Chuyên đề Mở rộng huy động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNVVN 2

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN). 2

1.1.1. Khái niệm DNVVN. 2

1.1.2. Những lợi thế và bất lợi của DNVVN trong nền KT thị trường. 4

1.1.2.1. Những lợi thế của DNVVN. 4

1.1.2.2. Những bất lợi của DNVVN. 6

1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền KT thị trường. 9

1.1.3.1. Góp phần tăng trưởng và ổn đinh KT - XH. 9

1.1.3.2. PT và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. 10

1.1.3.3. Phân phối thu nhập có hiệu quả trong nền KT. 11

1.1.3.4. DNVVN có mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể khác trong nền KT. 11

1.2. Mở rộng cho vay đối với DN vừa và nhỏ của NHTM 12

1.2.1 Sự cần thiết của việc mở rộng cho vay đối với DNVVN của NHTM 12

1.2.2. Các hình thức cho vay đối với DNVVN của NHTM. 14

1.2.2.1. Phân loại theo phương thức cho vay 14

1.2.2.2. Phân loại theo thời gian. 15

1.2.2.3. Phân loại theo tài sản đảm bảo 16

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với DNVVN của NHTM. 16

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan. 16

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan. 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA VPBANK ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 22

2.1 Giới thiệu chung về NH TM cổ phần các DN ngoài quốc doanh (VPBANK) 22

2.1.1 Lịch sử hình thành và PT của VPBank. 22

2.1.1.1 Lịch sử hình thành của VPBank 22

2.1.1.2 Quá trình PT của VPBank 22

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức HĐ của VP Bank. 26

2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của VP Bank 26

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ. 27

2.1.2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban 31

2.1.3 Lĩnh vực HĐ của VP Bank 32

2.1.4 Những thành tích VP Bank đã đạt được trong những năm vừa qua 32

2.2 Tình hình HĐ KD của VPBANK 34

2.2.1 Tình hình HĐ KD của VPBank . 34

2.2.1.1 HĐ huy động vốn 34

2.2.1.2 HĐ tín dụng 35

2.2.2 Các HĐ dịch vụ 36

2.2.2.1 HĐ thanh toán quốc tế 37

2.2.2.2 HĐ kiều hối 37

2.2.3 Đánh giá về tình hình tài chính 38

2.2.3.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn 38

2.2.3.2 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả KD 39

2.2.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu sinh lời 39

2.2.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro 41

2.2.4 Đánh giá về kết quả KD 41

2.3 Phương hướng chiến lược PT HĐ KD của VPBANK . 43

2.4. Thực trạng HĐ đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank. 46

2.4.1. Quy trình HĐ cho vay đối với các DN vừa và nhỏ tại VPBank 46

2.4.2.Thực trạng HĐ cho vay đối với DNVVN tại NH TMCP Các DN ngoài quốc doanh (VPBANK) 50

2.4.2.1. Doanh số cho vay DNVVN. 50

2.4.2.2. Dư nợ cho vay DNVVN. 51

2.4.2.3. Tình hình thu nợ 52

2.4.3. Đánh giá HĐ cho vay đối với DNVVN tại VPbank 54

2.4.3.1. Những kết quả đạt được. 54

2.4.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân. 55

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI VPBANK 60

3.1. Định hướng PT DNVVN trong thời gian tới. 60

3.2. Quan điểm và định hướng mở rộng cho vay đối với DNVVN của NH VPBANK 61

3.2.1. Quan điểm chung 61

3.2.2. Kế hoạch năm 2010. 62

3.3. Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNVVN tại NH TMCP Các DN ngoài quốc doanh (VPBANK) 63

3.3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNVVN phù hợp với thực tế. 63

3.3.1.1. Chính sách KH. 64

3.3.1.2. Chính sách lãi suất 64

3.3.1.3. Chính sách kỳ hạn nợ cho vay và thời gian trả nợ. 64

3.3.1.4. Chính sách về quy mô vốn vay và hạn mức tín dụng. 65

3.3.1.5. Chính sách về tài sản bảo đảm. 65

3.3.2. Đổi mới quy trình cho vay phù hợp với các DNVVN 66

3.3.2.1. Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn một cách đầy đủ và kịp thời. 66

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay đối với DNVVN. 67

3.3.3. Thực hiện tốt chính sách Marketing. 69

3.3.4. PT nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. 70

3.3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng NH, công nghệ thông tin. 71

3.4. Một số kiến nghị. 72

3.4.1. Đối với Nhà nước. 72

3.4.2. Đối với NH nhà nước. 73

3.4.3. Đối với Hội sở chính NH VPBANK 74

3.4.4. Đối với hiệp hội DNVVN 74

KẾT LUẬN 76

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng huy động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản… phục vụ cho HĐ KD. Thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho con người và tài sản tại NH. Quản lý hồ sơ giấy tờ đất đai của NH. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công. Các NH các cấp và các phòng giao dịch trực thuộc: là nơi trực tiếp tiến hành HĐ KD của NH. Trong mỗi NH, cơ cấu phòng ban bao gồm các phòng kiểm tra hạch toán nội bộ, phòng phục vụ khác hàng cá nhân và KH DN (A/O), phòng giao dịch kho quỹ, phòng thu hồi nợ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kiều hối... 2.1.2.3 Mối quan hệ giữa các phòng ban Mối quan hệ giữa các phòng ban trong vp Bank là mối quan hệ chặt chẽ gắn bó. Giữa các phòng ban luôn có sự tương hỗ lẫn nhau trong mọi HĐ. Mặc dù chức năng nhiệm vụ của các phòng ban đã được phân công, phân nhiệm rất rõ ràng và cụ thể song trong HĐ giữa các phòng ban luôn có sự liên kết với nhau, bổ trợ nhau trong các nghiệp vụ HĐ của mình. Ví dụ như HĐ của phòng tín dụng là tiến hành tiếp xúc KH trong các khoản cho vay, một hợp đồng cho vay được duyệt phải thông qua rất nhiều phòng ban khác, nếu khoản vay đó là một khoản vay lớn mà vượt quyền quyết định của trưởng phòng tín dụng thì phải thông qua phòng thẩm định rồi mới có quyết định cho vay hay không. Khi hồ sơ tín dụng được duyệt thì phải thông qua phòng ngân quỹ để được giải ngân, phòng kế toán để hạch toán. Hay là HĐ của phòng kế toán thì phải dựa vào chứng từ các phòng ban khác… Như vậy ta thấy sự liên kết trong HĐ giữa các phòng ban trong NH là rất chặt chẽ, chỉ cần một bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ của mình thì sẽ làm ảnh hưởng đến HĐ của các phòng ban khác trong hệ thống và làm ảnh hưởng đến tình hình HĐ chung của toàn NH. 2.1.3 Lĩnh vực HĐ của VP Bank Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và PT của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Vay vốn của NH Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các KH. KD ngoại tệ, vàng bạc. Huy động các loại vốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ NH có liên quan đến nước ngoài khi được NHNN cho phép. Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức đặc biệt là chuyển tiền nhanh Western Union. Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính DN và bảo lãnh phát hành. Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản. 2.1.4 Những thành tích VP Bank đã đạt được trong những năm vừa qua Với sự nỗ lực cả trong HĐ KD cũng như các HĐ XH, tập thể lãnh đạo và nhân viên VPBank đã đạt được nhiều thành tích đáng chú ý và được XH công nhận: Cúp vàng “DN vì tiến bộ XH và PT bền vững”. Bằng khen của Thống đốc NH Nhà nước dành cho  Tập thể LĐ xuất sắc năm 2005. Giấy chứng nhận NH thanh toán xuất sắc năm 2004 do NH UNION BANK– Mỹ trao tặng . Giấy chứng nhận NH thanh toán xuất sắc năm 2005 do NH THE BANK OF NEWYORK – Mỹ trao tặng . Giấy khen: đối với Tập thể lãnh đạo và nhân viên Hội sở VPBank  “ Đã có thành tích góp phần chấn chỉnh, củng cố HĐ của VPBank” của NH Nhà nước thành phố Hà Nội (23/7/2004). Công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 của Công đoàn NH VN (27/4/2006). Chứng nhận “Doanh nhân văn hóa” của Trung tâm Văn hóa doanh nhân VN đối với Tổng Giám đốc Lê Đắc Sơn (năm 2006). Giải thưởng : “ Vì sự tiến bộ XH và PT bền vững” của Tổng liên đoàn LĐ VN. Công nhận Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh của Đảng bộ thành phố Hà Nội.  Giấy chứng nhận của hội sở hữu trí tuệ VN công nhận VPBank đạt Nhãn hiệu nổi tiếng 2007. Giấy chứng nhận NH Thanh toán xuất sắc năm 2006 do NH Citibank trao tặng. Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân VN đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007. Bằng khen và cúp Thăng Long "Nhà DN giỏi thành phố Hà Nội" do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng cho TGĐ Lê Đắc Sơn. Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia năm 2008 Công ty cổ phần hàng đầu VN năm 2008 Chứng nhận NH thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork - Mỹ trao tặng năm 2008 Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2009 2.2 Tình hình HĐ KD của VPBANK 2.2.1 Tình hình HĐ KD của VPBank . 2.2.1.1 HĐ huy động vốn Huy động vốn là một HĐ được VP Bank rất chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VP Bank trong hệ thống NH. Do đó, trong các năm qua, các HĐ huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên NH đều được VP Bank khai thác triệt để. Bảng 2 : Tình hình huy động vốn giai đoạn năm 2004 – 2009 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT % Số dư TT % Nguồn vốn huy động 3858 100 5638 100 9.065 100 15355 100 15853 100 24564 100 Huy động thị trường I 1847 48 3209 57 5.678 63 12941 84 14426 91 16954 69 Huy động thị trường II 2011 52 2398 43 3.386 37 2414 16 1427 9 7610 31 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008,2009 Năm 2007 nền KT thế giới nói chung và VN nói riêng bi suy thoái rất nặng nề Nhưng nguồn vốn của VP Bank vẫn tăng đó là do những chính sách lãi suất phù hợp, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, cùng với các chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn huy động đạt 15355 tỷ đồng tăng gấp 12.7 lần so với cuối năm 2003, bình quân giai đoạn 2004-2007 nguồn vốn huy động của VP Bank đạt mức tăng trưởng 62%. Đến 31/12/2008 con số nguồn vốn huy động của VP Bank đã là 15.853 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch cả năm 2007, tăng 498 tỷ đồng so với cuối năm 2007 (tương đương tăng 62%)..Sang năm 2009 nguồn vốn huy động của NH là 24564 tỷ đồng bằng 106.9% năm 2008. Trong đó, nguồn vốn huy động của tổ chức KT và dân cư (thị trường I) đạt 16954 tỷ đồng bằng 117.5 % so với cuối năm 2008. Nguồn vốn liên NH (thị trường II) cuối năm 2009 là 7610 tỷ đồng, tăng 6183 tỷ đồng so với cuối năm 2008. Tiền gửi của các tổ chức KT và dân cư: Là một NH HĐ với phương châm “ Lợi ích của KH là trên hết”, chính vì thế trong những năm vừa qua, VP Bank luôn cung cấp cho các KH là tổ chức, là cá nhân các sản phẩm đa dạng và mang tính tiện ích cao, như trả lương qua tài khoản tại NH, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu...,do đó trong những năm qua nguồn huy động chủ yếu của VP Bank thu được là từ các tổ chức KT và dân cư, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn huy động. Nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của VP Bank ( khoảng 70%). Việc huy động vốn từ thị trường I có xu hướng tăng nhanh ( cuối năm 2006 tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2004, cuối năm 2007 tăng gấp 1,38 lần so với cuối năm 2006, năm 2008 tăng gấp 1.11 lần so với 2007, năm 2009 gấp 1.06 lần so với 2008 ), đây là những con số khá ấn tượng. Còn nguồn vốn huy động trên thị trường liên NH cũng được VP Bank điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn từng thời kỳ. 2.2.1.2 HĐ tín dụng HĐ tín dụng vẫn luôn là HĐ chủ yếu mang lại nguồn thu lớn cho các NH. HĐ tín dụng của VP Bank cũng đã PT qua các năm, mang lại trên 50% thu nhập cho NH. Bảng 3: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2004 – 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 1865 3014 5031 13217 12986 15938 Cho vay ngắn hạn 1004 1405 2512 6626 6510 8603 Cho vay trung, dài hạn 855.3 1607 2485 6476 6362 7207 Cho vay khác 5.7 2.1 34.5 115 113 128 Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008,2009 Năm 2004 là năm tình hình đầu tư có phần chững lại, đặc biệt do sự PT bất ổn của thị trường bất động sản và sau đó là tình trạng đóng băng kéo dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các các thị trường khác trong đó có ảnh hưởng lớn tới HĐ tín dụng, tuy vậy VP Bank vẫn dạt được mức tăng trưởng khả quan, đó là do sự kết hợp đồng bộ giữa các chính sách ... Đến năm 2005, HĐ tín dụng của VP Bank vẫn duy trì ở mức khá tốt, nếu như năm 2004 dư nợ tín dụng chỉ tăng 23% so với năm 2003 thì tới năm 2005 đã tăng tới 82% so với năm 2004, không chỉ dừng lại ở đó, năm 2007 cũng đánh dấu một năm HĐ tín dụng khá sôi động của VP Bank khi mà dư nợ tín dụng tăng 163% so với cuối năm 2006 và vượt 53% kế hoạch của cả năm.Năm 2008 do suy thoái KT dư nợ có giảm đối chút so với 2007 và bằng 98.3%.Năm 2009 dư nợ tín dụng tăng 122.7% so với 2008. Không chỉ tăng trưởng về lượng, mà chất lượng tín dụng của VP Bank vẫn đảm bảo theo yêu cầu của NH nhà nước.Nếu như năm 2005 tỉ lệ nợ xấu( nhóm 3,4,5) đạt 0,75% tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với con số chung toàn ngành, thì tới năm 2006 tỉ lệ này lại tiếp tục giảm xuống còn 0,58% trong khi con số trung bình ngành là 7% và cho tới hiện nay, chất lượng tín dụng vẫn được duy trì tốt, chỉ khoảng 0,49%. Trong những năm gần đây, HĐ tín dụng của VP Bank luôn được mở rộng. Trong cơ cấu cho vay ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng và chiếm tỉ trọng cao hơn trong tổng dư nợ trong năm 2006, 2007,2008 điều này là tất yếu bởi nguồn vốn huy động của NH thì chủ yếu là nguồn ngắn hạn, và chính kỳ hạn của nguồn huy động là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kỳ hạn cho vay của NH. Đây không chỉ là vấn đề khó khăn về huy động vốn trung và dài hạn của VP Bank mà còn là vấn đề chung của các NH khác. Có thể nói VP Bank đã và đang PT cả về chất và lượng, với những gì VP Bank huy động được, cùng với hiệu quả của việc sử dụng nó thì trong thời gian tới VP Bank sẽ chứng minh được năng lực của mình trên con đường cạnh tranh đầy khốc liệt của ngành NH. 2.2.2 Các HĐ dịch vụ 2.2.2.1 HĐ thanh toán quốc tế HĐ thanh toán quốc tế của VP Bank (Thanh toán bằng thư tín dụng, thanh toán nhờ thu chứng từ, thanh toán chuyển tiền bằng điện) trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt, Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2009 tăng 2.88% so với năm trước,doanh số chuyển tiền TTR tăng 2.9% so với năm trước đó. Bên cạnh đó, HĐ thanh toán trong nước (Mở tài khoản tiền gửi, trả lương qua tài khoản, thanh toán qua tài khoản, chuyển tiền) cũng PT, cùng với việc mở rộng qui mô, mạng lưới HĐ cũng như đầu tư PT công nghệ, việc chuyển tiền qua VP Bank càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Tuy nhiên, sang năm 2009 thị trường ngoại tệ vẫn diễn biến bất thường khiến cho NH trong nhiều giai đoạn buộc phải thắt chặt điều kiện mở L/C. Do vậy tổng thu phí dịch vụ chỉ đạt 10.7 tỷ đồng tăng 2.9 % so với 2008. Bảng 4: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu thanh toán năm 2005-2009 Đơn vị tính: 1.000 USD Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Thanh toán quốc tế Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 38 225 61 049 98 320 10350 10648 Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ 6 423 5 655 9 154 9636 9913 Doanh số chuyển tiền TTR 44 685 80 078 120 879 127249 130913 Doanh số nhờ thu 3 618 5 159 8 972 9445 9717 Tổng số phí thu được (Triệu đồng) 4 015 6 122 9 879 10400 10700 Thanh toán trong nước (Tỷ đồng) Doanh số chuyển tiền 6 200 7 331 12 875 13554 13944 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 Có thể nói hoat động thanh toán quốc tế là thế mạnh của VP Bank, điều đó đã được khẳng định thông qua những giải thưởng mà NH này đã được các tổ chức quốc tế trao tặng. 2.2.2.2 HĐ kiều hối Nếu như đến cuối năm 2006, Tổng doanh số chi trả kiều hối đạt 16,8 triệu USD và 13,4 tỷ đồng thì tới cuối năm 2007, doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VP Bank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2007. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Năm 2008 doanh số chi trả là 40 triệu USD tăng 33.3% so với 2007. Sang năm 2009 đã đạt mức 60 triệu USD và bằng 150% so với 2008. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2009 đạt gần 670 ngàn USD, tăng 4.68% so với năm 2008, tăng 797% so với năm 2004 (74,7 ngàn USD). 2.2.3 Đánh giá về tình hình tài chính Sau giai đoạn 1997 – 2002, tình hình tài chính của VPBank bị rơi vào trạng thái suy giảm trầm trọng, các chỉ tiêu tài chính liên tục suy sút và ở mức báo động. Từ năm 2003, tình hình tài chính đã được lành mạnh hóa, từ năm 2003 đến nay, mặt tài chính đã được cải thiện đáng kể. Quy mô vốn cổ phần được tăng lên. Kết quả HĐ khả quan trên nhiều lĩnh vực đã đem lại diện mạo mới về mặt tài chính cho VPBank. 2.2.3.1 Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn Về nguồn vốn: Trong những năm qua tổng nguồn vốn của VP Bank đã tăng lên đáng kể, năm 2006 tăng 66,8% so với năm 2005; năm 2007 tăng 79% so với năm 2006;năm 2008 tăng 19.5% so với 2007; năm 2009 bằng 148.6% so với 2008 . Xét về con số tương đối thì vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn khác đều tăng lên đáng kể qua các năm, nhưng xét về con số tương đối thì tỉ trọng vốn huy động có xu hướng giảm dần, thay vào đó tỉ trọng vốn chủ sở hữu và vốn khác có xu hướng chiểm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn TT % Vốn TT % Vốn TT % Vốn TT % Vốn TT % Vốn CSH 309386 5 835619 8 2299801 12,6 2394711 12.9 2764967 10 Vốn huy động 5608001 92 9065194 89 15355786 84,2 15608926 84 24564000 87.9 Vốn khác 172 776 3 258 488 3 575 665 3,2 583373 3.1 592033 2.1 Tổng vốn 6090163 100 10159301 100 18231252 100 18587010 100 27921000 100 Bảng 5: Cơ cấu vốn của VPBank 2004-2009 Đv: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2005, 2006, 2007,2008, 2009 Về sử dụng vốn: đến cuối 12/2009, tổng tài sản Có của VP Bank là 27921 tỷ đồng, tăng 50.2 % so với cuối năm 2008. Tổng dư nợ cho vay của VP Bank đói với nền KT đạt 15938 tỷ đồng – tăng 22.7% so với cuối năm 2008. 2.2.3.2 Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả KD Bảng 6: Bảng báo cáo kết quả KD năm 2005 – 2008 Đv: Triệu vnđ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập tiền lãi, các khoản có tính chất lãi. Chi phí tiền lãi và các khoản có tính chất lãi 432 054 (286701) 712 450 (481210) 1 320 540 (721489) 2630121 (1978611) 2236134 (1426561) Thu nhập tiền lãi ròng 145 353 231 240 599 051 651510 809573 Thu phí dịch vụ và hoa hồng 10 069 17 796 23 789 67600 72168 Chi trả phí dịch vụ và hoa hồng (3 852) (9 050) (11 158) (33325) (35653) Thu nhập từ phí dịch vụ & hoa hồng ròng 6 217 8 746 16 631 34275 36514 Lãi ròng từ KD ngoại hối (9 718) (2 583) (3 584) (8768) (18858) Thu nhập khác 22 485 64 582 98 687 22264 55797 Lương và các chi phí có liên quan (32 726) (56 659) (78 982) (187360) (197437) Dự phòng cho các khoản nợ khó đòi (7 085) (11 437) (15 732) (50295) (85278) Hao mòn TSCĐ (2 943) (8 296) (10 082) (47719) (59272) Chi phí quản lý chung (45 374) (71 876) (91 208) (215184) (212562) LN trước thuế 76 209 156 808 312 058 198723 328477 Thuế TNDN (20 626) (43 388) (87 376) (56142) (91973) LN sau thuế 55 583 113 420 224 682 142581 236504 Lãi trên cổ phiếu Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VNĐ) 2 446 2 447 2 552 703 1166 Nguồn: Báo cáo kết quả KD của VPBank năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 2.2.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu sinh lời Bảng 7: Bảng báo cáo kết quả KD năm 2005 – 2009 Đv: Triệu vnđ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuận sau thuế 55 583 113 420 224 680 142581 236504 Tổng tài sản 6 090 163 10 159 301 18 231 252 18587010 27921000 Vốn chủ sở hữu 309 386 835 619 2 299 801 2394711 2764967 ROA (%) 0.91 1.12 1.23 0.81 0.85 ROE (%) 17.97 13.57 9.77 6.74 8.55 Nguồn: Báo cáo kết quả KD của VPBank năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 ROA, ROE là các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản (ROA) hay của vốn chủ sở hữu (ROE). Qua số liệu trong các năm 2005 – 2007 ta thấy rằng LNST năm 2006 tăng 204% so với 2005 trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản của năm 2006 so với 2005 là 166% do đó, ROA (LNST/Tổng TS) năm 2006 đã tăng cao hơn so với năm 2005; Cũng như vậy tốc độ tăng của LNST năm 2007 là 198% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 179%, do đó ROA năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006; năm 2008 LNST bằng 63.46% năm 2007, ROA giảm so với 2007; sang 2009 LNSt tăng 165.87% so với 2008, ROA tăng nhẹ so với 2008. Như vậy ta thấy rằng Khả năng sinh lời của tổng tài sản đang có xu hướng tăng dần trong các năm, phản ánh rằng VP Bank đã và đang khai thác tốt hiệu quả của tài sản. Với mục tiêu là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, ROE là chỉ tiêu sinh lời được các nhà NH quan tâm nhất. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê thì ROE của VPBank đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu qua các năm quá nhanh, năm 2006 gấp 2,7 lần so với năm 2005 và 2007 thì gấp 2,75 lần 2006, năm 2008 gấp 1.04 năm 2007, 2009 so với 2008 gấp 1.16 2008 trong khi đó lợi nhuận sau thuế chưa tăng tương ứng với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Chính vì thế, ROE của VP Bank có xu hướng giảm dần trong các năm từ 2005 – 2008 và tăng trở lại vào 2009. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu khá ấn tượng, chúng ta có thể hi vọng trong tương lai với việc mở rộng qui mô và chất lượng các sản phẩm dịch vụ VP Bank sẽ tạo ra lợi nhuận sau thuế hấp dẫn. 2.2.3.2.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro bổ sung cho các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời nhằm phản ánh đầy đủ kết quả KD của NH trong một thời kì nhất định giúp cho các NH có cái nhìn toàn diện để tự mình điều chỉnh và hoạch định các chính sách cho phù hợp. Bảng 8 : Nhóm các chỉ tiêu phản ánh rủi ro Đơn vị: % Loại tỉ suất TC 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỉ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung-dài hạn (%) ≤ 40% 1.5 0.4 2.66 18.7 31.43 28.3 Tỉ lệ khả năng chi trả (TS Có có thể thanh toán ngay/TS nợ phải thanh toán ngay) (%) ≥ 1% 247.3 108 332 126 386 325 Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) ≥ 8% 8.2 15 26 21 19 21 Nguồn: Báo cáo kết quả KD của VPBank năm 2004,2005, 2006, 2007,2008,2009 Trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì các tỉ lệ an toàn theo đúng qui định của NH nhà nước. Tỷ lệ này cho thấy HĐ của VPBank khá ổn định, điều đó sẽ làm cho khả năng chống đỡ với những rủi ro, tổn thất của NH sẽ tốt hơn. Để đạt được điều đó, là một bài toán đối với NH để không những đáp ứng được yêu cầu của KH, vừa phải tuân thủ đúng qui định của NH nhà nước, vừa phải đảm bảo lợi nhuận cho NH. Tỉ lệ khả năng chi trả là chỉ tiêu phản ánh khả năng chi trả của DN, khi khả năng chi trả càng cao sẽ càng tạo được uy tín đối với đối tác nhưng nếu tỉ lệ khả năng chi trả quá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của NH. Có thể nói, trong những năm gần đây, VP Bank đã duy trì tốt các tỉ lệ theo yêu cầu của NH nhà nước, nhưng tỉ lệ đó là bao nhiêu thì hợp lí lại là bài toán khó đối với nhà hoach định định chính sách của VP Bank. 2.2.4 Đánh giá về kết quả KD Ưu điểm: Trong thời gian qua, nhờ cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cùng với phương châm lợi ích KH là trên hết, VP bank đã thu được những thành công ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và dịch vụ tín dụng. Cùng với hàng loạt các chiến lược về PT các sản phẩm dịch vụ mới, Vp Bank đang dần dần đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của mọi KH là cá nhân cũng như KH DN. Hạn chế: Mặc dù đã có những chiến lược PT đa dang hóa sản phẩm nhưng tính đến thời điểm hiện tại những sản phẩm của VP Bank còn tương đối đơn điệu , chưa mang tính đột phá, chất lượng các sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế, KH VP Bank mới chỉ dừng lại ở những KH vay vốn nhỏ lẻ chính vì thế chưa khai thác được triệt để nguồn lợi tín dụng từ những thành phần KH khác. Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan: +Thị trường tài chính và tiển tệ PT chưa đồng bộ: giữa các nước PT và các nước chưa PT có sự cách biệt lớn về trình độ PT, ngay trong cùng một quốc gia giữa các vùng miền cũng có sự chênh lệch đáng kể, chính điều này gây khó khăn cho các NH khi đưa ra các mức lãi suất cạnh tranh, chính sách giá cả cạnh tranh... +Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các NH không những là các NH trong nước mà còn với các NH nước ngoài, NH nào càng có nhiều chính sách hấp dẫn, ưu đãi KH thì càng thu hút được KH. Cạnh tranh gay gắt làm VP Bank sẽ đối mặt với nguy cơ mất khách. +Ngoài ra, do cơ chế chưa đồng bộ, luật pháp chưa đầy đủ cùng với sự thiếu hợp tác, liên kết giữa các NH, cộng với thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán khiến cho các NH còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khả năng PT của NH... Nguyên nhân chủ quan +Mạng lưới của VP Bank còn bố trí dàn trài, chưa tận dụng được thế mạnh của từng vị trí, do đó chưa khai thác tối đa tiềm năng các địa điểm. +Chưa tận dụng triệt để những tiện ích mà công nghệ mang lại do đó so với các NH khác công nghệ của VP Bank vẫn còn hạn chế. Cũng giống như rất nhiều các NH khác vấn đề về công nghệ luôn cần được chú ý, do chưa khai thác triệt để công nghệ nên vẫn còn lỗ trống cho rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác, chính vì thế các sản phẩm của VP Bank còn tương đối đơn điệu. +Các NH chưa có những chiến lược khai thác KH rõ ràng, vì thế kết quả HĐ KD của một số NH chưa tốt. Mặc dù VP Bank mở rộng thêm rất nhiều NH để đầu tư theo “chiều rộng” nhưng ở một số chưa được chú ý PT theo chiều sâu, chưa có những biện pháp cụ thể để tăng thị phần KH về NH mình, do đó kết quả KD của một số NH chưa được tốt. 2.3 Phương hướng chiến lược PT HĐ KD của VPBANK . VP Bank tiếp tục duy trì chiến lược NH bán lẻ, tập trung vào đối tượng KH là các DN vừa và nhỏ, DN siêu nhỏ, hộ gia đình và các cá nhân. Để xây dựng VP Bank trở thành một NH bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là NH thuộc nhóm dẫn đầu trong hệ thống NH TMCP trong cả nước theo định hướng chiến lược của HĐQT, để đạt được điều đó VP Bank luôn HĐ theo sứ mệnh lịch sử mà mình đã đề ra: Đối với KH: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của KH trên cơ sở cung cấp cho KH những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh. Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người LĐ. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường LĐ ngành tài chính NH. Đảm bảo người LĐ thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được PT cả quyền lợi chính trị và văn hoá... Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm ... Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác XH, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng”. Ngay từ khi mới thành lập, VP Bank luôn mong muốn sẽ khẳng định được giá trị cốt lõi của mình - của một NH TM đô thị đa năng, HĐ với phương châm: lợi ích của KH là trên hết; lợi ích của người LĐ được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự PT của cộng đồng. Định hướng KH là nền tảng mọi HĐ; Kết hợp hài hoà lợi ích KH, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành động; Xây dựng văn hoá NH theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi để hoàn thiện; luôn trao đổi thông tin để cùng tiến bộ... Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh. Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của NH Phương hướng năm 2010 và những năm tiếp theo VP Bank sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: Khắc phục những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại. Tăng trưởng thận trọng. Tăng cường kiểm soát, nâng cao quản trị. Theo đó, Hội đồng quản trị cùng Ban điều hành sẽ tích cực triển khai các HĐ: củng cố chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay mới, tích cực xử lý, thu hồi nợ quá hạn, PT các HĐ dịch vụ ít rủi ro, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ nhân viên, tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ. Đẩy mạnh PT thẻ cũng như hệ thống ATM trên toàn quốc, phấn đấu đến hết năm 2010 VP Bank vươn lên thuộc top 5 NH có dịch vụ thẻ PT nhất ở VN, tập trung vào các sản phẩm bán lẻ, cho vay tiêu dùng, các snản phẩm phục vụ DN vừa và nhỏ.  Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để PT các sản phẩm dịch vụ hiện đại ( Internet Banking; SMS Banking và các sản phẩm dịch vụ khác) phục vụ KH. Xây dựng hình ảnh của VPBank gần gũi, thân thiện với công chúng, KH trên toàn quốc. Các chỉ tiêu trong năm 2010 như sau (đơn vị : tỷ đồng) Vốn điều lệ cuối năm: 2400 Tổng tài sản: 30.000 Nguồn vốn huy động: 28.000 (Trong đó huy động từ thị trường I: 21.500) Dư nợ tín dụng: 18.000 Tỷ lệ nợ xấu: <1% Hoàn thành lắp đặt ATM (đã có+lắp mới): 520 Số lượng thẻ phát hành: 400.000 Lợi nhuận ròng trước thuế: 420 Chỉ tiêu giai đoạn năm 2010-2012 như sau: Phấn đấu mỗi năm tăng trưởng đạt 30% so với dư nợ, huy động vốn là 35%, lợi nhuận trước thuế đạt 20-25%. Phấn đấu đến n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31721.doc
Tài liệu liên quan