MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP 3
1.1. Những vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế 3
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 3
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế 3
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 4
1.1.3.1. Nhân tố kinh tế 4
1.1.3.2. Nhân tố phi kinh tế 5
1. 2. Những vấn đề lý luận về bất bình đẳng thu nhập 6
1. 2.1. Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập 6
1.2.2. Nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng thu nhập 6
1. 2.2.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản 6
1.2.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động 7
1.2.3. Đo lường bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 7
1.2.3.1. Đường Lorenz và hệ số Gini 8
1.2.3.3. Tiêu chuẩn “40” World Bank 8
1.2.3.4. Hệ số giãn cách thu nhập. 9
1.3. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập 9
1.3.1. Lý thuyết chữ “U ngược” 9
1.3.2. Lý thuyết phân tích kinh tế chính trị 10
1.3.3. Lý thuyết thị trường vốn không hoàn hảo 10
1.3.4. Lý thuyết liên kết 10
1.3.5. Lý thuyết bất ổn định về chính trị xã hội 11
1.3.6. Lý thuyết đối với vấn đề sinh sản và giáo dục 12
1.3.7. Lý thuyết so sánh xã hội 12
PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM 13
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 13
2.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế 13
2.1.1.1. Thành tựu tăng trưởng kinh tế 13
2.1.1.2. Hạn chế tăng trưởng kinh tế 16
2.1.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập 18
2.1.2.1. Bất bình đẳng chung 18
2.1.2.2. Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn 20
2.1.2.3. Bất bình đẳng theo vùng 23
2.1.2.4. Bất bình đẳng theo dân tộc 23
2.2. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam 25
2.2.1. Thành tựu về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với công bằng xã hội 25
2.2.1.2. Thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng 25
2.2.1.2. Tỷ lệ nghèo giảm 26
2.2.1.3. Về vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn 27
2.2.1.4. Về đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng đã được quan tâm 27
2.2.1.5. Về y tế 28
2.2.1.6. An sinh xã hội được chú ý tăng cường 28
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 30
2.2.2.1. Hạn chế của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 30
2.2.2.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với bất bình đẳng thu nhập 32
PHẦN III. GIẢI PHÁP KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CÔNG BẰNG 35
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 35
3.2. Giải pháp kết hợp tăng trưởng kinh tế và đảm bảo thu nhập phân phối bình đẳng 38
3.2.1. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 38
3.2.2. Xây dựng và thực hiện mô hình tăng trưởng công bằng, vì người nghèo 39
3.2.3. Cần có những chính sách cho vấn đề di dân 39
3.2.4. Thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với những khu vực kém phát triển và đối với người nghèo 40
3.2.5. Việt Nam cần phải cải cách chính sách phân phối tài sản, thu nhập trong nền kinh tế theo hướng phải đảm bảo công bằng, hướng đến người nghèo 40
3.2.6. Cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong các chính sách định hướng phát triển kinh tế thị trường đảm bảo tăng trưởng bền vững đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập: thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước; làm tăng tiềm lực đất nước, đặc biệt là tiềm lực công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Cơ cấu kinh tế theo hình thức sở hữu cũng có những chuyển biến tích cực thể hiện sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài quốc doanh, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế. Tỷ trọng của khu vực nhà nước có xu hướng giảm, từ 38,52% năm 2000 xuống còn 38,40% năm 2005 và đến năm 2008 còn 34,35%. Tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước có những chuyển biến không ổn định qua các năm, năm 2000 là 48,20%; năm 2005 là 45,61% và đến năm 2008 tăng lên khoảng 46,97%. Còn tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên nhanh chóng, năm 2000 là 13,28% lên 15,99% năm 2005 và đến năm 2008 tăng lên khoảng 18,68%. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học công nghệ còn hạn chế nên tăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên do đó sự tăng trưởng này chưa thực sự vững chắc.
2.1.1.2. Hạn chế tăng trưởng kinh tế
Bên cạnh những thành tựu về tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, nhìn chung chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể:
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu mới dựa vào tăng vốn, lao động và khai thác các nguồn lực tự nhiên, tức là tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng.
Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế tuy có tăng từ 22,58% giai đoạn 1998- 2002 lên 28,20% giai đoạn 2003- 2008 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các nhân tố khác.
Đóng góp của các yếu tố vào GDP (%)
Giai đoạn (năm)
1993- 1997
1998- 2002
2003- 2008
L
16,02
20,00
19,07
K
68,98
57,42
52,73
TFP
15,00
22,58
28,20
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2003- 2008, yếu tố số lượng vốn đã đóng góp tới 52,73%, yếu tố số lượng lao động đóng góp khoảng 19,07%, còn yếu tố thứ ba đóng góp khoảng 28,2%. Tỷ trọng đóng góp của vốn và lao động cao, gần hơn 2,5 lần so với TFP. Nguyên nhân là do trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở Việt Nam thấp tương đối so với các nước trong khu vực.
Hiệu quả sử dụng vốn thấp và còn nhiều bất cập
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai đoạn đầu mở cửa khá cao nhưng đang có chiều hướng giảm thấp đến mức báo động trong những năm gần đây, với chỉ số ICOR có xu hướng tăng lên và cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, năm 2005 là 4,6; năm 2006 là 5,01; năm 2007 là 5,20; năm 2008 là 6,66. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; chi phí giải phóng mặt bằng lớn, thi công chậm; tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chính được thúc đẩy nhưng còn nhiều bất cập.
Hệ số ICOR của một số nước
Nước và vùng lãnh thổ
Đầu tư/ GDP
(%)
Tăng trưởng
GDP (%)
ICOR
Việt Nam (2000- 2007)
38,0
7,6
5,0
Trung Quốc (1991- 2003)
39,1
9,5
4,1
Đài Loan (1981- 1990)
21,9
8,0
2,7
Hàn Quốc (1981- 1990)
29,6
9,2
3,2
Nhật Bản (1961- 1970)
32,6
10,2
3,2
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Năng suất lao động thấp
Năng suất lao động thấp do cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chuyển dịch chậm và chất lượng lao động còn thấp. Lực lượng lao động tuy đông về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thong, ít qua đào tạo. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề mới chỉ chiếm khoảng gần 30%. Cơ cấu lao động mất cân đối, nhiều lao động trẻ được đào tạo có trình độ kỹ thuật, có sức khỏe vẫn bị thất nghiệp. Chương trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, cơ cấu đào tạo thừa thầy thiếu thợ. Học sinh học lý thuyết nhiều nhưng khả năng vận dụng thực tiễn rất yếu.
Mô hình tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua dựa nhiều tăng vốn đầu tư mà phần lớn là từ ngân sách nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
Kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong vốn đầu tư, lúc cao nhất là 59% (năm 2000), lúc thấp nhất là 40% (năm 2007) nhưng đóng góp vào GDP lúc cao nhất chỉ là 40% (năm 1995) và đang trên đà sụt giảm, năm 2007 còn 36,4%. Thu ngân sách nhà nước từ thu nội địa chỉ chiếm hơn 50%, còn lại là thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Xuất khẩu chiếm tới 60% GDP của cả nước nhưng chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàng thô, hàng sơ chế, hàng gia công (chiếm tới ¾ tổng kim ngạch xuất khẩu) do đó hiệu quả kinh tế thấp.
Hiệu quả vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
1995
2000
2003
2005
2007
Toàn nền kinh tế
3,0
2,4
2,0
1,8
1,5
Kinh tế nhà nước
2,9
1,6
1,5
1,4
1,3
Kinh tế ngoài nhà nước
5,8
5,0
3,8
3,0
2,6
Kinh tế có FDI
3,6
4,3
3,7
3,3
1,6
Nguồn: Niên giám thống kê
Cơ cấu kinh tế so với từng giai đoạn đã có sự chuyển dịch tích cực nhưng so với thế giới thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và lạc hậu
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào một số ngành và sản phẩm truyền thống, có công nghệ không cao như dệt may, thủy sản, nông sản chưa qua chế biến… Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến trong GDP còn thấp. Công nghiệp khai thác vẫn chiếm một tỷ trọng khá ổn định trong GDP.
Năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp thấp, khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực có xu hướng tăng
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) trong Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2008- 2009 đã xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam thứ 70/134 quốc gia; 74/125 năm 2005 và 77/125 năm 2006; còn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Việt Nam xếp ở vị trí 50/102 (năm 2003), 79/103 (năm 2005) và 80/116 (năm 2006). Năng lực cạnh tranh thấp cho thấy Việt Nam đang đứng trước rất nhiều nguy cơ có thể bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới
2.1.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập
2.1.2.1. Bất bình đẳng chung
Thành quả tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam đã đem đến cho người dân sự cải thiện về chất lượng cuộc sống nhưng đồng thời phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi lại đang tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng dân số cả nước ngày càng có xu hướng tăng cao, đã tăng từ 7,6 lần năm 1999 lên 8,1 lần năm 2000 và 8,4 lần năm 2006.
Hệ số chênh lệch giữa nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất và nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trên cơ sở kết quả các cuộc điều tra mức sống gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành trong những năm qua có thể tính ra tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so với tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư như sau: Năm 1999 là 18,7%, năm 2002 là 17,98% và năm 2004 là 17,4%. Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở nước ta tuy có tăng nhưng ở mức độ rất thấp và phân bố thu nhập trong các nhóm dân cư hiện nay ở nước ta là tương đối bình đẳng.
Cùng với sự gia tăng thu nhập thì chi tiêu của các nhóm dân cư trong xã hội cũng tăng lên và cũng phản ánh phần nào tình trạng trên. Trong khi các nhóm trung bình và gần giàu nhất không có sự thay đổi lớn về tỷ lệ tổng chi tiêu thì nhóm giàu nhất đang có mức chi tiêu ngày càng nhiều hơn về tỷ trọng còn nhóm nghèo nhất lại đang có xu hướng giảm bớt tỷ trọng chi tiêu. Tỷ trọng chi tiêu của nhóm người giàu nhất tăng từ 41,8% năm 1993 lên 43,3% năm 2006, trong khi đó tỷ trọng này của nhóm người nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,2% trong cùng thời kỳ. Điều này cho thấy một thực tế là sự chênh lệch về thu nhập tuyệt đối ở Việt Nam đang tăng lên nhanh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 1993 chi cho tiêu dùng bình quân đầu người của gia đình giàu nhất cao gấp 5 lần so với gia đình giàu nhất, thì năm 2004 tỷ lệ tăng lên thành 6,3 lần. Do vậy tỷ lệ chi tiêu bình quân đầu người của nhóm giàu nhất trong tổng chi tiêu dùng xã hội tăng từ 41,8% lên 44,7%, trong khi nhóm nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,1% trong cùng thời kỳ. Năm 2004, chi không phải ăn uống của nhóm hộ giàu nhất gấp 7,1 lần so với nhóm hộ nghèo nhất; trong đó chi về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 9,3 lần; chi thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 6,6 lần; chi y tế và chăm sóc sức khỏe gấp 4,6 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 12,7 lần …. Hiện nay, mức sống và chi tiêu của những nhóm dân cư có thu nhập cao ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng thị trường tiêu dùng, với sự gia tăng mạnh mẽ của lượng ô tô nhập khẩu, các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, các dịch vụ giải trí cao cấp…, trong khi đó các hộ gia đình nghèo phải thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát tăng cao làm xói mòn không ít thu nhập của họ. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng bất bình đẳng này ở Việt Nam không phải là hiện tượng người giàu giàu lên, người nghèo nghèo đi mà là người giàu ngày càng giàu nhanh hơn người nghèo vì thực tế cho thấy ngay trong bối cảnh khoảng cách chênh lệch giàu nghèo doãng ra thì thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đã tăng lên và tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh trong thời gian qua.
Tỷ trọng chi tiêu của các nhóm 20% ở Việt Nam
Năm
Phần năm giàu nhất
Phần năm gần giàu nhất
Phần năm trung bình
Phần năm gần nghèo nhất
Phần năm nghèo nhất
1993
41,78
21,56
15,99
12,27
8,41
1998
43,30
21,46
15,57
10,72
8,05
2002
45,90
20,60
14,60
11,20
7,80
2004
44,68
21,82
15,20
11,18
7,12
2006
43,30
22,30
15,80
11,50
7,20
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Điều tra mức sống dân cư từ 1993 đến 2006
Chúng ta cũng có thể xem xét thực trạng bất bình đẳng thu nhập qua hệ số Gini
Hệ số Gini theo chi tiêu: Theo tính toán của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hệ số Gini chung của nước ta tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,35 năm 1998 và 0,37 năm 2002; 0,37 năm 2004 và 0,36 năm 2006 phản ánh sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng doãng ra nhưng sự gia tăng giữa các năm không quá lớn và trong những năm gần đây dần dần đã đi vào ổn định. Xét hệ số Gini theo thu nhập có xu hướng này càng tăng nhanh hơn: tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,39 năm 1998 và 0,43 năm 2006. Như vậy, hệ số Gini của Việt Nam trong những năm vừa qua đã vượt qua giới hạn (0,2; 0,35) phản ánh tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam đã gần qua ngưỡng tương đối bình đẳng và đáng báo động trong tương lai nếu nhà nước không có những chính sách ngăn chặn từ bây giờ.
2.1.2.2. Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn
Tăng trưởng kinh tế đã kéo theo tình trạng bất bình đẳng giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng tăng và sự gia tăng bất bình đẳng theo cả thu nhập và chi tiêu ở khu vực thành thị đều cao hơn so với khu vực nông thôn. Điều này có thể giải thích bởi một thực tế là ở mức xuất phát điểm thấp, khoảng cách về giàu nghèo thường nhỏ hơn so với những vùng có mức xuất phát điểm cao hơn. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở đây là tốc độ gia tăng bất bình đẳng ở khu vực nông thôn lại cao hơn so với khu vực thành thị. Có thể lý giải điều này một phần do vấn đề người dân không có đất và mất đất đồng nghĩa với việc họ mất đi nguồn thu nhập chính từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và hiện tượng di cư tìm việc làm từ nông thôn ra thành thị. Điều này đã góp phần làm tăng thu nhập và chi tiêu của những hộ nông thôn có người di cư ra thành thị so với những hộ không có người di cư. Theo số liệu khảo sát mức sống dân cư của Tổn cục Thống kê, từ năm 2002 đến 2006, trong khi thu nhập bình quân đầu người một tháng của dân cư khu vực thành thị tăng bình quân 14% /năm thì khu vực nông thôn tăng 16,8%/năm. Vì vậy khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn năn 2002 là 2,26 lần, năm 2004 giảm xuống còn 2,16 lần và đến năm 2006 chỉ cong 2,09 lần.
Bất bình đẳng theo khu vực ở Việt Nam
Hệ số Gini theo thu nhập
1993
1998
2002
2004
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
0,34
0,38
0,33
0,39
0,41
0,34
0,42
0,41
0,36
0,423
0,41
0,37
Hệ số Gini theo chi tiêu
1993
1998
2002
2004
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
0,34
0,35
0,28
0,35
0,34
0,27
0,37
0,35
0,28
0,37
0,33
0,30
Tỷ lệ nghèo
1993
1998
2002
2004
Cả nước
Thành thị
Nông thôn
58,1
25,1
66,4
37,4
9,2
45,5
28,9
6,6
35,6
19,5
3,6
25,0
Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa nông thôn và thành thị (lần)
2,65
4,95
5,40
6,94
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xét về bất bình đẳng trong chi tiêu giữa các hộ gia đình cho thấy: chênh lệch chi tiêu bình quân giữa các hộ gia đình thành thị và nông thôn cũng có sự gia tăng trong thời kỳ 1992-2004, đã tăng từ 1,91 lần năm 1993 lên 2,23 lần năm 1998 và 2,24 lần năm 2004 và tốc độ gia tăng chênh lệch giữa chi tiêu thành thị và thông thôn đã có xu hướng giảm dần qua các năm.
Chi tiêu bình quân của hộ gia đình khu vực nông thôn và thành thị (1.000 đồng, giá năm 1993)
1114
1472
1649
1945
2124
3280
3884
4359
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
1993
1998
2002
2004
Nông thôn
Thành thị
Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam (2007)
Xem xét bất bình đẳng về tỷ lệ nghèo ở Việt Nam theo khu vực thành thị- nông thôn cho thấy khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị cao hơn và tăng lên, còn khu vực nông thôn thì thấp hơn và gần đây đã giảm nhẹ. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nghèo ở thành thị năm 2007 là 8,2 lần và ở nông thôn là 6,5 lần. Các vùng nông thôn là nơi có nhiều người nghèo sinh sống, mặc dù trong những năm gần đây tỷ lệ nghèo ở nông thôn có sự giảm xuống mạnh mẽ nhưng tỷ lệ nghèo ở nông thôn nước ta vẫn cao hơn nhiều so với thành thị. Năm 1993 tỷ lệ nghèo ở thành thị là 25,1% đến năm 2006 giảm xuống còn 3,9%, trong khi đó nông thôn năm 1993 là 66,4% và năm 2006 là 20,4%.
Tỷ lệ nghèo chung phân theo thành thị, nông thôn (%)
1998
2002
2004
2006
Tỷ lệ nghèo chung cả nước
37.4
28.9
19.5
16.0
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị
9.0
6.6
3.6
3.9
Nông thôn
44.9
35.6
25.0
20.4
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
2.1.2.3. Bất bình đẳng theo vùng
Cùng với quá trình phát triển, lợi ích của tăng trưởng kinh tế được phân bổ không đồng đều, do đó một số vùng đã bắt đầu gia tăng sự bất bình đẳng, nhất là tại những vùng tăng trưởng kinh tế nhanh như vùng Đông Nam Bộ nơi tập trung những trung tâm đô thị lớn và năng động của đất nước như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa– Vũng Tàu… Bất bình đẳng đã tăng tương đối ở các vùng như miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Các vùng Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long không có sự thay đổi lớn về bất bình đẳng trong thời gian qua.
Hệ số Gini theo vùng
Vùng
1993
1998
2002
2004
Cả nước
Miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
0,34
0,25
0,32
0,25
0,36
0,31
0,36
0,33
0,35
0,26
0,32
0,29
0,33
0,31
0,36
0,30
0,37
0,34
0,36
0,30
0,33
0,36
0,38
0,30
0,37
0,34
0,36
0,31
0,34
0,36
0,38
0,31
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.1.2.4. Bất bình đẳng theo dân tộc
Tình trạng bất bình đẳng theo dân tộc cũng có sự gia tăng ở Việt Nam. Chênh lệch chi tiêu bình quân đầu người giữa nhóm dân tộc Kinh/Hoa và nhóm dân tộc thiểu số ngày càng doãng ra. Năm 1993, chi tiêu bình quân đầu người của người Kinh/Hoa chỉ gấp 1,72 lần của người dân tộc thiểu số thì đến năm 2004 đã tăng lên 2,15 lần. Và tốc độ tăng chi tiêu bình quân đầu người của nhóm dân tộc Kinh/Hoa và của nhóm dân tộc thiểu số cũng có sự khác nhau và ngày càng tăng. Trong thời kỳ 1993-2004, chi tiêu bình quân đầu người của nhóm dân tộc Kinh/Hoa tăng 98% thì đối với nhóm dân tộc thiểu số tốc độ tăng của thấp hơn nhiều, chỉ đạt 58%.
Chi tiêu bình quân đầu người theo dân tộc (1.000 đồng, giá năm 1993)
Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam (2007)
Mặc dù tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số có sự giảm nhanh, 25 điểm phần trăm trong thời kỳ 1993- 2004, nhưng tốc độ giảm nghèo của nhóm này lại thấp hơn của nhóm người Kinh/Hoa. Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa hai nhóm dân tộc có xu hướng tăng liên tục, từ 32 điểm phần trăm năm 1993 lên 47 điểm phần trăm năm 2004.
Tỷ lệ nghèo và chênh lệch tỷ lệ nghèo theo dân tộc (%)
Nhóm dân tộc
1993
1998
2002
2004
Dân tộc thiểu số
86
75
69
61
Kinh/Hoa
54
31
23
14
Chênh lệch tỷ lệ nghèo giữa 2 nhóm
32
41
46
47
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ những đánh giá trên ta thấy Việt Nam đã và đang hướng tới “bất bình đẳng vừa”, đạt thành tích cao về xóa đói giảm nghèo với tỷ lệ nghèo giảm liên tục ở mức cao. Tuy nhiên xu hướng giảm tỷ lệ nghèo diễn ra đồng thời với gia tăng bất bình đẳng. Khoảng cách giàu nghèo không chỉ gia tăng ở tầm quốc gia mà còn giữa vùng và trong nội bộ mỗi vùng.
2.2. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
2.2.1. Thành tựu về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với công bằng xã hội
2.2.1.2. Thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng
Trong quá trình phát triển, nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Kết quả của tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập thực tế bình quân đầu người có sự gia tăng liên tục. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân một người một tháng của nhóm thu nhập cao nhất năm 2003-2004 tăng 304,4 nghìn đồng, nhưng nhóm thu nhập thấp chỉ tăng 34,1 nghìn đồng, bằng 11% của nhóm thu nhập cao nhất. Từ năm 1999, thu nhập thực tế bình quân đầu người đã tăng 1,51 lần. Khu vực thành thị và nông thôn đều có sự gia tăng thu nhập, tuy nhiên chênh lệch thu nhập bình quân giữa thành thị và nông thôn vẫn ở mức hầu như không đổi, khoảng 2,1 lần. Chênh lêch giữa vùng có thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ với vùng có thu nhập thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc là khoảng 2,6 lần.
Thu nhập thực tế bình quân đầu người
Đơn vị: (1000 đồng/ người/ tháng)
1999
2002
2004
2006
Cả nước
295
356
484
636
Phân theo thành thị và nông thôn
Thành thị
517
622
815
1058
Nông thôn
225
275
378
506
Phân theo vùng
Đồng bằng Sông Hồng
282
358
498
666
Trung du và miền núi phía Bắc
199
237
327
442
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
299
268
361
476
Tây Nguyên
345
244
390
522
Đông Nam Bộ
571
667
893
1146
Đồng bằng Sông Cửu Long
342
371
471
628
Nguồn: Niên giám Thống kê
2.2.1.2. Tỷ lệ nghèo giảm
Tăng trưởng nhanh đã góp phần làm tăng mức GDP bình quân đầu người hàng năm từ 114 USD năm 1990 lên 397 USD năm 2000 và 809 USD năm 2007. Điều này đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo của Việt Nam. Từ năm 1998 công tác xóa đói giảm nghèo đã trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia. Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm liên tục ở mức cao trong cả nước; tỷ lệ nghèo- tính bằng số người sống dưới mức 1USD/ngày– đã giảm từ khoảng 37,4% năm 1998 giảm xuống còn 13,5% vào năm 2008, trong vòng 10 năm (1998- 2008) số hộ nghèo đã giảm khoảng 42 vạn hộ nghèo. Điều này chứng tỏ ngay cả bộ phận dân cư nghèo nhất cũng dần dần cải thiện được mức sống.
Tỷ lệ nghèo 2004 - 2008
Năm
1998
2002
2004
2006
2007
2008
Tỉ lệ nghèo (%)
37.4
28.9
19.5
16
14,8
13,5
Nguồn: Tổng Cục Thống kê
Trong thời gian qua, tình trạng đói nghèo đã giảm đi ở cả khu vực nông thôn và thành thị nhưng tỷ lệ nghèo nông thôn cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị. Năm 1998, khoảng 45,5% dân số nông thôn được coi là nghèo, đến năm 2006 con số này giảm xuống còn 20,4% nhưng cao hơn nhiều so với thành thị (3,9%).
Đặc biệt, tỷ lệ người nghèo là người dân tộc thiểu số rất cao. Tốc độ giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chậm hơn người Kinh và người Hoa; tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số từ 86,4% năm 1993 giảm xuống còn 52,3% vào năm 2006 (trên 7 triệu người), trung bình mỗi năm giảm 2,4%, trong khi đó tỷ lệ nghèo của người Kinh và Hoa là 53,9% năm 1993 giảm còn 10,3% vào năm 2006 trung bình mỗi năm giảm 3,15%.
Tỷ lệ hộ nghèo phân theo dân tộc
1998
2002
2004
2006
Người Kinh– Hoa
31.1
23.1
13.5
10.3
Đồng bào dân tộc thiểu số
75.2
69.3
60.7
52.3
Nguồn: Bộ lao động Thươg binh xã hội
Chất lượng cuộc sống người dân ở các xã nghèo được nâng cao. Thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 1994 là 63.000 đồng/người/tháng đến năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng lên 184.300 đồng/người/tháng vào năm 2006. Cùng với việc cải thiện đáng kể về mức sống được thể hiện qua chi tiêu các hộ gia đình gia tăng,các chỉ tiêu phi thu nhập phản ánh các khía cạnh về mặt xã hội của cuộc sống trong mỗi hộ gia đình cũng được cải thiện đáng kể trong những năm qua.
2.2.1.3. Về vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đã đạt được những thành tựu to lớn
Hằng năm nước ta có khoảng 1,7 triệu người bước vào độ tuổi lao động, số lượng lao động tăng hằng năm khoảng 2%/ năm. Năm 2000 nước ta có 37,6 triệu lao động, năm 2005 là 42,5 triệu và năm 2006 là 43,35 triệu. Số lao động được giải quyết việc làm bình quân hằng năm khoảng 1,5 đến 1,6 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 5,88% năm 1996 xuống còn 5,31% năm 2005 và đến năm 2006 còn 4,82%. Tuy nhiên, vùng nông thôn tỷ lệ thiếu việc làm vẫn ở mức khá cao, nhất là ở khu vực đồng bằng.
2.2.1.4. Về đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng đã được quan tâm
Tỉ lệ nhập học ròng đã tăng lên đối với tất cả các cấp. Đặc biệt là tỉ lệ nhập học ở cấp trung học phổ thông đã tăng mạnh, từ 7,2% năm 1993 lên đến 63% trong năm 2004, tức là tăng gần 9 lần. Tỉ lệ này đối với cấp trung học cơ sở cũng được cải thiện một cách đáng kể, tăng 3 lần trong khoảng thời gian 11 năm. Tỉ lệ nhập học ở cấp tiểu học cũng đã đạt được tỉ lệ cao trong năm 1993 và tiếp tục tăng lên qua các năm sau. Đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học. Còn về xóa mù chữ, tỷ lệ biết chữ trong dân số từ 10 tuổi trở lên tăng từ 86,6% năm 1993 lên 93,1% năm 2006.
Hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển mạnh mẽ. Cả nước trong năm học 2007- 2008 có gần 40 ngàn cơ sở giáo dục công lập, tăng 6000 cơ sở so với năm học 2000- 2001, chiếm trên 90% cơ sở giáo dục cả nước. Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục là rất lớn và tăng liên tục qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2006 chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo là 37.332 tỷ đồng, chiếm khoảng12,12% tổng chi ngân sách nhà nước; năm 2007 tăng lên 53,774 tỷ đồng và năm 2008 là khoảng 58.162 tỷ đồng.
Thực hiện chương trình miễn giảm học phí, trợ cấp giáo dục và học bổng cho các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo và vùng khó khăn. Bên cạnh đó phát triển chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo ở bậc cao đẳng, đại học. Tính đến cuối năm 2007, Ngân hàng chính sách xã hội đã cho 165.554 học sinh, sinh viên nghèo vay vốn với tổng số dư nợ là 632,907 tỷ đồng.
2.2.1.5. Về y tế
Về hệ thống, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho tất cả người dân có nhu cầu đều được thụ hưởng các dịch vụ khám, chữa bệnh ở các bệnh viện công và các bệnh viện ngoài công lập. Tỉ lệ các hộ gia đình có bảo hiểm y tế và có thẻ bảo hiểm y tế tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây: nếu năm 1998 chỉ có 16% số dân được bảo hiểm y tế thì con số này tăng lên 38%, tức là tăng gấp 2,5 lần. Từ năm 2000 đến năm 2005, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 36,7/1000 người xuống còn 17,8/1000 người; tuổi thọ đã tăng từ 67,5 năm lên 71,3 năm và những chỉ số y tế khác cũng được cải thiện đáng kể cho thấy thành tích của Việt Nam tương đối cao. Phát triển mạnh mẽ hệ thống y tế ngoài công lập, đổi mới hệ thống y tế công lập, mở rộng hệ thống y tế cộng đồng. Theo Tổng cục thống kê, năm 2007 cả nước có 13.438 cơ sở y tế, trong số đó lượng các trạm y tế xã, phường chiếm khoảng 80%. Tỷ lệ giường bệnh trên 10.000 dân là 16,3 giường.
2.2.1.6. An sinh xã hội được chú ý tăng cường
Về bảo hiểm xã hội, quy mô, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội không ngừng tăng nhanh. Số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy năm 2008 có hơn 8,5 triệu người, chiếm gần 20% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tính chung cho cả giai đoạn 2000- 2008, tốc độ tăng trung bình số lượng người tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội khoảng 6%/ năm. Số lượng người thụ hưởng cũng tăng từ 1,9 triệu người lên 2,4 triệu người trong cùng giai đoạn. Về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, tỷ lệ người được tiếp cận, hưởng lợi từ nhóm chính sách hỗ trợ cũng tăng lên đáng kể. Chính sách có số lượng tham gia đông đảo nhất là tín dụng ưu đãi nhằm tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, tín dụng cho học sinh, sinh viên nghèo. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo được vay theo chính sách này là 53,9%. Số hộ nghèo được hưởng lợi từ các chương trình 135, 143 vào khoảng 90,2%. Về ưu đãi xã hội nhằm đảm bảo mức trợ cấp ưu đãi phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, chế độ trợ cấp luôn được điều chỉnh khi mức sống trung bình của dân cư thay đổi hay trượt giá. Đối với người bị ảnh hưởng chất độc hóa học, đến thời điểm 2005 đã có 162.000 người hưởng chế độ ưu đãi. Nhà nước còn thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, chính sách cho vay làm nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Số hộ nghèo được hưởng lợi từ các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo (%)
Ngành sản xuất kinh doanh chính của hộ
Tỷ lệ hộ được hưởng lợi
Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo
Miễn giảm chi phí khám chữa bệnh
Miễn giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31767.doc