MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của NHTM
1.1.2. Hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
1.1.2.2 Hoạt động cho vay
1.1.2.3. Hoạt động Trung gian
1.2. Huy động của NHTM
1.2.1. Huy động vốn từ dân
1.2.2. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế
1.2.3. Huy động vốn từ tổ chức tín dụng
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NH
1.3.1. Nhân tố từ phía NH
1.3.2. Nhân tố từ phía khách hàng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNo & PTNT SÔNG CẦU - THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát về ngân hàng No& PTNT Sông Cầu- Thái Nguyên
2.2.Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo & PTNTSC
2.2.1. Huy động vốn từ dân cư
2.2.2. Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế
2.2.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.1. Kết quả
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT SÔNG CẦU
3.1. Định hướng, hoạt động của NHNo& PTNT Sông Cầu
3.2. Những kiến nghị nhằm mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng No & PTNT Sông Cầu - Thái Nguyên.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sông Cầu Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện kinh tế – xã hội nơi Ngân hàng hoạt động và sự cạnh tranh giữa các NHTM trên cùng một địa bàn. Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện hoặc hạn chế khả năng huy động vốn của bản thân Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng phải linh hoạt bám sát thị trường, quyết đoán trong khi quyết định áp dụng các hình thức huy động vốn cho thích hợp nhằm huy động tôí đa lượng tiền tiết kiệm trong dân chúng.
c. Thu nhập của người dân
Khả năng huy động vốn của Ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư, có nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm càng tăng lên. Tuy nhiên khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định một cách dễ dàng. Do vậy, muốn dân chúng gửi tiền vào Ngân hàng thì phải có chính sách lãi suất phù hợp cùng với sự hấp dẫn về các dịch vụ Ngân hàng.
d. Ý thức tiết kiệm của người dân
Xu hướng hiện nay cuả các NHTM ở các nước phát triển là đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khu vực dân cư, nơi mà tầng lớp trung lưu đang tăng lên nhanh chóng, có nhiều tiền nhàn rỗi và tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm ở các nước này chiếm một tỷ trọng khá cao trong vốn huy động (thường là :80%). Đây là lượng tiền tạm thời nhàn rỗi có được trong dân cư và Ngân hàng có thể dùng để cho vay. Thực tế đã chứng minh: Nếu quốc gia nào có tỷ lệ tiết kiệm cao thì quy mô và chất lượng công tác huy động vốn của Ngân hàng sẽ tăng lên và do đó công tác tín dụng cũng rất phát triển.
e. Lòng tin của dân chúng đối với Ngân hàng và đồng bản tệ
Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, có lạm phát hay có nguy cơ xuất hiện lạm phát thì người dân phần lớn không thích gửi tiền tiết kiệm, họ thích tích trữ vàng, hoặc ngoại tệ mạnh như đô la với kỳ vọng là bảo toàn được giá trị. Trong hoàn cảnh này nếu Ngân hàng không có chính sách huy động vốn thích hợp và hấp dẫn như tiền gửi đảm bảo bàng vàng, tiền gửi có tính đến trượt giá thì sẽ không huy động được tiền gửi tiết kiệm và lạm phát có thể bị đẩy lên cao hơn.
f. Thời vụ tiêu dùng
Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của một NHTM trong một thơì gian nhất định. Vào thời vụ tiêu dùng thì nói chung tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Chẳng hạn vào dịp Tết Nguyên Đán chẳng những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm do dân chúng rút tiền để mua sắm, chi tiêu phục vụ Tết.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
a. Chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất cạnh tranh (bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cho vay) là một chính sách quan trọng của Ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đã ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau của thị trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức tiết kiệm này sang một tổ chức hay một công ty khác.
b. Chính sách khách hàng
Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều loại để có cách ứng xử phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm cho bản thân Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ có một chính sách ưu đãi thích hợp về lãi suất, kỳ hạn của món vay cũng như việc bảo lãnh các hợp đồng…
c. Công tác cân đối vốn của Ngân hàng
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh. Sự hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của Ngân hàng. Công tác cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ Ngân hàng nào. Đó là một biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo Ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ Ngân hàng xem xét, phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.
d. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng
Một Ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các Ngân hàng có dịch vụ hạn chế. Chẳng hạn, trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, Ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế, hoặc Ngân hàng có quầy giao dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày đêm…có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm tạo được niềm tin với khách hàng cũng là những lợi thế đáng quan tâm của các NHTM. Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ Ngân hàng không có giới hạn, do vậy đây là điểm mạnh để các Ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh.
e. Hoạt động Marketinh ngân hàng
Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo trong thời đại ngày nay. Trong hoạt động Ngân hàng hiện đại quảng cáo luôn được đề cao và cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời Ngân hàng cũng phải có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả panô, áp phích nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn: Xổ số, trúng thưởng…
f. Bảo hiểm tiền gửi
Các tổ chức kinh tế và dân cư gửi tiền vào Ngân hàng đều tin tưởng Ngân hàng là nơi giữ tiền an toàn nhất. Nhưng do sự phát triển của nền kinh tế có thể có biến động ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng và tác động đến tâm lý người dân. Để xoá đi tâm lý lo lắng về sự an toàn của các khoản tiền gửi, các NHTM nên phối hợp với công ty bảo hiểm để mở bảo hiểm tiền gửi. Nếu có rủi ro xảy ra, Ngân hàng không có khả năng thanh toán thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán thay. Làm tốt công tác bảo hiểm tiền gửi, các Ngân hàng sẽ hạn chế được một nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn góp phần tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRANG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
NHNo & PTNT SÔNG CẦU TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát và đặc điểm của NHNo & PTN Sông Cầu-Thái Nguyên:
Chi nhánh NHNo &PTNT Sông Cầu là đơn vị mới thành lập & đi vào hoạt động từ 25/7/2003 theo quyết định số 187/QĐ/HĐBT- TCCB ngày 10/7/2003 của chủ tịch hội đồng quản trị NHNo& PTNT VN, trên cơ sở sáp nhập công ty vàng bạc đá quý tỉnh thái nguyên vào NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên. Bước đầu đi vào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, về cơ sở vạt chất, trang thiết bị công cụ lao động không phù hợp với hoạt động ngân hàng do vậy phải mua sắm lại toàn bộ, về trình độ cán bộ còn nhiều bất cập hạn chế về năng lực công tác. Mọi hoạt động của NH bắt đầu đi từ con số không đi lên. Tuy có nhiều khó khăn như vậy nhưng toàn thể CBCNVC NHNo& PTNT Sông Cầu đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu cộng với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám đốc & các phòng chức năng NHNo &PTNT tỉnh Thái nguyên, NHNo & PTNT Sông Cầu đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Từ những chính sách đổi mới của Đảng & Nhà Nước, định hướng và nhiều giải pháp phù hợp của ngành, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự ủng hộ của các nghành và nhân dân địa phương. Từ những thử nghiệm tìm hướng đi ban đầu, từng bước áp dụng và chấn chỉnhcác mặt nghiệp vụ, để mở rộng hoạt động kinh doanh NHNo& PTNT Sông Cầu đã đạt được những thành tựu trên nhiều phương diện.
Từ đồng vốn vay của Ngân hàng hàng vạn hộ gia đình đã đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh , phát triển trồng trọt, chăn nuôi, dần hình thành các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn , tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa như: Thâm canh lúa cao sản, đầu tư các vùng trồng màu tập trung, trồng cây ăn quả, trồng và chăm sóc chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển tiểu thủ công nghiệp …giải quyết hàng vạn việc làm có hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Vốn ngân hàng cũng chú ý đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng như kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường điện, đường bê tông, trường học, nhà văn hóa …
Song song với hoạt động huy động vốn và cho vay, các dịch vụ khác của ngân hàng cũng đang được mở rộng như : Thanh toán điện tử trong cả nước, chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới, kinh doanh ngoại tệ … Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn trong những năm qua chi nhánh luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến quan hệ giao dịch . Tổ chức bộ máy, quy chế điều hành của Ngân hàng cũng từng bước được hoàn thiện.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, để kinh doanh ngày càng có hiệu quả Ngân hàng. NHNo &PTNT Sông Cầu Thái nguyên xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là huy động mọi nguồn vốn để cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần : chuyển dịch cơ cấu, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong cho vay phải bám sát các định hướng của ngành , các mục tiêu chương trình kinh tế của địa phương . Bên cạnh đó phải thực hiện tốt chiến lược kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh và chiến lược kinh doanh trên thành phố loại II theo định hướng nguồn vốn và dư nợ hàng năm tăng từ 25 ® 30% , đáp ứng đủ vốn cho mọi thành phần kinh tế .... Đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ trong đó ưu tiên các dịch vụ hiện đại. Thực hiện tốt triết lý kinh doanh : “AGRIBANK mang phồn thịnh đến mọi khách hàng” và thực hiện văn hoá doanh nghiệp: “Trung thực – Kỷ cương – Sáng tạo – Chất lượng – Hiệu quả, xây dựng NHNo &PTNT Sông Cầu Thái Nguyên là Ngân hàng trong sạch, vững mạnh” .
Mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Sông Cầu-Thái Nguyên
* Mô hình: được chia thành các phòng, ban:
- Phòng tổ chức cán bộ đào tạo.
- Phòng tín dụng.
- Phòng kế toán, ngân quỹ.
- Phòng vi tính.
- Phòng hành chính.
* Phòng tổ chức cán bộ đào tạo:
- Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn
- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất, cử cán bộ đi công tác, học tập trong và ngoài níc. Tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
- Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
* Phòng tín dụng:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng, và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với khách hàng nh»m mở rộng theo hướng đầu tư khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất , lưu thông với tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế, kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn, hiệu quả.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án, phương án kinh doanh của khách hàng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
* Phòng kế toán, ngân quỹ:
- Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.
- Thực hiện các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước theo luật định.
* Phòng vi tính:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Sử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng, và các nghiệp vụ khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học của chi nhánh.
- Làm dịch vụ tin học.
* Phòng hành chính:
- Xây dựng chương trình, công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc phê duyệt.
- Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh.
- Quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn thư, lễ tân, chăm lo đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của cán bộ nhân viên.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, công cụ lao động.
b. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên
NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên là NHTM có nhiệm vụ: Huy động vốn trên địa bàn, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ cho vay xoá đói giảm nghèo theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, làm dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Nghĩa là huy động vốn và cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và làm dịch vụ Ngân hàng để thu lợi nhuận.
Với mạng lưới đan xen bao trùm như những chiếc rễ bám sâu trong lòng đất, tạo cho Ngân hàng một chỗ đứng khá vững trên thị trường và có thể phát triển rộng hơn nữa. Hướng mở rộng huy động và cho vay đối với khách hàng như kinh tế hộ, cán bộ công nhân viên, kinh tế trang trại... đã củng cố được vị trí, chiến lược khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng một địa bàn.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên đã quản lý điều hành luôn sát sao với thực tế, sự bố trí sắp xếp cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức trung thực, tinh thông về nghiệp vụ là yếu tố chủ yếu trong công tác đầu tư. Bên cạnh đó là tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra phát hiện những sai sót uốn nán kịp thời để nâng cao chất lượng đầu tư vốn.
Với thế mạnh trong công tác huy động vốn và những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh tín dụng. sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự hợp tác của khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên đã đạt được những thành tích nhất định đang tự mình vươn lên và đưa chi nhánh NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên ngày càng kinh doanh có hiệu quả, an toàn tăng trưởng vốn để tạo cho nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên ngày càng phát triển góp phần vaò sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
c. Thuận lợi và khó khăn
* Thuân lợi:
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nông- lâm nghiệp, chăn nuôi có nguồn lao động dồi dào, nhân dân các dân tộc trong tỉnh từ xa xưa đã có tính cần cù chịu khó trong lao động, anh dũng trong chiến đấu và ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên đã hưởng ứng tích cực trong công cuộc đổi mới của đất nước, cũng như thể hiện tốt các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ HĐND, UBND tỉnh cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành trong những năm vừa qua, tạo điều kiện thuận lợi để cho nhân dân hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, Thái Nguyên có cây chè rất phát triển là một mặt hàng đặc biệt nổi tiến có giá trị kinh tế cao, ngoài ra Thái Nguyên cũng có rất nhiều thuận lợi khoán sản như :quặng thiếc, than, vàng, mỏ sắt ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như khu gang thép Thái Nguyên hàng năm đã cung cấp một khối lượng sắt thép đáng kể cho cả nước, xí nghiệp xi măng La Hiên , xi măng Lưu Xá phục vụ tốt cho phát triển xây dựng.
Hơn nữa, Thái Nguyên đã có chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới , chương trình hành động thực hiện nghị quyết trung ương và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn và nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đã đề cập tới là: "phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng , toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các ùng sản xuất tập trung gắn với phát triển nền nông nghiệp, phát triển cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp theo mô hình kinh tế vường đồi là hướng chiến lược quan trọng , phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng " đó là những thuận lợi cơ bản trong việc đề ra các giải pháp huy động vốn ,phục vụ thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh .
Hoạt động trên địa bàn tỉnh miền núi song cũng có rất nhiều lợi thế về kinh tế NHNo & PTNT S«ng CÇu Th¸i Nguyên có điều kiện để mở rộng kinh doanh đa năng trên thị trường quốc doanh và ngoài quốc doanh .
Trên địa bàn tỉnh, NHNo & PTNT là một tổ chức tín dụng có màng lưới hoạt động rộng , hoạt động quy mô có vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng để phát triển kinh tế , đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và quá trình đổi mới nông thôn.
Đối với nước ta nói chung và đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn hiện nay vấn đề về vốn cang nổi lên hàng đầu cho quá trình chuyển đổi kinh tế, với địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có rất nhiều tiềm năng chư được khai thác. Vì vậy muốn thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh thì vốn là một động lực không thể thiếu.
* Khó khăn
Về trình độ dân trí trên điạ bàn tỉnh chưa cao nên việc tiếp nhận các chủ chương, các biện pháp về phát triển kinh tế- xã hội còn nhiều mặt hạn chế, một bộ phận khách hàng ở một số vùng dân cư ít tiếp xúc không thường xuyên quan hệ với Ngân hàng nên hạn chế sự hiểu biết về các hình thức huy động vốn mới của Ngân hàng. Mặt khác, do hạn chế về chính sách, các yếu tố tâm lý, xã hội tác động có ảnh hưởng trực tiếp đến người gửi tiền.
Trên cùng một địa bàn tỉnh có 3 tổ chức NHTM quốc doanh và một số quỹ tín dụng nhân dân cùng hoạt động có nhiều đơn vị có nhiều thuận lợi và thế mạnh vì vậy trong cạnh tranh NHNo gặp rất nhiều khó khăn.
Địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên rất rộng lớn, đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân nông thôn, hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, số doanh nghiệp lớn có quan hệ tín dụng với Ngân hàng ít, hầu hết là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phục vụ nông nghiệp vì vậy doanh số hoạt động nhỏ. Đặc biệt là số huyện miền núi , vùng xa đi lại rất khó khăn, số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ chi phí cao vì vậy hiệu quả kinh doanh thấp.
Trình độ cán bộ phần nào còn thấp kém, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh với cơ chế thị trường có nhiều tổ chức tín dụng cùng kinh doanh tiền tệ.
Về công nghệ Ngân hàng tuy đã đạt đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng với xu hướng phát triển để hoà nhập với Ngân hàng thì NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên còn phải nâng cao hơn nữa cả về công nghệ và con người.
d.Hoạt động huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động đến 30/06/2006
Đv
( Tr. đ)
So
KH(%)
So
đầu năm (Tr. đ)
T ỷ
trọng
(%)
23.878
90
3.148
15.2
a. Trong đó
Vốn nội tệ
20.727
90
2.926
16.4
Tg ngoại tệ quy đổi VNĐ
3.151
85.6
222
7.6
b. Nguồn vốn huy động theo thời gian
Tg không kỳ hạn
2.914
12.2
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng
5.061
21.2
TG có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đến dưới 24 tháng
15.903
66.6
Tiền gửi dân cư
878.8
16
120.2
tiền gửi kho bạc nhà nước
45.41
1.243
8
Tiền gửi bảo hiểm xã hội
44.476
42.657
3.6
Tiền gửi thanh toán khác
84.653
4.925
7
Tổng huy động vốn qua hình thức tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi dự thưởng là 2 tỷ đồng và 2000 USD
Nguồn: Số liệu phòng kế toán ngân quỹ.
e. Hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay quý I : 46.507 triệu, trong đó ngắn hạn là 37.815 triệu đồng
- Doanh số thu nợ quý I : 38.897 triệu, trong đó ngắn hạn là 35.076 triệu đồng.
-Tổng dư nợ 30/6/2006 : 67.775 triệu đạt 100% kế hoạch tăng 7.5%
Trong đó:
* Dư nợ theo thành phần kinh tế:
+ Dư nợ ngoài quốc doanh: 36.864 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54.4% trong tổng dư nợ.
+ Dư nợ hộ gia đình, cá nhân: 30.911 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45.6% trong tổng dư nợ
* Dư nợ phân theo thời gian:
Dư nợ ngắn hạn 48.508 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71.4% trong tổng dư nợ
Dư nợ trung hạn: 38.887 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28.6% trong tổng dư nợ
* Chất lượng tín dụng :
+ Dư nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn):65.328 triệu đồng.
+ Dư nợ nhóm 2(nợ cần chú ý):1.386 triệu đồng.
+ Dư nợ nhóm 3(nợ dưới tiêu chuẩn):0
+ Dư nợ nhóm 4(nợ nghi ngờ):1.061 triệu đồng
+ Dư nợ nhóm 5(nợ có khả năng mất vốn): 0
Nợ xấu: 1.061 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 1.56% trong tổng dư nợ.
f. Kết quả kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua vào: 47.664,88 USD; 35.312,88 USD.
Doanh số bán ra: 46.745,59 USD; 36.501,30 USD.
Thu từ kinh doanh ngoại tệ: 6 triệu đồng.
- Thanh toán TTr ( chuyển tiền điện ) 16 món trị giá 406 nghìn USD.
- Chi trả kiều hối 1.353 món số tiền 5.038 nghìn USD và 2,5 nghìn EURO.
Doanh số mua bán ngoại tệ bằng 34% doanh số mua bán của cả năm 2005. Chuyển tiền kiều hối so với năm 2005 bằng 27 % số món, 70% về số tiền, qua đó các chi nhánh đã tương đối thành thạo việc mua, bán ngoại tệ, làm tăng thu dịch vụ tạo thêm khả năng thu hút khách hàng. Tuy nhiên doanh thu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo còn thấp hơn các NHTM khác trên địa bàn.
2.2.Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT Sông Cầu Thái Nguyên
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế xã hội, NHNo&PTNT sông cầu đã tích cực khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đưa ra các hình thức huy động vốn tạo điều kiện chủ động trong hoạt động cho vay & các hoạt động khjác của ngân hàng. Trong điều kiện hiện nay công tác huy động vốn đang là một bài toán khó đối với các NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT sông cầu nói riêng, điều này đòi hỏi các NHNo&PTNT phải có biện pháp hữu hiệu có các chiến lược huy động vốn đúng đắn hợp lý để thu hút nguồn vốn đảm bảo đầu ra cho NH
NHNo& PTNT sông cầu đã vận dụng nhiều hình thức khai thác vốn ổn định có lợi trong kinh doanh, việc huy động vốn không phải là công việc độc lập mà gắn liền với các nhiệm vụ bên có & các nghiệp vụ trung gian khác như chuyển tiền, thanh toán, NH phải tạo lập một nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Bên cạnh đó việc huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra phản ánh sản xuất kinh doanh có khả thi không, lãi suất có phù hợp hay không chính vì vậy công tác huy động vốn của NHNo& PTNT sông cầu phải đáp ứng được mục tiêu đề ra là phải nâng cao cả về số lượng & chất lượng của nguồn vốn huy động . Nằm trên địa bàn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NH, là một NH còn non trẻ mới đi vào hoạt động được 3 năm nhưng tốc độ huy động vốn đạt được quả là đáng khích lệ: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, Huy động vốn của tổ chức cá nhân, Giấy tờ có giá bằng đồng việt nam & bằng ngoại tệ.
2.2.1. Huy động tiền gửi trong dân cư
a. Tiền gửi tiết kiệm
Huy động tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động mang tính truyền thống của các NHTM nói chung và NHNo nói riêng. Đây là hình thức huy động rất gần gũi, quen thuộc với mọi người nó đã trở thành tiềm thức trong dân chúng, nguồn vốn này được huy động trên phạm vi rất rộng. Với hình thức tiền gửi tiết kiệm thì việc gửi vào rút ra xen kẽ nhau, vì vậy nguồn vốn này tương đối ổn định, hơn nữa kinh tế của dân chúng ngày một phát triển thì nguồn vốn này ngày được tăng lên.
Từ những đặc điểm trên NHNo & PTNT S«ng CÇu Thái Nguyên luôn tập trung đi sâu vào huy động tiền gửi tiết kiệm và đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Kết quả của việc huy động tiền gửi tiết kiệm đã khẳng định giải pháp đó rất có hiệu quả.
Bảng 1: Huy động tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2003
Năm 2004
9 tháng đầu năm 2006
Tiền gửi tiết kiệm
Tổng NVHĐ
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi tiết kiệm
Tổng NVHĐ
Tỷ trọng (%)
Tiền gửi tiết kiệm
Tổng NVHĐ
Tỷ trọng (%)
7.704
8.814
75
15.836
20.730
75,2
22.782
24.025
76,9
Nguồn: Số liệu phòng kế toán ngân quỹ
Qua bảng số liệu trên chứng tỏ rằng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng và tăng lên rất nhanh qua các năm cụ thể : Năm 2004 nguồn vốn này mới đạt 7.704 triệu đồng chiếm 75%/ tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 nguồn vốn này tăng lên 15.836 triệu đồng chiếm 75,2%/ tổng nguồn vốn huy động,.
Như vậy tiền gửi tiết kiệm tăng rất nhanh năm sau cao hơn năm trước, đã tạo điều kiện cho Ngân hàng chủ động về vốn trong hoạt động kinh doanh của mình và đây cũng là một hình thức huy động rất linh hoạt, có hiệu quả cao, có tính ổn định, lãi suất huy động thường thấp hơn các hình thức huy động khác dễ thu hút vốn từ các tầng lớp dân cư.
Nguyên nhân do Ngân hàng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm loại 12 tháng trở lên đến dưới 24 tháng theo hình thức tiết kiệm bậc thang và tiết kiệm dự thưởng với loại tiết kiệm 7 tháng và 13 tháng.
b. Kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi
Tại NHNo & PTNT S«ng CÇu Thái Nguyên tuy hình thức huy động bằng tiền gửi tiết kiệm vẫn là chủ yếu và truyền thống, nhưng với hình thức huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu,chứng chỉ tiền gửi cũng vô cùng quan trọng. Hình thức này chủ yếu thực hiện theo quan hệ cung cầu trên thị trường và một số biện pháp tình thế khi cần thiết nhất là khi nguồn vốn có nguy cơ giảm mạnh. Hình thức huy động này không huy động thường xuyên ở tất cả các Ngân hàng huyện trong tỉnh.
Công tác huy động bằng kỳ phiếu ,trái phiếu ,chứng chỉ tiền gửi qua các đợt cho thấy hình thức này rất có hiệu quả, thu hút vốn nhanh với khối lượng vốn lớn. Khi có nhu cầu về vốn lớn để đầu tư tín dụng nếu các nguồn vốn khác vẫn tăng trưởng đủ sức để trang trải thì phải hạn chế hoặc không phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62.doc