Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản góp phần giải quyết việc làm ở nước ta

Sự phân bố lực lượng lao động theo các vùng không đồng đều. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có lực lượng lao động dồi dào và đó cũng chính là những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước có thế mạnh về nguồn nhân lực. Trong khi đó Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ trọng thấp về lực lượng lao động nhưng có ưu thế về đất đai và tài nguyên.

- Lực lượng lao động theo nhóm tuổi

Tính chung cho cả nước, năm 2003 nhóm lực lượng lao động trẻ (15-34) có 19.896 nghìn người, chiếm 48,16% so với tổng số, nhóm lực lượng lao động trung niên (35-54) là 18.413 nghìn người, chiếm 44,57% so với tổng số và lực lượng lao động cao tuổi (trên 55) là 3.004 nghìn người, chiếm 7,27% so với tổng số. Năm 1996 chỉ số này là: 20.022 nghìn người và 55,83%; 12.766 nghìn người và 35,59%; 3.077 nghìn người và 8,58%.

Bình quân trong giai đoạn 1996-2003, lực lượng lao động trẻ của cả nước giảm 0,09%, với mức giảm tuyệt đối là 18 nghìn người và tỷ lệ chiếm trong tổng số giảm 1,09%; lực lượng lao động cao tuổi giảm 0,35%, với mức giảm tuyệt đối 10,43 nghìn người và tỷ lệ chiếm trong tổng số giảm 0,18%; lực lượng lao động trung niên tăng 0,9% với mức tăng tuyệt đối là 806,7 nghìn người và tỷ lệ chiếm trong tổng số tăng 1,28%.

Có thể nhận thấy rằng biến động về cơ cấu lực lượng cả nước chia thành 3 nhóm tuổi qua các năm 1996-2003 đã diễn ra theo một xu hướng rõ rệt là: nhóm lực lượng lao động trung niên ngày một gia tăng cả về tương đối và tuyệt đối; nhóm lực lượng lao động trẻ và lực lượng lao động cao tuổi ngày một giảm, trong đó nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn.

 

doc44 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản góp phần giải quyết việc làm ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không có các hoạt động hỗ trợ trực tiếp này, số chỗ làm việc có thể chỉ đạt 75-80% mức kế hoạch, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chỉ đạt 60-65%. - Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm Tổng nguồn vốn đầu tư cho 140 Trung tâm dịch vụ việc làm từ năm 1992 đến nay là 74 tỷ đồng. Từ năm 1996 đến năm 2000 hệ thống này đã tư vấn nghề và tư vấn đào tạo cho gần 2 triệu lượt người, dạy nghề gắn với việc làm và bổ túc nghề cho 80 vạn người, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 120 vạn người. + Dự án điều tra, thống kê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động Trong 5 năm, nhà nước đã dành 15 tỷ đồng cho công tác điều tra thống kê tình hình lao động việc làm trong cả nước. Nhờ hoạt động này các thông tin về biến động lao động, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn được năm bắt kịp thời, giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Các số liệu về tình hình lao động-việc làm trong các năm đã khẳng định vai trò quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động giải quyết việc làm trong cả nước, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. + Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm. Cả giai đoạn 2001-2005, nhà nước đã dành 11,5 tỷ đồng để tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm. Tổng số cán bộ được đào tạo trong 5 năm qua từ Trung ướng đến địa phương cơ sở là 67.300 người, trong đó cấp tỉnh thành phố là 6.000 lượt người, cấp quận huyện và xã là 61.300 lượt người. Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ được nâng cao nhận thức về pháp luật lao động, các chính sách giải quyết việc làm, đặc biệt là công tác quản lý lao động ở địa phương và công tác tổ chức, triển khai thực hiện các dự án vay vốn giải quyết việc làm. * Các hoạt động phát triển thị trường đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài - Thực hiện đa dạng hoá thị trường và các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu lao động; đa dạng hóa hình thức và ngành nghề đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Xúc tiến mạnh về thị trường lao động ngoài nước; có chính sách đối ngoại phù hợp với các nước và vùng lãnh thổ có khả năng tiếp nhận nhiều lao động và chuyên gia Việt nam. - Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư cho đào tạo lao động về tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật phục vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia. Đưa đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu vào trong chương trình đào tạo nghề của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong trường phổ thông. - Tổ chức cho vay vốn xuất khẩu lao động cho 1.000 người lao động với tổng số vốn trên 100 tỷ đồng. Trong 5 năm xuất khẩu 26 vạn lao động và chuyên gia. III. Kết quả thực hiện - Giai đoạn vừa qua nhà nước đã có cơ chế quản lý điều hành chương trình thống nhất trong toàn quốc. Công tác triển khai được các cấp chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội hưởng ứng tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm cao. - Các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế, đã tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện ở tất cả các cấp, các khu vực, các dự án. - Nhà nước đã tăng cường nguồn lực cho hoạt động của chương trình, hỗ trợ kịp thời các hoạt động của các dự án, nhất là dự án cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm. Chương II Thực trạng giải quyết việc làm trong thời gian qua Thực trạng cung lao động trong nước và các yếu tố tác động Cung lao động là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội tức là tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động và số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng đã chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, cung về lao động còn được xem xét từ giác độ chất lượng sức lao động. Trong đó trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỷ luật lao động, thể lực, sức khoẻ của người lao động là những yếu tố chính, quyết định chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét yếu tố cung lao động trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay từ những khía cạnh trên. I. Cung lao động xét về số lượng 1. Quy mô dân số và nguồn lao động Hiện nay, Việt Nam là một nước kém phát triển, đông dân (xếp thứ 13 thế giới và thứ 2 Đông Nam á, sau Indonesia) và thu nhập bình quân đầu người thấp. Thời kỳ 1960-1989, tốc độ tăng dân số đạt trên 3%/năm; Thời kỳ 1989-1999, đạt khoảng 1,86%/năm. Trong thời gian 40 năm (1960-1999), dân số đã tăng gấp hơn 2 lần, đạt 76,3 triệu người vào năm 1999. Ước tính năm 2003 dân số nước ta đạt 80,7 triệu người, trong đó nữ chiếm 50,8%; dân số thành thị là 20,5 triệu người, chiếm khoảng 25,4% dân số cả nước. Tăng nhanh dân số đã có tác động lớn đến nguồn lao động. Năm 1996, có tổng số trên 48,45 triệu người từ 15 tuổi trở lên. Đến năm 2003, tăng lên 57,03 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 1,2 triệu người, với tốc độ tăng 2,53%/năm. Dân số trong độ tuổi theo nghĩa rộng (15-64 tuổi), tăng khoảng 1,1 triệu người/năm. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện hiệu quả các chương trình dân số- kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của nước ta đã giảm dần. Năm 1989 là 2,1%, năm 1999 là 1,7%, năm 2002 là 1,32%; và năm 2003, dân số nước ta chỉ tăng 1,18%. Kết quả dân số Việt Nam đang chuyển dần từ mô hình dân số trẻ sang mô hình dân số ổn định, với tỷ lệ dân số trên 15 tuổi ngày càng tăng. Do tỷ lệ sinh tự nhiên ở nông thôn cao hơn thành thị nên tỷ lệ dân số từ đủ 15 tuổi trở lên có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị. Trong khi tỷ lệ này của thành thị đạt trên 70% thì ở nông thôn chỉ khoảng 61%. Biểu 01: Biến động dân số, nguồn lao động thời kỳ 1996 – 2003 Đơn vị: triệu người Nhóm tuổi Năm 1996 Năm 2003(*) Tổng số Cơ cấu (%) Tổng số Cơ cấu (%) Dưới 15 tuổi 24,71 33,77 23,67 29,33 Từ 15–60 tuổi 42,28 57,80 50,65 62,77 Trên 60 tuổi 6,17 8,43 6,38 7,90 Tổng số 73,16 100 80,70 100 (*) Ước tính năm 2003- Tổng cục Thống kế Lực lượng lao động chia theo Tỷ lệ lực lượng lao động theo nhóm tuổi 1996 nhóm tuổi năm 1996 Lực lượng lao động chia theo nhóm Tỷ lệ lực lượng lao động theo nhóm tuổi 2003 tuổi năm 2003 2. Lực lượng lao động Tính đến thời điểm 01/7/2003 lực lượng lao động cả nước là 41.313 nghìn người, so với năm 1996 tăng 15,19% (35.865 nghìn người). Trong giai đoạn 1996-2003, bình quân mỗi năm lực lượng lao động cả nước tăng thêm 778,3 nghìn người, với tốc độ tăng 2,17%/năm. Quy mô lực lượng lao động nữ năm 2003 đạt 20.248 nghìn người, năm 1996 chỉ số này là 18.151 nghìn người. Bình quân trong giai đoạn 1996-2003 tăng 299,57 nghìn người, với tốc độ tăng 1,65%/năm; Cơ cấu nữ trong lực lượng lao động có xu hướng giảm từ 50,6% năm 1996 xuống 49,01% năm 2003, bình quân giảm 0,23%/năm. Với quy mô lực lượng lao động như hiện nay Việt Nam được coi là nước có lực lượng lao động lớn. Không những thế, lực lượng này còn được bổ sung hàng năm với tỷ lệ cao. Điều đó được coi là lợi thế so sánh đối với một nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ chuyển đổi như ở nước ta. Lợi thế thể hiện ở chỗ với một lực lượng hùng hậu về số lượng như vậy, Việt Nam tránh được hiện tượng thiếu lao động trong thời gian trước mắt. Bên cạnh đó, giá cả sức lao động cũng được coi là tương đối rẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Phân bố lực lượng lao động theo khu vực thành thị – nông thôn Năm 1996, lực lượng lao động thành thị là 6.838 nghìn người, chiếm 19,07%; năm 2003 đạt 10.014 nghìn người, chiếm 24,24%. Bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996-2003 tăng 453,7 nghìn người, với tốc độ tăng 6,6%/năm. Trong khu vực nông thôn, năm 2003 có 31.299 nghìn người, chiếm 75,76% lực lượng lao động của cả nước; năm 1996 chỉ số này là 29.027 nghìn người, chiếm 80,93%. Bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996-2003 tăng 324,4 nghìn người, tốc độ bình quân 1,1%/năm. Mặc dù tốc độ tăng của lực lượng lao động ở khu vực thành thị nhanh hơn nhiều (9,45 lần) so với tốc độ tăng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn nhưng lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn (gấp 3,13 lần) gây sức ép về giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung, sự phân bố lực lượng lao động theo khu vực thành thị –nông thôn đang diễn ra theo hướng tích cực. Tỷ lệ lực lượng lao động ở nông thôn giảm từ 80,93% năm 1996 xuống 75,76% và tỷ lệ này tăng ở khu vực thành thị 19,07% năm 1996 lên 24,24% năm 2003. Biểu 03: Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động khu vực thành thị – nông thôn giai đoạn 1996-2003 Đơn vị: nghìn người Năm Lực lượng lao động Cơ cấu lực lượng lao động (%) Thành thị Nông thôn Cả nước Thành thị Nông thôn Cả nước 1996 6.838 29.027 35.865 19,07 80,93 100 1997 7.333 28.964 36.297 20,20 79,80 100 1998 7.650 29.757 37.407 20,45 79,55 100 1999 8.420 29.364 37.784 22,28 77,72 100 2000 8.725 29.915 38.640 22,58 77,42 100 2001 9.188 30.302 39.490 23,27 76,73 100 2002 9.704 31.012 40.716 23,83 76,17 100 2003 10.014 31.299 41.313 24,24 75,76 100 Nguồn: Điều tra thực trạng lao động – việc làm 1996-2003 - Phân bố lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô lực lượng lao động lên tới 18.182 nghìn người (2003), chiếm 44,01% lực lượng lao động cả nước. Các vùng khác như Đông Bắc và Tây Nguyên chỉ ở mức 1.304 nghìn người và 2.212 nghìn người, tương ứng với tỷ lệ 3,16% và 5,35% lực lượng lao động cả nước. Biểu 04: Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động các vùng lãnh thổ 2001,2003 Đơn vị: nghìn người Vùng Năm 2001 Năm 2003 Tăng/giảm (%) Tổng số Tỷlệ (%) Tổng số Tỷlệ (%) Đồng bằng sông Hồng 9.034 22,88 9.242 22,37 2,3 Đông Bắc 4.749 12,03 4.938 11,95 3,98 Tây Bắc 1.180 2,99 1.304 3,16 10,41 Bắc Trung Bộ 4.869 12,33 5.007 12,12 2,83 Duyên hảI Nam Trung Bộ 3.348 8,48 3.437 8,32 2,66 Tây Nguyên 2.079 5,26 2.212 5,35 5,35 Đông Nam Bộ 5.806 14,70 6.233 15,09 7,37 Đồng bằng sông Cửu Long 8.425 21,33 8.940 21,64 6,11 Cả nước 39.490 100 41.313 100 4,62 Nguồn: Điều tra thực trạng lao động – việc làm 1996-2003 Sự phân bố lực lượng lao động theo các vùng không đồng đều. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có lực lượng lao động dồi dào và đó cũng chính là những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước có thế mạnh về nguồn nhân lực. Trong khi đó Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ trọng thấp về lực lượng lao động nhưng có ưu thế về đất đai và tài nguyên. - Lực lượng lao động theo nhóm tuổi Tính chung cho cả nước, năm 2003 nhóm lực lượng lao động trẻ (15-34) có 19.896 nghìn người, chiếm 48,16% so với tổng số, nhóm lực lượng lao động trung niên (35-54) là 18.413 nghìn người, chiếm 44,57% so với tổng số và lực lượng lao động cao tuổi (trên 55) là 3.004 nghìn người, chiếm 7,27% so với tổng số. Năm 1996 chỉ số này là: 20.022 nghìn người và 55,83%; 12.766 nghìn người và 35,59%; 3.077 nghìn người và 8,58%. Bình quân trong giai đoạn 1996-2003, lực lượng lao động trẻ của cả nước giảm 0,09%, với mức giảm tuyệt đối là 18 nghìn người và tỷ lệ chiếm trong tổng số giảm 1,09%; lực lượng lao động cao tuổi giảm 0,35%, với mức giảm tuyệt đối 10,43 nghìn người và tỷ lệ chiếm trong tổng số giảm 0,18%; lực lượng lao động trung niên tăng 0,9% với mức tăng tuyệt đối là 806,7 nghìn người và tỷ lệ chiếm trong tổng số tăng 1,28%. Có thể nhận thấy rằng biến động về cơ cấu lực lượng cả nước chia thành 3 nhóm tuổi qua các năm 1996-2003 đã diễn ra theo một xu hướng rõ rệt là: nhóm lực lượng lao động trung niên ngày một gia tăng cả về tương đối và tuyệt đối; nhóm lực lượng lao động trẻ và lực lượng lao động cao tuổi ngày một giảm, trong đó nhóm cao tuổi giảm nhanh hơn. Biểu 05: Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi Đơn vị: nghìn người Năm Nhóm tuổi của LLLĐ Cơ cấu nhóm tuổi của LLLĐ (%) 15-34 35-54 Trên 55 Tổng 15-34 35-54 Trên 55 1996 20.022 12.766 3.077 100 55,83 35,59 8,58 1997 19.867 13.726 2.704 100 54,73 37,82 7,45 1998 19.669 15.080 2.658 100 52,58 40,32 7,10 1999 19.179 15.959 2.646 100 50,76 42,24 7,00 2000 19.335 16.716 2.589 100 50,04 43,26 6,70 2001 19.607 17.226 2.657 100 49,65 43,63 6,72 2002 20.215 17.761 2.740 100 49,65 43,62 6,73 2003 19.896 18.413 3.004 100 48,16 44,57 7,27 Nguồn: Điều tra lao động – việc làm 1996-2003 Mặc dù có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng cơ cấu lực lượng lao động trẻ nước ta vẫn ở mức cao (48,16%). Thực tế cho thấy, bên cạnh lợi thế về thể chất, lao động trẻ thường là lớp người có học thức, năng động, sáng tạo, ham hiểu II. Mô hình về lao động của tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến việc làm Kết quả ước lượng GDP có ảnh hưởng đến việc làm * Nguồn số liệu: năm L(lao động) GDP 1996 35.87 202715.4 1997 36.3 219270.2 1998 37.41 232007.3 1999 37.78 244127 2000 38.64 397611.1 2001 39.49 439349.9 2002 40.72 498623 2003 41.31 574813 * Mô hình: * Xem xét tính dừng của các chuỗi trong mô hình: + Chuỗi L: Dựa vào kiểm định Dickey-Fuller ta thấy : Vậy chuỗi L là chuỗi dừng. +Chuỗi GDP : Ta thấy: Vậy chuỗi GDP là chuỗi dừng. Sở dĩ ta kiểm định tính dừng của chuỗi vì nếu xảy ra hiện tượng đồng liên kết thì các kiểm định không còn ý nghĩa thống kê. Ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS: Dependent Variable: LOG(L) Method: Least Squares Date: 01/13/00 Time: 08:56 Sample: 1996 2003 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOG(GDP) 0.110065 0.011903 9.246718 0.0001 C 2.248646 0.151410 14.85140 0.0000 R-squared 0.934428 Mean dependent var 3.647922 Adjusted R-squared 0.923499 S.D. dependent var 0.051246 S.E. of regression 0.014174 Akaike info criterion -5.462506 Sum squared resid 0.001205 Schwarz criterion -5.442646 Log likelihood 23.85002 F-statistic 85.50180 Durbin-Watson stat 1.929346 Prob(F-statistic) 0.000090 * Kết quả ước lượng: LOG(L) = 0.1100647147*LOG(GDP) + 2.248646194 t-statistic 9.246718 14.8514 µ¹¥ 0.0001 0.0000 Với mức ý nghĩa µ=0.05 thì biến GDP chấp nhận khi được đưa vào mô hình. Phân tích ý nghĩa: Khi tổng sản phẩm quốc nội tăng 1% thì lượng lao động trong nền kinh tế tăng 9.246718%.Tác động của biến GDP đến biến L là cùng chiều, sở dĩ như vậy bởi vì GDP được đo bằng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế. Khi lực lượng lao động tham gia càng đông đảo thì giá trị của các ngành trong nền kinh tế cũng gia tăng. Hạn chế của mô hình chỉ phân tích ảnh hưởng của GDP đến L và có thể đưa ra dự báo trong ngắn hạn, khi dự báo càng xa thì sai số càng lớn nhưng điều thuận lợi của mô hình ngoài mặt dự báo nguồn lao động trong thời kỳ ngắn hạn ta còn có thể thấy được mức sống của dân cư là cao hay thấp thông qua tỷ lệ GDP/L (tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người), tỷ lệ này càng cao thì mức sống càng khá giả... Nhưng việc đánh giá này có thể không chính xác do sự phân phối nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư là không đều, sự phản ánh này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. * Dự báo nguồn lao động trong giai đoạn 2006-2010: Để đảm báo tính chính xác tương đối trong việc dự báo mô hình ta có thể dự báo chuỗi GDP theo dãy thời gian, rồi dựa vào kết quả dự báo của chuỗi GDP ta sẽ dự báo chuỗi L. + Dự báo chuỗi GDP theo thời gian Dependent Variable: GDP Method: Least Squares Date: 04/18/05 Time: 18:54 Sample: 1996 2003 Included observations: 8 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. @TREND 65201.90 9286.203 7.021374 0.0004 C 135358.0 38846.97 3.484389 0.0131 R-squared 0.891500 Mean dependent var 363564.6 Adjusted R-squared 0.873417 S.D. dependent var 169151.2 S.E. of regression 60181.47 Akaike info criterion 25.06043 Sum squared resid 2.17E+10 Schwarz criterion 25.08029 Log likelihood -98.24174 F-statistic 49.29969 Durbin-Watson stat 1.317692 Prob(F-statistic) 0.000417 * Dự báo nguồn lao động trong giai đoạn 2006-2010: YEAR GDP L 2004 722175.1 79486.2 2005 787377 86662.65 2006 852578.9 93839.1 2007 917780.8 101015.5 2008 982982.7 108192 2009 1048185 115368.4 2010 1113387 122544.9 Phần III Một số biện pháp cơ bản góp phần giải quyết việc làm ở nước ta I. Cơ chế, chính sách 1. Tiếp tục tổ chức nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chủ trương chính sách vĩ mô đến tăng giảm việc làm - Nghiên cứu nội dung, thời điểm ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế,xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ. - Tổ chức phân tích đánh giá những tác động cụ thể đến khả năng làm tăng, giảm việc làm. - Đề xuất các giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách đảm bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu giải quyết việc làm trong từng giai đoạn. - Tổ chức xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ làm việc trong các kế hoạch Nhà nước, các chương trình, các dự án phát triển kinh tế-xã hội - Tổ chức xây dựng và thẩm định các chỉ tiêu về sử dụnglao động và tạo việc làm mới trong kế hoạch Nhà nước, các chương trình, dự án của các ngành, các cấp. - Phân tích đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới; suất đầu tư để tạo một chỗ làm việc mới, số chỗ làm việc bị mất đi trong từng thời kỳ, hàng năm và 5 năm đối với từng kế hoạch, chương trình, dự án. - Thu thập, phân tích nhu cầu lao động của các ngành, các lĩnh vực và diễn biến trong quá trình thực hiện đối với các kế hoạch Nhà nước, đối với từng chương trình, dự án, cập nhật chỗ làm việc trống và nhu cầu về lao động, các dịch vụ về lao động của người sử dụng lao động; tính toán và đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về lao động của nền kinh tế trong từng thời kỳ. - Củng cố và hiện đại hoá hệ thống thông tin thị trường lao động để theo dõi và đánh giá diễn biến của thị trường lao động, nắm số lao động được giải quyết việc làm và số lao động bị mất việc làm hàng năm, đề xuất các giải pháp để xử lý. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chủ trương chính sách đồng bộ, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng phát huy nội lực, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ để bảo đảm tính phát triển bền vững; - Hoàn thiện chính sách huy động các nguồn lực tài chính cho hoạt động của chương trình. 2. Về Nguồn lực tài chính của chương trình việc làm 2.1 Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước - Vốn đầu tư phát triển + Theo dự thảo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2006-2010 trình Đại hội Đảng IX, dự kiến tổng đầu tư toàn xã hội là 114 tỉ USD (giá năm 2005), chiếm 37,6% GDP. + Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển này dự kiến dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn 15-18%; công nghiệp 42-48%; hạ tầng giao thông, bưu điện 14-18%; các ngành văn hóa xã hội khoảng 22-25% vốn đầu tư toàn xã hội. - Vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ Quỹ quốc gia về việc làm + Ngân sách Nhà nước cấp mới, gồm Ngân sách Nhà nước trung ương cấp mới khoảng 1.750 tỷ trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm do Chính phủ trình, Quốc hội quyết định và 250 tỷ từ Ngân sách địa phương trích lập Quỹ Giải quyết việc làm do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình, Hội đồng Nhân dân cùng cấp quyết định; + Quỹ quốc gia về việc làm đến năm 2005 có là 2.370 tỷ đồng, dự kiến trong 5 năm, ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn cho quỹ với tổng số tiền là 1.800 tỷ đồng (trong đó ngân sách trung ương bổ sung 1.500 tỷ, ngân sách địa phương bổ sung 300 tỷ), tăng tổng nguồn vốn lên 4.170 tỷ vào năm 2010. + Hằng năm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì với sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách Nhà nước cấp mới cho Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, trình Chính phủ và Quốc hội quyết định. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm do Ban Chủ nhiệm Chương trình thống nhất quản lý. + Quỹ được sử dụng để hỗ trợ các địa phương, ngành và tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện các hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm theo nguyên tắc và điều kiện sau: - Cho vay các dự án giải quyết việc làm theo chương trình việc làm được qui định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ Luật lao động. - Thực hiện cơ chế quản lý, điều hành hoạt động nguồn vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. - Các dự án tạo việc làm phải có vốn đối ứng bao gồm vốn bằng tiền, tư liệu sản xuất, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của chủ dự án để thực hiện. - Trong 5 năm khả năng thu hồi được 8.000 tỷ đồng từ các dự án đến hạn thu hồi nợ, để tiếp tục cho vay quay vòng các dự án mới. 2.2. Các nguồn khác - Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động: Tăng cường nguồn vốn cho quỹ hỗ trợ xuất khẩu, mỗi năm tăng 50 tỷ đồng, trong 5 năm tăng 250 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn cho vay xuất khẩu lao động lên 400 tỷ đồng. - Trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động đào tạo, tập huấn, hội thảo về việc làm và dự án tạo việc làm. Vốn, thiết bị tài trợ mới, kể cả bổ sung và vốn thu hồi từ các dự án tín dụng tạo việc làm. 3. Phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm 3.1. Các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn - Tập trung thâm canh hơn 8 triệu ha đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là ở những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế trang trại, đảm bảo việc làm cho khoảng 23-25 triệu lao động. - Khai thác các vùng đất trống, đồi núi trọc, phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, tạo và ổn định việc làm cho 4-5 triệu lao động; - Đầu tư, khai thác tiềm năng của các tỉnh đồng bằng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản; khai thác tiềm năng biển, mở rộng nghề đánh bắt ngoài khơi, tạo việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo việc làm cho khoảng 2-3 triệu lao động. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi nhằm tăng thời gian sử dụng lao động. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp bình quân hàng năm trên 6%; đến năm 2010 khu vực này thu hút thêm 1,5-1,7 triệu lao động. 3.2. Các chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ Phát triển công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Theo định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2005-2010, trong lĩnh vực việc làm cần chú trọng các chương trình: - Chương trình xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, chủ yếu ở các vùng kinh tế động lực, các đô thị lớn, thu hút lao động có trình độ cao để tăng sức cạnh tranh; - Chương trình xây dựng và phát triển các trung tâm văn hoá, thể thao, các khu du lịch; - Các chương trình, công trình trọng điểm kinh tế-xã hội của Nhà nước: Đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn la, hóa dầu Dung Quất, sân bay, bến cảng... thu hút nhiều lao động. Phấn đấu đạt tốc độ trưởng giá trị ngành công nghiệp-xây dựng bình quân hàng năm trên 15%, ngành dịch vụ trên 9%. Đến năm 2010, khu vực công nghiệp, xây dựng thu hút thêm 2,4-2,5 triệu; khu vực dịch vụ thu hút thêm 1,8-1,9 triệu lao động. 3.3. Các chương trình mở rộng, phát triển làng nghề, xã nghề, phố nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Luật Doanh nghiệp; - Chương trình phát triển các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm mới và việc làm thêm cho người lao động; - Chương trình phát triển việc làm phi nông nghiệp từng bước rút dần lao động nông thôn ra khỏi khu vực nông nghiệp. 4. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm thông qua các dự án 4.1. Dự án tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm - Mục tiêu của dự án là cung cấp các món vay ưu đãi với lãi suất thấp cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thu hút người thất nghiệp, người chưa có việc làm nhằm tạo việc làm mới và giải quyết việc làm thêm cho người lao động. - Trong 5 năm, tổ chức cho vay từ Quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm nhằm tạo việc làm mới và việc làm thêm cho 1,7 triệu người; Doanh số cho vay cả thời kỳ đạt 9.500 tỷ đồng, nâng mức vay bình quân cho một chỗ làm việc hiện tại từ 3 triệu đồng lên 5-6 triệu đồng, cộng với vốn đối ứng của người vay vốn để có chi phí cho một chỗ làm việc lên 15-20 triệu đồng nhằm chuyển đổi chất lượng việc làm. - Đối tượng vay vốn là người thất nghiệp, người thiếu việc làm có nhu cầu tự tạo việc làm; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thu hứt và bố trí việc làm ổn định trên 1 năm cho người thất nghiệp, người chưa có việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu; Các cơ sở sử dụng nhiều lao động nữ đang gặp khó khăn, cần vay vốn để duy trì việc làm, tránh nguy cơ sa thải hàng loạt lao động nữ; Các cơ sở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số biện pháp cơ bản góp phần giải quyết việc làm ở nước ta.DOC
Tài liệu liên quan