MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về huy động vốn từ dân cư ở ngân hàng thương mại 1
1.1. Vai trò huy động vốn đối với ngân hàng thương mại 1
1.1.1. Các loại vốn của ngân hàng thương mại 1
1.1.1.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại 1
1.1.1.2 Các loại vốn của ngân hàng thương mại 1
1.2 . Các hình thức huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng thương mại 8
1.2.1. Nhận tiền gửi 8
1.2.2 . Phát hành Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – viết tắt là CD) 9
1.2.3 Phát hành trái phiếu trung, dài hạn và kỳ phiếu ngân hàng 10
1.2.4 Mở tài khoản cá nhân 10
1.2.5 Các nghiệp vụ ủy thác 10
1.3. Đặc điểm của các nhân tố ảnh hưởng 11
1.3.1. Đặc điểm nguồn tiền gửi và các nhân tố ảnh hưỏng 11
1.3.2. Đặc điểm nguồn đi vay và các nhân tố ảnh hưởng khác. 12
1.3.3. Đặc điểm các nguồn khác 13
Chương 2 : Thực trạng huy động vốn từ dân cư tại ngân hàng 14
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 14
2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hà nội 14
2.1.1.1 .Mạng lưới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Hà Nội 15
2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 16
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng 17
2.1.2.1.Huy động vốn 18
2.1.2.2 Sử dụng vốn 20
2.1.2.3.Các hoat động tài chính thanh toán và dich vụ 22
2.1.2. 4. Các hoạt động khác 24
2.1.2.5 Kết quả kinh doanh 25
2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi từ dân cư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. 26
2.2.1. Các hình thức huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội: 26
2.2.1.1. Nhận tiền gửi tiết kiệm 26
2.2.1.2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng 27
2.2.1.3. Mở tài khoản cá nhân 29
2.2.2. Kết quả huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội: 31
2.2.2.1 Về tổng nguồn vốn huy động 31
2.2.2.2 Huy động tiết kiệm: 32
2.2.2.3 Huy động từ kỳ phiếu, trái phiếu ngân hang 33
2.3.1 kết quả đạt được 33
2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. 35
Chương 3:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI 41
3.1. Định hướng phát triển của NHNo&PTNT Hà Nội 41
3.1.1. Định hướng chung 41
3.1.2. Định hướng huy động vốn 42
3.1.2.1.Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt 43
3.1.2.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động 44
3.1.2.3. Củng cố, nâng cao uy tín của ngân hàng 48
3.2 KIẾN NGHỊ 50
3.2. 1 Với Chính phủ 50
3.2.2 Với ngân hàng nhà nước 51
3.2.3 Đối với NHNNo&PTNT Việt Nam 52
57 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng huy động vốn dân cư tại NHNNo&PTNT HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%).Loại hinh cho vay này co thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp va Phát triển nông thôn Hà Nội đã không ngừng củng cố,duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống,nghiên cứu thị trường để tìm khách hàng mới, đồng thời chú trọng đổi mới phong cách giao dịch, luôn cập nhật thông tin để tư vấn thị trường trong và ngoài nước cho khách hàngĐiều này giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng,vùă bảo đảm được khả năng thanh toán.
Cho vay ngắn hạn vừa giúp cho ngân hàng hạn chế được rủi ro về tín dụng và lãi suất vừa đảm bảo khả năng thanh toán.Những nỗ lực đó làm cho hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian qua đã co nhiều biến chuyển đáng kể.Cụ the trong năm 2005 tổng dư nợ chỉ có 2690 tỷ VNĐ nhưng đên 2007 tổng dư nợ đạt 3462 tỷ, trong đó dư nợ ngắn hạn 2028 chiếm 58,6%,nợ trung và dài hạn chiếm 41,4% tổng dư nợ.
Đi đôi với việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu thì lượng vốn cho vay trung và dài hạn cũng tăng nhanh,Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đầu tư vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,các hộ sản xuất đê đổi mới công nghệ ,sản xuất nhiều mặt hàng mới phục vụ kinh tế, đời sống và xuất khẩu bằng nhiều hình thức cho vay trực tiếp và đồng tài trợ,dư nợ cho vay ngắn hạn từ chỗ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm dần.Dư nợ trung va dài hạn tăng dần là phù hợp với nhu cầu đổi mới công nghệ của nền kinh tế.
Bên cạnh cho vay các dự án lớn tập trung,Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội còn mở rộng cho vay sinh hoạt đối với công cức,viên chức,sĩ quan,công nhân viên quốc phòng trong các doanh nghiệp,trượng học,bệnh viện,lực lượng vũ trang nhằm nâng cao vật chất của nhân dân thủ đô.
2.1.2.3.Các hoat động tài chính thanh toán và dich vụ
Thanh toán Quốc tế là một ưu thế lớn của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.Mặc dù tỷ giá ngoại tệ luôn biến động bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường vào những tháng cuối năm,nhưng nhờ vào lợi thế của mình cùng với các biện pháp thực hiện có hiệu quả của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội vẫn giũ vững được thế mạnh về thanh toán quốc tế của mình.
*về xuất khẩu
Bảng 4 :tình hình phục vụ công tác xuất khẩu
Đơn vị:ngàn USD
năm
chỉ tiêu
2005
2006
2007
số món
số tiền
số món
số tiền
số món
số tiền
chứng chi đòi tiền
53
1.028
54
1.464
126
3.200
Thu tiền
46
996
52
1.427
115
2.800
chuyển tiền tới
230
6.080
408
12.132
520
14.000
(Nguồn :báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007)
Về nhờ thu xuất khẩu: Năm 2006 đã gửi 54 bộ chứng từ đòi tiền trị giá 1464 ngàn USD tăng 1 món ,436 ngàn so với 2005.năm 2007 gửi 126 bộ chứng từ có trị giá 3200 ngàn USD,tăng 72 món so với 2006.
Về thu tiền:năm 2006 thu 52 món giá trị 1427 ngàn USD tăng 6 món, 431 ngàn USD so với 2005;năm 2007 đã thu tiền 115 món trị giá 2800 ngàn USD tăng 62 món so với 2006.
Về chuyển tiền đến: Năm 2006 với 408 món trị giá 12132 ngàn USD tăng 178 món,6046 ngàn USD so với 2005.Năm 2007 với 520 món trị giá 14000 ngàn USD tăng 112 món ,1868 ngàn USD so với 2005
*Về nhập khẩu
Bảng 5:Tình hình phục vụ công tác nhập khẩu
Đơn vi: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
số món
số tiền
số món
số tiền
số món
Số tiền
Phát hành L/C
612
78,4
784
111,5
786
116
Thanh toán L/C
577
65
889
107,2
800
62,4
Nhờ thu
243
16,8
364
16,9
427
19,1
Chuyển tiền
802
31,6
1682
55,5
1994
42,9
(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007)
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã áp dung các nghiệp vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả.
Thanh toán nhờ thu 2006 là 365 món trị giá 16,9 triệu USD,tăng 121 món so với 2005.năm 2007 thanh toán nhờ thu 427 món trị giá 19,1 triệu USD
Năm 2006 mở 784 L/C trị giá 111,5 triệu USD tăng 172 món so vói 2005; Năm 2007 với 786 L/C trị giá 116 triệu USD
Bên cạnh đó dịch vụ chuyển tiền của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng đã được chú trọng.Năm 2006 chuyển 1682 món tiền ra nước ngoài trị giá 55,5 triệu USD tăng 880 món so với 2005.Năm 2007 chuyển 1994 món tăng 312 món so với 2005.
Với kết quả trên đã tạo lòng tin với khách hàng về khả năng thanh toán của ngân hàng cũng như chất lượng dịch vụ của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn Hà Nội.
Thanh toán biên mậu là một thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội,với ưu thế của một ngân hàng có khối lượng giao dịch lớn, khách hàng đa dạng nên dịch vụ này được triển khai rộng rãi và đạt kết quả tốt.Năm 2006 Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã đa dạng hóa các hình thức thanh toán biên mậu như chuyển tiền (thương mại và phi thương mại),thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng chứng từ chuyên dùng biên mậu,thanh toán bằng thư tin dụng bằng đòng nội tệ.
Việc phát triển dịch vụ ngân hàng, đên nay Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ:chuyển tiền nhanh,dịch vụ thanh toán,dịch vụ bảo hiểm,dịch vụ bảo lãnh,ATM,thẻ tín dụng nội địa,thẻ ghi nợ.,thanh toán thẻ ACB,Master Card,Visa Card,American Express,thanh toán séc du lich
Đến hết 2007 có trên 60000 tài khoản cá nhân có số dư trên 150 tỷ VNĐ trong đó có gần 51600 thẻ ghi nợ với số dư gần 100 tỉ đồng.Doanh số hoạt động với trên 350000 món.Việc phát hanh thẻ ghi nọ thực sự đem lại thuận tiện đối với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.Chi nhánh đã triển khai chi lương qua tài khoản cho 146 đơn vị: trong đó 94 đơn vị hành chính sự nghiệp,52 đơn vị kinh doanh,trả lương hưu trí 11 phuờng và nhiều cá nhân với tổng số thẻ đã phát hành 51644 tăng 14810 thẻ so với 2006.
2.1.2. 4. Các hoạt động khác
* Công tác đào tạo cán bộ: Năm 2007 đã thực hiện tốt công tác đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng học tập các văn bản mới các mặt nghiệp vụ Ngân hàng,căn cứ trình độ, sở trường năng lực của cán bộ đã tham mưu giúp ban lãnh đạo phân công đúng người đúng việc đã phát huy được hiệu quả trong công việc. Đã đào tạo 25 lớp tại chi nhánh với 1700 lượt cán bộ các mặt nghiệp vụ như Tín dụng,Thanh toán Quốc tế,Kế toán ngân quỹCử đi đào tạo 17 lớp với 68 lượt cán bộBình quân 25 ngày /1 cán bộ/1năm.
* Công tác kiểm tra kiểm soát, phúc tra được chú trọng cả số lượng và chất lượng,kết hợp cả 2 hình thức kiểm soát tại chỗ và kiểm soát từ xa.Chi nhánh ngân hàng coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nhất là công tác tín dụng,an toàn kho quỹ,quản lý thẻ phiếu trắng trong an toàn giao dịch,an toàn tài sản hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
* Công tác thi đua khen thưởng được phát động thường xuyên, đẩy mạnh vai trò đoàn thể Công đoàn, Đoàn thanh niên,Phụ nữphát huy sáng kiến cải tiến nghiệp nghiệp vụ, động viên khen thưởng kịp thời tổ chức và cá nhân lao động xuất sắc
2.1.2.5 Kết quả kinh doanh
Bảng 6 : Kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2005
2006
2007
1. Tổng thu nhập
1.828.702
2.552.924
3.464.400
1.1. Thu từ hoạt động KD
820.774
1.081.929
1.485.620
1.2. Thu phí thừa vốn
973.958
1.397.601
1.860.318
1.3. Thu dịch vụ
15.732
17.781
28.712
1.4. Thu bất thường + khác
17.608
55.613
89.750
2. Tổng chi phí
1.716.381
2.376.898
3.208.456
2.1. Chi trả lãi
1.504.389
2.093.715
2.995476
2.2. Chi khác
211.992
283.183
212.980
3. Lợi nhuận ( 1 - 2 )
111.691
176.026
255.944
4. Tổng tài sản có
11.830.354
13.186.973
15.995.413
5. Lợi nhuận ròng/ TN (%)
6. ROA (%)
0,94%
1,33%
1,60%
(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007)
2.2 Thực trạng huy động vốn tiền gửi từ dân cư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội.
Các hình thức huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội:
Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu và những quan điểm chỉ đạo của toàn hệ thống về công tác nguồn vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức huy động vốn từ dân cư dưới các hình thức sau:
Nhận tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng được nhân dân quen dùng và trở thành tập quán của cư dân khi có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho nhu cầu chi tiêu trong tương lai.Vì vậy trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1991 trở về trước các NHTM của Việt nam chủ yếu dùng hình thức này để huy động vốn từ dân cư, các hình thức khác chưa có hoặc không đáng kể.
Hiện nay các NHTM nói chung và NHNNo & PTNT Hà nội nói riêng ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, các NHTM còn bổ sung nhiều hình thức huy động nguồn vốn mới làm thay đổi về chất trong huy động tiền gửi như công cụ lãi suất, sử dụng chính sách khách hàng ... nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và huy động tốt hơn nguồn vốn này .
Đối với NHNNo & PTNT Hà nội ngoài các hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thì NHNNo & PTNT Hà nội còn bổ sung thêm hình thức tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi.Đối với tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian thì ngân hàng khuyến khích đối với các khoản vốn có thời gian gửi dài hơn bằng các mức lãi suất cao hơn.
Nhìn chung hiện nay tiền gửi tiết kiệm vẫn là một công cụ huy động vốn hữu ích của các ngân hàng vì nó vẫn được dân cư tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh tiền đơn giản dễ hiểu, phù hợp với mọi tầng lớp dân cư.Với môi trường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng hiện nay thì lãi suất phải được xử lý linh hoạt theo hướng đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng
- K ỳ phiếu
NHNNo&PTNT Hà nội phát hành kỳ phiếu nhằm mục đích huy động vốn dân cư trên địa bàn thủ đô để đáp ứng nhu cầu vốn cho toàn hệ thống (huy động theo chỉ tiêu kế hoạch của NHNNo&PTNT Việt Nam giao) và cân đối vốn tại địa phương.Kỳ phiếu ngân hàng nông nghiệp thường có kỳ hạn 12 tháng hoặc 13 tháng, lãi suất kỳ phiếu thay đổi từng thời kỳ nhưng thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm và có thể trả trước.Khi huy động kỳ phiếu cho NHNNo&PTNT Việt Nam(Huy động hộ Trung ương), các ngân hàng địa phương được hưởng hoa hồng.
Huy động kỳ phiếu là một kênh để NHNNo&PTNT Hà nội tăng trưởng nguồn vốn. Nhìn chung nguồn vốn này có tính ổn định cao bởi nó thường có thời hạn từ 12 tháng trở lên, tuy nhiên việc huy động kỳ phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng thời kỳ, chính vì vậy để cân đối về tài chính và tăng nguồn thì NHNNo&PTNT Hà nội có thể mở từng đợt phát hành kỳ phiếu.Khi đó ngân hàng sẽ chủ động về số lượng huy động thời hạn, lãi suất... và đây chính là ưu điểm nổi bật của kỳ phiếu NHTM.Mặt khác, việc hạch toán kế toán đối với kỳ phiếu lại đơn giản, thủ tục gửi và lĩnh dễ dàng, ngân hàng thuận lợi trong việc tổ chức mạng lưới huy động và chi trả kỳ phiếu khi đến hạn.Ngân hàng có thể sử dụng hình thức này để huy động vốn thường xuyên, liên tục cũng như huy động tiền gửi tiết kiệm nhưng lãi suất, cách tính trả lãi, thời hạn thanh toán... linh hoạt, phù hợp với thị trường hơn gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên kỳ phiếu của NHNNo&PTNT Hà nội hiện nay cũng còn hạn chế đó là: Chi phí huy động thường cao hơn các loại tiền gửi khác, người mua kỳ phiếu không được sử dụng các dịch vụ ngân hàng từ hình thức này, các giao dịch liên quan đến kỳ phiếu phải thực hiện tại trụ sở ngân hàng làm cho chi phí về thời gian lớn.
Trái phiếu
Căn cứ Quyết định số 247/QĐ-NH1 ngày 05/10/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Về việc: Cho phép NHNNo&PTNT Việt Nam phát hành trái phiếu ngân hàng. Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam đã phát hành quy chế phát hành trái phiếu số 1107/NHNo-KH với mục đích tạo lập nguồn vốn trung dài hạn từ các thành phần kinh tế xã hội, dân cư để đầu tư phát triển kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có cơ hội đầu tư góp phần phát triển kinh tế đất nước, mang lại lợi ích cộng đồng, tạo tiền đề hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
Trái phiếu ngân hàng nông nghiệp có 3 loại:
Trái phiếu ký danh (ghi tên người sở hữu).
Trái phiếu vô danh (không ghi tên người sở hữu).
Tài khoản trái phiếu.
Mệnh giá của trái phiếu được in sẵn gồm loại 500.000VNĐ, 1.000.000 VNĐ và 10.000.000VNĐ. Tài khoản trái phiếu được mở khi người mua trái phiếu một lần từ 5.000.000VNĐ trở lên, khi đó ngân hàng phát hành chứng chỉ tài khoản trái phiếu (theo mẫu in sẵn) cho chủ sở hữu.
Nhìn chung đối với ngân hàng thì trái phiếu là công cụ huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu, nó cho phép các ngân hàng có thể dùng công cụ lãi suất để huy động vốn.Đối với người gửi tiền thì trái phiếu vô danh dễ dàng chuyển nhượng, mua bán trên thị trường (kể cả thị trường chứng khoán), đầu tư trái phiếu an toàn.
Tuy nhiên huy động trái phiếu thì ngân hàng phải trả lãi cao cho khách hàng, do vậy hiệu quả trong huy động vốn sẽ bị co hẹp. Ngược lại đối với người mua trái phiếu lại không được sử dụng các dịch vụ ngân hàng.Khi đến hạn thanh toán ngân hàng phải chuẩn bị khả năng thanh toán lớn trong một thời gian nhất định để chi trả cho khách hàng.
Các hình thức huy động trên được thực hiện bằng VND hoặc Ngoại tệ (chủ yếu là USD)
Mở tài khoản cá nhân
1* Tài khoản tiền gửi cá nhân (tài khoản cá nhân)
Trên cơ sở thực hiện quyết định 160/QĐ-NH2 ngày 18/09/2003 về mở và sử dụng tài khoản tiền gửi cá nhân, Quyết định 22/QĐ-NH2 ngày 21/02/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và thông tư 08/TT-NH2 ngày 2/06/1994 hướng dẫn thực hiện quyết định 22/QĐ - NH1 của Thống đốc ngân hàng nhà nước . Ngày 14/09/1994 Ngân hàng nhà nước có thông báo số 332/CV-NH1 chọn Hà nội là địa phương làm điểm phát hành séc cá nhân để rús kinh nghiệm để mở rộng toàn quốc .
Đến nay sau hơn 7 năm thực hiện, kết quả mở tài khoản cá nhân và phát hành séc cá nhân tại Ngân hàng No&PTNT Hà nội được đánh giá trên các chỉ tiêu sau :
Bảng 7: Số liệu về tài khoản tiền gửi cá nhân
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
1
Tổng số tài khoản cá nhân
T.khoản
33.000
38.000
43.000
2
Số dư
Tỷ VND
247
392
480
3
D. số thanh toán qua TK
Tỷ VND
157.000
258.000
342.000
Bằng chuyển khoản
Tỷ đồng
107.000
190.000
253.000
Bằng tiền mặt
Tỷ đồng
50.000
68.000
89.000
Như vậy tài khoản cá nhân mở tại Ngân hàng No&PTNT Hà nội có tăng nhưng không đáng kể, trong đó có trên 2000 tài khoản của cán bộ công nhân viên Ngân hàng được mở vào năm 1995 khi thực hiện làm điểm phát hành séc cá nhân trên địa bàn Hà nội. Đến đầu năm 2008 Ngân hàng No&PTNT Hà nội đã mở thêm khoảng 10.000 tài khoản cá nhân cho những cán bộ chưa mở tài khoản để thực hiện trả lương qua tài khoản cá nhân, khuyến khích rút tiền bằng máy ATM . Tổng số dư trên tài khoản cá nhân không đáng kể so với tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, nó chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1 phần nghìn .
Doanh số thanh toán qua tài khoản cá nhân chủ yếu bằng séc, uỷ nhiệm chi và tiền mặt. Ngân hàng đã phát hành 6 quyển séc cá nhân (mối quyển 10 tờ séc) nhưng chưa có một tờ séc nào thanh toán và hiện nay Ngân hàng đã thu hồi 6 quyển séc cá nhan đó. Có thể nói việc phát hành séc cá nhân thí điểm tại Hà nội đã không thành công, séc cá nhân chưa đi vào đời sống kinh tế, xã hội và chưa được thị trường chấp nhận. Nguyên nhân chủ yếu do :
+ Trong giai đoạn hiện nay tài khoản cá nhân và việc áp dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại như : séc cá nhân, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán... chưa thực sự phổ biến. Việc mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán tất cả các khoản thu chi của cá nhân và sử dụng dịch vụ của ngân hàng hiện đại còn rất hạn hẹp chưa trở thành thông lệ, tập quá, thói quen của dân cư. Vì vậy việc huy động vốn bằng hình thức này hiện tại chưa có hiệu quả hoặc không đáng kể.
+ Doanh số hoạt động qua tài khoản cá nhân hiện nay chủ yếu do chủ tài khoản có thu nhập từ việc bán sản phẩm hàng hoá của mình cho khách hàng mà khách hàng lại trả bằng chuyển khoản (séc, uỷ nhiệm chi...) Chủ tài khoản sử dụng số tiền trên tài khoản phần lớn là rút tiền mặt còn chỉ một phần nhỏ sử dụng uỷ nhiệm chi để trả cho người thu hưởng khác.
+ Mọi việc thanh toán thu chi từ tài khoản cá nhân thì chủ tài khoản phải đến trụ sở ngân hàng để thực hiện, mặt khác hiện nay ngân hàng cũng chưa cung cấp đuợc cho khách hàng những dịch vụ ngân hàng hoàn hảo - tiện ích , chư có các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khoa học - hiện đại. Đây cũng là hạn chế lớn trong việc sử dụng tài khoản cá nhân hiện nay .
Kết quả huy động vốn từ dân cư của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội:
2.2.2.1 Về tổng nguồn vốn huy động
Bảng 8 : Cơ cấu huy động tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
2005/2004
(%)
Số tiền
2006/2005 (%)
Số tiền
2007/2006
(%)
Tổng nguồn vốn
11601
125,06
12845
110,72
15468
120,42
1.Cơ cấu theo loại tiền
Nội tệ
10485
125,46
11488
109,57
14296
124,44
Ngoại tệ
1116
121,43
1358
121,68
1172
86,3
2.Cơ cấu theo thời hạn
Không kỳ hạn
4661
146,8
5364
115,08
6491
121,01
Có kỳ hạn
6940
87,5
7481
107,79
8977
120
3.Cơ cấu theo TPKT
TG của dân cư
2965
117,3
3633
122,53
3541
97,47
TG của TCKT
8636
128
9212
106,67
11927
129,47
(Nguồn : Từ báo cáo tổng kết công tác huy động vốn dân cư qua các năm)
Tổng nguồn vốn huy động ngân hàng tăng tương đối đều qua các năm, đặc biệt năm 2007 tổng nguồn vốn huy động tăng 20,42% so với năm 2006, tốc độ này gấp 1,9 lần so với tốc độ tăng của năm 2006 so với 2005.Sự tăng trưởng này thể hiện tiềm lực phát triển mạnh mẽ cũng như thể hiện khả năng tự chủ trong kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội. Tuy nhiên, tiền gửi của dân cư vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Riêng năm 2007, huy động từ dân cư giảm 2,53 % nguyên nhân do thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh, do vậy các khách hàng có nhu cầu về vốn lớn. Thêm nữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn có sự cạnh tranh về lãi suất thiếu lành mạnh. Đặc biệt là các NHTMCP liên tục đẩy lãi suất cao hơn lãi suất mặt bằng chung. Tuy nhiên Chi nhánh NHNo&PTNT Hà nội với 11 Chi nhánh, 34 điểm huy động vốn đã khắc phục những khó khăn khách quan và chủ quan bằng nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại (NHNo&PTNT Việt nam phát hành) với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, đồng thời NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt phù hợp với lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động vốn ngoại tệ và sự biến động giá cả theo từng thời điểm đã góp phần nâng cao chất, số lượng huy động vốn từ dân cư. Không những thế phong cách giao dịch đối với khách hàng được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch với khách hàng
2.2.2.2 Huy động tiết kiệm:
Bảng 9: Cơ cấu huy động tiết kiệm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng nguồn tiết kiệm
2.666
100%
2.864
100%
2.792
100%
Trong đó:
Nội tệ
1.852
69,47%
1.968
68,70%
1.971
70,60%
Ngoại tệ
814
30,53%
896
31,30%
820
29,40%
2.2.2.3 Huy động từ kỳ phiếu, trái phiếu ngân hang
Bảng 10: Tỷ trọng huy động từ kỳ phiếu,trái phiếu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng nguồn KP-GTCG
298
768
750
Trong đó:
Nội tệ
267
755
719
Ngoại tệ
31
13
31
(Tính tỷ trọng trên tổng nguồn dân cư của nămđó)
2.3.1 kết quả đạt được
Đánh giá huy động tiền gửi dân cư tại NHNo&PTNT Hà Nội đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác huy động tiền gửi dân cư.Do nguồn tiền gửi của dânc ư có tính ổn định cao và thường có kì hạn dài.Từ đó ngân hàng đang chú trọng và tìm hiểu biện pháp để đẩy mạnh huy động nguồn vốn này.Chính vì vậy,ngân hàng đã đạt được một số thành tựu đáng kể như sau:
+Tiền gửi dân cư có mức tăng trưởng khá cao qua các năm 2005,2006 và tăng ít hơn trong năm 2007. đặc biệt trong năm 2007 đạt mức tiền gửi dân cư là 3541 tỷ đồng. Đạt được kết quả này là do NHNo&PTNT Hà Nội đã làm tốt công tác khách hàng và marketing để giữ khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới . Đối với khách hàng truyền thống có nguồn tiền gửi lớn luôn được NHNo&PTNT Hà Nội đưa ra chính sách ưu đãi như giao dịch tận nơi về tiền mặt và chứng từ.
+Ngân hàng đang từng bước đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi dân cư.Trước hết,ngân hàng đã đa dạng hóa các kì hạn gửi tiền thông thường với 9 kì hạn ,từ không kì hạn tới 24 tháng trở lên, đa dạng các hình thức trả lãi :trả lãi trước,tar lãi sau,trả lãi định kì(tháng hoặc quý); đa dạng hóa các loịa tiền gửi huy động ,ngoài huy động bằng VNĐ, ngân hàng còn huy động tiền gửi bằng EUR.Bên cạnh đó,dù mới triển khai được 3 năm nhưng hình thức huy động mới :tiết kiệm bậc thang,tiết kiệm dự thưởng đã thực sự thu hút được sự quan tâm của khách hàng , đặc bịêt là việc có thể rút gốc linh hoạt về thời gian và khối lượng trong loại hình tiết kiệm bậc thang đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng gửi tiền,tạo cho khách hàng có được nhiều sự lựa chọn khác nhau nâng cao năng lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác trong viêc huy động lượng tiền vốn tạm thời nhàn rỗi của dân cư trong phát triển kinh tế.
+Ngân hàng đã sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi dân cư, đặc biệt chú trọng thu hút nguồn vốn trung và dài hạn nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền theo các kì hạn trên 12 tháng.Ngoài ra,với loại hình tiết kiệm bậc thang khách hàng được hưởng những tiện ích trong việc có thể rút gốc ling hoạt về thời gian và khối lượng.Chính sự quan tâm điều chỉnh kịp thời này của ngân hàng đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn có kì hạn 12-24 tháng tăng trưởng cao vào năm 2005 và giảm nhẹ vào năm 2006.Bên cạnh đó,việc phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn.trái phiếu Agribank của TW và các đợt phát hành kì phiếu của NHNo&PTNT Hà Nội với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.
+NHNo&PTNTHà Nội cũng rất chú trọng đến việc mở rộng mạng lươis chi nhánh của mình tại các khu đông dân cư,khu đô thị mới,tại các trung tâm thương mại,gần trường học.Hiện nay mạng lưới các phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng đã lên con số 38 , đều nằm ở vị trí thực sự thuận lợi trên địa bàn thủ đô Hà Nội tạo điều kiện thu hút được nguồn tiền gửi dân cư khá lớn và góp phần vào việc tăng trưởng nguồn vốn cho cả ngân hàng.
+Ngoài ra,ngân hàng còn rất chú trọng đến việc đào tạo,bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các cná bộ công nhân viên trong ngân hàng có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn.Thông qua việc hàng năm có mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ :kế toán,kiểm toán,marketing,ngoại ngữ.Chát lượng đào tạo tương đối tốt.
+Công tác tin học của ngân hàng cũng phát triền nhanh theo kịp những yêu cầu về phát triển dịch vụ mới của NHNo&PTNT Hà Nội .Toàn bộ các chi nhánh đã trực thuộc đã thực hiện hệ thống IPCAS trong giao dịch với khách hàng và giao dịch nội bộ .Công tác an toàn và báo mật cho hệ thốn được thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên hơn.
2.3.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân.
Mặc dù đạt được những kết quả chủ quan ,nhưng việc huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội vẫn bộc lộ một số hạn chế đó là:
+Mặc dù ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng thương mại đa dạng hoá các lại tiền gửi với nhiều hình thức khác nhau.Nhưng việc thu hút các loại tiền gửi vào ngân hàng vẫn phù hợp.Năm 2005,nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm 19% tổng vốn huy động.Năm 2006 chỉ hơn một chút là 21% còn lại là nguồn vốn nội tệ.Sản phẩm huy động vốn tuy đã được triển khai nhiều loại hình nhiều hình thức trả lãi song vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu của người gửỉ.
+Cơ cấu vốn chưa hợp lí ,tỷ trọng vốn huy động không kì hạn và kì hạn dưới 12 tháng khá lớn ,vốn trung và dài hạn mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng vẫn còn chưa đủ đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn.Vốn ngắn hạn thì thừa trong khi vốn trung và dài hạn thì thiếu.
+Nguồn vốn chưa có tính ổn định cao,nguồn huy động từ doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế mà chủ yếu từ tiền gửi thanh toán sẽ tạo ra mất cân đối khi các doanh nghiệp,các tổ chức rút tiền gửi tại ngân hàng.
+Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng rất có lợi cho ngân hàng vì thông qua công tác thanh toán NHNo&PTNT Hà Nội sẽ tạo thêm được nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi rất thấp ,nhưng do công tác thanh toán này còn nhiều hạn chế,người dân vẫn chưa hiểu biết hay chưa quen do tâm lí thích tiền mặt còn lớn và các khách hàng truyền thống của ngân hàng còn nhiều doanh nghiệp không thích sử dụng đến hình thức này của ngân hàng.
+Ngoài ra, hoạt động marketing của NHNo&PTNT Hà Nội đang mắc phải một khuyết điểm chưa thể khắc phục trong một thời gian ngắn.Hoạt động Marketing còn đơn điệu ,chưa được coi trọng đúng mức nên có hiệu quả thấp .Công tác Marketing mới
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7635.doc