MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 3
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: 3
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: 5
1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Á Châu: 5
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: 8
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây 9
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn: 9
1.3.2. Hoạt động cho vay: 12
1.3.3. Hoạt động thanh toán: 14
1.3.4. Một số hoạt động khác: 15
1.3.4.1. Dịch vụ thẻ: 15
1.3.4.2. Dịch vụ chuyển tiền nhanh: 16
1.3.4.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử: 16
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây: 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI 19
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội 19
2.1.1. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: 19
2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 24
2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB 29
2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ: 29
2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân: 30
2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ 30
2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: 32
2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở: 32
2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội: 32
2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác: 34
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI 38
3.1. Quan điểm và định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: 38
3.1.1. Quan điểm hoạt động tại Ngân hàng Á Châu ACB trong thời gian tới: 38
3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: 38
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội 39
3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing Ngân hàng vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu 40
3.2.2. Ngân hàng ACB cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: 41
3.2.3. Đổi mới công nghệ ngân hàng,ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán. 42
3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên: 43
3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: 45
3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội 47
3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ 47
3.3.1.1. Tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại: 47
3.3.1.2. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT bằng thư tín dụng nói riêng: 48
3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách thương mại: 49
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam 49
3.3.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng: 49
3.3.2.2. NHNN nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ giá có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phù hợp với thị trường 50
3.3.2.3. NHNN cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin NHNN: 50
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu ACB Hội sở: 51
3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng: 51
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
58 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả quan trong điều kiện nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008. Sang năm 2009, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu, ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vây, nhưng doanh số nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn gia tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ phía ngân hàng: không ngừng nâng cao trình độ thanh toán viên, liên tục đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường các hoạt động marketing sản phẩm, tạo ra những dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng...
Để có được sự tăng trưởng đáng kể qua các năm hoạt động một phần phải kể đến biểu phí hấp dẫn mà ngân hàng đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện.
Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu
bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB
STT
Giao dịch
Mức phí
1
Phát hành thư tín dụng
-
Ký quỹ 100%
0,075% - 10,0%; TT 20USD, TĐ 10.000USD
-
Ký quỹ <100% (Kể cả trường hợp ký quỹ bằng 0%)
TT: 20USD
Số tiền ký quỹ
0,075% - 10,0%, TĐ 10.000USD
Số tiền không ký quỹ
0,15% - 10,0%
2
Tu chỉnh thư tín dụng
Tu chỉnh tăng số tiền
Như phát hành thư tín dụng
Các tu chỉnh khác
10USD
3
Ký hậu vận đơn/ phát hàng ủy quyền nhận hàng
2USD
4
Chấp nhận hối phiếu/ chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm (phí tính trọn tháng)
-
Ký quỹ 100%
0,05%/ tháng; TT:50USD
-
Ký quỹ <100%
0,08%/ tháng; TT: 50USD
5
Thanh toán thư tín dụng
0,20% - 10,0% ; TT 20USD, TĐ 10.000USD
6
Hủy thư tín dụng
10 USD + Phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có phát sinh)
Nhờ những sự cố gắng từ chính bản thân chi nhánh, trong những năm qua, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã thu hút được rất nhiều khách hàng lớn trên nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực thiết bị y tế ( Công ty cố phần dược phẩm-thiết bị y tế Hà Nội, Tập đoàn y dược Bảo Long , Công ty cổ phần Traphaco…); lĩnh vực điện tử, điện gia dụng (Công ty TNHH điện tử Samsung Vina, Công ty cổ phần thế giới di động,…), lĩnh vực sắt thép, kim khí ( Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần kim khí Hà Nội…)
Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đem lại nhiều lợi ích cho chi nhánh và khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những hạn chế mà ACB-Chi nhánh Hà Nội cần khắc phục để đưa hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày một phát triển, có thể sánh ngang với các ngân hàng truyền thống trong lĩnh vực này.
2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
Song song với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ , ACB-chi nhánh Hà Nội cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh còn có nhiều hạn chế. Đây được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.
Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội tuy chưa thật an toàn và hiệu quả, song đã góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng của hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, giao lưu thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng, theo đó hoạt thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội cũng đã có những bước tăng trưởng tích cực, đáng kể. Điều đó được thể hiện qua doanh số và số lượng L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009, như sau:
Bảng 2.4: Giá trị L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh số(USD)
Số lượng hồ sơ
Doanh số(USD)
Số lượng hồ sơ
Doanh số(USD)
Số lượng hồ sơ
Doanh số(USD)
Số lượng hồ sơ
246.918
13
1.050.000
40
8.065.432
52
13.378.982
67
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)
Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ và số lượng L/C xuất khẩu tăng dần qua các năm.
Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 246.918 USD với 13 bộ hồ sơ được mở.
Năm 2007, số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu tăng nhanh, đạt 40 bộ, tăng 27 bộ so với năm 2006. Theo đó doanh số L/C xuất khẩu cũng tăng đáng kể, đạt 1.050.000 USD, tăng 325% so với năm 2006.
Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều thì tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nhờ sự nỗ lực của các cán bộ thanh toán quốc tế trong công tác phục vụ, công tác marketing, và sự lãnh đạo của ban Giám đốc cùng sự đổi mới công nghệ không ngừng, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, tăng 668,1% so với năm 2007. Số lượng hồ sơ đạt 52 bộ, tăng 12 bộ so với năm 2007.
Sang năm 2009 nền kinh tế đã có những sự chuyển biến, dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng và tình hình xuất nhập khẩu trong năm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2009 vẫn có tăng nhưng không nhiều, đạt 13.378.982 USD, tăng 65,88% so với năm 2008. Số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu đạt 67 bộ, tăng 15 bộ so với năm 2008.
Ngoài ra , còn một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội là xem xét doanh số xuất khẩu mà chi nhánh đạt được trong những năm qua.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB
Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh số
(USD)
Số lượng hồ sơ
Doanh số
(USD)
Số lượng hồ sơ
Doanh số
(USD)
Số lượng hồ sơ
Doanh số
(USD)
Số lượng hồ sơ
L/C XK
264.918
13
1.050.000
40
8.065.432
52
13.378.982
67
T/T
9.908.221
603
12.008.000
615
15.444.020
615
20.552.000
620
Nhờ thu xuất
280.750
27
326.113
35
599.070
42
689.270
48
Doanh số xuất
10.453.889
643
13.384.113
690
24.108.522
709
34.620.252
735
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng đều qua các năm, tuy nhiên doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu.
Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 264.918 USD, chiếm 2,5% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là phương thức thanh toán chuyển tiền T/T với giá trị 9.908.221 USD, chiếm 94,78%.
Năm 2007, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 13.384.113 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 1.050.000, chiếm 7,8%. Cao nhất vẫn là doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền, đạt 12.008.000 USD, chiếm 89,7% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu.
Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, chiếm 33,45% trong tổng doanh số xuất khẩu. Và năm 2009, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là 34.620.252 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 13.378.982 USD, chiếm 38,6%. Như vây, trong năm gần đây, tỷ trọng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2008, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền đạt 15.444.020 USD, chiếm 64,06% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu .Năm 2009, con số này đạt 20.552.000 USD, chiếm 59,36% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008. Sang năm 2009, tuy đã có những phục hồi nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, nhưng doanh số xuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn liên tục tăng.
Đóng góp một phần trong sự gia tăng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ phải kể đến biểu phí hấp dẫn của ngân hàng:
Bảng 2.6: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng xuất khẩu bằng
phương thức tín dụng chứng từ của ACB
STT
Giao dịch
Mức phí
1
Thông báo thư tín dụng
-
ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp (Trường hợp ACB nhận L/C từ NH ngoài nước và thông báo trực tiếp cho khách hàng)
12USD
-
ACB là ngân hàng thông báo thứ nhất (Trường hợp ACB nhận L/C từ NH ngoài nước và được chỉ thị thông báo cho một ngân hàng khác trong nước)
20USD
-
ACB là ngân hàng thông báo thứ hai (Trường hợp ACB nhận L/C từ một NH khác trong nước chuyển đến)
5USD
2
Thông báo tu chỉnh thư tín dụng
ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp
5USD
ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp
15USD
ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp
5USD
3
Thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu
0,15%; TT:10USD; TĐ: 150USD
4
Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu
0,10%; TT:30USD; TĐ: 200USD
5
Tu chỉnh chuyển nhượng
-
Tu chỉnh tăng số tiền
0,.10%; TT:30USD; TĐ: 200USD
-
Tu chỉnh khác
30USD
6
Xác nhận thư tín dụng
2%/ năm; TT: 50USD
Có thể nói tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội còn thấp. Câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để thúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức này luôn là nỗi bức xúc của chi nhánh.
Như vậy, từ thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, trên nên một số thành quả nhất định là một loạt vấn đề nổi cộm, cần tìm được nguyên nhân giải quyết.
2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB
2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ:
Sau 15 năm hoạt động, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã từng bước trưởng thành, quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng cũng được phát triển theo, đồng thời ngày càng phát huy vai trò của một ngân hàng thương mại với một tầm cao mới,đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu do có nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng loạt các ngân hàng trên cùng địa bàn nhưng ACB-Chi nhánh Hà Nội ngày càng khẳng định được uy tín và đã thu được những kết quả đáng khích lệ:
Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, doanh số không ngừng tăng lên.
Như đã phân tích ở trên, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn thì doanh số và số lượng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh trong những năm gần đây liên tục gia tăng. Đây là một kết quả hết sức khả quan của chi nhánh.
Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ được từng bước cải thiện về chất lượng và phát triển một số các loại hình L/C nhất định.
Trong suốt thời gian bắt đầu hoạt động cho đến nay, chi nhánh đã liên tục cải tiến, nâng cấp công nghệ thanh toán, trang bị máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ nghiệp vụ đầy đủ, vậy nên công tác thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả. Chi nhánh có mã SWIFT riêng để giao dịch trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài, cùng với đó là số lượng giao dịch qua mạng SWIFT của chi nhánh ngày một tăng. Làm cho nghiệp vụ thanh toán ngày càng rút ngắn về thời gian, mức độ chính xác và an toàn, nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng. Đặc biệt, chi nhánh chưa để xẩy ra một trường hợp nào bị từ chối thanh toán do bộ chứng từ có lỗi hay có tranh chấp xẩy ra. Có thể nhận thấy uy tín của ACB-Chi nhánh Hà Nội ngày càng tăng.
Thứ ba, ngân hàng ACB đã từng bước xây dựng được qui trình thanh toán phù hợp với biểu phí hấp dẫn
Giá dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ACB khá rẻ so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên đã thu hút được khá nhiều khách hàng. Phí dịch vụ thu từ hoạt động này đã đem đến cho ACB-chi nhánh Hà Nội một nguồn thu đáng kể,chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổn thu dich vụ phí của chi nhánh.
Thứ tư, Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội đã xúc tiến mở rộng quan hệ đại lý
Số lượng ngân hàng đại lý và số lượng quốc gia mà Ngân hàng ACB có quan hệ giao dịch tăng lên, do đó quan hệ thanh toán được mở rộng. Mạng lưới ngân hàng rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng lên trên thị trường quốc tế và trong lòng khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng từng bước thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ nói riêng.
2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân:
2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ
Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm qua là đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và sự phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung. Tuy vậy, việc áp dụng phương thức này tại chi nhánh vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định, đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
Thứ nhất, từ số liệu thực tế cho thấy, trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có sự mất cân đối giữa số lượng và doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu.
Bảng 2.7: Số lượng L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
L/C nhập khẩu
134
187
241
296
L/C xuất khẩu
13
40
52
67
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)
Bảng 2.8: Doanh số L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm
Đơn vị: USD
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
L/C nhập khẩu
51.332.066
35.116.000
61.887.465
87.461.752
L/C xuất khẩu
264.918
1.050.000
8.065.432
13.378.982
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm)
Qua hai bảng số liệu trên ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa doanh số và số lượng L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm. Điều này nằm trong tình hình biến động chung của nền kinh tế nước ta, sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, bản quyền phát minh, sáng chế…Các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, trong khi các đối tác nước ngoài đã đi rất xa về kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ,… do đó các hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu là nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng ít hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên doanh số L/C xuát khẩu chưa cao, chỉ là những con số nhỏ.
Thứ hai, thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ còn chưa cao
Ở các ngân hàng hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư. Tại chi nhánh Hà Nội, dù doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng liên tục tăng trong các năm qua nhưng vẫn con số này vẫn chưa xứng tầm với hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là doanh thu từ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu TTQT là khá thấp.
Thứ ba, các loại hình L/C vẫn chưa đa dạng và chưa đạt được hiệu quả cao.
Tại ACB-chi nhánh Hà Nội các khách hàng chủ yếu sử dụng các loại L/C truyền thống như: L/C không thể hủy ngang, L/C trả ngay còn các loại L/C đặc biệt khác như: L/C điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn…hầu như chưa được sử dụng. Đa dạng hóa việc cung cấp các loại hình L/C đem tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, mở rộng thị trường khách hàng.
Thứ tư, ACB-Chi nhánh Hà Nội hiện nay còn chưa có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên biệt, chính sách tìm kiếm khách hàng thống nhất.
Các chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách tìm kiếm khách hàng trong toàn chi nhánh mà chỉ mới ở mức độ chính sách đơn lẻ của từng phòng nghiệp vụ, chưa có sự liên kết giữa các phòng, ban, bộ phận. Không có bộ phận đầu mối chỉ đạo và kiểm soát tiến độ của các chính sách khách hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm mới.
2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại:
2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở:
Hoạt động ngân hàng đại lý chưa phát huy được hết hiệu quả.
Với số lượng ngân hàng đại lý như hiện nay, khoảng gần 500 ngân hàng đại lý trên 80 nước trên toàn thế giới, hoạt động của ACB vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và vẫn chưa theo kịp với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm thị phần và tổng giá trị kim ngạch TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa nắm bắt được hết các chính sách, qui định của các ngân hàng đại lý nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với ngân hàng Việt Nam nên rủi ro xấy ra các sự cố là khá cao, đồng thời chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng.
2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội:
Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Ngân hàng ACB còn chưa cao.
Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng ACB nói chung và ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện đi khảo sát, trao đồi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý nhằm mục đích nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, gia tăng tính năng động, ứng phó với các tình huống nghiệp vụ của các cán bộ làm thanh toán quốc tế. Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung, các thanh toán viên của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và của ngân hàng ACB riêng vẫn còn thua kém các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động, nhanh nhạy hơn.
Thứ hai, tại ACB-chi nhánh Hà Nội chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng.
Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động của bộ phận Thanh toán quốc tế tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán L/C nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều cả về thời gian, nhân sự cũng như chi phí. Bên cạnh đó, thông qua sự phối hợp này, mọi hợp đồng L/C sẽ có được sự bảo hiểm trước rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp- loại rủi ro cơ bản của nghiệp vụ thanh toán L/C
Thứ ba, trang bị kĩ thuật và công nghệ của Ngân hàng ACB nói chung và của ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng còn lạc hậu, hạn chế, chương trình hiện đại hóa ngân hàng còn chưa hoàn thiện và ổn định, các sự cố kĩ thuật chưa đc khắc phục kịp thời.
Cho đến nay một số chức năng của chương trình mới chưa được khai thác hết, một số mẫu điện chưa được sử dụng, chất lượng đường truyền tin giữa Hội sở chính và các chi nhánh , giữa Ngân hàng với khách hàng còn kém, mức độ tự động hóa của chương trình còn chưa cao. Điều này dẫn đến việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán còn nhiều trục trặc gây nên chậm trễ trong việc giao dịch với khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, mặt cập nhật thông tin cũng là một điểm yếu của chi nhánh: thông tin cập nhật toàn hệ thống chưa cao, thông tin nắm bắt, cập nhật tình hình chính trị - kinh tế - tài chính thế giới chưa kịp thời, chưa nhanh nhạy; đặc biệt là các tin tức liên quan đến khách hàng cũng thiếu chính xác, không đầy đủ. Điều này gây nên rất nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Thứ tư, công tác Marketing chưa có hiệu quả và hạn chế về giờ làm việc.
Trong thời gian qua, chi nhánh Hà Nội cũng đã xây dựng và tiến hành một số chương trình Marketing hấp dẫn để thu hút khách hàng tuy nhiên các chương trình này chưa được áp dụng triệt để, rộng rãi, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao như mong đợi. Hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào các khách hàng truyền thống, chưa tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng; đặc biệt khách hàng của mảng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn rất ít, ACB chưa thể cạnh trạnh được với các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, có uy tín trong nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agibank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)
Ngoài ra, giờ làm việc của Ngân hàng ACB cũng không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong khi các ngân hàng nước ngoài mở của làm việc đến 17h hoặc 18 h hằng ngày hoặc giao dịch thông tầm trưa như: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng HSBC… thì ngân hàng ACB lại đóng của lúc 16h30. Điều này phần nào cũng làm hạn chế khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác:
Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập.
Cho đến nay các chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp lý của ngành ngân hàng và các ban ngành liên quan cho hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng còn thiếu, chưa đồng bộ mặt khác còn chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ với xu thế ngày một phát triển hiện nay. Điều này dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng thiếu tính linh hoạt để thích nghi nhanh chóng với tính đa dạng, phong phú của các giao dịch trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, qui chế quản lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa rõ ràng làm cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như: Qui chế quản lý ngọai hối qui định phải kiểm tra chứng từ có liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu lại không có hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra tờ khai đăng kí xuất nhập khẩu khi phát hành thư tín dụng dẫn đến có Ngân hàng thì kiểm tra nghiêm túc, có Ngân hàng thì lại lập luận theo UCP rằng ngân hàng không liên quan đến vấn đề đó, điều này gây nên sự không thống nhất giữa các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, chính sách thương mại của Nhà nước và Chính phủ còn chưa ổn định đồng thời cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập.
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các cơ chế, chính sách thương mại hiện không ngừng thay đổi, bổ sung để phù hợp giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, để ngày càng phù hợp hơn với các thông lệ, tập quán ngoại thương quốc tế. Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, thời gian từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ thời gian để cho các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Bên cạnh đó,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3788.doc