. Đối với khách hàng 8

1.2.3.2. Đối với NHTM 10

1.2.3.3. Đối với kinh tế xã hội 10

1.2.4. Phân loại hoạt động cho vay tiêu dùng. 11

1.2.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 11

1.2.4.2. Căn cứ vào mục đích cho vay có thể phân loại tín dụng tiêu dùng có 2 loại. 14

1.2.4.3 Căn cứ vào hình thức cho vay tiêu dùng có 2 loại: 14

1.2.4.4 Căn cứ vào biện pháp đảm bảo. 17

1.2.5. Chính sách cho vay tiêu dùng tại NHTM. 17

1.2.5.1. Chính sách khách hàng. 17

1.2.5.2.Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng. 18

1.2.5.3 Lãi suất. 18

1.2.5.4. Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ. 19

1.2.5.5.Các khoản đảm bảo. 19

1.2.5.6. Chính sách đối với các tài sản có vấn đề. 20

1.3. Mở rộng cho vay tiêu dùng(MRCVTD). 20

1.3.1. Khái quát về mở rộng cho vay tiêu dùng. 20

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng. 23

1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 23

1.3.2.2. Nhân tố ngoài ngân hàng 24

1.3.2.3. Những nguyên nhân thuộc về khách hàng. 25

CHƯƠNG II : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . 28

2.1.Tổng quan về chi nhánh Đông Đô. 28

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Đông Đô. 28

2.1.1.1. Lịch sử hình thành của chi nhánh Đông Đô. 28

2.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của chi nhánh Đông Đô. 29

2.1.2.Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 33

2.1.2.1. Phòng Tín dụng. 33

2.1.2.2. Phòng thanh toán quốc tế. 34

2.1.2.3. Phòng dịch vụ khách hàng. 34

2.1.2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn 35

2.1.2.5 Phòng thẩm định – quản lý tín dụng. 36

2.1.2.6. Phòng tổ chức hành chính 36

2.1.2.7. Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ. 37

2.1.2.8. Phòng Giao dịch 37

2.2.Thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh Đông Đô. 40

2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . 40

2.2.2.Quá trình phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh. 41

2.2.3. Nội dung cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đông Đô thời kỳ 2005-2007. 42

2.2.3.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn. 43

2.2.3.2. Cho vay tiêu dùng theo mục đích. 44

2.2.3.3. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ. 46

2.2.3.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. 47

2.3. Đánh giá về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . 48

2.3.1. Những thành tựu đạt được. 48

2.3.2. Những nguyên nhân và hạn chế của chi nhánh. 49

2.3.2.1 Hạn chế. 49

2.3.2.2. Những nguyên nhân của hạn chế đó là. 49

Chương III : Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . 52

3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng chi nhánh Đông Đô. 52

3.1.1.Chiến lược phát triển của tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô 52

3.1.2. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam – chi nhánh Đông Đô. 52

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . 53

3.2.1. Hoàn thiện công tác Marketing. 53

3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54

3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng. 55

3.2.4.Trong công tác thẩm định cần định giá các bất động sản đúng giá của thị trường. 56

3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. 57

3.3. Một số kiến nghị. 58

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 58

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ. 58

3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước. 60

Kết luận. 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dùng trong tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy được khoản cho vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong số cho vay của ngân hàng, Ngân hàng này có quan tâm đến mảng cho vay tiêu dùng không. Nếu như chỉ tiêu này lớn thì sẽ phản ánh được là ngân hàng này có thế mạnh trong cho vay tiêu dùng. Và nó còn thể hiện cho chúng ta thấy rằng đối tượng khách hàng mà ngân hàng này đang hướng tới là các cá nhân và hộ gia đình. Ngược lại nếu như chỉ tiêu này có giá trị nhỏ thì nó thể hiện rằng ngân hàng này không có tiềm lực trong cho vay tiêu dùng, hay cũng có thể khoản cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng. Tại đây có thể đối tượng mà ngân hàng hướng tới là những người đến vay nhằm mục đích kinh doanh.Tỷ lệ này cho ta biết +Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo mục đích vay vốn. Dựa vào chỉ tiêu này mà ngân hàng xác định được khách hàng đến vay vốn phục vụ cho mục đích gì là nhiều nhất. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng sẽ làm cho ngân hàng có thể hoàn thiện được danh mục cho vay tiêu dùng. Chẳng hạn như ngân hàng nhìn vào chỉ tiêu này thấy rằng dư nợ tiêu dùng theo mục đích mua thiết bị chiếm phần trăm lớn trong tổng số dư nợ tiêu dùng thì chúng ta thấy rằng nhu cầu khách hàng đến vay tiền của ngân hàng chủ yếu là phục vụ mục đích mua thiết bị. Tuy nhiên, không chỉ thế mà ngân hàng chỉ tập trung vào các sản phẩm cho vay mua nhà,mua ô tô mà ngân hàng vẫn phải tiếp tục cải thiện để tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm ngân hàng của mình với các đối thủ cạnh tranh. +Tỷ trọng thu lãi và lợi nhuận cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi và lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy được kết quả kinh doanh của hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại và cho biết Ngân hàng có thu được nhiều lãi trong khoản này cho vay hay không. Nếu như chỉ tiêu này lớn thì nó thể hiện rằng ngân hàng thu lãi chủ yếu từ hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng. Hay nói cách khác hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động trung tâm của ngân hàng và đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới là các cá nhân và hộ gia đình.Tuy nhiên còn dựa vào bao nhiêu phần trăm cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay mới có thể biết được lợi nhuận đạt được là cao hay thấp. +Tỷ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu này dùng để phản ánh xem việc cho vay têu dùng có mang lại hiệu quả. Nếu chỉ tiêu này lớn thì nó phản ảnh rằng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng này không hiệu quả. Và ngân hàng phải có những biện pháp để khắc phục ngay tình trạng đó. Trước hết là ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân vì sao có tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng lớn như vậy. Ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân để tim ra những biện pháp khắc phục tình trạng đó, từ đó đưa ra biện pháp tốt mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng. 1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Yếu tố góp phần không nhỏ tới thành công của cho vay tiều dùng là các chính sách, quy định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi và tìm tới các ngân hàng khác. Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định thành công của cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tình giúp đỡ năng động và sáng tạo, chi bảo khách hàng các thủ tục cần thiết. Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàng cần có chính sách marketing phù hợp. Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng. Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Một ngân hàng có công nghệ hiện đại, có tính chuyên nghiệp trong việc thẩm định sẽ dấn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác, việc quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn. Bên cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên. Tất cả các nhân tố trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng có tác động tới cho vay tiêu dùng. Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đức khách hàng cũng như rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt như trả nợ đúng hạn, tuân thủ các quy định mà ngân hàng đề ra thì rủi ro cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng. 1.3.2.2. Nhân tố ngoài ngân hàng Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môi trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, môi trường pháp lịch sử, yếu tố văn hóa.Kinh tế xã hội có ổn định thì tạo niềm tin cho người dân giúp hok tăng gia sản xuất và tăng tiêu dùng. Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động. Nếu đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, do thành thị phát triển nhanh hơn nhu cầu về tiêu dùng manhị hơn người nông thôn rất nhiều. Kể đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra. Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp. Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Đó là các quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có của Ngaan hàng hoặc các chỉ thị nhằm tạo ra rào cản về cho vay đối với các ngân hàng… 1.3.2.3. Những nguyên nhân thuộc về khách hàng. Các yếu tố xuất phát từ bản thân khách hàng của ngân hàng khi thực hiện hoạt động CVTD có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động CVTD. CVTD là hình thức cho vay tiềm ẩn rủi ro rất cao, những rủi ro này thường xuất phát từ phía khách hàng. Các nhân tố thuộc về bản thân khách hàng gồm có: Khả năng tài chính của khách hàng, đạo đức khách hàng, tài sản đảm bảo của khách hàng… Khả năng tài chính của khách hàng chính là nguồn tài trợ cho các khoản vay của ngân hàng. Thu nhập của người vay là nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản vay tiêu dùng. Nếu một khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định sẽ luôn được chào đón sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong đó có dịch vụ cho vay tiêu dùng. Như vậy, khả năng tài chính của khách hàng là một sự đảm bảo cho ngân hàng khi cung cấp tín dụng tiêu dùng, nó đảm bảo cho ngân hàng sự an toàn và tránh rủi ro. Đạo đức khách hàng bao gồm các yếu tố liên quan đến uy tín của khách hàng, năng lực pháp lý của khách hàng…Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ngân hàng tiến hành xem xét các khoản vay nói chung và khoản vay tiêu dùng nói riêng. Nếu một khách hàng có khả năng tài chính tốt, nguồn tài chính dùng trả nợ cho ngân hàng được đảm bảo, nhưng đạo đức của khách hàng này không được đảm bảo thì khả năng trả nợ của khách hàng này là rất thấp. Đạo đức khách hàng còn thể hiện ở việc cung cấp cho ngân hàng những thông tin cá nhân đầy đủ và chính xác, sự thiện chí muốn trả nợ cho ngân hàng và sự trung thực trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng kí kết với ngân hàng. Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ hai sau là nguồn thứ nhất là thu nhập cuả người vay trong tín dụng tiêu dùng. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, tài sản đảm bảo chính là tấm đệm cho các ngân hàng giúp ngân hàng có thể thu hồi lại phần cho vay mà khách hàng không trả được nợ. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro cho cho mình khi người vay không trả được nợ bằng cách phát mại tài sản đảm bảo của người vay. Trong CVTD nguy cơ xảy ra rủi ro rất cao do người vay có thể gặp rất nhiều rủi ro rất cao do người vay có thể gặp rất nhiều rủi ro: Ốm đau, mất việc, chết…ảnh hưởng thu nhập là nguồn trả nợ chính của khách hàng. Do vậy, trong cho vay tiêu dùng, ngân hàng phải hết sức chú ý đến tài sản đảm bảo, tuy nhiên tài sản đảm bảo không phải là yếu tố quyết định để ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho người vay. Nếu các khoản vay tiêu dùng có giá trị nhỏ cùng với sự đảm bảo của người vay thì ngân hàng có thể không yêu cầu tài sản đảm bảo. Tóm lại nguyên nhân thuộc về khách hàng là quan trọng nhất khách hàng có đạo đức và có khả năng trả nợ tốt sẽ giúp cho Ngân hàng giảm thiểu rủi ro, giúp ngân hàng mởi rộng cho vay tiêu dùng ngày càng nhiều và quy mô càng lớn hơn. CHƯƠNG II : Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đông Đô . 2.1.Tổng quan về chi nhánh Đông Đô. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Đông Đô. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành của chi nhánh Đông Đô. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng giao dịch 2 tại 14 – Láng Hạ, đi vào hoạt động từ 31/07/2004 theo quyết định số 191/ QĐ – HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là một trong những cơ sở đi tiên phong trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng, hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến, theo đúng dự án hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam hiện nay. Việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô phù hợp với tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Phòng giao dịch 2 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn được thành lập năm 2002, các dịch vụ hầu như chưa hề tiếp cận. Sau hơn một năm thành lập đến nay, chi nhánh đã bắt kịp với sự phát triển của thị trường. Trụ sở chính đặt trên đường Láng Hạ cắt đường Đê La Thành, tiếp giáp với đường Giảng Võ cùng với 8 điểm giao dịch trên toàn thành phố rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới người dân. Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là phòng giao dịch 2 đã được Trung Ương chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình hiện đại hóa đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện ích online trên cả nước và quốc tế. 2.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của chi nhánh Đông Đô. +Huy động vốn. - Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng Đồng Việt Nam. Bảng 1: Tổng huy động vốn trong 3 năm gần đây phân loại theo loại hình huy động của chi nhánh BIDV Đông Đô. Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng huy động vốn 1278,9 2107 2566 - Huy động dân cư 938,9 1474,9 1539,5 - Huy động vốn từ tổ chức kinh tế 340 632,1 1026 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Biểu đồ 1: 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng huy động vốn Huy động vốn từ dân cư Huy động vốn từ TCKT Năm 2005 tỷ lệ huy động vốn chuyển dịch to lớn rõ rệt: Tổng vốn huy động là 1278,900 tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư là 938,900 tỷ đồng và huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng nhanh là 340 tỷ đồng. Thời gian huy động vốn dài hạn và ngắn hạn gần như nhau. Năm 2006, huy động từ các tổ chức kinh tế tăng lên , chiếm 30% tổng huy động vốn của năm điều này phù hợp với chi nhánh là đâỷ mạnh tỷ trọng huy động vốn của các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn cáơntor chức kinh tế vì đây là một nguồn vốn lớn nhưng có tính rủi ro cao so với nguồn huy động từ dân cư. Chi nhánh phấn đấu hai tỷ trọng này ngang bằng nhau để giảm bứot chi phí đầu vào.huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, huy động vốn từ dân cư tăng nhanh năm 2006 tăng 61,1%. Năm 2007 huy động vốn cũng tăng nhanh, huy động vốn từ tổ chức kinh tế tăng gần gấp đôi từ 632,1 tỷ đồng lên 1026 tỷ đồng. điều này chứng tỏ chi nhánh đạt được những thành tựu đáng kể tiền huy động vốn tăng rất nhanh qua các năm điều này chứng tỏ răng chi nhánh rất được sự tin tưởng của các tổ chức cũng như dân cư. - Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bảng 2: Theo loại hình ngoại tệ. Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 tỷ trọng (%) tỷ trọng (%) t ỷ trọng (%) Tổng huy động vốn 1278,9 100 2107 100 2566 100 -VN Đ 839,020 66 1432,8 68 1924,4 75 -Ngoại tệ 439,880 34 674,2 32 641,6 25 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn + Cho vay - Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội các nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà Nước và ủy quyền của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. + Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân quỹ. + Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án, tư vấn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật, nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với các khách hàng và tổ chức trong nước và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại khác theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Bảng 3: Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh trong 3 năm qua. Chỉ Tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng dư nợ tín dụng 731 1387 2076 - Cho vay quốc doanh 402 277,4 727 - Cho vay ngoài quốc doanh 329 1109,6 1349,7 Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 488 731 1163 - Trung và dài hạn 244 656 914 Theo loại ngoại tệ - VND 557 1085 1663 - Ngoại tệ 174 302 414 Thu dịch vụ 4 8,1 16 Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Ta thấy tổng dung lượng tín dụng tăng nhanh năm 2007 gấp xấp xỉ 3 lần năm 2005. Trong đó cho vay ngoài quốc doanh tăng rất mạnh gấp 4 lần, cho vay bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Trong 3 năm gần đây, thu từ dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chủ yếu vẫn là thu dịch vụ truyền thống như thu từ thanh toán (45- 50%), bảo lãnh (40 – 50%). Thu từ thanh toán nước ngoài vẫn chiếm % lớn, trong đó thanh toán hàng nhập khẩu nhiều hơn hàng xuất khẩu. lượng mở L/C vẫn còn ít nhưng đảm bảo thanh toán nhanh chính xác. Kinh doanh ngoại tệ vấn chiếm vị trí nhỏ do thực chất là để thanh toán nước ngoài và để cho vay chứ không phải kinh doanh để sinh lời. 2.1.2.Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 2.1.2.1. Phòng Tín dụng. Phòng Tín dụng được bố trí theo đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân: Nhiệm vụ Tín dụng Doanh nghiệp: Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng: + Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân công; trực tiếp nhận các thông tin phản hồi (feedback) từ khách hàng. + Nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các Ban, phòng liên quan để thực hiện theo chức năng, phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên quan,chi vay trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. + Quản lý tình hính sử dụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình hình của khách hàng. Thực hiện cho vay, thu nợ theo quy định, chăm sóc khách hàng xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Bộ phận tác nghiệp (gián tiếp): + Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý tiền vay, xem xét các chứng từ pháp lý về mở tài khoản của khách hàng và khoản tiền vay, nắm được các dữ liệu về các khoản cho vay và hạn mức. Chịu trách nhiệm tính đúng đắn về các giao dịch được nhập vào hệ thống chương trình ứng dụng của Ngân hàng. 2.1.2.2. Phòng thanh toán quốc tế. + Trên cơ sở các hạn mức khoản vay , bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. + Mở L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. + Thực hiện đối ngoại với các Ngân hàng nước ngoài. + Đầu mối trong việc cung cấp các dịch vụ thông tin đối ngoại. + Lập báo cáo các nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 2.1.2.3. Phòng dịch vụ khách hàng. Chịu trách nhiệm giao dịch xử lý đối các khách hàng. * Nhiệm vụ dịch vụ khách hàng cá nhân. + Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải Ngân được duyệt, mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhân tiền gửi và rút tiền bằng nội ngoại tệ của khách hàng,thu đổi mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng cá nhân theo thẩm quyền đuợc giám đốc giao: Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán lẻ ATM, thẻ tín dụng …cho khách hàng . Nhiệm vụ Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. * Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như: + Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt, mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền. .+ Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. 2.1.2.4. Phòng kế hoạch nguồn vốn + Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách Marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn… + Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh( 5 năm, 3 năm và hàng năm), xây dựng chương trình hành động ( năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh. .+ Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách hàng, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro. +Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh; các hệ số NIM, ROA… trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ. 2.1.2.5 Phòng thẩm định – quản lý tín dụng. + Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chi tiêu kinh tế kỹ thuật. + Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh ( trung, dài hạn) và các khoản Tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng tín dụng. + Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay, giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng của toàn bộ Chi nhánh. + Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng. + Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu. Giám sát sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định và chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng. 2.1.2.6. Phòng tổ chức hành chính + Tham mưu cho Giám đốc và hướng đẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của Pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. + Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh, tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Chi nhánh, bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, tình độ chuyên môn của cán bộ và yêu cầu hoạt động của Chi nhánh. .+ Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên, tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động, thực hiện nội quy cơ quan. + Thực hiện công tác hành chính ( quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật), công tác hậu cần cho Chi nhánh như: lễ tân, vận tải, quản lý phương tiện, tài sản … phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 2.1.2.7. Phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ. + Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Chi nhánh và tất cả các dơn vị trực thuộc Chi nhánh, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Chi nhánh. + Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ tại Chi nhánh theo quy chế hoạt động Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ ( bao gồm ở cả phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm). + Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, giúp Chi nhánh hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả cao, kiểm tra, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Chi nhánh. 2.1.2.8. Phòng Giao dịch Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế như sau: + Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài hiện tại và khoản mới, thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng; + Thực hiện cho vay, phát hành bảo lãnh trong phạm vị ủy quyền của Giám đốc; thực hiện thu nợ theo quy định; Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ ( gốc, lãi) đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ; + Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng … cho khách hàng.Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; + Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ … ) của các phòng giao dịch. Thực hiện lưu trữ toàn bộ chứng từ sổ sách, các loại báo cáo liên quan đến hoạt động của phòng Giao dịch theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra còn tổ điện toán, tổ tiền tệ- kho quỹ, phòng Tài chính – kế toán. + Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh. P. Thanh toán quốc tế P. Tín dụng II P. Giao dịch III P. Tài chính kế toán P. Dịch vụ khách hàng p. thẩm định & Qlý TD P. Giao dịch I P.Kế hoạch nguồn vốn Tổ kiểm tra nội bộ P. Giao dịch II Phó giám đốc II Phó giám đốc 1 GIÁM ĐỐC Tổ ngân quỹ p. Tín dụng I P. Tổ chức hành chính Tổ điện toán 2.2.Thực trạng cho vay tiêu dùng của chi nhánh Đông Đô. 2.2.1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2626.doc
Tài liệu liên quan