MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: SỰ CẨN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ VÀ XÂY DỰNG 3
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 3
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: 4
1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động 4
2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường 4
3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ trong lao động 5
4. Nhóm điều kiện về tâm lý xã hội: 6
5. Nhóm điều kiện về chế độ làm việc, nghỉ ngơi: 6
III. CÁC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: 6
1. Tiêu chuẩn về Yếu tố vi khí hậu: 7
2. Tiêu chuẩn về các yếu tố vật lý: 7
3. Tiêu chuẩn về bụi: 7
4. Tiêu chuẩn về hơi khí độc 7
5. Tiêu chuẩn về tiếng ồn phân tích giải tần: 8
6. Tiêu chuẩn về vận tốc dung chuyển: 8
7. Tiêu chuẩn về chế độ làm việc, nghỉ ngơi: 8
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA CON NGƯỜI: 9
1.Tác động của vi khí hậu nóng lạnh: 9
2.Tác động của các tia: 10
3.Tác động của chiếu sáng: 10
4.Tác động của tiếng ồn: 10
5. Tác động của độ rung: 10
6. Tác động của độ ẩm: 10
7. Tác hại của bụi: 10
V. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG: 11
1. Sự cần thiết đối với người lao động: 11
2. Sự cần thiết đối với chủ doanh nghiệp: 12
3. Sự cần thiết đối với xã hội: 12
PHẦN II: PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG 13
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG: 13
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long: 13
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty: 16
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 22
4-Đặc điểm về lao động, điều kiện lao động, máy móc thiết bị: 28
II. PHÂN TÍCH VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG: 33
1/ Điều kiện lao động chung tại công ty: 33
2. Tình hình cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long: 45
3. Nhận xét về điều kiện lao động tại công ty Cổ phần Cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long: 51
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG 55
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP: 55
1. Cung cấp các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất: 55
2. Cải thiện các điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường: 56
3.Tạo môi trường làm việc khoa học, thoáng mát, sạch sẽ: 60
4. Tăng cường sức khoẻ cho người lao động: 60
5. Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: 61
6. Hoàn thiện các chế độ về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ phụ cấp, bồi dưỡng cho người lao động 62
7. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở 63
8. Một số biện pháp khác: 63
II. KIẾN NGHỊ: 65
1. Đối với Nhà nước: 65
2. Đối với các đơn vị-doanh nghiệp: 65
3. Đối với người lao động: 66
KẾT LUẬN 67
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người lao động của công ty đều xuất thân từ nông nghiệp. Bản thân họ đều từ các tỉnh khác đến đây định cư và làm việc nên họ phải tự túc mọi vấn đề từ nơi ăn chốn ở, tự lập gia đình. Vì thế, họ không có điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề của mình. Đây chính là vấn đề mà lãnh đạo công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Thăng Long đã và đang quan tâm hơn cả.
4.2- Đặc điểm về máy móc, thiết bị nhà xưởng
Theo kết cấu sản xuất, hiên công ty có các bộ phận sản xuất trực tiếp bao gồm các nhà máy, các xí nghiệp – các đơn vị xây lắp, các đội cầu. Các bộ phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty. Thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng và theo yêu cầu sản xuất của công ty. Đồng thời có một bộ phận hoạt động theo cơ chế độc lập trích % lợi nhuận
Toàn công ty hiện có 05 bộ phận sản xuất trực tiếp bao gồm:
- Nhà máy dầm thép
- Xí nghiệp xây lắp công trình số số 03 (Đóng Tại miền nam)
- Xí nghiệp cơ khí và xây dựng số 2
- Xí nghiệp cơ khí và xây dựng số3
- Xí nghiệp xây dựng công trình số 5
Riêng nhà máy dầm thép có 3 phân xưởng trong đó:
+ Phân xưởng II, gồm có tổ sắt 2, tổ sắt 3 và tổ rèn rập Bulông ecu
+ Phân xưởng III, gồm có nhà phun cát, tẩy rỉ và xưởng cơ khí.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngoài hệ thống máy móc thiết bị cũ của Liên xô. Công ty đã đầu tư và trang bị thêm các máy móc, thiết mới với công nghệ tiên tiến của Pháp , Đài Loan và của Việt Nam như:
Máy cắt tôn tự động IMI (25107) của Việt Nam
Máy lăn răng của Đài Loan
Máy hàn tự động của Pháp
Máy ép ma sát của Trung Quốc
Nhờ có hệ thống máy móc thiết bị đa dạng với nhiều chủng loại đã tạo điều kiên thuận lợi để công ty mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động.
4.3 - Đặc điểm về điều kiện lao động
Nhìn chung, trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã thấy rõ được tầm quan trọng của điều kiện lao động trong sản xuất và đã có nhiều biện pháp thiết thực để cải thiện điều kiện lao động tốt hơn song do nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan mà điều kiện lao động tại công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long hiện vẫn còn là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Do phần này nằm trong chuyên đề chuyên sâu nên em xin được trình bày kỹ ở phần chuyên đề sau đây;
II. PHÂN TÍCH VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG:
1/ Điều kiện lao động chung tại công ty:
Trong quá trình lao động, hàng ngày người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, môi trường làm việc, nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, bụi ... hoá chất, khí độc ... Tất cả đều có tác động đến sức khoẻ của người lao động. Vì vậy một trong những nhu cầu cấp thiết của những người lao động là được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh.
Là một doanh nghiệp với 2 nhiệm vụ vừa chế tạo cơ khí gia công vật liệu, vừa thực hiện xây dựng công trình cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị phân tán, nhu cầu về lao động trực tiếp rất lớn, hệ thống máy móc thiết bị rất đa dạng phức tạp có yêu cầu về an toàn- vệ sinh lao động nghiệm ngặt, có mức độ nguy hiểm cao gây hại đến sức khoẻ của người lao động.
Xác định rõ đặc thù sản xuất kinh doanh của mình, trong những năm qua Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã rất chú trọng và ưu tiên cải thiện điều kiện lao động. Song tình hình mới hiện nay vấn đề này còn gặp rất nhiều khó khăn.
1.1. Công tác tổ chức mặt bằng nhà xưởng:
Nhìn chung mặt bằng nhà xưởng của công ty tương đối thoáng mát và sạch sẽ, được xây dựng kiên cố khung sắt mái tôn để hở, mặt sàn vững chắc, được láng xi măng đảm bảo an toàn. Tuy nhiên với diện nhỏ 86.490m2 của toàn công ty lại bao gồm văn phòng làm việc (khu hành chính, 3 xưởng lớn chia làm 5 tổ sản xuất), ngoài ra còn phân 1 nhà ăn, 3 sân bãi để nguyên vật liệu, nhà xe... Tất cả đều tập trung trong 86.490m2 diện tích.
Vì vậy việc bố trí sắp xếp các thiết bị máy móc gặp nhiều khó khăn, đường đi lại, ranh giới lưu không không thuận tiện, các xưởng và tổ sản xuất phải bố trí gần nhau khiến cho người lao động tại các phân xưởng phải chịu ảnh hưởng môi trường của nhau. Tại nhà máy dầm thép phân xưởng I có độ bụi và tiếng ồn lớn, nhiệt độ cao cũng làm ảnh hưởng đến phân xưởng II, còn phân xưởng II có nhiều khí CO2 từ việc hàn, gò rỉ, máy cắt khoan cũng ảnh hưởng tới phân xưởng I, bởi vì nếu ngăn cách hoặc xây dựng khép kín các phân xưởng này thì sẽ không thể bố trí hệ thống hút khí độc hết và ảnh hưởng cáng lớn đến sức khoẻ của người lao động.
1.2. Địa bàn hoạt động:
Trụ sở chính của công ty đóng trên địa bàn khu dân cư Bắc Thăng Long thuộc xã Hải Bối, huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Với dân cư hoạt động đông đúc, ở nhiều tỉnh khác đến lại hoạt động trên tất cả các thành phần kinh tế khác nhau, do đó tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Bên cạnh việc thuận lợi là gần cầu Thăng Long tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hoá vật tư nhưng việc trở ngại là khi đi vào đến khu dân cư đường xá trật hẹp, dân cư đông đúc, người qua lại nhiều mà hàng hoá của công ty đều là các thiết bị phụ kiện thuộc ngành cơ khí nên vận chuyển rất khó khăn. Công ty phải thực hiện vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu vào ban đêm để giảm tổn thất về tính mạng và tài sản. Tuy nhiên trong khi vận chuyển mặc dù rất cẩn thận nhưng vẫn có những sơ xuất xảy ra như va chạm vào cột điện gây chập điện, sạt tường nhà dân. Mặc dù không gây chết người nhưng đã làm thiệt hại lớn đến tài sản của dân và tiền của công ty.
1.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc kỹ thuật:
Với đặc thù sản xuất của mình hiện công ty đã có một hệ thống máy móc, thiết bị rất đa dạng thuộc nhiều chủng loại, có yêu cầu kỹ thuật cao, cụ thể là: - 01 máy mài 2 đá (của Việt Nam)
- 01 máy Bavia
- 01 máy phun cát tẩy rỉ bằng bi
- 01 máy phun sơn
- 01 máy cắt tôn tự động 25107IMI (Việt Nam)
- 02 máy khoan tự động
- 01 máy lăn răng của Đài Loan
- 03 máy hàn tự động, hàn cắt hơi và hàn điện
- 01 máy ép ma sát
- 03 búa máy của Liên Xô
- 02 máy rèn gò thủ công
- 01 búa rèn dập bulông
- 01 máy cẩu
- 01 máy cưa sắt
Tổng cộng công ty có 14 loại máy với 20 cái, mỗi loại đều có công dụng và lợi ích khác nhau. Ngoài những máy mới được trang bị như máy cắt tôn tự động IMI 25107 của Việt Nam, máy cẩu, máy lăn răng (Đài Loan) ... thì hầu hết các loại máy trên đều được trang bị từ những năm 70 của Liên Xô, Trung Quốc nhằm phục vụ cho việc thi công cầu Thăng Long. Trải qua hơn 30 năm sử dụng mặc dù đã được công ty nâng cấp, sửa chữa song không thể tránh khỏi độ nhão, độ ì và nhiều tác hại tiềm ẩn bên trong của nó. Hiện công ty đã thấy được điều này nhưng do bước đầu mới đi vào ổn định sản xuất nên kinh phí còn hạn hẹp mà chi phí cho các loại máy móc này lại khá cao nên công ty cần phải từng bước khắc phục khó khăn này.
*Riêng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Hàng năm công ty đều có kế hoạch mua sắm trang thiết bị với tổng kinh phí lên tới gần chục tỷ đồng. Cụ thể:
- Tại văn phòng làm việc của công ty: 100% các phòng ban đều được trang bị tủ, bàn, bình nước, quạt, máy điều hoà và máy vi tính. Hiện công ty có 25 Bộ dàn vi tính được nối mạng nội bộ, một số máy được lập trình nhằm phục vụ tốt nhất cho cán bộ phòng ban. Công ty luôn cung cấp đầy đủ các thiết bị văn phòng phẩm, những trang thiết bị phục vụ cá nhân đảm bảo các nhân viên có đầy đủ điều kiện làm việc đạt hiệu quả.
Có thể nói khu làm việc hành chính của công ty rộng rãi, thoáng mát, khang trang các bộ phận phòng ban được bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối kết hợp giữa các phòng ban.
- Tại các xưởng sản xuất: Khắc phục hạn chế về diện tích, công ty đã có những biện pháp nhằm tận dụng tiện tích đảm bảo cho sản xuất được liên tục và đồng bộ.
Toàn bộ các công nhân trực tiếp sản xuất đều có quần áo bảo hộ lao động, mũ và giầy mỗi người được cấp 2 bộ/năm. Tuy nhiên những trang thiết bị bảo hộ cá nhân đặc thù như mo hàn của thợ hàn, kính bảo vệ mắt của thợ khoan, thợ gò, thợ rèn dập bulông, quần áo chống nhiệt của thợ nung bulông, lò rèn thủ công có được trang thiết bị nhưng rất thô sơ và mang tính thủ công, độ an toàn là thấp. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ cho người lao động.
1.4. Điều kiện lao động đặc trưng tại công ty:
Với đặc thù sản xuất của ngành cơ khí và xây dựng nên các yếu tố thuộc về môi trường như t0, độ ẩm, độ bụi, tiếng ồn và hơi khí độc có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.
Theo kết quả kiểm tra môi trường lao động tại công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Thăng Long vào tháng 03/2007 đã cho kết quả cụ thể về từng loại như sau.
“Sử dụng mẫu số 1: ban hành kèm theo TT số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế.
*Các yếu tố vi khí hậu:
Qua bảng phụ lục 1.4.1 ta thấy nếu theo tiêu chuẩn cho phép về nhiệt độ trong tổng số 44 vị trí đo thì cả 44 vị trí đều có nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 30oC. Toàn bộ 44 vị trí đều có nhiệt độ trên 35oC trong đó đặc biệt lưu ý là ở số TT 30 (vị trí công nhân đứng tại lò rèn đốt than thủ công có nhiệt độ 38,6oC vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 8,6oC, có thể thấy vị trí này là vô cùng nóng. Công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa, bởi đây là lò rèn thủ công nên mọi thao tác cử động đều cần có sự tác động của người công nhân. Vị trí này rất nguy hiểm, nếu theo Kít-can biến đổi về cảm giác nhiệt theo nhiệt độ da trán thì >33,5oC nhiệt độ của da trán có cảm giác nóng và làm việc trong điều kiện nóng cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi từ 5-7 lít nước do đó cơ thể có thể bị sút cân từ 0,4-4 kg trong 8 giờ lao động --> tim phải làm việc nhiều hơn và còn nhiều tác hại xấu khác đến cơ thể con người.
- Về độ ẩm: Theo tiêu chuẩn cho phép là ≤ 80%. Ở đây cả 44 vị trí đều có độ ẩm đạt yêu cầu dưới 70%. Đây là kết quả đáng mừng và cần được duy trì thường xuyên liên tục.
- Tốc độ gió: do đây là hoạt động chế tạo thiết bị cơ khí cần nhiệt độ cao nên tốc độ gió trong các phân xưởng và tại các vị trí làm việc của người lao động đều nằm trong khoảng tiêu chuẩn cho phép là ≤ 0,1 – 1,5 m/s.
*Các yếu tố vật lý:
Qua bảng phụ lục 1.4.2 ta thấy rằng: Cả 29 vị trí đo đều có tốc độ phân giải của mắt đạt tiêu chuẩn cho phép là > 100 LUX. Ở đây các vị trí đều có tốc độ phân giải của mắt 500 LUX. Ở đây ta thấy tại các vị trí của công nhân hàn tốc độ phân giải của mắt là thấp chỉ có trên 500 LUX. Trong khi tốc độ phân giải của mắt ở các vị trí ngoài phân xưởng lại rất cao trên 6000 LUX.
- Về tiếng ồn: Trong 29 vị trí đo về tiếng ồn thì có 11 vị trí đạt tiêu chuẩn cho phép đó là các vị trí ngoài phân xưởng, các vị trí công nhân hàn, công nhân sơn. Còn lại 18 vị trí không đạt tiêu chuẩn và đều có mức áp suất âm trên 85 dBA. Đặc biệt quan tâm ở 4 vị trí sau:
+ Vị trí công nhân đứng búa máy 1.500kg và 1.000kg có tiếng ồn trên 100 dBA.
+ Vị trí công nhân phun tẩy rỉ trong nhà kín: 115 dBA.
+ Vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ trong nhà kín: 101 dBA.
Đây là những vị trí có tiếng ồn lớn do đặc thù công việc. Nó ảnh hưởng tới độ nhạy cảm của thính giác và về lâu dài có thể dẫn đến điếc hẳn. Trên thực tế công ty đã trang bị phương tiện bảo hộ như nút tai chống ồn. Song biện pháp này không thể thực hiện lâu dài mà cần phải tiến hành tự động hoá máy móc thiết bị.
* Các yếu tố về bụi các loại:
Bụi được coi là một trong những nhiệm vụ chính của vệ sinh lao động, trong các ngành giao thông vận tải, ngành xây dựng khai khoáng... chống bụi sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Theo bảng phụ lục 1.4.3 thì tại công ty CPCK & XDTL. Nồng độ bụi tương đối cao song chỉ tập trung ở một số vị trí như Đứng Bavid, đứng máy hàn, máy, máy cưa, lò rèn, gò rỉ, phun sơn đặc biệt là tại các vị trí phun cát tẩy rỉ thì nồng độ bụi lên tới 15,5mg/m3 vượt quá tiêu chuẩn cho phép 13,5mg/m3. Qua đây có thể thấy theo tính chất của từng công việc hầu hết công nhân trực tiếp của công ty phải làm việc trong môi trường và điều kiện lao động không đảm bảo. Tuy nhiên vấn đề này cũng không hoàn toàn do phía công ty. Bởi lẽ đây là đặc thù công việc mà đã là đặc thù thì ở doanh nghiệp nào cũng vậy không thể khắc phục hoàn toàn mà chỉ bằng biện pháp bảo hộ lao động để giảm tối thiểu sự nguy hại của những điều kiện bất lợi này. Phía công ty cũng đã có trang bị khẩu trang, kính và quần áo để chống lại nồng độ bụi trên.
*Hơi khí độc:
Chất độc công nghiệp là những chất có trong sản xuất khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý và gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
Ở bảng phụ lục 1.4.4 ta thấy chất CO có tại 6 vị trí kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng chất CO2 thì có tới 5 vị trí vượt quá tiêu chuẩn đều > 18.000 mg/m3, đó là các vị trí hạn điện, hàn thường, rèn búa, rèn thủ công, tại vị trí công nhân phun sơn trong nhà kín lại có chất HC vượt quá tiêu chuẩn là 303 mg/m3, chất C6H6 cũng vượt quá tiêu chuẩn là 15mg/m3.
* Tiếng ồn phân tích giải tần:
Theo bảng phụ lục 1.4.5 thì, Trong tổng số mẫu đo 29 mẫu có 13 mẫu tiếng ồn chung vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chiếm 44,83%. Trong đó vị trí có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn nhiều là vị trí công nhân phun tẩy rỉ bằng bi trong nhà 115 dBA, vị trí công nhân đứng búa máy 100kg, 1500kg. Đặc biệt khi thiết bị hoạt động phát ra tiếng ồn lớn có mức áp âm cao ở các giải tần số 200-4000Hz, công nhân làm việc ở vị trí đó có nguy cơ bị giảm sức nghe, nặng hơn sẽ bị điếc hoàn toàn.
* Đo vận tốc rung chuyển:
Ở bảng phụ lục 1.4.6: Đo vận tốc rung chuyển ta nhận thấy trong 4 mẫu đo chỉ có 1 mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép ≤ 1,100m/s là 0,52m/s. Còn 3 mẫu vượt quá tiêu chuẩn đều trên 1,0 cm/s. Như ta đã biết rung động cục bộ sẽ gây rối loạn về mạch máu và động mạch, nhất là ở bàn tay, đó là bệnh Raynơ nghề nghiệp, bệnh này xuất hiện khi rung động có tần số 40Hz.
Tại các vị trí công nhân phun cát tẩy rỉ ngoài độ bụi cao, tiếng ồn lớn, độ rung cũng vượt quá tiêu chuẩn, mạnh hơn nữa ở vị trí công nhân máy mài 2 đá, mài máy bavia các giải tần số rung cũng có vận tốc là 1,98cm/s và 1,57cm/s.
Sau khi đã thực hiện đo song nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường: TT Y tế dự phòng TP Hà Nội với sự giúp đỡ của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, đã tổng hợp các mẫu đo tại Bảng số liệu sau:
Bảng 1.4.7
Nhóm điều kiện
Loại mẫu đo
To
Độ ẩm
Tốc độc gió
Ánh sáng
Bụi
Tiếng ồn
Rung
Hơi khí độc
Tổng
Số mẫu đạt TCVS
0
44
44
29
25
11
01
07
161
Số mãu không đạt TCVS
44
0
0
0
17
18
03
07
89
Tổng mẫu đo
44
44
44
29
42
29
04
14
250
(Nguồn tài liệu :Bản báo cáo kết quả kiểm tra môi trường lao động tại công ty CPCK và XD Thăng Long tháng 3/2007)
Nhật xét chung:
Bảng số liệu đã tổng hợp cụ thể từng loại điều kiện của môi trường. Trong đó nêu rõ số lượng từng nhóm không đạt tiêu chuẩn và nhóm đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Cụ thể như sau:
+ Về nhiệt độ: Tổng mẫu đo là 44 và cả 44 mẫu đều vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh.
+ Về độ bụi: Trong tổng số 42 mẫu đo có 17 mẫu vượt quá và không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 40,5%.
+ Về tiếng ồn: Có 18/29 mẫu đo không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 62,07%.
+ Về độ rung: Có ¾ mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 75%.
+ Hơi khí độc: 7/4 mẫu không đạt tcvs chiếm 50%.
Như vậy trong tổng số 250 mẫu đo các loại thì có 89 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 35,6%, 161 mẫu đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm 64,4%.
Với kết quả tổng hợp cụ thể trên đã giúp Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long nắm và hiểu rõ những xưởng nào, những vị trí công nhân nào có điều kiện lao động khắc nghiệt, không thuận lợi và nguy hiểm để từ đó có những biện pháp khắc phục tối đa hạn chế của nó. Đây cũng được coi là kết qủa đáng khích lệ bởi lẽ trong điều kiện công ty vừa trải qua thời kì khủng hoàng do chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, hơn nữa toàn bộ mặt bằng nhà xưởng, kỹ thuật trang thiết bị đều được bàn giao nguyên hiện trạng từ doanh nghiệp nhà nước sang. Trải qua thời gian đã trên 30 năm, hầu hết chúng đều đã xuống cấp. Vậy mà chỉ sau 2 năm với sự nỗ lực của lãnh đạo công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định và trên đà phát triển. Công ty đã dần dần khắc phục các hạn chế nhằm tạo ra một điều kiện lao động an toàn nhất cho người lao động. Đây chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng đó.
1.5. Một số điều kiện lao động khác tại công ty:
1.5.1 Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động:
- Công ty thực hiện 2 nhiệm vụ nên chia thành 2 bộ phận. 1 bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty để chế tạo ra các dầm cầu lớn, cột anten. Công việt tại xưởng này tuy nặng nhọc vất vả song không bị áp lực hay căng thẳng về thần kinh và thể lực. Còn đối với bộ phận công nhân trực tiếp đi xây lắp công trình xây dựng, do mức độ nguy hiểm cao. Họ phải làm việc trực tiếp ngoài trời trên những độ cao lớn mà công việc chủ yếu là lắp phiến dầm cầu, dựng cột anten, lắp dựng lancan, ga cáp treo... do đó những công nhân này luôn bị căng thẳng áp lực về thần kinh. Bởi chỉ một chút sơ xuất họ không những sẽ bị mất mạng mà còn liên quan đến tính mạng nhiều người khác. Đấy là chưa kể đến những hôm thời tiết khắc nghiệt nắng lắm, mưa nhiều. Việc thi công lại phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên là chính. Vì vậy áp lực trong công việc, căng thẳng về thần kinh, sức lực là không thể tránh khỏi ở những công nhân ngành xây dựng nói chung và công nhân xây lắp công trình của công ty nói riêng.
1.5.2 Nhóm điều kiện về thẩm mỹ trong lao động:
- Là một công ty cơ khí và xây dựng các sản phẩm đều là sắt, thép, bulông, ecu cồng kềnh, ngổn ngang nên vấn đề thẩm mỹ trong lao động không được quan tâm nhiều, diện tích thì trật hẹp, thiếu kho tàng nhà xưởng và bến bãi để nguyên vật liệu.
Ngoài ra do công nhân của công ty bị phân tán theo nhiệm vụ sản xuất, nhất là các công nhân thi công công trình xây dựng. Việc ăn ở, nơi làm việc bị thay đổi liên tục theo hợp đồng. Họ sống tạm bợ, vất vả. Chính vì vậy vấn đề thẩm mỹ trong lao động tại công ty còn hạn chế.
Tuy nhiên việc sử dụng màu sắc để phân biệt, báo hiệu được công ty tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy định chẳng hạn như màu ghi sáng sẽ được sử dụng để trang trí các sản phẩm như cột anten, cột thu phát truyền hình... màu đỏ sẫm chống rỉ dùng để sơn các dầm cầu, ví kèo... công ty cũng sử dụng màu đỏ để báo hiệu các vùng nguy hiểm, màu vàng nhạt trang trí tường phòng làm việc hành chính.
1.5.3 Nhóm điều kiện thuộc về tâm lý xã hội:
- Năng xuất lao động không chỉ phụ thuộc vào trình độ năng lực làm việc mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tâm sinh lý của người lao động. Vì vậy công ty đã xây dựng bầu không khí thuận lợi đoàn kết và thân thiện, tạo lập sự quản lý dân chủ để người lao động có điều kiện bộc lộ tâm tư nguyện vọng và thái độ của mình trước công việc với nhà quản lý.
- Công ty sẽ tạo mọi điều kiện và khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2007 công ty đã cử 4 nhân viên ngành thị trường đi học cao học và nghiên cứu thị trường tại nước ngoài.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua lao động sản xuất. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Cụ thể năm 2007 công ty đã tổ chức 2 đợt thi đua lao động sản xuất, kết quả là 3 người được tặng bằng khen lao động giỏi, 1 cán bộ được tuyên dương có thành tích trong sáng kiến cải tiến kỹ thuật, 20 giấy khen cho công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2007 và nhiều hình thức khen thưởng động viên khác.
Tất cả các hoạt động trên đã góp phần to lớn vào bầu không khí tâm lý trong tập thể lao động của công ty. Tạo dựng sự gắn bó tin tưởng của người lao động vào sự lãnh đạo của công ty. Từ đó nâng cao vị thế của đơn vị trong nền kinh tế.
1.6. Nhóm điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi:
- Ở đây ta đề cập vấn đề này bởi vì chế độ làm việc và nghỉ ngơi là một trong những nhóm điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng làm việc của người lao động. Hiện công ty đang thực hiện thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật lao động, đó là:
+ Với bộ phận nhân viên hành chính: Thực hiện tuần làm việc 44 giờ, ngày làm việc 8 giờ (và làm việc theo giờ hành chính).
+ Với bộ phận công nhân trực tiếp thực hiện: tuần làm việc 48 giờ, ngày làm việc 8 giờ.
Tuy nhiên do đặc thù công việc bộ phận công nhân này sẽ phải làm việc theo ca:
Ca 1: Từ 6h sáng đến 14h chiều
Ca 2: Từ 14h chiều đến 22h tối
Ca 3: từ 22h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
sẽ được nghỉ luân phiên 5 ngày nghỉ 1 ngày.
* Trong trường hợp khối lượng công việc khoán nhiều mà chưa hoàn thành, bộ phận sản xuất đó có thể huy động làm thêm giờ song không quá 4h/ngày.
+ Về các chế độ nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng đều tuân thủ theo quy định của Luật lao động. Thực tế năm 2006 và đầu năm 2007, do thay đổi cơ bản trong công tác quản lý, điều hành sản xuất khó khăn về tài chính là trở ngại lớn nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, vốn chủ yếu vay ngân hàng, chi phí lãi xuất cao, giá cả đầu vào biến động liên tục, nhất là các mặt hàng thép liên tục tăng giá, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng cạnh tranh quyết liệt... do vậy công ty đã không có điều kiện để ký kết được nhiều hợp đồng. Việc làm cho người lao động thiếu dẫn tới việc những bộ phận nhận khoán sản phẩm do ít việc họ phải luân phiên nhau đi làm. Một số công nhân đã phải nghỉ việc để làm công việc khác, còn một số công nhân cố bám trụ và đi làm thêm ngoài vào những ngày nghỉ của mình. Trước tình hình trên lãnh đạo Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long đã bằng mọi cách để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đến năm 2008 toàn bộ công nhân của công ty đã có đủ việc làm, thu nhập được ổn định, đời sống dần được cải thiện. Có được thành quả này là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của công ty.
2. Tình hình cải thiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long:
Trước những hạn chế đáng kể về điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thăng Long. Trong năm qua Công ty đã từng bước cải thiện điều kiện lao động trong khả năng và điều kiện cho phép nhằm nâng cao năng suất lao động, ổn định sản xuất và tạo sự phát triển không ngừng cho công ty. Điều này được thực hiện cụ thể qua các mặt sau:
2.1. Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa máy móc trang thiết bị phụ vụ sản xuất.
- Kế hoạch mua sắm KTAT và PCCN:
Tổng Bảng 2.1.1
TT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Số tiền(Đ)
1
Kiểm tra các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
12.500.000
2
Kiểm định thiết bị chịu áp lực lớn
Thiết bị
7
14.000.000
3
Kiểm định thiết bị khác và sửa chữa hệ thống chống sét
Thiết bị
4
5.000.000
4
Phòng, diệt các yếu tố ảnh hưởng nguy hiểm
3.000.000
5
Mua trang thiết bị phòng chống cháy nổ bình cứu hoả CO2
Bình
50
10.000.000
6
Hộp bảo quản bình chữa cháy
Hộp
12
6.000.000
7
Bình bọt chữa cháy
Bình
50
10.000.000
cộng
60.500.000
(Nguồn tài liệu :Bản báo cáo kết quả thực hiện công tác BHLĐ năm 2007 của công ty CPCK4 và XDTL)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế trang thiết bị và xây dựng cơ bản bằng 620 tỷ đồng. (Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác BHLĐ năm 2007 tại công ty CPCK$ & XDTL)
- Kế hoạch mua sắm trang thiết bị bảo hộ cá nhân:
Bảng 2.1.2
TT
Nội dung
ĐVT
Số lượng
Số tiền(Đ)
1
Quần áo BHLĐ
Bộ
336
67.200.000
2
Gang tay vải
Đội
800
2.400.000
3
Khẩu trang chống bụi
Cái
800
1.600.000
4
mặt nạ hàn
Cái
20
400.000
5
Mũ bảo hộ
Cái
200
3.200.000
6
Mũ vải bao tóc
Cái
100
800.000
7
Giày ba ta
Đôi
336
6.720.000
8
Xà phòng, vệ sinh công nghịêp
Kg
1.000
12.000.000
9
Dây an toàn
bộ
100
3.000.000
10
Một số dụng cụ khác
10.000.000
Tổng cộng
107.320.000
(Nguồn tài liệu :Bản báo cáo kết quả thực hiện công tác BHLĐ năm 2007 của công ty CPCK4 và XDTL)
-. Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ cho người lao động:
Bảng 2.1.3
TT
Nội dung
Đơn vị
Số lượng
Số tiền(đ)
1
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người lao động
Người
455
50.000.000
2
Khám phụ khoa cho lao động nữ
Người
117
9.300.000
3
Tuyên truyền giáo dục, tư vấn sức khoẻ
Người
455
3.000.000
4
Bồi dưỡng độc hại
120.000.000
5
Mua thuốc, dụng cụ khám chữa bệnh
10.800.000
Tổng cộng
193.100.000
(Nguồn tài liệu: Bảng báo cáo kết quả thực hiện công tác BHLĐ tại công ty CPCK4 & XDTL)
Tổng hợp kế hoạch mua sắm, sửa chữa máy móc trang thiết bị bảo hộ cá nhân phục vụ sản xuất gồm:
1. Mua sắm KTAT và PCCN: 60.500.000đ
2. Mua sắm trang thiết bị bảo hộ cá nhân: 107.320.000đ
3. Sửa chữa thay thế trang thiết bị và XDCB: 620 tỷ đồng
4. Chăm sóc sức khoẻ cho người lao động: 193.100.000đ
Qua số liệu tổng hợp trên cho thấy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí song công ty vẫn hết sức quan tâm đến sức khoẻ của người lao động thông qua việc mua sắm các trang thiết bị, sửa chữa xây dựng cơ bản, tổng số kinh phí lên đến gần 700 tỷ đồng, đây là một con số đáng khích lệ.
2.2. Công tác bảo hộ lao động:
Nhằm thực hiện Thông tư số 14/1998/TTLĐ-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31 tháng 10 năm 1998 về việc hướng dẫn thực hiện công tác bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công ty đã kiện toàn công tác bảo hộ lao động nhằm đưa hoạt động này đi vào nề nếp.
- Công ty thành lập Hội đồng bảo hộ lao động gồm 40 người do 1 đồng chí Phó Giám đốc làm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30481.doc