Chuyên đề Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm)

Từ năm 1989 đến năm 1995, với phương châm đẩy mạnh cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã tăng trưởng tín dụng một cách nhanh chóng. Đến năm 1998, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cải tổ lại hệ thống, và đưa ra chiến lược khách hàng mới đã mở rộng đầu tư tín dụng. Năm 2001, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã trở thành một trong 13 chi nhánh hoạt động mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng Công thương. Năm 2002 lợi nhuận hạch toán đạt 42,218 tỷ đồng tăng gấp 2,4 lần lợi nhuận năm 2001 và vượt kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao 1,2 tỷ đồng, tiếp tục giữ vững vị trí là một trong những chi nhánh hoạt động mạnh nhất của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã chú trọng hơn tới thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và đặc biệt đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng cho vay trung và dài hạn nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu như đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhà máy của các doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

Cho vay ngoại tệ với những khách hàng có quan hệ kinh doanh đối với doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, lắp đặt dây chuyền sản xuất

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh (nghiên cứu tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng. Nhờ thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết đế cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản vay của doanh nghiệp. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Trong tương lai khi có sự lớn mạnh giữa các ngân hàng và doanh nghiệp thì việc thu thập thông tin sẽ đầy đủ và chính xác hơn. + Kiểm soát nội bộ: Các quy chế, thể lệ cho vay và các nguyên tắc cho vay nếu cán bộ ngân hàng không nắm vững sẽ gây nên tổn thất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Do đó, công tác này giúp cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, đúng pháp luật, mặt khác, nắm được những sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông qua kiểm tra, kiểm soát đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thông suốt, hiệu quả, đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Nâng cao chất lượng công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng. 1.2.3.2 Về phía khách hàng. + Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng: Nếu người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn, có năng lực quản lý kinh doanh tốt thì tính khả thi của dự án xin vay cao và khả năng hoàn trả gốc, lãi cho ngân hàng sẽ cao hơn. + Việc sử dụng tiền vay của khách hàng: Nếu khách hàng sử dụng tiền vay đúng đối tượng, mục đích xin vay thì hồ sơ xin vay về đối tượng và mục đích của khoản vay mà khách hàng gửi đến ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Nếu khách hàng sử dụng tiền vay không đúng đối tượng và mục đích xin vay sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của đồng vốn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. + Tình hình tài chính của khách hàng: Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn kinh doanh vượt quá khả năng về vốn tự có thì hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau sẽ xảy ra, nhiều trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nảy sinh ý định chiếm dụng vốn, thậm chí lừa đảo. Vì vậy khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng. + Việc ngân hàng thiếu thông tin dẫn đến thiếu cơ sở giải quyết cho vay do pháp lệnh thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán thống kê. Số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thậm chí còn cố tình đưa ra số liệu sai lệch. Tình trạng này làm cho khả năng gặp rủi ro ở các khoản vay lớn hơn. 1.2.3.3 Các nhân tố khác + Môi trường pháp lý: Mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, phải tuân theo quy định của ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu những quy định của luật pháp không rõ ràng, đồng bộ, kịp thời thì rất khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng tạo ra các khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, họ sẽ không yên tâm hoạt động trong môi trường như vậy nên hoạt động của họ sẽ giảm sút và không hiệu quả như vậy cũng tác động đến quy mô và hoạt động tín dụng. Ngược lại, những văn bản pháp luật, những quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ là một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Điều đó sẽ giúp chất lượng tín dụng của ngân hàng được nâng cao. + Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của các doanh nghiệp, vì vậy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Khi chu kỳ kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, họ sẽ có nhu cầu vốn nhiều và do vậy làm tăng hoạt động cho vay của ngân hàng. Các yếu tố khác của môi trường kinh tế như lạm phát, các biến động về tỷ giá, lãi suất, về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Như trường hợp lạm phát cao lãi suất thực sẽ giảm xuống từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các khoản vay ngắn hạn rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Do vậy nếu ngân hàng không có sự cân đối giữa các loại nguồn và sử dụng nguồn thì có thể khoản cho vay sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. + Lãi suất: Lãi suất luôn biến động trong nền kinh tế thị trường và sự biến động này ảnh hưởng đến công tác tín dụng. Lãi đang ở mức thấp được điều chỉnh lên cao hơn làm cho các doanh nghiệp cố tình đưa ra các lý do trì hoãn không trả nợ ngay để quay vòng vốn ngoài ngân hàng (vì nếu trả ngay sẽ phải vay lãi suất cao hơn còn nếu được ra hạn nợ sẽ được hưởng lãi suất cũ). Lãi suất cho vay giảm liên tục trong khi lãi suất huy động tiền gửi giữ nguyên hoặc tăng không đáng kể làm cho chênh lệch đầu và đầu ra giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Mặt khác lãi suất cao cũng tạo nên gánh nặng về chi phí tài chính cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. + Môi trường xã hội: Các nhân tố xã hội như niềm tin lẫn nhau, tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí…ảnh hưởng trực tiếp đến các tác nhân chính tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng đó là ngân hàng và khách hàng. Thật vậy, nếu một nơi nào đó mà trật tự an ninh không đảm bảo, an toàn xã hội kém sẽ gây tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư nên họ sẽ không đầu tư vào nơi đó, do đó nhu cầu vay vốn cũng hạn chế, ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng. Ngược lại, nơi nào có trật tư an ninh tốt sẽ an toàn cho hoạt động đầu tư, điều đó sẽ khuyến khích các chủ đầu tư mở rộng quy mô hoạt động của mình. Như vậy, nhu cầu tín dụng tăng lên và tín dụng ngân hàng có cơ hội phát triển. Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng chịu tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng: từ điều kiện của nền kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, quy tắc của Nhà nước cùng với các nhân tố về khả năng quản lý, cơ sở vật chất, trình độ của đội ngũ nhân viên của chính ngành ngân hàng. Để có thể thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thì cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế, khắc phục tạo cơ sở cho sự thành công của hoạt động tín dụng đóng góp vào sự ổn định chung của toàn ngân hàng. Chương II Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam có trụ sở chính đặt tại 37 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trước đây, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có tên là Ngân hàng kinh tế quận Hoàn Kiếm, vào tháng 07/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm lúc này trực thuộc vào Ngân hàng Công thương Hà Nội thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa bảo đảm nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Vào ngày 24/05/1990, chủ tịch hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã ký sắc lệnh công bố hai pháp lệnh về Ngân hàng đó là pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về Ngân hàng, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1990. Theo tinh thần của hai pháp lệnh này Ngân hàng Công thương Hà Nội chính thức bị xoá bỏ, chuyển các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Hà Nội thành các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam trong đó có chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Như vậy chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm không có quyết định thành lập riêng mà thành lập theo quyết định 67 có 67 chi nhánh (trong đó có chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm). Do Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chức năng của một chi nhánh thì ngoài ra Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực hiện dịch vụ như một Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là một đơn vị hạch toán hoàn toàn phụ thuộc vào Ngân hàng Công thương Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Trải qua quá trình hoạt động trên 10 năm, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã hoà nhập vào hoạt động chung của cả hệ thống Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. 2.1.2.1 Phòng giao dịch Đồng Xuân (19-21 Cầu Đông) Phòng bao gồm: Bộ phận cho vay, bộ phận kế toán, bộ phận quỹ. Chức năng của phòng này là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, nhận tiền gửi, thanh toán nhưng chủ yếu là cho vay cá nhân. 2.1.2.2 Phòng kinh doanh Phòng này có chức năng chủ yếu là thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đối tượng cho vay chủ yếu là quốc doanh (chiếm 69%), còn lại là ngoài quốc doanh chiếm 31%. Trong những năm qua mục tiêu cơ bản được đặt ra là năng cao chất lượng tín dụng. Do đó Ngân hàng đã liên tục rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng, sàng lọc và nâng cao chất lượng dư nợ đối với khách hàng truyền thống đồng thời không ngừng nghiên cứu và tiếp thị khách hàng mới, tiếp cận các dự án có tính khả thi cao, mở rộng công tác tín dụng một cách vững chắc, an toàn và hiệu quả trong thời gian tới. 2.1.2.3 Phòng kế toán Phòng kế toán đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước, đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp lệ. Phòng kế toán bao gồm kế toán thanh toán (thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán uỷ nhiệm thu, thanh toán uỷ nhiệm chi…), kế toán nộ bộ (quản lý và hạch toán những chỉ tiêu nội bộ Ngân hàng…), kế toán tiết kiệm (phòng nguồn vốn sau khi huy động, chuyển tất cả các chứng từ về bộ phận kế toán này). Tháng 8 năm 2000 lập thêm tổ dịch vụ chuyển tiền và tài khoản cá nhân ở 39 Hàng Bồ và tổ dịch vụ thanh toán ở khu công nghiệp Sài Đồng nhằn đa dạng hoá hoạt động dịch vụ để phục vụ khách hàng. Ngân hàng tiếp tục bổ xung thêm máy vi tính, sử dụng chương trình quản lý dữ liệu mới tăng thời lượng giao dịch, sử lý dữ liệu nhanh chóng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. 2.1.2.4 Phòng kinh doanh đối ngoại Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh đối ngoại là mở L/C cho khách hàng, thanh toán L/C xuất, thu đổi và mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Năm 1999 chi nhánh đã thực hiện L/C xuất. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển đa dạng, phong phú và có hiệu quả của hoạt động kinh doanh đối ngoại, đội ngũ cán bộ đã trưởng thành nhanh chóng cả về trình độ nghiệp vụ và phong cách giao tiếp nên đã có được sự tín nhiệm của cả những khách hàng có trình độ và yêu cầu cao. 2.1.2.5 Phòng nguồn vốn Chức năng chủ yếu của phòng là huy động vốn từ tiền gửi dân cư và các doanh nghiệp. Có 11 quỹ tiết kiệm của Ngân hàng nằm giải rác ở quận Hoàn Kiếm. Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình, tạo sự yên tâm cho người gửi tiền nên mặc dù lãi suất huy động tiết kiệm của Ngân hàng Công thương thấp hơn các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác trên cùng địa bàn nhưng số dư tiền gửi dân cư vẫn được duy trì và tăng trưởng. 2.1.2.6 Phòng vi tính Phòng này thực hiện hoạt động về mảng tin học, mạng, thực hiện lưu trữ chứng từ kế toán… 2.1.2.7 Phòng kho quỹ Phòng này thực hiện hoạt động: + Thu, chi tiền tệ (là tiền mặt: VND và ngoại tệ) Phòng nguồn vốn khi thu được tiền gửi của dân cư thì gửi về phòng kho quỹ. Thu tiền của khách hàng gửi vào Ngân hàng. Chi tiền cho khách hàng khi họ rút tiền. Chi các khoản tiền vay bằng tiền mặt. Chi và thu khác. + Quản lý tài sản thế chấp bao gồm bất động sản, các giấy tờ có giá… 2.1.2.8 Phòng tổ chức hành chính Phòng này thực hiện các nghiệp vụ về mặt tổ chức như giải thể, sáp nhập, nhân sự, thi đua…và về mặt hành chính như mua sắm, sửa chữa…và bao gồm cả bộ phận bảo vệ. 2.1.2.9 Phòng kiểm soát Phòng này thực hiện kiểm tra kiểm soát, kiểm tra các mặt nghiệp vụ như kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, kiểm tra an toàn kho quỹ, kiểm tra chi tiêu mua sắm tài sản… 2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức Hiện nay Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có 227 cán bộ trên tổng số 1,2 vạn cán bộ của toàn hệ thống Ngân hàng Công thương. Trong đó có 40,8% có trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên ngành Ngân hàng. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm có 9 phòng bao gồm: Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng vi tính, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng giao dịch Đồng Xuân, phòng nguồn vốn, phòng kiểm soát, phòng hành chính. Các phòng hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Tuy nhiên phân cấp lãnh đạo ở đây cũng rất rõ ràng. Giám đốc chịu trách nhiệm mảng tổ chức tiền lương; phó giám đốc kinh doanh phụ trách phòng kinh doanh, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm soát; phó giám đốc kế toán phụ trách phòng vi tính, phòng kế toán tài chính, phòng giao dịch Đồng Xuân; phó giám đốc ngân quỹ phụ trách phòng nguồn vốn và phòng ngân quỹ. 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong 3 năm từ 2000 - 2002. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 I. Nguồn vốn huy động 2.082.533 3.502.015 4.700.000 Tiền gửi dân cư 510.868 620.345 625.227 Tiền gửi doanh nghiệp 291.847 381.670 1.574.773 Tiền vay 1.280.000 2.500.000 2.500.000 II. Sử dụng vốn A. Tổng dư nợ 547.351 620.111 750.955 1. Phân theo thời gian 547.351 620.111 750.955 Ngắn hạn 395.308 409.648 355.764 Trung và dài hạn 152.043 210.463 395.191 2. Theo thành phần kinh tế Quốc doanh 334.569 393.750 518.192 Ngoài quốc doanh 212.782 226.361 232.763 3. Phân theo loại tiền VND 449.681 475.170 640.398 Ngoại tệ 97.670 144.941 110.557 B. Đầu tư khác 24.955 17.390 152.332 C. Nợ quá hạn 31.395 17.430 12.490 III. Kết quả hoạt động SXKD 1. Tổng thu 154.628 208.938 320.0000 2. Tổng chi 132.898 191.417 280.000 3. Lợi nhuận 21.730 17.521 40.000 IV. Doanh số cho vay 1.740.106 1.916.500 1.875.620 V. Doanh số thu nợ 1.695.019 1.843.740 1.745.731 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm 2.1.4.1 Tình hình huy động vốn Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh Ngân hàng. Nó thu gom toàn bộ số tiền nhàn rỗi từ nhỏ đến lớn của nền kinh tế. Nhờ có hoạt động huy động vốn mà Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác, phản ánh trên bảng tài sản có của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay. Với 11 quỹ tiết kiệm bố trí trên địa bàn một cách hợp lý, đội ngũ cán bộ đã cố gắng chiếm được lòng tin khách hàng bằng phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự. Cùng với việc áp dụng phương thức giao dịch tức thời trên máy tính tại một số quỹ Ngân hàng đã thu hút được khách hàng đến Ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2002, Ngân hàng đã huy động được tổng số vốn là 4.700.000 triệu đồng, tăng 34, 21% so với năm 2001 và 125,68% so với năm 2000. Với con số này Ngân hàng đã đạt được mức tăng trưởng cao trong bối cảnh hầu hết các Ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn. Nhờ có sự tăng trưởng về vốn mà Ngân hàng có đủ khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời chuyển vốn về Ngân hàng Công thương Việt Nam góp phần điều hoà toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn. 2.1.4.2 Tình hình sử dụng vốn Cùng với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn và chủ yếu là hoạt động cho vay. Hiện nay kinh doanh tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo là cơ sở để tiến hành và thúc đẩy các hoạt động khác của Ngân hàng phát triển. Vì vây, Ngân hàng xác định kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ tín dụng mà của toàn bộ Ngân hàng. Các thành viên trong Ngân hàng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau tạo nên một guồng máy hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp nhằm thống nhất với mục tiêu chung là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện sàng lọc nhằm nâng cao thêm một bước chất lượng dư nợ đối với khách hàng truyền thống như: công ty Thăng Long, tổng công ty Than Việt Nam, tổng công ty lương thực miền Bắc… Ngân hàng đã tiếp tục công tác tiếp thị, tìm đến những khách hàng mới, các dự án khả thi, để thay đổi cơ cấu dư nợ theo chiều hướng đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng đã thu hút được một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu qủa, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm quản lý, phong cách làm việc của người nước ngoài. Năm 2002, tổng dư nợ đạt 750.955 triệu đồng, tăng 21,1% so với năm 2001 (620.111 triệu đồng) và 37,2% so với năm 2000 (547.351 triệu đồng). Trong đó tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn chiếm 52,62% tổng dư nợ tăng 18,69% so với năm 2001. Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 31% tổng dư nợ, tập trung chủ yếu vào các công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài, có mặt hàng sản xuất với công nghệ cao, có khả năng sản xuất và có tình hình tài chính lành mạnh. Bên cạnh đó là cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh vay cho tiêu dùng, tuy nhiên với điều kiện thật sự đảm bảo khả năng trả nợ Ngân hàng. Với hoạt động cho vay trên, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã có sự khởi sắc cả ở phòng kinh doanh lẫn phòng giao dịch Đồng Xuân. Về doanh số thu nợ, năm 2002 Ngân hàng thu nợ được 1.745.731 triệu đồng giảm so với năm 2001 4,28% sở dĩ như vậy là do doanh số cho vay năm 2002 giảm so với năm 2001 là 2,13%. Tuy nhiên doanh số thu nợ vẫn giảm mạnh hơn doanh số cho vay là vì Ngân hàng có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay, chú trọng nhiều hơn đến cho vay trung và dài hạn. Năm 2002 cho vay trung và dài hạn tăng 87,77% so với năm. 2.1.4.3 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại. năm 2002, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu liên tục giảm nên mặc dù khối lượng xuất khẩu vẫn tăng lên nhưng lượng ngoại tệ vào Ngân hàng vẫn giảm đáng kể. Mặc dù vậy doanh số thanh toán xuất nhập khẩu vẫn đạt 148 triệu USD chỉ giảm 12,94% so với năm 2001, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 42 triệu USD giảm 23,63% so với năm 2001. Doanh số dịch vụ thanh toán thẻ và séc đạt 1 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ dạt 148 triệu USD. Tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đạt 3,3 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ là một tỷ đồng tăng 27% so với năm 2001. Với thời gian hoạt động chưa bằng một nửa các chi nhánh khác, chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm được đánh giá là một trong 6 đơn vị có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển nhất trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.1.4.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những cố gắng vượt bậc, năm 2000 Ngân hàng đạt lợi nhuận 22 tỷ đồng vượt kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao. Nhưng đến năm 2001 do phải thực hiện phương pháp hạch toán dự thu, dự trả nên trong năm Ngân hàng phải thực hạch toán vào các khoản gối chi của năm 2000, cùng với phân bổ quỹ dự phòng rủi ro dẫn đến chi trả đột biến làm lợi nhuận Ngân hàng giảm đến 17,5 tỷ đồng nhưng vẫn vượt 16% kế hoạch do Ngân hàng Công thương Việt Nam giao. Năm 2002 lợi nhuận hạch toán đạt 42,218 tỷ đồng tăng gấp 2,4 lần lợi nhuận năm 2001 và vượt kế hoạch Ngân hàng Công thương Việt Nam giao 1,2 tỷ đồng. Sở dĩ có được điều này là do lợi thế so sánh của Ngân hàng. Lợi thế đó chính là khả năng đáp ứng và gợi mở nhu cầu cho khách hàng cũng như khả năng tiếp cận công nghệ thông tin mới của mỗi cán bộ Ngân hàng. 2.2 Cơ chế tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2.2.1 Điều kiện vay vốn Phải có giấy phép thành lập, có chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định theo luật hiện hành. Không có nợ vay của tổ chức tín dụng khác hoặc nợ nước ngoài, có tín nhiệm trong quan hệ vay trả với Ngân hàng. Phải có vốn ban đầu ít nhất bằng vốn pháp định hoặc vốn điều lệ hoặc vốn ghi trong giấy đăng ký kinh doanh. Phải có kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh nêu rõ mục đích, hiệu quả kinh tế xã hội, mức sinh lời trực tiếp của kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh trong vay vốn. Có hoạt động mua bán và giấy phép xuất nhập khẩu với nước ngoài trong trường hợp vay vốn để sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh để đảm bảo tiền vay Ngân hàng. Phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành bằng tiền vay nếu tài sản đó có quy định mua bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp có tín nhiệm với Ngân hàng, hội đủ các điều kiện sau thì không cần cầm cố, thế chấp, bảo lãnh: Thứ nhất: sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, dự án vay vốn chứng minh được tính khả thi và hiệu quả kinh tế rõ ràng. Thứ hai: Có tín nhiệm với Ngân hàng trong quan hệ vay vốn, trả nợ, trả lãi. Thứ ba: Không dây dưa các khoản thuế, nợ lương công nhân hoặc bạn hàng. Chấp nhận và thực hiện mọi quy định trong thể lệ tín dụng Ngân hàng. 2.2.2 Nguyên tắc cho vay + Cho vay phải có mục đích và hiệu quả kinh tế xã hội. + Vốn vay phải có giá trị vật tư bảo đảm. + Vốn phải trả cả gốc và lãi theo đúng hạn. 2.2.3 Mức vốn cho vay Có tài sản thế chấp, cầm cố: cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản cầm cố, thế chấp. Mức cho vay đối với một đơn vị không quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ của Ngân hàng. Tổng số vốn cho vay 10 dơn vị nhiều nhất không quá 30% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng đó. Trường hợp cho vay vượt mức phải được thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép. 2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là Ngân hàng có thế mạnh trong việc huy động vốn. Số lượng vốn của Ngân hàng ngày càng tăng theo thời gian. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc vào hiệu quả cho vay. Thời kỳ năm 1996 trở về trước, Ngân hàng đã dành sự ưu ái, quan tâm cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Bảng 3: Tình hình cho vay của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm năm 1995 theo các thành phần kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn Tổng Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Quốc doanh 34.570 6,7 8.138 1,5 42.708 8,2 Ngoài quốc doanh 454.101 88,2 17.931 3,6 472.032 91,8 Tổng 488.671 94,9 26.069 5,1 514.740 100 Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Theo bảng trên ta thấy, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh là rất lớn, chiếm 91,8% và chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên thời kỳ này Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do đó xuất hiện nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Từ năm 1996, khi vấn đề có phần “hình sự hoá” thì việc cho vay khu vực này giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên từ những năm gần đây, khi Ngân hàng đã phục hồi được và đạt được những thành công nhất định thì Ngân hàng lại chủ trương chú trọng đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường cũng như thực hiện theo đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hiện nay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và nhu cầu vay vốn ngày càng lớn. Song hiện nay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động còn nhiều bất cập, chưa chiếm được lòng tin của các Ngân hàng thương mại. Do đó việc các Ngân hàng thương mại ngại cho vay khu vực kinh tế này cũng là điều dễ hiểu. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, đã chuyển dịch cơ cấu cho vay, chú trọng nhiều hơn đến cho vay trung và dài hạn và quan tâm hơn đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mặc dù doanh số cho vay thành phần kinh tế này chưa nhiều nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng cho cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn Ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chúng ta sẽ xem xét các số liệu dưới đây. 2.3.1 Tình hình cho vay phân theo thành phần kinh tế của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Bảng 4: Tình hình cho vay đối với các thành phần kinh tế của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. Sử dụng vốn 2000 2001 2002 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % 1. Doanh số cho vay 1.470.106 100 1.916.500 100 1.875.620 100 Quốc doanh 1.589.165 91,3 1.726.192 90,1 1.655.551 88,8 Ngoài quốc doanh 150.941 8,7 190.308 9,9 210.069 11,2 2. Doanh số thu nợ 1.695.019 100 1.823.740 100 1.745.731 100 Quốc doanh 1.639.712 96,7 1.667.011 91,4 1.572.904 90,1 Ngoài quốc doanh 55.307 3,3 156.729 8,6 172.827 9,9 3. Dư nợ 547.351 100 620.111 100 750.955 100 Quốc doanh 334.569 61,1 393.750 63,5 457.332 60,9 Ngoài quốc doanh 212.782 38,9 226.36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100768.doc
Tài liệu liên quan