Chuyên đề Mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

 MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 5

CHƯƠNG I:THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1.Tổng quan về thị trường ngoại hối 6

1.1.1.Sự hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối 6

1.1.1.1.Khái niệm thị trường ngoại hối 6

1.1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối 7

1.1.2.Đặc điểm và chức năng của thị trường ngoại hối 13

1.1.2.1. Những đặc điểm của thị trường ngoại hối(Forex) 13

1.1.2.2. Các chức năng của thị trường ngoại hối 15

1.2.Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM 16

1.2.1.Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay 16

1.2.1.2.Tổ chức của thị trường giao ngay 17

1.2.2.Nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn 19

1.2.2.1. Khái niệm và các vấn đề cơ bản 19

1.2.2.2. Phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn 20

1.2.3.Nghiệp vụ kinh doanh hoán đổi(Swap): 24

1.2.3.1. Khái niệm và những đặc điểm 24

1.2.3.2. Tỷ giá hoán đổi-Swap rates 26

1.2.4. Nghiệp vụ kinh doanh tương lai 27

1.2.4.1.Khái niệm và những đặc điểm 27

1.2.4.2. So sánh giữa thị trường kỳ hạn và thị trường tương lai 28

1.2.5. Nghiệp vụ kinh doanh quyền chọn 29

1.2.5.1.Khái niệm 29

1.2.5.2.Những quy tắc ứng dụng quyền chọn tiền tệ 31

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM 32

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCPQD 35

2.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 35

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 35

2.1.2.Tổ chức bộ máy của NHTMCPQD 36

2.1.3.Tổ chức hoạt động kinh doanh tại NHTMCPQD 38

2.1.3.1.Kinh doanh trong nước 38

2.1.3.2.Kinh doanh trên thị trường quốc tế 39

2.1.3.3.Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh 40

2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTMCPQD 41

2.2.1.Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay 41

2.2.1.1.Xác định tỷ giá giao ngay 42

2.2.1.2.Xác định tỷ giá chéo VND với các ngoại tệ khác 42

2.2.1.3.Thực trạng kinh doanh trên thị trường bán lẻ 43

2.2.1.4.Thực trạng kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 44

2.2.2.Nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn 46

2.2.2.1.Xác định tỷ giá kỳ hạn 47

2.2.2.2.Lượng hóa về độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn theo các thông số thị trường và theo các quy định của NHNN 48

2.2.2.3.Thực trạng về giao dịch kỳ hạn trong thời gian qua: 51

2.2.3.Các nghiệp vụ giao dịch khác 53

2.3.Đánh giá chung 53

2.3.1.Những kết quả đạt được 53

2.3.2.Những vấn đề còn tồn tại 55

CHƯƠNG III:NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCPQD 58

3.1.Những quan điểm mang tính định hướng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTM 58

3.1.1. Mục tiêu về chính sách tiền tệ của NHNN đến năm 2010 58

3.1.2.Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM 59

3.2.Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTMCPQD 60

3.2.1.Giải pháp đối với ngân hàng 61

3.2.2.Giải pháp đối với NHNN 70

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị giới hạn,những tổ chức kinh tế hay các nhân có hoạt động thương mại,dịch vụ hay đầu tư quốc tế mới được phép mua bán ngoại tệ.Mọi nguồn ngoại tệ có được đều phải bán cho NHTM.Chính cơ chế quản lý ngoại hối kiểu này đã kìm hãm sự phát triển của thị trường ngoại hối cũng như các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cả về lượng lẫn về chất. -Sự biến động của tỷ giá:Tỷ giá hối đoái là phạm trù bắt buộc từ trao đổi hàng hóa,dịch vụ dẫn đến trao đổi về tiền tệ.Tỷ giá biến động luôn là sự quan tâm của mọi chủ thể trong xã hội.Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và hội nhập trong từng khu vực,các hoạt động kinh tế không ngừng tác động trực tiếp lên tỷ giá hoặc ngược lại,tỷ giá cũng làm cho hoạt động trao đổi thương mại quốc tế phát triển mạnh lên hoặc kìm hãm nó.Trong chế độ tỷ giá thả nổi,sự biến động của các đồng tiền dẫn tới nhiều nghiệp vụ mới ra đời.Kể từ năm 1973 tới nay,các nghiệp vụ quyền chọn và tương lai đã xuất hiện và phát triển khá mạnh mẽ,đặc biệt được áp dụng nhiều tại Mỹ,Đức và một sối nước thuộc khu vực châu Á.Sự ra đời các nghiệp vụ này cộng với khối lượng mua bán ngày càng tăng lên đã đánh dấu bước phát triển mạnh của lãnh vực kinh doanh ngoại hối. -Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTM:Đối với NHTM,ngoài các nghiệp vụ liên quan tới đồng nội tệ,còn có các nghiệp vụ liên quan tới ngoại tệ như huy động vốn,cho vay thanh toán quốc tế,bảo lãnh vay vốn nước ngoài bằng ngoại tệ.Giữa các nghiệp vụ này có mối quan hệ chặt chẽ,nghiệp vụ này sẽ làm cơ sở,tạo điều kiện để phát triển các nghiệp vụ khác.Trong đó nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt độnh kinh doanh ngoại hối. CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCPQD 2.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần quân đội 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Qua 12 năm xây dựng và trưởng thành,ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã có những bước phát triển vững chắc và trờ thành địa chỉ tin cậy về hoạt động tài chính cho mọi đối tượng khách hàngtrong và ngoài nước.Với mục tiêu kinh doanh an toàn,tuân thủ,tiệm cận với thông lệ quốc tế về hoạt động tài chính ngân hàng đã tạo ra cho MB sự ổn định,minh bạch,hiệu quả và liên tục tăng trưởng Tính đến ngày cuối năm 2006, vốn điều lệ của MB đã đạt 1.045 tỷ đồng, tăng hơn 50 lần so với ngày đầu thành lập, trong đó có hơn 4.000 cổ đông pháp nhân và thể nhân, thể hiện sự đa dạng hoá trong sở hữu của MB. Huy động vốn tính đến ngày 31/12/2006 đạt 11.200 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng, chiếm 50% tỷ lệ nguồn vốn huy động, vượt kế hoạch của cả năm là 20%. Lợi nhuận trước thuế đạt 252 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch. Tổng tài sản đạt 13.864 tỷ đồng, tăng 69% so với năm 2005, dư nợ đạt xấp xỉ 6.200 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần của MB luôn dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP. Đặc biệt, tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông năm 2006 là 60% trong đó 42% được chia bằng cổ phiếu và 18% được chia bằng tiền mặt. Hiệu quả hoạt động của MB luôn được các cơ quan quản lý, đối tác cũng như khách hàng đánh giá cao. Liên tục được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền nhận được các giải thưởng thanh toán quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như HSBC, Standard Chatered Bank, UBOC; được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong hai năm liền 2005 và 2006; đạt cúp vàng Top ten thương hiệu Việt, ngành hàng: Ngân hàng – tài chính năm 2006; …và nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị khác. 2.1.2.Tổ chức bộ máy của NHTMCPQD Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốt của MB đã được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Trong vòng từ năm 2005 đến đầu năm 2007, gần 600 cán bộ, nhân viên đã được MB tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng. Bởi vậy, hiện nay hơn 1.000 cán bộ, nhân viên đang cống hiến và làm việc tại Ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng. Dự kiến đến cuối năm 2007, con số này sẽ tăng lên 50-60%. Cùng với số lượng nhân viên trẻ, dồi dào và có chuyên môn hoá cao, MB đang phát triển trở thành ngân hàng đa năng với việc thành lập các công ty chứng khoán Thăng Long, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà nội, tham gia góp vốn đầu tư các công ty trực thuộc đã hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận và tạo lập được uy tín trên thị trường. Công tác quản trị rủi ro được đặt lên hàng đầu nhằm đưa ra các giải pháp tổng thể để giảm thiểu rủi ro không chỉ cho Ngân hàng mà cho cả khách hàng. MB luôn đảm bảo tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý. Mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng: Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên thuộc đại gia đình Ngân hàng Quân Đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.1.3.Tổ chức hoạt động kinh doanh tại NHTMCPQD 2.1.3.1.Kinh doanh trong nước *Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh -Phòng kinh doanh ngoại hối tại trụ sở chính của ngân hàng,phòng này có chức năng và nhiệm vụ cơ bản: +Chịu sự quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng,thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh ngoại hối của toàn hệ thống +Là đầu mối duy nhất của ngân hàng được quyền kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và trên thị trường quốc tế. +Có chức năng chỉ đạo,kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các chi nhánh thuôc hệ thống ngân hàng -Phòng kinh doanh ngoại hối tại các chi nhánh Nhiệm vụ của phòng kinh doanh ngoại hối tại các chi nhánh bao gồm: +Thực hiện mua bán với trụ sở chính và với các tổ chức kinh tế là pháp nhân của VN có nguồn ngoại tệ và nhu cầu ngoại tệ phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành. +Được phép mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng,nhưng không được phép bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng(kể cả cho các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng),nếu dư thừa ngoại tệ,chi nhánh phải bán lượng dư thừa đó cho trụ sở chính để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống +Chi nhánh được quyền ấn định tỷ giá VND với các ngoại tệ khác trên cơ sở tỷ giá do trụ sở chính thông báo,đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh trên từng địa bàn *Nội dung kinh doanh Tại các chi nhánh:Mua bán giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi có thể thực hiện với khách hàng là các nhân hay tổ chức kinh tế trên địa bàn của chi nhánh (thực hiện theo quyết định số 17/1998//QD/NHNN),ngoài các giao dịch nêu trên,các chi nhánh cũng được kinh doanh chênh lệch giá giữa khách hàng trong nước với thị trường nước ngoài thông qua trụ sở chính Tại trụ sở chính:Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi có thể được thực hiện giữa trụ sở với các chi nhánh trong cùng hệ thống ngân hàng,với các khách hàng trên địa bàn,giao dịch với các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng,kinh doanh chênh lệch giá và thực hiện giao dịch Swaps với NHNN theo quyết định số 893 và 894/2001/QD/NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN 2.1.3.2.Kinh doanh trên thị trường quốc tế Cùng với các hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường trong nước,thì NHTM còn tham gia trên thị trường quốc tế nhằm đa dạng hóa các loại ngoại tệ phục vụ cho khách hàng trong thanh toán và đầu tư quốc tế,đồng thời tạo điều kiện để tăng lợi nhuận cho ngân hàng của mình Ngoài việc kinh doanh ngoại tệ phục vụ cho khách hàng,tại trụ sở chính cũng đã tiến hành ngiệp vụ đầu cơ trên thị trường ngoại hối quốc tế thông qua các ngân hàng nước ngoài trên các thị trường lớn như:London,Singapore.Nhờ có hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế mà các nhu cầu về ngoại tệ cho khách hàng đã được đáp ứng,đồng thời qua hoạt động này,ngân hàng có thể khai thác được hoạt động đầu cơ kiếm lời.Đây là một trong những nghiệp vụ khó đòi hỏi các nhân viên cần phải có trình độ chuyên môn cao,có khả năng phân tích tình hình biến động của thị trường,các thông tin về kinh tế,chính trị xảy ra hàng ngày và ảnh hưởng của các thông tin đó đến các đồng tiền lớn trên thế giới,có như vậy mới nắm bắt được quy luật biến động của các đồng tiền đó.Đồng thời yếu tố quan trọng hiện nay đối vớic các NHTM VN là muốn mua bán được với nước ngoài thì trước hết phải thiết lập được các hạn ngạch gia dịch hối đoái với các ngân hàng đại lý.Các hạnn ngạch này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với các ngân hàng đại lý như mức độ đánh giá tín nhiệm của họ đối với ngân hàng mình.. 2.1.3.3.Cơ sở pháp lý để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh Đối với các NHTM thì việc kinh doanh ngoại hối được xem như là sản phẩm mới,do đó bước đầu còn sơ khai về nghiệp vụ,trang thiết bị,quy mô hoạt động,nhận thức của đội ngũ khách hàng.Chính vì vậy,ngân hàng chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ mua bán cho khách hàng để hưởng phí.Hay nói cách khác,xét về mặt nghiệp vụ,trong thời gian đầu ngân hàng chưa triển khai thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do tỷ giá biến động tạo ra để thu lợi nhuận trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế.Tuy nhiên,trước áp lực cạnh tranh của quy luật thị trường,ngân hàng buộc phải từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ,hiện đại hóa hệ thống thiết bị kinh doanh,mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tới tận khách hàng. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại hối đang dần dần từng bước phát triển của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nói riêng,thống đốc NHNN đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến hoạt động ngoại hối như quy chế giao dịch hối đoái,văn bản về việc xác định tỷ giá giao ngay,kỳ hạn,hoán đổi..đó là: -Quyết định số 17/1998/QD-NHNN7 ngày 10/1/1998 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái. -Quyết định số 430-1997/QD/NH13 ngày 24/12 năm 1997 của thống đốc NHNN về việc thực hiện Swap giữa NHNN với các NHTM -Quyết định số 16/1998/QD-NHNN7 ngày 10/1/1998 của thống đốc NHNN quy định việc ấn định mua bán tỷ giá ngoại tệ kỳ hạn,hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn,hoán đổi. -Quyết định số 18/1998/QD-NHNN7 ngày 10/1/1998 của thống đốc NHNN ban hành quy định về trạng thái ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối. -Quyết định số 101/1999/QD/NHNN13 ngày 26/3/1999 của thống đốc NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. -Quyết định số 64/1999/QD/NHNN7 ngày 25/2/1999 của thống đốc NHNN công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ -Quyết định số 65/1999/QD/NHNN7 ngày 25/2/1999 của thống đốc NHNN quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua vào và bán ra của ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ Trên cơ sở các quyết định cụ thể nêu trên,NHTM đã triển khai cụ thể các quyết định này nhằm phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng mình,trong quá trình triển khai,ngân hàng đã có những bước đi thận trọng,lúc đầu là dự thảo về quy chế,sau là quyết định chính thức 2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối tại NHTMCPQD 2.2.1.Nghiệp vụ kinh doanh giao ngay Đối với các ngân hàng thương mại VN,nghiệp vụ ngoại hối giao ngay được coi là nghiệp vụ kinh doanh truyền thống của NH,có từ trước khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời.Nghiệp vụ này áp dụng sớm nhất so với các nghiệp vụ khác là do nhu cầu thanh toán quốc tế và đầu tư nước ngoài đòi hỏi.Hiện nay nghiệp vụ kinh doanh giao ngay vẫn phát triển mạnh,có tỷ trọng cao trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường.Thực trạng về hoạt động của nghiệp vụ kinh doanh giao ngay tại MB phản ánh qua một loạt các tiêu chí như:Cách niêm yết và thông báo tỷ giá tại trụ sở NH.quy trình giao dịch,doanh số giao dịch… 2.2.1.1.Xác định tỷ giá giao ngay Hàng ngày vào đầu giờ làm việc,tại phòng kinh doanh ngoại hối của hội sở,tỷ giá giao ngay VND/USD được xác định.Tỷ giá này dựa trên cơ sở:Tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày hôm trước,tỷ giá tham khảo của các NH bạn..Sau khi trình lãnh đạo duyệt,tỷ giá được công bố ngay đầu giờ làm việc.Các giao dịch diễn ra sau đó dựa vào tỷ giá công bố của NH và có thể được sử đụng cho suốt ngày làm việc hôm đó.Tỷ giá của các đông tiền còn lại so với VND được xác định dựa vào phương pháp tỷ giá chéo.Yết tỷ giá bao gồm cả tỷ giá ,mua và tỷ giá bán,tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. 2.2.1.2.Xác định tỷ giá chéo VND với các ngoại tệ khác Phần lớn trên thị trường,các đồng tiền được yết so với USD,vì vậy việc xác định tỷ giá của những đồng tiền đó với VND cũng không có gì khó khăn,bằng phương pháp tỷ giá chéo,chúng ta có thể xác định được tỷ giá VND với các ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối áp dụng từ ngày 21/4 đến 30/4/2008 như sau: Tên ngoại tệ Tỷ giá Tên ngoại tệ Tỷ giá 1 EUR 25.453,01 1 dola Singapore 11.820,61 1 yên Nhật 155,94 1 Bath Thai 507,84 1 Bảng Anh 31.865,34 1 Franc Thụy sĩ 15.870,13 1 dola Úc 14.983,91 1 dola Canada 15.887,51 1 Rup Nga 683,47 1 dola Hongkong 2.047,89 1 dola Taiwan 527,15 1 nd tệ TQ 2.281,13 1 Kíp Lào 1,83 1 Pataca Macao 1.989,97 Trong một ngày,ngoài giao dịch với USD còn có giao dịch với các ngoại tệ khác diễn ra.Vì vậy tỷ giá chéo sẽ giúp các nhà kinh doanh ngân hàng cũng như các doanh nghiệp có được đồng tiền theo nhu cầu của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng. Việc xác định tỷ giá tại các chi nhánh ngân hàng là do giám đốc chi nhánh quyết định có tham khảo tỷ giá của trụ sở chính và không được phép vượt mức trần tỷ giá do NHNN cho phép 2.2.1.3.Thực trạng kinh doanh trên thị trường bán lẻ Hoạt động ngoại hối trên thị trường bán lẻ thường diễn ra giữa một bên là ngân hàng và bên kia là khách hàng gồm:Các các nhân hay các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có thu và chi ngoại tệ thường xuyên.Đây là những thành viên tham gia tích cực trên thị trường ngoại hối giao ngay ở VN,bới vì họ là những người mua bán nhiều nhất,có tỷ trọng doanh số mua bán cao nhất so với các thành viên khác.Những khách hàng này giao dịch trực tiếp với các NHTM,một khi nhu cầu của họ chưa được đáp ứng ngay tại các NHTM thì các NHTM sẽ tìm cách đáp ứng.Quy trình giao dịch diễn ra như sau: Hàng ngày,khi khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ thì liên hệ trực tiếp với ngân hàng bằng điện thoại,ngân hàng thông báo cho khách hàng tỷ giá mua,bán.Trường hợp khách hàng muốn mua ngoại tệ bằng VND thì khách hàng phải làm đơn,trong đơn nói rõ mục đích mua ngoại tệ,số lượng tiền,hợp đồng thương mại kèm theo,hóa đơn..Khi nhận được đơn và hồ sơ đầy đủ,ngân hàng tiến hành kiểm tra và duyệt bán ngoại tệ trên cơ sở tỷ giá bán và nguồn ngoại tệ của ngân hàng mình. Ví dụ:Ngày 10/4/2008,công ty dược phẩm TW1 thuộc tổng công ty dươc phẩm VN làm đơn gửi sở giao dịch ngân hàng quân đội xin mua 10000 USD để thanh toán cho công ty dược Sanofi Singapore theo hợp đồng số 61 CPC No 1/07(Q4) ngày 12/12/2007.Ngoài đơn xin mua ngoại tệ còn có: -Hợp đồng 061 CPC No.1/07 (Q4) ngày 12/12/2007 -Hóa đơn thương mại ngày 29/2/2008 -Tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu Sau khi kiểm tra,xét thấy mọi thủ tục đều hợp lệ,ngân hàng đồng ý bán và ghi”duyệt bán với số tiền 10000USD” trên tờ đơn xin mua ngoại tệ với tỷ giá VND/USD=16.119,00.Số tiền VND mà khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng là 161190000VND.Số tiền này ghi nợ tài khoản của công ty dược phẩm TW 1 tại sở giao dịch ngân hàng quân đội (theo ủy nhiệm chi số 11 lập ra ngày 10/5/2008 của công ty dược phẩm TW1) 2.2.1.4.Thực trạng kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Sau khi có quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy chế giao dịch hối đoái,hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối đã trở nên sôi nổi hơn nhiều so với các năm trước đó Hiện nay các thành viên tham gia hoạt động trên Interbank VN chủ yếu là các NHTM và NHNN.Nhu cầu mua bán trên Interbank chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của khách hàng không được các NHTM đáp ứng.Hoặc nhu cầu của khách hàng đã được đáp ứng,nhưng các NHTM không muốn bị rủi ro bởi trạng thái ngoại hối thì NHTM phải tìm cách cân bằng trạng thái ngoại hối thông qua nghiệp vụ giao ngay trên thị trường này.Như vậy,ở một góc độ nào đó về lĩnh vực dịch vụ thì NHTM là người cung cấp dịch vụ đắc lực cho khách hàng của mình,song đứng trên góc độ quản lý rủi ro thì NHTM cũng là người biết kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất,tránh được rủi ro trạng thái ngoại hối và thu được lợi nhuận cho ngân hàng.Trên thị trường Interbank,ngoài các NHTM,NHNN cũng tham gia mua bán với NHTM với vai trò là người mua bán cuối cùng. Doanh số mua bán giao ngay của thị trường ngoại hối: Đơn vị:1000 USD Năm Doanh số mua Doanh số bán Tổng doanh số mua bán Tỷ lệ tăng(%) 2003 2004 2005 2006 2007 6541,2 6937,6 9141,4 10373,3 14372,6 6838,2 6974,5 9246,2 10398,5 14805,1 13379,4 13912,1 18387,7 20771,8 29177,7 100,0 103,98 137,43 155.25 218,07 Với số liệu tại bảng trên cho ta thấy,doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay của thị trường VN đều tăng qua các năm.Lấy năm 2003 làm năm mốc,năm 2004 tăng 103.98%,năm 2005 tăng 137,43% năm 2006 tăng lên 155,25%,năm 2007 là 218,07%.Doanh số mua bán ngoại tệ tăng đều theo các năm cho thấy một tín hiệu khả quan tích cực về hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường VN Doanh số mua bán tăng lên qua các năm,đặc biệt vào năm 2007,thị trường ngoại tệ khá ổn định,lượng cung ngoại tệ trên thị trường dồi dào,tỷ giá ổn định,tỷ lệ kết hối theo quy định là 80%,có doanh nghiệp xuất khẩu bán 100% ngoại tệ thu được cho ngân hàng.Lượng tiền gửi bằng ngoại tệ của một số khách hàng vào các ngân hàng thương mại ngày càng tăng,trong khi đó nhu cầu mua ngoại tệ của nhiều khách hàng khác lại không được đáp ứng. Đối với ngân hàng quân đội,số lượng ngoại tệ giao dịch trong năm 2007 tăng 68% so với năm 2006,trong đó doanh số mua trong nước tăng 73% và doanh số bán tăng 70%.Doanh số mua bán với nước ngoài năm 2007 so với năm 2006 tăng 45%.Những kết quả đạt được nêu trên đã chứng minh cho một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối mà ngân hàng đã đang và sẽ tiếp tục phát huy. 2.2.2.Nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn Khác với nghiệp vụ kinh doanh giao ngay,nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn sử dụng trên thị trường ngoại hối nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro đối với các nhà xuất nhập khẩu,ngoài ra nghiệp vụ này còn có thể được sử dụng trong kinh doanh chênh lệch lãi suất và đầu cơ đối với các NHTM.Để thực hiện được nghiệp vụ này thì điều quan trọng là phải xác định được tỷ giá kỳ hạn,đồng thời phải ký kết hợp đồng giữa khách hàng với ngân hàng và vấn đề thực hiện hợp đồng đã được thỏa thuận.Những vấn đề cơ bản của giao dịch kỳ hạn trong thời gian qua tại NHQD bao gồm những nội dung sau: 2.2.2.1.Xác định tỷ giá kỳ hạn Thực tiễn cho thấy,các giao dịch kỳ hạn hầu như mới phát triển vào giữa năm 1998 tại VN tức là sau khi có quyết định số 16 và 17/1998/QD-NHNN7 ngày 10/1/1998 của thống đốc NHNN quy định về việc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn,hoán đổi của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động giao dịch hối đoái kỳ hạn,hoán đổi.Qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi mang tính pháp lý,ngày 25/2/1999 thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 64/1999/QD-NHNN7 về việc công bố tỷ giá hố đoái của đồng VN với các ngoại tệ.Quyết định số 65/1999/QD-NHNN7 về việc quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ.Sự ra đời của hai quyết định này đánh dấu một bước biến chuyển về chất trong việc điều hành tỷ giá tại VN.Theo quyết định 65/1999,tỷ giá kỳ hạn tại điều 2 được xác định theo nguyên tắc sau: a/ Đối với giao dịch giữa đồng VN và USD,tối đa không được vượt quá mức trần tỷ giá giao ngay(tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố cộng 0.1%)cộng với mức gia tăng cho phép(tỷ lệ phần trăm mức trần của tỷ giá giao ngay)quy định đối với kỳ hạn 30 ngày là 0.58% và kỳ hạn từ ngày thứ 165 đến dưới 180 là 3.5% b/ Đối với giao dịch liên quan tới ngoại tệ khác:Do tổng giám đốc (giám đốc)các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định.Thời hạn giao dịch tối đa là 6 tháng. Sau một thời gian áp dụng khoản 1 điều 2 quyết định 65/1999 được thay thế bằng điều 1 quyết định số 289/2000/QD-NHNN7,về việc thay đổi tỷ lệ gia tăng vào mức trần tỷ giá giao ngay,cụ thể là: Đối với giao dịch giữa đồng VN và đô la Mỹ,mức tỷ lệ áp dụng cho từng kỳ hạn cụ thể tối đa không được vượt quá trần của tỷ giá giao ngay áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn,hoán đổi(tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN công bố cộng 0.1%) cộng với mức gia tăng cho phép(tỷ lệ phần trăm của mức trần tỷ giá giao ngay(quy định tối thiểu 0.2% của trần tỷ giá giao ngay đối với kỳ hạn 30 ngày và tối đa 1.5% của trần tỷ giá giao ngay đối với kỳ hạn 180 ngày” 2.2.2.2.Lượng hóa về độ lệch giữa tỷ giá kỳ hạn theo các thông số thị trường và theo các quy định của NHNN Các thông số thị trường ngày 5/2/2001: -Tỷ giá bình quân trên Interbank VN ngày 5/2/2001: E(VND/USD)=14.1520 - Lãi suất 6 tháng VND 4.8%-10.2% - Lãi suất 6 tháng USD 4.95%- 7.5% Tỷ giá kỳ hạn tính theo quy định của NHNN: Theo quyết định 289/2000 thì tỷ giá bán giao ngay tối đa của MB là:14520(1+0.001)=14534.5 VND/USD và tỷ giá bán kỳ hạn 6 tháng=14534.5(1+0.015)=14.752 Tỷ giá kỳ hạn theo các thông số của thị trường: Từ công thức tính tỷ giá kỳ hạn: F0=S0+ Trong đó: F0:Tỷ giá bán kỳ hạn 180 ngày S0:Tỷ giá bán kỳ hạn giao ngay RT0:Lãi suất cho vay VND RCB:Lãi suất huy động USD Về nguyên tắc,khi MB đồng ý bán kỳ hạn cho khách hàng của mình,MB chỉ hưởng phí dịch vụ từ khách hàng,do vậy MB phải tránh rủi ro về tỷ giá và rủi ro về lãi suất khi cung cấp hợp đồng kỳ hạn cho khách hàng.Do vậy MB buộc phải thực hiện một số giao dịch liên quan đến thị trường liên ngân hàng,quy trình thực hiện các giao dịch đó như sau: *Tại thời điểm ký hợp đồng giao dịch: Bước 1:Xác định tỷ giá bán VND/USD kỳ hạn 180 ngày Bước 2: Ký hợp đồng bán kỳ hạn USD cho khách hàng theo tỷ giá mà MB đã xác định được trong bước 1 *Tại thời điểm đáo hạn: Bước 3:Thực hiện hợp đồng,tức là khách hàng giao VND cho MB và MB giao USD cho khách hàng Bước 1 được thực hiện cụ thể như sau: Thứ nhất:MB mua giao ngay USD theo tỷ giá giao ngay của thị trường 1USD=14.534,5VND tức là 14.520x1.001. (sở dĩ MB mua giao ngay là vì ký hợp đồng bán USD kỳ hạn 180 ngày với khách hàng thì trạng thái USD sẽ bị âm,do vậy MB phải mua ngay USD để cân bằng trạng thái).Trạng thái USD được cân bằng nhưng lại phát sinh luồng tiền ròng USD trên tài khoản.Do vậy: Thứ hai:Đi gửi(cho vay) USD kỳ hạn 180 ngày trên thị trường liên ngân hàng theo lãi suất 4.95% (MB gửi số tiền vay được trên Interbank vì số tiền này chỉ được giao cho khách hàng sau 180 ngày chứ không phải ngay ngày ký kết hợp đồng) Thứ ba:Đi vay VND với lãi suất 10.2% (vì mua giao ngay USD bằng VND làm cho trạng thái VND bị âm,buộc MB phải đi vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất 10.2%,số tiền này sẽ được hoàn trả bởi tiền của khách hàng khi đáo hạn,tức là khách hàng giao VND cho MB và nhận lại USD) Vì lãi suất tiền gửi của USD là 4.95% thấp hơn lãi suất đi vay VND cho nên trên thị trường tiền tệ,ngân hàng bị lỗ 5.25%.Khoản lỗ này được tính bằng VND theo công thức sau: P=S=14.534,5. =372.31 VND Như vậy,MB bị lỗ trên thị trường tiền tệ mỗi USD là 372.31 VND,cho nên trên thị trường ngoại hối,tỷ giá bán kỳ hạn của ngân hàng(ở mức hòa vốn) phải là tỷ giá giao ngay cộng với 372.31(điểm gia tăng).Tỷ giá bán kỳ hạn của MB phải là: F(VND/USD)=14534.5+372.3=14906.8 Tại thời điểm đáo hạn,việc giao nhân tiền được tiến hành giữa ngân hàng và khách hàng bằng cách ghi nợ và ghi có vào hai tài khoản nội và ngoại tệ tại ngân hàng. Trong việc xác định tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng thì phí dịch vụ của ngân hàng chưa hề được kết cấu vào tỷ giá kỳ hạn,nên ngân hàng chưa có lãi.Tuy nhiên,nhìn một cách tổng quát,thì quá trình giao dịch kỳ hạn cho khách hàng,ngân hàng cũng sẽ không lãi và không bị lỗ.Điều này có thể được chứng minh như sau: Trên thị trường tiền tệ,ngân hàng lỗ 1 USD là 372.3 VND Trên thị trường ngoại hối,ngân hàng lãi 1 USD là 372.3 VND Qua kết quả tính toán cho thấy,tỷ giá hoàn vốn phải là 14906.8 VND trên 1 USD chứ không phải là 14752 như đã tính theo quyết định 289/2000,nếu MB áp dụng tỷ giá 14752 VND/USD thì MB phải chịu lỗ một khoản 154.8 VND cho mỗi USD Trở lại với quyết định 65/1999 Tỷ giá kỳ hạn 6 tháng=14534.5(1+0.035)=15043.2 VND Kết quả đã chỉ ra rằng tỷ giá tính theo QD/65 cao hơn so với tỷ giá tính theo lãi suất thị trường là 136.6 VND nghĩa là khách hàng là người mua với giá bị đắt so với giá thị trường.Khoản tăng thêm này sẽ làm tăng chi phí cho khách hàng 2.2.2.3.Thực trạng về giao dịch kỳ hạn trong thời gian qua: Thực trạng về giao dịch kỳ hạn trong thời gian qua như thế nào,qua bảng dưới đây chúng ta có thể thấy rõ hơn về doanh số giao dịch của nghiệp vụ này từ năm 2005 đến năm 2007: Đơn vị:triệu USD Nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33028.doc
Tài liệu liên quan