MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 3
XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 3
1.1. Xuất nhập khẩu 3
1.1.1. Bản chất của thương mại quốc tế 3
1.1.2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế 5
1.1.3. Vai trò hoạt động xuất nhập khẩu với sự phát triển kinh tế 8
1.2. Tín dụng xuất khẩu 12
1.2.1. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu 12
1.2.2. Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu 13
1.2.3. Các hình thức tín dụng xuất khẩu 13
1.2.3.1. Tín dụng trong hoạt động nhập khẩu 14
1.2.3.2. Tín dụng trong hoạt động xuất khẩu 16
1.2.3.3 Bảo lãnh tham gia xuất nhập khẩu 18
1.2.4 Quy trình cấp tín dụng xuất khẩu 19
1.2.5. Rủi ro tín dụng xuất khẩu 20
1.3. Tín dụng xuất khẩu với hoạt động xuất nhập khẩu 21
1.3.1. Vai trò tín dụng xuất khẩu với nền kinh tế 21
1.3.2. Vai trò của tín dụng xuất khẩu với hoạt đông xuất nhập khẩu 21
1.3.3 Vai trò của tín dụng xuất khẩu với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu 23
1.3.4 Xuất nhập khẩu ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng xuất khẩu 24
CHƯƠNG 2 25
THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU 25
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 25
( NGHIÊN CỨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN) 25
2.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Phát triển Việt Nam 25
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát riển của ngân hàng Phát triển Việt Nam 25
2.1.1.2. Trách nhiệm ,quyền hạn của ngân hàng Phát triển 28
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phát triển 30
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phát triển 30
2.1.2.2 Hoạt động chính của Ngân hàng Phát triển Việt nam 33
2.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Ban tín dụng xuất khẩu thuộc ngân hàng Phát triển 34
2.1.3 Thực trạng hoạt động của ngân hàng Phát triển Việt Nam 35
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển 43
2.2.1 Quy chế hoạt động tín dụng xuất khẩu 43
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển 47
2.3 Tác động của hoạt động của tín dụng xuất khẩu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng vơi ngân hàng Phát triển 53
2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của hoạt động tín dụng xuất khẩu tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng Phát triển 53
2.3.1.1 Tín dụng xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp 53
2.3.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chuẩn hóa hơn 56
2.3.1.3 Doanh nghiệp được hỗ trợ về lãi suất khi vay vốn tín dụng xuất khẩu 65
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của tín dụng xuất khẩu tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp 66
3.1 Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam 73
3.2 Định hướng hoạt động tín dụng xuất khẩu của ngân hàng Phát triển Việt Nam 76
3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển Việt Nam 77
3.3.1 Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu 77
3.3.1.1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay 77
3.3.1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng 79
3.3.1.3 Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay nhà xuất khẩu 80
3.3.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng 81
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khi cấp tín dụng xuất khẩu cho khách hàng 81
3.3.2.2. Thu thập và xử lý thông tín về khách hàng 83
3.3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn tín dụng 83
3.3.2.4. Không ngừng nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng 84
3.3.2.5 Phát huy vai trò tư vấn của ngân hàng đối với các dự án sản xuất kinh doanh.84
3.3.2.6 Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá hình ảnh ngân hàng.84
3.4 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu 86
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 86
3.4.1.1 Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ 86
3.4.1.2 Điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình thị trường 86
3.4.1.3 Ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu. 86
3.4.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp 88
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (nghiên cứu tại Ngân hàng Phát triên Việt Nam ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ODA, và cho vay các chương trình đặc biệt của Chính phủ. Trong cơ cấu dư nợ này hoạt động cho vay lại vốn ODA và cho vay đầu tư trung dài hạn tín dụng đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu này thể hiện rõ chức năng của Ngân hàng Phát triển là một ngân hàng chính sách của Chính phủ. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu doanh số dư nợ tăng cao qua mỗi năm. Năm 2005 tăng hơn 45% so với năm trước. Đến năm 2006 có giảm một chút so với năm 2005 do có một số chi nhánh của Ngân hàng nợ quá hạn tăng cao( ví dụ chi nhánh Hà Tây, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Đồng Nai…).
Sang đến năm 2007, sau hơn 1 năm thành lập Ngân hàng Phát triển từ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển hoạt động của Ngân hàng thu được nhiều kết quả khả quan hơn những năm trước.
Bảng 2.6 Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 của NHPT
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Kế hoạch TTCP giao
Kế hoạch NHPT xây dựng
Thực hiện
%KH
1. Giải ngân tín dụng đầu tư
22200
21877
98,5%
- Tín dụng đầu tư
19721
14634
74% *
- NM lọc dầu Dung Quất
7234
2. Giải ngân ODA
9000
8729
96,9%
3. Dư nợ bình quân TDXK
2500
3003
2878
95,8%*
4. Hỗ trợ sau đầu tư
400
274
260
94%
Nguồn: Số liệu NHPT
Ghi chú: (*) là tỷ lệ % so với kế hoạch do NHPT xây dựng
Năm 2007 tăng trưởng GDP của nước ta cao nhất trong vòng 10 năm qua (đạt 8.5%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng cao (15%) . Đây cũng là năm hoạt động thứ 2 của ngân hàng Phát triển. Trong năm 2007, tổng huy động vốn đầu tư toàn xă hội khoảng 464,5 nghìn tỷ đồng; huy động vốn của các ngân hàng tăng 39% so với năm 2006. Ngân hàng Phát triển huy động được 65.339 tỷ đồng, trong đó chủ yếu huy động từ trái phiếu Chính phủ: 24.095 tỷ đồng chiếm 68% và từ các chi nhánh: 6765 tỷ đồng chiếm 19%. Năm 2007 ngân hàng Phát triển đã cân đối đủ nguồn vốn để thực hiên nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, tuy nhiên bên cạnh đó công tác huy động vốn vẫn bộc lộ một số hạn chế. Đó là nguồn vốn huy động chưa đa dạng, một số nguồn truyền thống có xu hướng giảm( tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội). Các hình thức huy động mới như chứng chỉ tiền gửi, huy động ngoại tệ… vẫn chưa được thực hiện. Công tác phân tích dự báo thị trường hạn chế, các nguồn vốn nhàn rỗi chưa đa dạng cũng ảnh hưởng đến việc quyết định thời điểm và chi phí vốn huy động. Công tác điều hành quản lý vốn còn bị động, chưa có sự hỗ trợ về công nghệ thông tín trong các khâu kế hoạch hóa, quản lý nguồn vốn, quản lý tín dụng. Tồn ngân cuối năm 2007 tương đối cao (khoảng 11000 tỷ đồng)
Tin dụng đầu tư giải ngân trong năm 2007 là 21877 tỷ đồng (trong đó giải ngân cho nhà máy lọc dầu Dung Quất là 7243 tỷ đồng, tín dụng đầu tư là 14634 tỷ đồng ) đạt 98,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, 86% kế hoạch NHPT đặt ra. Thu nợ gốc 7104 tỷ đồng tăng 1438 tỷ so với 2006 (năm 2006 thu nợ gốc là 5666 tỷ đồng); thu nợ lãi 2193 tỷ tăng 515 tỷ so với năm trước đạt 99% so với kế hoạch. Dư nợ 53163 tỷ, dư nợ dài hạn của ngân hàng Phát triển (bao gồm cả vốn ODA ) chiếm khoảng 10% dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng (dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng là 968000 tỷ đồng, tốc độ tăng tín dụng 37,8%). Nợ quá hạn 5,8 tỷ, lãi đến hạn chưa thu được là 1302 tỷ trong đó chương trình đánh bắt cá xa bờ và mía đường chiếm gần 30%.
Hỗ trợ sau đầu tư và cấp vốn ủy thác: đến nay ngân hàng Phát triển đã ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư 2784 dự án với tổng số vốn hỗ trợ khoảng 3533 tỷ. Hiện tại đang cấp hỗ trợ 1850 dự án, số vốn đã cấp khoảng 3340 tỷ bằng 95% kế hoạch ngân hàng Phát triển đã thông báo. Số vốn cấp hỗ trợ sau đầu tư đạt thấp do đối tượng hỗ trợ hẹp, còn nhiều dự án đang phải khắc phục tồn tại sau kiểm tra vì thế phải tạm dừng cấp vốn hỗ trợ. Ngân hàng Phát triển đã cấp ủy thác khoảng 4479 tỷ đồng vốn ủy thác, riêng thủy điện Sơn La là 2407 tỷ. Số vốn cho vay ủy thác 516 tỷ đồng.
Công tác cho vay lại vốn ODA: ngân hàng Phát triển đang quản lý cho vay lại 357 dự án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký gần 6700 tỷ đồng. Giải ngân vốn ODA tăng 70% so với năm 2006 đạt 92% so với kế hoạch đặt ra.
Hoạt động của ngân hàng Phát triển qua các năm luôn bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước để tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu. Luôn hoàn thành các chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho, từng bước đa dạng hóa các hoạt động trong ngân hàng, thực hiện chủ trương tự chịu trách nhiệm, tự chủ về tài chính; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động nghiệp vụ của mình. Đẩy mạnh huy động vốn và cơ cấu lại nguồn vốn để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng vẫn còn tồn tại một số điểm chưa đạt trong quá trinh hoạt động của mình. Cụ thể như cơ chế chính sách còn một số mặt chưa đồng bộ và nhiều quy định chậm phù hợp thực tế, làm giảm hiệu quả của hoạt động của cả phía ngân hàng và khách hàng vay vốn tín dụng. Ví dụ , Nghị định 106/2004/NĐ-CP đã hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006, nhưng phải đến tháng 12/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định thay thế (Nghị định 151/2006/NĐ-CP) và phải đến cuối tháng 6/2007, Bộ Tài chính mới ban hành Thông tư 69/2007/TT-BTC hướng dẫn Nghị định này. Mặc dù vào ngày 15/7/2007, Thông tư 69/2007/TT-BTC đã có hiệu lực, nhưng để đi vào cuộc sống thì phải mất thêm 2 tháng nữa, bởi phải chờ ngân hàng Phát triển ban hành quy chế hướng dẫn. Lãi suất cho vay thay đổi nhiều lần, vẫn tồn tại quá nhiều mức lãi suất khiến công tác quản lý phức tạp, tạo tâm lý .Ví dụ theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg trước đây, lãi suất cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP, lãi suất cho vay đầu tư được xác định bằng 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại. Còn hiện tại, thực hiện theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP (thay thế Quyết định 133/2001/QĐ-TTg và Nghị định 106/2004/NĐ-CP), lãi suất tín dụng đầu tư VNĐ được tính bằng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm, lãi suất cho vay ngoại tệ được tính bằng lãi suất Sibor kỳ hạn 6 tháng cộng thêm tỷ lệ phần trăm; lãi suất tín dụng xuất khẩu bằng VNĐ và ngoại tệ được giao cho Bộ Tài chính (BTC) công bố tối đa 2 lần/năm theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường. BTC vừa công bố lãi suất cho vay TDNN (thực hiện từ đầu tháng 10/2007). Theo đó, lãi suất cho vay tín dụng đầu tư bằng VNĐ là 9%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 7,5%/năm; lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng VNĐ là 8,7%/năm, bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi là 6,9%/năm. Như vậy, so với lãi suất cũ được ban hành vào đầu năm 2007( thời điểm lãi suất thị trường khá cao), thì mức lãi suất mới vẫn được giữ nguyên (trừ lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu giảm nhẹ từ mức 9%/năm xuống còn 8,7%/năm) mặc dù lãi suất VNĐ và USD trên thị trường đã giảm. Một số dự án được vay với lãi suất đặc biệt ưu đãi, thấp hơn lãi suất ODA cho vay lại của Chính phủ các nước nên chủ đầu tư đã từ chối vay vốn ODA, xin vay vốn tín dụng Nhà nước nên không khai thác tận dụng được nguồn vốn bên ngoài trong khi nguồn vốn trong nước còn rất hạn hẹp. Tất cả nguyên nhân trên làm hạn chế hiệu quả của hoạt động tín dụng, hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Toàn hệ thống ngân hàng Phát triển phấn đấu năm 2008 nhìn nhận khách quan các cơ hội và thách thức để đặt ra mục tiêu tăng trưởng. Bên cạnh những khó khăn còn tồn tại như hệ thống các chính sách và năng lực còn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn do có rât nhiều ngân hàng cũng hoạt động với các nghiệp vụ tương tự, ngân hàng Phát triển nhận ra nhiều các cơ hội. Xu thế mới của quá trình hội nhập, dự báo tăng trưởng của nền kinh tế tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn...Nhiệm vụ cần hoàn thành trong năm 2008
Bảng 2.7 Nhiệm vụ cần hoàn thành
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu
Kế hoạch TTCP giao
Kế hoạch NHPT xây dựng
1. Giải ngân tín dụng đầu tư( đã bao gồm 550 triệu USD nhà máy lọc dầu Dung Quất)
26900
37656
2. Giải ngân ODA
9000
9000
3. Dư nợ bình quân TDXK
4000
5100
4. Hỗ trợ sau đầu tư
280
440
Nguồn: Số liệu NHPT
Ngân hàng Phát triển nỗ lực để thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, góp phần vào tăng trưởng của toàn ngành và nền kinh tế đất nước.
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển
2.2.1 Quy chế hoạt động tín dụng xuất khẩu
Hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
+ Cho vay xuất khẩu
Với nghiệp vụ cho vay xuất khẩu, đối tượng cho vay là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ. Tại thời điểm này Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng gồm 25 mặt hàng thuộc 4 nhóm hàng: Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản: Lạc nhân; Cà phê; Chè; Hạt tiêu; Hạt điều đã qua chế biến; Rau quả (hộp, tươi, khô, sơ chế, nước quả); Đường; Thuỷ sản; Thịt gia súc, gia cầm Trứng gia cầm Quế và tinh dầu quế. Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: Hàng mây, tre đan và sản phẩm đan lát, tết bện thủ công bằng các loại nguyên liệu khác Hàng thêu, ren Hàng gốm, sứ mỹ nghệ Đồ gỗ thủ công mỹ nghệ Sản phẩm tơ tằm và sản phẩm lụa sản xuất từ tơ tằm; Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu. Nhóm sản phẩm công nghiệp: Cấu kiện thiết bị toàn bộ và thiết bị toàn bộ; Động cơ điện, động cơ diezen; Máy biến thế điện các loại; Sản phẩm nhựa phục vụ công nghiệp và xây dựng; Sản phẩm dây điện, cáp điện sản xuất trong nước; Tầu biển; Cáp điện; Bóng đèn. Và máy tính nguyên chiếc, phụ kiện máy tính và phần mềm tin học.
Cho vay xuất khẩu bao gồm các hình thức: cho nhà xuất khẩu vay hoặc cho nhà nhập khẩu vay trước hoặc sau khi giao hàng. Điều kiện cho vay: khách hàng đủ các điều kiện theo luật hiện hành, hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng vay vốn theo luật định; Nhà xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam; Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay.
Mức cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng. Mức vốn cho vay đối với từng trường hợp do Ngân hàng Phát triển quyết định.
Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, do Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất của thị trường. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín dụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu để Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện. Số lần công bố lãi suất hàng năm tối đa là 2 lần.
+ Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết giữa của ngân hàng Phát triển (bên bảo lãnh) với tổ chức cho vay vốn thực hiện hợp đồng xuất khẩu (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ trả nợ thay khách hàng (bên được bảo lãnh) nếu họ không trả được nợ cho bên nhận bảo lãnh hoặc trả không hết nợ. Đối tượng được bảo lãnh là nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu nhưng không vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nuớc. Mức bảo lãnh cho nhà xuất khẩu vay vốn không quá 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu hoặc giá trị L/C. Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh bằng 1%/năm trên số dư tín dụng được bảo lãnh.
+ Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng Phát triển (bên bảo lãnh ) với bên mời thầu (bên nhận bảo lãnh),để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng (bên được bảo lãnh). Trường hợp nếu khách hàng phải nộp phạt do vi phạm các quy định trong đấu thầu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt thì ngân hàng Phát triển sẽ phải nộp thay. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng Phát triển (bên bảo lãnh ) với nhà nhập khẩu (bên nhận bảo lãnh),đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng các nghĩa vụ của khách hàng (bên được bảo lãnh) theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp nếu khách hàng vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho nhà nhập khẩu mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt thì ngân hàng Phát triển sẽ phải thực hiện thay. Đối tượng được bảo lãnh là nhà xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá sản xuất tại Việt Nam thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu. Thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu phù hợp với thời hạn thực hiện nghĩa vụ của nhà xuất khẩu. Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với bảo lãnh dự thầu và tối đa không quá 15% giá trị hợp đồng xuất khẩu đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh là 0,5%/năm trên giá trị bảo lãnh nhưng tối đa bằng 100 triệu đồng/1 hợp đồng bảo lãnh.
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển
Tín dụng trung và dài hạn
Ngân hàng Phát triển thực hiện cho vay tín dụng trung và dài hạn đối với dự án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu từ năm 2000 đến ngày 27/4/2004. Từ sau ngày 27/4/2004 đến nay Ngân hàng không ký hợp đồng mới mà chỉ giải ngân các hợp đồng đã ký trước ngày 27/4/2004 và tiến hành thu hồi nợ đối với những khoản vay đến hạn và quá hạn trả nợ.
Bảo lãnh tín dụng
Hoạt động bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại ngân hàng Phát triển chưa triển khai được do: nhu cầu bảo lãnh tín dụng không nhiều và do quy định của cơ chế bảo lãnh: khi các bên được bảo lãnh gặp rủi ro không trả được nợ hoặ trả không hết thì ngân hàng Phát triển và tổ chức tín dụng cùng chịu trách nhiệm ngang nhau về tài chính đối với khoản vay đã bảo lãnh. Điều này làm cho các ngân hàng thương mại ngần ngại khi chấp nhận việc bảo lãnh tín dụng của ngân hàng Phát triển. Thứ nữa, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro lại phải phân chia và làm các thủ tục về khoản nợ quá hạn tại 2 đơn vị gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Tín dụng ngắn hạn
Hiện nay, Ngân hàng Phát triển mới chỉ có hình thức cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu được thực hiện. Hình thức bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng chưa thực hiện được mặc dù các điều kiện để được bảo lãnh rất ưu đãi cho và doanh nghiệp xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp xuất khẩu chưa phát sinh nhiều nhu cầu bảo lãnh xuất khẩu vì quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé, nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện tham gia dự thầu xuất khẩu quốc tế, chủ yếu xuất khẩu trực tiếp với khách hàng truyền thống và tìm kiếm khách hàng mới thông qua khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm. Hơn nữa mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa có nhiều mặt hàng có giá trị lớn như tư liệu sản xuất (mặt hàng này mới hay có đấu thầu quốc tế trong việc chọn nhà cung cấp). Các mặt hàng có giá trị nhỏ, hay biến động như hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ,.. thay vì bảo lãnh để ràng buộc trách nhiệm giao hàng hoá theo đúng số lượng và chất lượng của hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu thường quy định trong các hợp đồng điều khoản phạt, từ chối nhận hàng và thanh toán khi chưa thực hiện đúng theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Do vậy nghiệp vụ bảo lãnh chưa được phát triển tại Ngân hàng.
Với hình thức cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển đã thực hiện cho vay đối với hầu hết các mặt hàng thuộc đối tượng khuyến khích xuất khẩu. Đặc biệt từ ngày 26/9/2007, ngân hàng Phát triển cho bốn nhóm ngành hàng với 25 mặt hàng được vay tín dụng xuất khẩu ưu đãi từ Chính phủ nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Đó là các mặt hàng: lạc nhân, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả, thủy sản, trứng, thịt gia cầm, mây tre, hàng thêu, gốm sứ, tơ tằm, gỗ, thiết bị, động cơ điện, diesel, nhựa, dây điện, cáp, bóng đèn, máy tính, phụ tùng phần mềm khác... sẽ được vay tín dụng lãi suất 8,7%/năm thay vì 9%/năm, mức vay tối đa là 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, thời hạn 12 tháng. Đây được xem là hình thức mới hỗ trợ doanh nghiệp, thay cho các hình thức thưởng xuất khẩu trước đây.
Bảng 2.8 Kết quả cho vay ngắn hạn HTXK
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Số lượng HĐTD (hợp đồng)
10600
10200
1511
1753
Doanh số cho vay (tỷ đồng)
10200
10800
8244
9563
Thu nợ (tỷ đồng)
9400
9500
8400
6900
Thu lãi (tỷ đồng)
110
150
170
173
Dư nợ đến 31/12 (tỷ đồng)
1899
3171
3029
2878
Nợ quá hạn
103
45
Nguồn số liệu NHPT
Bảng số liệu trên cho thấy: sau 4 năm thực hiện, mức tăng trưởng cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu của ngân hàng ở mức khá cao và luôn vượt kế hoạch Thủ tướng. Vòng quay vốn nhanh (4 vòng/năm) là một trong những yếu tố dẫn đến doanh số cho vay vốn ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu đạt ở mức cao và tăng trưởng liên tục qua các năm. Với thời hạn cho vay trung bình ngắn nên vốn cho vay không bị đọng, các mặt hàng được hưởng tín dụng ưu đãi cũng được mở rộng, theo đó doanh số cho vay đạt ở mức cao, nhiều doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi hơn. Cùng với tăng trưởng về doanh số cho vay, chất lượng tín dụng xuất khẩu cũng được nâng cao. Tỉ lệ nợ quá hạn có xu hướng qua các năm trước năm 2004, nhưng từ năm 2005 trở về đây giảm trở lại và ở thường ở mức thấp hơn 2%. Điều này phản ánh ý thức trả nợ của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng, chất lượng công tác thẩm định các khoản vay khá tốt.
Nghiên cứu cụ thể cơ cấu tín dụng xuất khẩu theo các lĩnh vực, thị trường thu được kết quả:
Bảng 2.9 Doanh số cho vay phân theo mặt hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Mặt hàng
2004
2005
2006
2007
Gạo
2525
2670
2820
2755
Thuỷ hải sản
3660
3740
3874
4260
Dệt may
0
0
125
250
Dệt kim
550
32
65
150
Điều
560
624
670
654
Cà phê
670
620
680
665
Mặt hàng khác
2180
3086
3420
3895
Tổng
10145
10772
11654
12629
Nguồn số liệu Quỹ HTPT
Cho vay ngắn hạn tín dụng xuất khẩu đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua. Doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu của ngân hàng Phát triển vào khoảng 3 tỷ USD chiếm khoảng 2.5% trên tổng số 120 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù thường vượt chỉ tiêu được giao nhưng doanh sô cho vay ngắn hạn lĩnh vực xuất khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên do tập trung vào những mặt hàng có lợi thế, thuộc danh mục hàng khuyến khích xuất khẩu nên nguồn vốn tín dụng xuất khẩu này đã có nhiều đóng góp đáng kể về mặt kinh tế-xã hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
Bảng số liệu trên cho thấy mặt hàng thuỷ sản, gạo chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cho vay tín dụng xuất khẩu của ngân hàng Phát triển , trong đó thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 33% các năm). Doanh số cho vay đối với nhóm mặt hàng dệt may, rau quả chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu. Qua các năm danh mục các mặt hàng thuộc danh mục hàng xuất khẩu được bổ sung thể hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sản phẩm từ sản phẩm nông sản, sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp và sản phẩm chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng cao. Hoạt động cho vay ngắn hạn tín dụng xuất khẩu đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành hàng theo chủ trương này: từ chỗ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông thuỷ sản là chính, sang các mặt hàng công nghiệp. Những mặt hàng thuỷ hải sản, gạo, điều, cà phê... trước đây chiếm tỷ trọng lớn (bình quân trên 70%) trong cơ cấu cho vay đén nay có xu hướng giảm dần, chuyển sang các sản phẩm công nghiệp như cơ khí trọng điểm (đóng tàu biển), máy tính nguyên chiếc, dây điện, cáp điện... Ngân hàng Phát triển đã cho vay mặt hàng , máy vi tính nguyên chiếc quạt điện trả chậm 05 năm sang thị trường Cuba, dây cáp điện sang thị trường Irắc. Năm 2004 và 2005, ngân hàng Phát triển đã thực hiện cho vay để đóng mới và xuất khẩu 5 tàu biển trọng tải 53.000 DWT với mức vốn vay lên tới trên 1.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ ngành công nghiệp phát triển. Sang năm 2006, và năm 2007 doanh số cho vay đối với sản phẩm công nghiệp như máy tính, dây cáp điện …có xu hướng tăng xuất phát cao. Bên cạnh đó, ngân hàng Phát triển còn tập trung hỗ trợ cho vay tín dụng xuất khẩu đối với các sản phẩm của các lành nghề như gốm sứ, mây tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ góp phần hỗ trợ duy trì các làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, tạo cơ hội xuất khẩu các mặt hàng này ra thi trường quốc tế.
Bảng2.10 Doanh số cho vay theo thị trường xuất khẩu chủ yếu
Đơn vị: %
Thị trường
2004
2005
2006
2007
Mỹ
18.6
15.1
12
11
Nhật
16.1
10.9
9.7
9
Châu Âu
25.5
25.3
27.2
27
Châu Á
20
22.8
16.8
18
Khác
19.8
25.9
34.3
35
Nguồn số liệu Quỹ HTPT
Việc cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển đã giúp các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ cơ hội mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên thị trường quốc tế. Tín dụng xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu giữ vững thị trường truyền thống, tìm kiếm mở rộng thị trường tiềm năng. Ngân hàng Phát triển đã cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng để xuất khẩu sang sang 43 thị trường nước ngoài. Doanh số cho vay sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khá cao, thường là xuất khẩu các mặt hàng như tỷ trọng lớn như thủy sản, giày dép,… Thị trường Châu Âu trong đó thị trường EU là thị trường lâu đời của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với các mặt hàng như thủy sản, may mặc, đồ gỗ… Thị trường Châu Á trong đó tỷ trọng tại khu vực ASEAN là cao nhất.
Bảng2.11 Doanh số cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: %
Loại hình doanh nghiệp
2004
2005
2006
2007
Doanh nghiệp nhà nước
54.2
50.72
48.75
45
Công ty TNHH
20.18
22.67
23.12
24.95
Công ty cổ phần
11.63
11.38
10.23
9.73
Doanh nghiệp tư nhân
13.1
14.5
17.4
20
Khác
0.89
0.73
0.5
0.32
Nguồn số liệu Quỹ HTPT
Hoạt động tín dụng xuất khẩu ngắn hạn góp phần tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kết quả điều tra cơ cấu cho vay tín dụng xuất khẩu xuất khẩu trong các doanh nghiệp cho thấy doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 45%). Tuy nhiên, doanh số cho vay đối với thành phần doanh nghiệp này có xu hướng giảm dần, cho vay các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp TNHH tăng. Nguyên nhân là do hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân, THHH được thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh. Thứ nữa, một số doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức công ty cổ phần để hoạt động hiệu quả hơn.
Riêng năm 2007, năm hoạt động thứ 2 dưới hình thức Ngân hàng Phát triển chuyển từ Quỹ Hỗ trợ và Phát triển, hoạt động tín dụng xuất khẩu ngắn hạn thu được kết quả như sau. Thu nợ gốc năm 2007 đạt 8900 tỷ, giảm 1599 tỷ so với năm 2006. Thu nợ lãi 173 tỷ tương đương năm 2006. Dư nợ bình quân 2728 tỷ, đạt 115% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 95,8% kế hoạch của NHPT xây dựng. Nợ quá hạn 45 tỷ , chiếm 0,8% dư nợ, giảm 58 tỷ so với cuối năm 2006. Nợ quá hạn tập trung ở nhóm hàng nông lâm thủy sản (52%), loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH (62%). Doanh số cho vay của ngân hàng Phát triển với lĩnh vưc xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước( tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước khoảng 48.000tr USD, doanh số của ngân hàng Phát triển mới khoảng gần 600tr USD chiếm khoảng 1.25%, nếu chỉ tính các mặt hàng mà ngân hàng Phát triển cho vay thì tỷ lệ này được 5.4%). Tuy nhiên hoạt động hỗ trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Phát triển đã mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả cho các doanh nghiệp sử dụng vốn.
2.3 Tác động của hoạt động của tín dụng xuất khẩu đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng vơi ngân hàng Phát triển
2.3.1 Ảnh hưởng tích cực của hoạt động tín dụng xuất khẩu tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng Phát triển
2.3.1.1 Tín dụng xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp
Ngân hàng Phát triển cho vay bằng đồng Việt Nam đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Tín dụng chủ yếu là tín dụng nội địa, cho vay xuất khẩu khu vực sản xuất hàng khai thác nguyên liệu cho xuất khẩu hoặc chế biến xuất khẩu. Nguồn tín dụng này là phần vốn quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu rất cần hỗ trợ về vốn để thực hiện được các hợp đồng ngoại thương. Tín dụng xuất khẩu góp phần giải quyết vấn đề này cho các doanh nghiệp, tạo nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao. Theo thống kê, cơ cấu vốn tín dụng của công ty cổ phần chiếm 85,39%, vốn chủ sở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 33.DOC