Chuyên đề Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 4

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ NHTM 4

1.1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM 6

1.1.2.1 Mua bán ngoại tệ 6

1.1.2.2 Nhận tiền gửi 6

1.1.2.3 Cho vay 7

1.1.2.4 Thanh toán 7

1.1.2.5 Hoạt động khác 8

1.2 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 9

1.2.1 Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế 9

1.2.2 Vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế 11

1.2.3 Các phương tiện thanh toán quốc tế 13

1.2.3.1 Hối phiếu ( Bill of Exchange ) 14

1.2.3.2 Kỳ phiếu ( Promissory Note ) _ Lệnh phiếu 20

1.2.3.3 Séc ( Cheque ) 20

1.2.3.4 Thẻ thanh toán 24

1.2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế 27

1.2.4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 27

1.2.4.2 Phương thức ghi sổ (Open Account) 29

1.2.4.3 Phương thức nhờ thu (Collection of Payment) 30

1.2.4.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C ) 33

1.3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHTM 40

1.3.1 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng 40

1.3.1.1 Khả năng tài chính của ngân hàng 40

1.3.1.2 Công nghệ ngân hàng 41

1.3.1.3 Yếu tố con người 41

1.3.1.4 Cơ cấu điều hành hoạt động TTQT 42

1.3.1.5 Mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý 42

1.3.1.6 Uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế 43

1.3.2. Các nhân tố khác 43

1.3.2.1 Chính sách kinh tế vĩ mô 43

1.3.2.2 Sự phát triển của thị trường ngoại hối 44

1.3.2.3 Sự cạnh tranh của các NHTM khác 45

1.3.2.4 Quá trình toàn cầu hóa, xu thế hội nhập 45

1.3.2.5 Quy chuẩn,thông lệ quốc tế về hoạt động TTQT 45

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM 47

2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM 47

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 47

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 54

2.1.2.1 Sơ đồ 54

2.1.2.2 Chức năng các phòng ban 55

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 62

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 62

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 63

2.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 65

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT VIỆT NAM 66

2.2.1 Bộ máy tổ chức hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 66

2.2.2 Tình hình hoạt động TTQT tại Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 66

2.2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền 66

2.2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu 70

2.2.2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 73

2.2.3 Đánh giá thực trạng 77

2.2.3.1 Thành tựu đạt được 77

2.2.3.2 Khó khăn, hạn chế 79

2.2.3.3 Nguyên nhân 80

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM 83

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHO HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT VIỆT NAM 83

3.1.1 Định hướng phát triển chung 83

3.1.2 Định hướng cho hoạt động TTQT 84

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo & PTNT LÁNG HẠ 86

3.2.1 Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế. 86

3.2.2 Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế. 87

3.2.3 Phối hợp chặt chẽ giữa Kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế 89

3.2.4 Tăng cường công tác Marketing về hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch 90

3.2.5 Xây dựng văn hóa kinh doanh 92

3.2.6 Tiếp tục hiện đại hóa cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán quốc tế 94

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 95

3.3.1 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 95

3.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 96

3.3.3 Kiến nghị với Nhà nước 97

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả và tăng mức độ an toàn vốn. Vì vậy, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế trong khi công nghệ thông tin chưa phát triển, mức độ tự động chưa cao thì việc truyền nhận tin sẽ chậm chạp, không những không đạt được mục tiêu đề ra mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. 1.3.1.3 Yếu tố con người Trong bất kỳ một hoạt động nào, bao giờ con người cũng chiếm vị trí trung tâm. Cùng với yếu tố công nghệ và khả năng tài chính, con người là một trong những yếu tố mang tính quyết định tới sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Trình độ của cán bộ công nhân viên ngân hàng được nâng cao sẽ làm cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, đơn giản và an toàn. Ngược lại, ngay cả khi với công nghệ ngân hàng vào loại hiện đại bậc nhất nhưng nếu cán bộ ngân hàng không có hoặc không đủ trình độ thực hiện các thao tác trong thanh toán cũng sẽ làm cho hoạt động ngân hàng bị chậm chạp và thiếu chính xác. Hơn nữa, thanh toán quốc tế là một hoạt động phức tạp, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, yêu cầu độ chính xác và tỉ mỉ cao, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngân hàng phải là những người chuyên nghiệp, lành nghề, hiểu rõ quy trình nghiệp vụ thanh toán, hiểu rõ các thông lệ quốc tế để có thể tránh được rủi ro, sai sót không đáng có trong quá trình thanh toán quốc tế. 1.3.1.4 Cơ cấu điều hành hoạt động TTQT Hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động chứa nhiều rủi ro như rủi ro tỷ giá, rủi ro lừa đảo trong thương mại quốc tế. Khi rủi ro xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi phải được tổ chức thành hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trên xuống theo một quy trình chặt chẽ, hợp lý để hạn chế được rủi ro, rút ngắn thời gian giao dịch, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. 1.3.1.5 Mạng lưới chi nhánh và ngân hàng đại lý Mạng lưới chi nhánh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Các ngân hàng lớn thường có mạng lưới chi nhánh ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khi ngân hàng khai trương một chi nhánh của mình ở nước ngoài thì đó là sự khẳng định ngân hàng đó chính thức phục vụ một thị trường mới. Số lượng các chi nhánh càng nhiều thì hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng càng thuận lợi. Quy mô này cũng phần nào khẳng định vị thế của ngân hàng đó trên thị trường quốc tế, từ đó thu hút khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng của mình. Cùng với mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài, hệ thống các ngân hàng đại lý cũng phản ánh quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng đại lý sẽ đóng vai trò ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận... Hệ thống ngân hàng đại lý là cơ sở để hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thông suốt và trôi chảy. Một ngân hàng có hệ thống ngân hàng đại lý mở rộng sẽ giảm được tối đa các khâu trung gian, do đó tiết kiệm được phí dịch vụ và thời gian cho khách hàng. Chính vì vậy, muốn mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế thì phải chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng như thiết lập quan hệ đại lý với càng nhiều ngân hàng càng tốt, qua đó có thể chiếm lĩnh được các thị trường mục tiêu. 1.3.1.6 Uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế Trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng, uy tín của một ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một ngân hàng khi đánh mất uy tín của mình thì không thể tồn tại được trên thương trường, bởi không một ngân hàng nào muốn giao dịch với một ngân hàng đã bị mất uy tín cũng như không một khách hàng nào chịu gửi tiền của mình vào nơi không đáng tin cậy. Đối với hoạt động thanh toán quốc tế thì uy tín của ngân hàng càng quan trọng hơn. Bởi thanh toán quốc tế có nghĩa là ngân hàng phải giao dịch với một ngân hàng ở ngoài biên giới, độ rủi ro cao do sự xa cách về địa lý cũng như sự hạn chế về thông tin, do đó, các ngân hàng cần phải thận trọng hơn trong giao dịch. Các ngân hàng ở nước ta, do uy tín trên thị trường quốc tế còn chưa cao nên khi mở L/C thường phải nhờ một ngân hàng khác (thường là ngân hàng lớn và có uy tín) đứng ra xác nhận cho L/C mà mình mở. Trong trường hợp này ngân hàng mở L/C hoặc nhà nhập khẩu sẽ mất thêm phí xác nhận. Ở nước ta thì các ngân hàng thương mại quốc doanh có lợi thế hơn các ngân hàng khác (cổ phần, liên doanh) bởi uy tín của các ngân hàng quốc doanh được phía nước ngoài biết đến nhiều hơn. Như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế đang ngày càng được chú trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập AFTA và WTO. Đây là điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi để các ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, muốn tham gia thanh toán quốc tế thì các ngân hàng cũng cần phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, đủ điều kiện để thực hiện giao dịch một cách bình đẳng trên thị trường quốc tế. 1.3.2. Các nhân tố khác 1.3.2.1 Chính sách kinh tế vĩ mô Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc của một chu trình hoạt động kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu tiền tệ phát sinh từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Do đó, trong thanh toán quốc tế, nhân tố cơ bản quyết định khả năng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại chính là chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Chính sách kinh tế vĩ mô tùy vào từng thời kỳ và mục đích mà có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia. Trước đây, khi đất nước ta còn là nền kinh tế “đóng”, kinh tế chưa phát triển, hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng rất hạn chế. Các giao dịch thương mại chủ yếu diễn ra giữa các đơn vị kinh tế trong nước với nhau, hoạt động thanh toán quốc tế không có điều kiện để phát triển. Kể từ năm 1986, nhận thức được xu thế của thời đại toàn cầu hóa và hội nhập, Đảng và Nhà nước đã thực hiện đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mở cửa giao lưu với nhiều nước trên thế giới theo nguyên tắc hợp tác, bình đẳng và hai bên cùng có lợi. Chính sách này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho xuất nhập khẩu, từ đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán. 1.3.2.2 Sự phát triển của thị trường ngoại hối Sự phát triển của thị trường ngoại hối có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động thanh toán quốc tế. Mỗi một sự thay đổi của tỷ giá và lãi suất trên thị trường ngoại hối đều tác động đến thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế có liên quan đến ít nhất hai đồng tiền, do đó muốn có được ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng, ngân hàng phải tạo nguồn ngoại tệ bằng hai cách: Thu ngoại tệ trực tiếp từ nguồn thanh toán tiền hàng của nhà xuất khẩu hoặc nguồn thu gián tiếp thông qua việc dùng nội tệ mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Nguồn thu ngoại tệ gián tiếp từ hoạt động mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái, khi có biến động của tỷ giá, tất yếu sẽ dẫn tới sự biến động trong thanh toán. Ngày nay, trong hoạt động thanh toán quốc tế ngân hàng không chỉ đơn thuần làm trung gian thanh toán giữa các đối tác mà còn thực hiện hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Thực hiện hoạt động này, ngân hàng phải quan tâm đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, bởi lẽ một sự tăng lên hay giảm đi của tỷ giá cũng đều ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà xuất (nhập) khẩu và do đó liên quan đến quyền lợi của ngân hàng với tư cách là nhà tài trợ. Khi tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệ giảm giá thì nhà xuất khẩu sẽ có lợi vì giá thành hàng xuất khẩu giảm tương đối. Trong khi đó nhà nhập khẩu lại gặp khó khăn vì giá vốn hàng nhập khẩu tăng tương đối và ngược lại. Khi sự biến động tỷ giá lớn đến mức độ nào đó, ngân hàng sẽ phải đối mặt với một rủi ro là nhà nhập khẩu (hay xuất khẩu) sẽ từ bỏ dự án và như vậy số tiền ngân hàng đã tài trợ sẽ khó thu hồi lại được. Như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế không thể được mở rộng một cách bền vững trong điều kiện thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá và lãi suất luôn biến đổi một cách thất thường. 1.3.2.3 Sự cạnh tranh của các NHTM khác Đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ tương đối giống nhau, do đó sự cạnh tranh diễn ra giữa các ngân hàng đang ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng không chỉ đơn thuần cạnh tranh về giá cả dịch vụ mà còn cạnh tranh về khả năng đưa ra các sản phẩm mới với chất lượng, giá cả và nhiều tiện ích cho khách hàng; quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế... 1.3.2.4 Quá trình toàn cầu hóa, xu thế hội nhập Để có thể tồn tại và phát triển, không có cách nào khác là phải hội nhập, hòa mình vào xu thế chung trong thời đại toàn cầu hóa. Sự phát triển như vũ bão trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản các hoạt động của ngân hàng, từ thủ công sang hiện đại, hình thành mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) làm cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và an toàn. Ngày nay, để tồn tại, cạnh tranh và mở rộng hoạt động của mình, các ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài về kinh doanh, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. 1.3.2.5 Quy chuẩn,thông lệ quốc tế về hoạt động TTQT Hoạt động thanh toán quốc tế chịu sự chi phối, điều chỉnh của luật pháp quốc gia, sau đó là hệ thống các quy tắc – thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương. Các quy tắc, thông lệ này thường rất phức tạp và thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thương mại quốc tế. Các ngân hàng thương mại nếu không nắm chắc luật lệ và điều ước quốc tế sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quá trình hoạt động. Trên đây là những nét tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng thương mại nói chung. Vậy đối với một ngân hàng thương mại quốc doanh, cụ thể là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động thanh toán quốc tế được diễn ra như thế nào, có thuận lợi và khó khăn gì? Chương 2 sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NHNo&PTNT VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam Thông tin chung Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối 2001, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam có  2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 1/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 chi nhánh toàn quốc; 24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại. Là ngân hàng đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã kết nối trên diện rộng mạng máy tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Là ngân hàng có mạng lưới ngân hàng đại lý lớn với trên 700 ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các châu lục. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế(CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội  nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB,ADB,AFD... với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu USD.  Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị. • Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng nông nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định. • Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Năm 1993 Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này. Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ , Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc. Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản, bảng cân đối, có con dấu, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội. Vốn hoạt động ban đầu là 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam góp 200 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ đồng. Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - thực chất là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh. Tới tháng 09/2002, dư nợ đã lên tới 6.694 tỷ, có uy tín cả trong và ngoài nước, được các Tổ chức quốc tế đánh giá cao và đặc biệt được mọi tầng lớn nhân dân ửng hộ, quý trọng. Chính vì những kết quả như vậy, ngày 04/10/2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003 Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định, xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ thấp quá hạn. Năm 1999, chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nong thôn. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước chú trọng tiếp nhận thực hiện tốt các dự án nước ngoài uỷ thác, cho vay các chương tình dự án lớn có hiệu quả đồng thời mở rộng cho vay hộ sản xuất hợp tac sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của Ngân hàng Nông nghiêp kế hoạch tăng trưởng. Tháng 2 năm 1999 Chủ tích Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08 về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên. Tiếp nhân và triển khai có hiêu quả có hiệu quả 50 Dự án  nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống., Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, mạng lưới kinh doanh theo hướng tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh., Đổi mới công tác quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hoá các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng., Tập trung mọi nguồn lực đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên mon hoá., tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ. Năm 2001 là năm đầu tiên Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA . Năm 2003 Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lượng hiệu quả cao Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn. Đến cuối năm 2005, vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đạt 7.702tỷ VND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và 29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số CBCNV toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo… Đến nay, tổng số Dự án nước ngoài mà Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam tiếp nhận và triển khai là 68 dự án với tổng số vốn 2.486 triệu USD, trong đó giải ngân qua Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam là 1,5 tỷ USD. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam đã có quan hệ đại lý với 932 ngân hàng đại lý tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, là  thành viên của nhiều tổ chức, hiệp hội tín dụng có uy tín lớn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.2.1 Sơ đồ SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC 2.1.2.2 Chức năng các phòng ban Nguyên tắc chung - Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của Sở giao dịch, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12819.doc
Tài liệu liên quan