Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

MỤC LỤC

PHẦN I - MỞ ĐẦU 1

I-/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II-/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 3

2.1-/ Mục đích: 3

2.2-/ Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

III-/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 3

IV-/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

4.1-/ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 3

4.2-/ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 3

V-/ KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

5.1-/ Khách thể 4

5.2-/ Đối tượng nghiên cứu. 4

PHẦN II - NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5

I-/ BẬC TIỂU HỌC, NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC. 5

1.1. Vị trí tầm quan trọng của giáo dục tiểu học. 5

1.2. Mục tiêu của bậc tiểu học: 6

II-/ TRƯỜNG TIỂU HỌC: 6

2.1. Vị trí chức năng của trường tiểu học: 6

2.2. Nhiệm vụ của trường tiểu học: 7

2.3. Hiệu trưởng trường tiểu học: 7

2.4. Người giáo viên tiểu học 8

2.5. Những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. 9

2.6. Học sinh tiểu học. 10

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC

 TRƯỜNG TIỂU HỌC: SỐ 2 HOÀN LÃO, HẢI TRẠCH, SỐ 2 THANH

 TRẠCH THUỘC HUYỆN BỐ TRẠCH - TỈNH QUẢNG BÌNH. 12

I-/ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG. 12

1-/ Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, văn hoá nơi các trường đóng. 12

2-/ Tình hình chung của ba trường tiểu học trên. 13

II-/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở BA TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN. 14

1-/ Trường tiểu học số 2 Hoàn Lão: 14

2-/ Trường tiểu học Hải Trạch. 15

3-/ Trường tiểu học số 2 Thanh Trạch. 15

CHƯƠNG III - MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LÀM

 CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. 19

I-/ NHẬN THỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG. 19

II-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. 20

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 35

1-/ Kết luận: 35

2-/ Đề xuất: 36

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÌNH CHUNG CỦA NHÀ TRƯỜNG. 1-/ Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, văn hoá nơi các trường đóng. - Trường tiểu học số 2 Hoàn Lão đóng ở trung tâm thị trấn Hoàn Lão. Dân ở đây chủ yếu là cán bộ công nhân viên Nhà nước và buôn bán. Địa bàn tương đối rộng phương tiện giao thông đi lại thuận tiện có nhiều cơ quan Nhà nước đóng trên địa bàn này. Với những đặc điểm trên của địa phương cùng với đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hoá bằng các chính sách của chính quyền địa phương về đường lối phát triển kinh tế nên trong những năm gần đây đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên rất nhiều. - Trường tiểu học số 2 Thanh Trạch và trường tiểu học Hải Trạch là hai trường thuộc hai xã Thanh Trạch và Hải Trạch. Đây là các xã thuộc vùng biển. Địa bàn của hai xã tương đối hẹp (đặc biệt là Hải Trạch) nhưng lại trải dài dọc theo quốc lộ 1A, lại có cảng lớn nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Vì vậy dân ở đây phát triển chủ yếu là nghề biển và buôn bán. Đời sống nhân dân khá cao. Ngược lại chính những thuận lợi trên cũng gây cho tình hình xã hội rất lộn xộn và phức tạp. Tàu bè, xe cộ qua lại đông đúc, người cũng đầy đủ các thành phần cho nên các hoạt động cũng sôi nổi diễn ra đầy đủ các hình thức. Điều kiện khách quan này tác động vào làm ảnh hưởng rất lớn đến các em học sinh... Với những đặc điểm trên nên Đảng và chính quyền những năm gần đây đã quan tâm đến đường lối phát triển kinh tế đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục vì vậy đời sống kinh tế - văn hoá xã hội của hai xã cũng đã được tăng lên rất nhiều. 2-/ Tình hình chung của ba trường tiểu học trên. Nói chung cả ba trường tiểu học này được tách ra từ các trường tiểu học của xã, ngày đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của Đảng và chính quyền xã và sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các thành viên trong tập thể sư phạm nên các trường ngày nay ổn định và khang trang hơn nhiều. Tất cả các trường đủ các phòng học cho học sinh. Riêng trường số 2 Hoàn Lão đủ phòng để cho các em học 2 buổi/ngày. Bàn ghế đầy đủ, quang cảnh trường khá đẹp và sạch sẽ. Số lượng học sinh của trường tiểu học Hải Trạch tuy đông hơn nhiều song trường vẫn hoạt động tốt và nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện. Giáo viên của các trường chủ yếu là nữ, tất cả đều nằm trong biên chế Nhà nước với 100% đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Trường tiểu học 2 Hoàn Lão và trường tiểu học 2 Thanh Trạch mỗi trường có hai đồng chí trong ban giám hiệu (một đồng chí Hiệu trưởng và một đồng chí Phó hiệu trưởng) riêng trường Hải Trạch gồm một đồng chí Hiệu trưởng và hai đồng chí phó hiệu trưởng. Đa số các đồng chí này có năng lực làm công tác lãnh đạo tốt, nhiệt tình say mê với công việc và là những người mẫu mực... Các trường luôn luôn vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng dạy và học thực hiện mục tiêu giáo dục ... Vì vậy trường đã liên tục đạt danh hiệu trường tiên tiến. II-/ THỰC TRẠNG VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở BA TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN. Như đã phân tích ở trên ta thấy công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học rất quan trọng trong trường tiểu học. Vì vậy ngoài việc giáo viên nhiệt tình hăng say với nghề nghiệp thì đòi hỏi người hiệu trưởng cũng phải biết vận dụng để phân công người cho hợp lý để đạt kết quả cao. Qua một thời gian tìm hiểu thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học tôi có một vài nhận xét sau: 1-/ Trường tiểu học số 2 Hoàn Lão: Là một trường được xem là trường trọng điểm chất lượng cao, tuy mới thành lập nhưng trường tương đối đi vào quy cũ. Được có những kết quả trên ban giám hiệu nhà trường không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu quy trình làm việc, phân công hợp lý cho từng giáo viên. Trường đã chú trọng vào công tác nề nếp, tự quản của mỗi tập thể học sinh. Đặc biệt trong công tác hoạt động xã hội cho học sinh trường đã tham gia và hưởng ứng một cách có hiệu quả như công tác Trần Quốc Toản (dọn vệ sinh đường làng, đường rục của xã nhân dịp tết nguyên đán...) làm tốt công tác từ thiện, nhân đạo giúp bạn nghèo vượt khó... Bởi vậy khi gặp đồng chí Hiệu trưởng Lê Văn Thái hỏi về công tác giáo viên phụ trách lớp trong trường đồng chí trả lời rằng: Đây là một vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản lý trong trường học không thể không quan tâm, đây chính là vấn đề then chốt. Chất lượng có chiều hướng tăng hay giảm là tuỳ thuộc nhiều vào nề nếp hoạt động của mỗi tập thể mà ở đó là giáo viên phụ trách lớp chịu trách nhiệm hoàn toàn. Trước nhận thức đúng đắn của người quản lý, nhà trường đã nghiên cứu kỹ và phân công giáo viên phụ trách lớp rất cẩn thận. Ngay từ cuối năm học trước nhà trường đã có kế hoạch cho năm học sau, tuỳ thuộc kinh nghiệm, năng lực trình độ của giáo viên để phân công cho hợp lý. Ban giám hiệu đã vận dụng tất cả các cách phân công để phù hợp tình hình thực tế của trường, của giáo viên. Vì vậy giáo viên hăng say nhiệt tình với lớp, nhà trường đã kết hợp chặt chẽ với đội để từng đợt xếp thi đua, phân loại cho từng lớp và có khen thưởng động viên giữa các lớp có sự thi đua cao cho nên phong trào của liên đội rầm rộ, hiệu quả cao, đặc biệt là vấn đề tự quản của học sinh rất cao. 2-/ Trường tiểu học Hải Trạch. Là một trường có số lượng học sinh tương đối khá đông vì vậy việc quản lý chỉ đạo trong trường học cũng tương đối khó khăn và phức tạp. Nhìn chung trường đã chú trọng công tác xây dựng tập thể vững mạnh và xây dựng tập thể học sinh tự quản cho nên nhà trường cũng khá đi vào nề nếp. Để có được như vậy, hiệu trưởng đã quan tâm nhiều đến cách phân công giáo viên phụ trách đầu năm, việc vận dụng khá hợp lý, hiệu trưởng phân công theo cách giáo viên phụ trách chuyên theo khối lớp kết hợp với cách phân theo ưu tiên. Khi hỏi đến vấn đề này hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Mai đã nói: xem đây là mảng kế hoạch nằm trong bản kế hoạch của nhà trường... Tuy nhiên trong chỉ đạo cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhỏ ví dụ như chưa chú ý đến từng cố gắng nhỏ của các em để kịp thời động viên khen thưởng. Việc phối hợp với đội có những nét chưa đồng nhất. Có nhiều hạn chế trong công tác kiểm tra. Giáo viên phần lớn là nhiệt tình say mê với công việc nhưng bên cạnh đó có một số giáo viên (phần ít) tuổi tương đối cao có suy nghĩ bảo thủ nên công tác này có nhiều hạn chế. Mặt khác do điều kiện gia đình cũng làm ảnh hưởng đến công tác. Cũng có nhiều trường hợp giáo viên cho rằng công tác chủ nhiệm lớp là quan trọng, là cần thiết nhưng do điều kiện hoàn cảnh gia đình đời sống còn khó khăn vì vậy còn bao lo toan cho công việc gia đình nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh đó cũng còn một vài giáo viên quan niệm: giảng dạy tốt mới là việc phải làm, phải phấn đấu. Từ đó dẫn đến hình thức làm việc theo mẫu sẵn không có tính sáng tạo. Tuy nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt của công tác chỉ đạo nhưng đây là vấn đề lâu dài đòi hỏi người quản lý có tính kiên trì. 3-/ Trường tiểu học số 2 Thanh Trạch. Nhìn chung trong năm học này, trường cũng đã có nhiều cố gắng để khắc phục những tồn tại trong công tác giáo dục học sinh. Qua tìm hiểu bản thân tôi được biết năm ngoái trường rất bê trệ luôn bị phòng giáo dục - đào tạo của huyện nhắc nhở. Hiệu trưởng là đồng chí Ngô Minh Phấn làm việc chưa có kế hoạch khoa học, việc làm chồng chéo, không quan tâm đến đội ngũ giáo viên phụ trách lớp... Vì vậy dẫn đến tình trạng các lớp trong nhà trường rời rạc, có nhiều học sinh cá biệt, chất lượng giáo dục toàn diện thấp. Năm học này 1999 - 2000 trường được bổ nhiệm hiệu trưởng mới thầy Lê Ngọc Lĩnh qua một kỳ học, trường đã có nhiều tiến bộ trong mọi mặt. Hiệu trưởng đã quan tâm hơn về công tác giáo dục toàn diện cho học sinh ví dụ như đã phân công lại cho đội ngũ giáo viên phụ trách lớp cho phù hợp. Với cách phân công chuyên theo khối lớp để nhằm củng cố đội ngũ giáo viên phụ trách lớp cho phù hợp. Với cách phân công chuyên theo khối lớp để nhằm củng cố đội ngũ, từ đó trường cũng đi vào nề nếp hơn. Tuy đã có suy nghĩ đúng nhưng vấn đề quản lý trong trường học là một việc làm không đơn thuần, việc gặp khó khăn là điều không tránh khỏi, như việc phân công giáo viên phụ trách lớp đầu năm, các giáo viên trẻ mới ra trường trình độ chuyên môn vững song công tác chủ nhiệm chưa vững nhưng vẫn được đưa lên phụ trách các lớp ở khối 4 - 5 bởi vì giáo viên ở đây không đồng đều (về tuổi tác cũng như trình độ chuyên môn) nên dẫn đến việc phân công rất khó khăn. Về phần giáo viên có một số hoạt động rất tích cực nhưng cũng có rất nhiều giáo viên có những suy nghĩ bảo thủ, làm để lấy lệ, miễn sao không phê bình là được. Cứ hết giờ là ra về thậm chí học sinh chậm tiến, cá biệt là bị bỏ rơi. Họ chưa thấy hết được mỗi việc làm của người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến việc tốt hay xấu của cả một mẻ sản phẩm của mình. Mặt khác hiệu trưởng cũng chưa có kinh nghiệm trong chỉ đạo cho nên việc lên kế hoạch và kiểm tra chưa thống nhất ví dụ như: lên kế hoạch đầu đủ, .... nhưng kiểm tra thường bỏ qua hoặc làm qua loa. Qua tìm hiểu chúng tôi thu thập kết quả cụ thể như sau: BẢNG 1 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG HAI MẶT TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀN LÃO - NĂM HỌC 1998 - 1999 Năm học Số lượng Học lực Đạo đức 1998/1999 404 Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá CCg SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 227 54.5 132 31.7 45 13.8 374 89.8 30 10.2 BẢNG 2 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG HAI MẶT TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI TRẠCH - NĂM HỌC 1998 - 1999 Năm học Số lượng Học lực Đạo đức 1998/1999 1045 Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá CCg SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 137 13.1 495 47.4 381 36.4 32 3.1 641 61.3 404 38.7 BẢNG 3 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG HAI MẶT TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THANH TRẠCH - NĂM HỌC 1998 - 1999 Năm học Số lượng Học lực Đạo đức 1998/1999 469 Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá CCg SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 40 8.4 162 34.7 244 52.1 23 4.8 308 63.7 161 36.3 BẢNG 4 - BẢNG TỔNG HỢP CHẤT LƯỢNG 2 MẶT TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THANH TRẠCH KỲ 1/1999 - 2000 Năm học Số lượng Học lực Đạo đức Kỳ 1 1999/2000 467 Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá CCg SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 45 9.64 190 40.7 216 46.3 16 3.45 308 66.3 159 33.3 BẢNG 5 - Hoạt động Giáo viên Chủ nhiệm giỏi Số lớp có nề nếp tốt Số lớp có ngoại khoá tốt Giáo viên trường số 2 Hoàn Lão 11/12 92% 11/12 92% 12/12 100% GV trường tiểu học Hải Trạch 20/26 77% 22/26 84% 20/26 77% GV trường số 2 Thanh Trạch 7/12 58% 8/12 65% 7/12 58% Qua thực trạng của ba trường đã nêu trên ta thấy rằng tỉ lệ học sinh có học lực và hạnh kiểm ở các trường rất khác nhau. Với trường tiểu học 2 Hoàn Lão (bảng 1) là trường có chất lượng cao nhất trong 3 trường. Số lượng học sinh giỏi 227/404 chiếm 54,5%. Từ đó phản ánh được đạo đức học sinh 374/404 đạt hạnh kiểm tốt không có học sinh yếu và cần cố gắng, giáo viên chủ nhiệm 11/12 đạt 91,8% (Bảng 5). Đặc biệt ở trường tiểu học số 2 Thanh Trạch, năm học 1998/1999 vì hiệu trưởng chưa quan tâm đến nề nếp, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp cho nên kết quả có tới 4,8% học sinh yếu (bảng 3). Sang năm học mới tuy hiệu trưởng vừa mới về vẫn còn có nhiều hạn chế nhưng đã có cố gắng đến phong trào nề nếp, bề nổi của trường, và cũng đã trăn trở với công việc phân công giáo viên phụ trách lớp vì thế kết quả kỳ 1 năm học 1999 - 2000 đã có bước tiến triển về đạo đức lẫn học tập của các em so với cuối năm học 1998 - 1999 (bảng 4). Điều đó có thể nói rằng giáo viên làm công tác phụ trách lớp ở bất kỳ trường lớp nào và trong điều kiện nào nếu làm tốt và được sự quan tâm chỉ đạo của người hiệu trưởng thì chất lượng học sinh trường lớp đó cũng được tăng lên, có nhiều lớp nề nếp tốt, ngoại khoá tốt... (bảng 5). Như vậy chất lượng tập thể luôn phản ánh một cách trung thực nhiệt tâm và năng lực của người phụ trách lớp. Các ý kiến đưa ra của những người hiệu trưởng của các trường chúng ta thấy rằng tất cả đã nhận thức đúng đắn về công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh trong nhà trường, nhưng để làm tốt, có hiệu quả thì không phải bất kỳ người quản lý nào cũng đều làm tốt cả. Vả lại thực tế cũng cho chúng ta thấy một điều không ít giáo viên chưa nhận thức đúng đắn và sâu sắc vấn đề này. Chính vì sự nhận thức đó cho nên kết quả sản phẩm đưa lại vẫn còn nhiều học sinh cá biệt, chất lượng giáo dục hai mặt đạo đức, học tập còn thấp. Ngược lại những người có ý thức để xây dựng tập thể lớp thì kết quả của lớp đó phát triển đồng đều, học sinh ngoan chất lượng học tập rất cao và luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động. Vì vậy trong nhà trường muốn hoàn thành nhiệm vụ năm học thì đòi hỏi người hiệu trưởng phải quan tâm đúng mức đối với công tác này, cần có kế hoạch chỉ đạo chính xác phù hợp mang tính chất khoa học để có những biện pháp khả thi mang lại hiệu quả cao. Sau đây là một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp của người hiệu trưởng. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. I-/ NHẬN THỨC CỦA HIỆU TRƯỞNG. Thực tế cho thấy rằng việc quản lý ở trường tiểu học vô cùng phức tạp và khó khăn, công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học cũng mang tính đa dạng đòi hỏi giáo viên có nghệ thuật và khoa học rất khái quát và cũng rất cụ thể. Bản chất của nó là hoạt động tổ chức giáo dục con người. Qua các giai đoạn phát triển của tập thể tuy xuất hiện ở các vị trí khác nhau: lúc là nhà tổ chức, người chỉ huy lúc là người cố vấn có lúc lại hoà nhập vào tập thể với tư cách là một thành viên nhưng ở bất kỳ giai đoạn nào thì người thầy vẫn là người định hướng là thần tượng của học sinh. Do đó hiệu trưởng phải giúp đỡ giáo viên, hướng dẫn thống nhất phương pháp công tác chủ nhiệm của họ tạo điều kiện cần thiết để nâng cao nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm. Vì vậy hiệu trưởng cần có quan điểm nhận thức đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, có kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học có hướng chỉ đạo tốt để đạt kết quả tối ưu. Muốn làm được những điều trên trước hết người hiệu trưởng luôn không ngừng nâng cao tự học, tự rèn, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm có kết quả tối ưu. II-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC. Biện pháp 1: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch chủ nhiệm. Kế hoạch của công tác giáo dục không phải có tính chất hình thức mà là điều kiện tất yếu để tổ chức thành công quá trình giáo dục học sinh. Nếu kế hoạch đối với hiệu trưởng được coi như khâu số 1 trong công tác quản lý thì giáo viên lấy kế hoạch làm kim chỉ nam cho mọi hành động bởi kế hoạch công tác của giáo viên là chương trình hoạt động để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh của mọt lớp. Hiệu quả giáo dục học sinh của lớp phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của bản kế hoạch. 1, Khi xây dựng kế hoạch phải dựa trên kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch công tác của liên đội trong nhà trường. Mặt khác cũng cần tìm hiểu đặc điểm tình hình của lớp mặt mạnh, thuận lợi, những khó khăn về mọi mặt như: Đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, thể thao và đồng thời cũng cần tìm hiểu đặc điểm gia đình học sinh để từ đó nắm chắc đối tượng để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. 2, Hiệu trưởng cần yêu cầu giáo viên lập kế hoạch chủ nhiệm ghi đầy đủ các cột mục theo mẫu đã in sẵn, thống nhất trong tỉnh: * Lập bảng điều tra cơ bản học sinh theo phụ lục 1 trong sổ chủ nhiệm (đã có sổ thống nhất trong toàn tỉnh). Bảng này cần hoàn thành trước 20/9 hàng năm. Lập danh sách cán bộ lớp nhằm để nắm vững bộ máy của lớp và để phân công công việc cho phù hợp. Lập danh sách thường trực hội cha mẹ học sinh. Lập bảng theo dõi học sinh năng khiếu; học sinh cá biệt và những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi bảng cần làm cụ thể, rõ ràng để từ đó giáo viên nghiên cứu để đưa ra kế hoạch chủ nhiệm đúng đắn, kết hợp với thực tế, phù hợp với lớp mình. * Lập kế hoạch chủ nhiệm. - Trước hết cần nêu đặc điểm tình hình của lớp bằng cách dựa vào kết quả điều tra mà giáo viên đã nắm được. Ví dụ: những mặt mạnh và thuận lợi về mọi mặt: Đạo đức, văn hoá, văn nghệ... kinh tế - xã hội nơi khu vực học sinh lớp mình ở, mức độ quan tâm giáo dục con cái... - Những mặt yếu và hạn chế của lớp. - Từ đặc điểm tình hình đó giáo viên đề ra các mục tiêu phấn đấu của lớp mình về các mặt giáo dục đạo đức, giáo dục văn hoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động khác. Ví dụ: Kỳ 1: Đạo đức: Tốt ? % Kỳ 2: Tốt ? % Khá tốt ? % Khá tốt ? % Học tập: Giỏi: ? % Kỳ 2: Giỏi: ? % Khá: ? % Khá ? % TB: ? % TB ? % - Các hoạt động khác đạt mức độ nào ? - Sau mỗi phần giáo viên phải nêu rõ biện pháp thực hiện. - Khi xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện cho cả năm rất khó vì như thế kế hoạch sẽ chung chung cho nên ta cần xây dựng kế hoạch cho từng học kỳ là hợp lý sau đó trong thời gian hoạt động ta dần dần bổ sung thêm. Những vấn đề nêu lên trong kế hoạch cần có những nội dung cụ thể làm việc gì ? làm như thế nào ? làm trong thời gian nào ? Khi có kế hoạch từng kỳ rồi ta cần phải có kế hoạch hoạt động theo nội dung công việc từng háng, từng tuần như sau: Tháng Nội dung công việc cần làm 8 - Nghiên cứu chỉ thị năm học - Nghiên cứu chỉ thị năm học của nhà trường - Dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chủ nhiệm. 9 - Điều tra cơ bản học sinh - Xây dựng nề nếp học tập. - Hoàn thành sổ gọi tên ghi điểm, sơ yếu lý lịch học sinh - Hoàn thành kế hoạch chủ nhiệm - Đại hội lớp bầu ra ban cán sự. 10 - Họp phụ huynh học sinh đợt 1 (Báo cáo tình hình lớp, bầu đại diện chi hội phụ huynh học sinh, lên kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình) - Xây dựng kế hoạch thăm gia đình học sinh. 11 - Phát động thi đua chào mứng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 - Thành lập đội văn nghệ, ra báo tườn về ngày 20-11 (khối lớp 4 - 5) - Hưởng ứng đợt hội giảng cấp trường 12 - Phát động phong trào thi đua “Noi gương anh bộ đội cụ Hồ” - Chào mừng quốc phòng toàn dân 22 - 12 - Thăm gia đình thương binh, liệt sỹ, bà mẹ VN anh hùng - Kế hoạch ôn tập kiểm tra học kỳ 1. 1 - Làm điểm kỳ 1, phân loại đánh giá đạo đức học sinh. - Báo cáo kết quả các mặt giáo dục và học tập của lớp. - Kế hoạch cho học sinh nghỉ tết nguyên đán. 2 - Nghỉ tết nguyên đán. - Duy trì nề nếp. - Kế hoạch lao động trồng cây. - Chuẩn bị cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi. 3 - Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 - Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập đoàn 26-3 - Kế hoạch ngày hội khoẻ Phù Đổng - Kiểm tra chất lượng giữa kỳ 2. 4 - Kế hoạch ôn tập học kỳ 2. - Chuẩn bị hồ sơ cho học sinh lớp 5 thi tốt nghiệp. 5 - Phát động thi đua chào mừng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phân loại, đánh giá đạo đức học sinh. - Tổng hợp cuối năm, hoàn chỉnh học bạ, sổ điểm... - Tổng kết lớp, tổng kết năm học. - Coi thi tốt nghiệp. - Kế hoạch nghỉ hè. Sau mỗi kế hoạch tháng ta chia ra kế hoạch từng tuần, cuối tuần có sơ kết tuần - rút kinh nghiệm. * Phần theo dõi cá nhân học sinh. - Theo dõi, nhận xét về học lực, hạnh kiểm và những điều cần trao đổi với phụ huynh. Từ việc làm này giáo viên có điều kiện để điều chỉnh bổ sung cho từng em trong mỗi đợt, mỗi kỳ cho hợp lý theo sự phát triển chung của tập thể lớp và cũng đồng thời làm tư liệu để ghi vào phiếu liên lạc và học bạ. - Thống kê báo cáo kết quả học sinh cuối năm. 3, Hiệu trưởng duyệt kế hoạch: Hiệu trưởng duyệt kế hoạch chủ nhiệm vào đầu tháng 10, có ý kiến bổ sung cho từng phần. Trong quá trình tổ chức hoạt động, hiệu trưởng cần kiểm tra xem thực hiện như thế nào ? có gì không phù hợp để rút kinh nghiệm, góp ý, bổ sung thêm cho bản kế hoạch của giáo viên được hoàn thiện, phù hợp với tình hình của lớp đó. Hiệu trưởng duyệt kế hoạch nhằm để nắm được kế hoạch hoạt động của mỗi lớp đồng thời cũng để theo dõi xem lớp có thực hiện theo kế hoạch không ? hoặc thực hiện được bao nhiêu phần của kế hoạch để bổ sung, nhắc nhở giáo viên thực hiện. Nói tóm lại, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch tốt là coi như đã thắng lợi đến 70%. Thực tế cho thấy rằng làm việc theo kế hoạch là làm đúng theo dự định đi theo tuần tự thời gian không chồng chéo, không bỏ sót công việc thì công việc suôn sẻ và đạt được kết quả cao. Muốn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết phải làm tốt công việc xây dựng kế hoạch. Biện pháp 2: Hiệu trưởng tổ chức phân công giáo viên chủ nhiệm hợp lý. Giáo viên phụ trách lớp ở trường tiểu học vừa giảng dạy vừa là chủ nhiệm lớp nên khi phân công dựa vào năng lực chuyên môn và kinh nghiệm tổ chức lớp. * Một số nguyên tắc cần quán triệt khi phân công giáo viên chủ nhiệm. - Phù hợp với trình độ giáo viên. - Xuất phát từ yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo và lợi ích của học sinh. - Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, nguyện vọng của từng giáo viên. - Đảm bảo tính kế thừa. - Phù hợp với đặc điểm trường và chương trình dạy học đang áp dụng. * Một số cách phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. - Phân công giáo viên làm giáo viên chủ nhiệm từ lớp đầu cấp đến cuối cấp. - Phân công giáo viên chủ nhiệm chuyên theo khối lớp. - Phân công ưu tiên. Mỗi cách phân công đều có những ưu và nhược điểm của nó. Người hiệu trưởng cần căn cứ vào tình hình thực tế để phân công cho phù hợp: Với học sinh khối lớp 1, các em ở khối đầu cấp tất cả mọi cái đều bắt đầu cho nên việc ổn định nề nếp đầu năm rất khó khăn, tuy nhiên các em rất biết vâng lời, bắt chước nhanh... Vì vậy cần chọn những giáo viên với kiểu “bảo mẫu” để đưa các em hoà đồng vào tập thể. Ở khối lớp này giáo viên cần có tính nhẹ nhàng, kiên trì, yêu trẻ và phải có cách tổ chức lớp khoa học giúp các em dần dần đi vào làm quen với mọi hoạt động. Mặt khác học sinh lứa tuổi này hay bắt chước giáo viên cần phải mẫu mực và thận trọng trong mọi hành động. Nói tóm lại ở khối lớp này cần chọn những giáo viên vừa biết dạy và vừa biết dỗ. - Với lớp khối 4 - 5 các em đã lớn và đã làm quen với mọi hoạt động ở trường, ở lứa tuổi này các em đã biết suy nghĩ, lựa chọn cách thức làm việc. Ngược lại học sinh nào khó bảo là cũng rất khó khăn trong chinh phục... đòi hỏi giáo viên ở khối này nhanh nhạy, tháo vát có cách tổ chức lớp tốt để khơi gợi cho học sinh thực hiện với tinh thần tự quản, tự giác cao, biết thi đua với các lớp khác để cố gắng đạt kết quả cao. Mặt khác giáo viên ở khối lớp này cũng phải có thái độ dứt khoát, rõ ràng để giúp học sinh không được cẩu thả hoặc chây lười trong mọi công việc (nhất là những học sinh cá biệt). Khối lớp 4 - 5 là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động bề nổi của trường và tham gia công tác xã hội vì vậy bố trí giáo viên ở khối lớp này cần chọn những giáo viên vững vàng về chuyên môn, có năng lực trong tổ chức các hoạt động. - Với khối lớp 2 - 3 cần phân công giáo viên như thế nào để có những người có năng lực gần gũi với những người có hoàn cảnh khó khăn hoặc có hạn chế về công tác chủ nhiệm để cùng giúp đỡ nhau. Tránh tình trạng phân công các giáo viên trẻ hoặc các giáo viên thiếu kinh nghiệm về cùng một khối. Để có chất lượng, khi phân công hiệu trưởng cần tranh thủ ý kiến đóng góp xây dựng của các tổ chức trong nhà trường như tổ chuyên môn hoặc các giáo viên có kinh nghiệm. Sau mỗi học kỳ hiệu trưởng cần kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm và cũng để làm nền tảng cho năm học sau. Phân công giáo viên theo kiểu này giáo viên sẽ có người có điều kiện rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo từng khối lớp cụ thể, có điều kiện để học hỏi, giúp đỡ đồng nghiệp trong cùng một khối. Với phía học sinh, học sinh sẽ tiếp xúc với nhiều phương pháp tổ chức của nhiều giáo viên làm cho hoạt động của các em phong phú hơn, đa dạng hơn từ đó các em yêu thích đến trường và nỗ lực hơn trong mọi hoạt động. Việc phân công lao động cho giáo viên rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng giáo dục - nếu phân công đúng người đúng việc thì sẽ có hiệu quả trong công việc nếu không kết quả sẽ ngược lại vì thế hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ và thận trọng khi phân công cho giáo viên. Trường tiểu học Hải Trạch đã thực hiện theo kiểu phân công này, kết quả đem lại khá tốt đẹp. Biện pháp này rất được nhiều nhà quản lý hiện nay dùng để áp dụng cho các trường tiểu học. Biện pháp 3: Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên phụ trách lớp thực hiện nội dung công việc chủ nhiệm lớp. 3.1 Cách tìm hiểu và phân loại học sinh Để giáo dục học sinh có hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hiểu sâu sắc về các em, từ đó mới có thể đặt ra được những tác động sư phạm thích hợp. đúng như K.Đ.U Sinnhi đã nói rằng: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Do đó bất kỳ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm công việc đầu tiên là tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp điều tra cơ bản học sinh ngay từ đầu năm học, điều tra bằng nhiều hình thức: Nghiên cứu lý lịch học sinh và hồ sơ của học sinh để biết hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của bố mẹ, thu nhập của gia đình... v.v Mặt khác cũng cần trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ ở tập thể lớp. Trao đổi với giáo viên năm học trước, hoặc thông qua việc tham gia hoạt động cùng học sinh để có thêm những thông tin chính xác. Việc tìm hiểu học sinh là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0080.doc