Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I

 Qua hơn 35 năm hoạt động kinh doanh xây lắp dưới sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại, Công ty Xây lắp Thương mại I có nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta, góp phần xây dựng, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Xét trong giai đoạn 2001-2005 Công ty cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như sau:

- Về phân cấp phân quyền: Việc làm tốt chủ trương giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đội đã thực sự tạo ra rất nhiều các động lực cho sản xuất phát triển. Công ty từ chỗ bị bó hẹp trong hệ thống sản xuất, kinh doanh tập trung, luôn ở trong tình trạng phải chờ kế hoạch từ Bộ giao xuống, nay đã chủ động linh hoạt trong việc mở rộng tự tìm kiếm thị trường VLXD, thị trường xây lắp, khai thác các khả năng của mình, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, năm 2002 lao động gián tiếp tăng 7 người so với năm 2001 nhưng chỉ chiếm 14,39% so với tổng số lao động, giảm 0,34% so với năm 2001, năm 2003 và 2004 số lượng lao động gián tiếp vẫn giữ nguyên là 137 người. Điều này cho thấy cơ cấu lao động theo chức năng của Công ty ổn định từ năm 2001 đến 2004. Năm 2005 Công ty Xây lắp Thương mại tiến hành cổ phần hoá thực hiện theo Nghị định 41/ CP nên số lao động gián tiếp giảm 17 người so với năm 2004 và là năm có tỷ lệ lao động gián tiếp thấp nhất trong 5 năm. Công ty thực hiện chủ trương giảm biên chế, thu gọn các phòng ban, cải tạo lại bộ máy quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí gián tiếp. Số lao động trực tiếp vẫn tăng dần qua các năm: Trong đó, lao động trực tiếp hợp đồng ngắn hạn tăng mạnh từ 200 công nhân năm 2001 lên 228 công nhân năm 2005 do trong giai đoạn này Công ty kiếm được nhiều hợp đồng xây lắp, nhiều công trình mới được khởi công xây dựng nên số thợ tạm thời đi theo đội công trình tăng mạnh; thợ kỹ thuật cũng tăng 27 người, lao động kỹ thuật tăng, giảm không nhiều. 2.1.1.2. Cơ cấu lao động theo tuổi. Bảng 11: Cơ cấu lao động theo tuổi Đơn vị: người Độ tuổi 2001 2002 2003 2004 2005 18 – 39 250 280 277 300 315 40 – 49 447 455 467 503 495 50 – 59 163 172 164 169 160 60 – 65 36 45 29 17 20 Tổng số 896 952 937 978 990 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Bảng cơ cấu lao động theo tuổi ta nhận thấy đội ngũ lao động của Công ty chủ yếu nằm trong khoảng 18 đến 49 tuổí. Số lượng lao động trẻ từ 18 đến 49 tuồi liên tục tăng dần qua các năm. Ở độ tuổi này lao động có thể phát huy tối đa sức lực và trí lực cho công việc, cơ cấu lao động Công ty Xây lắp Thương mại thuộc loại trẻ, Công ty có thể tăng tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động của lớp lao động trẻ này. Lao động ở độ tuổi 60 – 65 có xu hướng giảm dần. Hầu hết họ là những người nằm trong bộ máy quản trị điều hành Công ty. 2.1.1.3. Cơ cấu lao động theo trình độ Bảng 12: Cơ cấu lao động theo trình độ Trình độ 2001 2002 2003 2004 2005 Đại học 91 93 93 92 95 Cao đẳng 182 99 84 87 67 Thợ kỹ thuật( bậc 4 trở lên) 513 530 530 540 540 Lao động phổ thông 200 230 230 268 288 Tổng số 896 952 937 987 990 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Lao động có trình độ đại học năm 2001 chiếm 10,15%; năm 2002 chiếm 9,76%; năm 2003 chiếm 9,92%; năm 2004 chiếm 9,32%; năm 2005 chiếm 9,59% so với tổng số lao động. Về mặt tỷ lệ thì số lao động có trình độ cao nhất là năm 2001. Các năm 2002, 2003, 2004, 2005 dao động ở mức trên 9%. Nguyên nhân của tỷ lệ lao động có trình độ giảm không phải do số lao động này giảm mà do số lao động phổ thông và thợ kỹ thuật tăng nhanh hơn. Qua 5 năm, số lao động ở trình độ cao đẳng có xu hướng giảm nhiều từ 182 người năm 2001 xuống còn 67 người năm 2005 tức là giảm khoảng 2/ 3 quân số. Số lao động này giảm là do sự thuyên chuyển lao động từ Công ty Xây lắp Thương mại sang các công ty khác. 2.2. Về bộ phận bán hàng Trung tâm KD VLXD & TM I và Trung tâm KD VLXD & TM II đều sử dụng chung một mô hình tổ chức quản lý là: mô hình quản lý chức năng trực tuyến, giám đốc trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Sơ đồ chức năng của 2 Trung tâm KD VLXD I và II Giám đốc Trung tâm Kế toán viên Chuyên viên kinh doanh Cán sự kinh doanh Trung tâm không chia thành các phòng ban cụ thể mà chỉ quy định chức năng nhiệm vụ cho mỗi thành viên, số lượng và chức năng các nhóm hoạt động kinh doanh của Trung tâm KD VLXD & TM I và II được thể hiện trong bảng sau: Bảng 13: Cơ cấu quản trị của 2 Trung tâm KDVLXD Chỉ tiêu Đơn vị 2001-2005 Trình độ Độ tuổi Trung tâm KDVLXD I Trong đó: Giám đốc Kế toán viên Cán sự kinh doanh Chuyên viên KD Người 12 01 02 03 06 ĐH Kinh Tế Quốc Dân ĐHLQLKD, Cao đẳng kinh tế, ĐH Thương Mại ĐH KTQD, Trung cấp kinh tế 25-50 50 27-28 26-38 25-43 Trung tâm KDVLXD II Trong đó: Giám đốc Kế toán viên Cán sự kinh doanh Chuyên viên KD Người 08 01 01 01 05 ĐH Kinh Tế Quốc Dân ĐH Tài Chính kế toán ĐH Tài Chính kế toán ĐH Thương Mại, Trung cấp 26-45 40 26 26 30-45 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Qua bảng cơ cấu ta thấy qui mô lao động của Trung tâm ở mức bình thường: số người làm việc trong Trung tâm I là 12, Trung tâm II là 8 người. Họ từ 25 đến 50 tuổi, đa số nằm trong khoảng 25 đến 38 tuổi. Lao động của Trung tâm thuộc loại trẻ, họ có thể phát huy mạnh mẽ tính năng động, năng suất làm việc và hiệu quả kinh doanh. Xét về trình độ, hầu hết họ đều đã tốt nghiệp đại học được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực bán hàng và quản trị chủ yếu là trường Kinh Tế Quốc Dân. Trình độ học vấn và độ tuổi có ảnh hưởng mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh VLXD: Thể hiện trong bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2001-2005, doanh thu bán VLXD bao giờ cũng chiếm trên 50% tổng doanh thu kinh doanh xây lắp. Trong khi thị trường VLXD những năm gần đây luôn có sự biến động mạnh mẽ, giá các loại VLXD hầu hết đã tăng giá làm cầu VLXD giảm đáng kể nhưng tốc độ tăng doanh thu bình quân của 2 Trung tâm vẫn đạt 12,25%/ năm. Hiện nay, Công ty đang có hướng mở rộng thị trường kinh doanh vật liệu xây dựng về các tỉnh Nam Định, Hà Tĩnh, Lạng Sơn,… 2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn và tài sản 2.3.1. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh Để dánh giá tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty chúng ta hãy xem bảng tổng hợp sau: Bảng 14: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 Lợi nhuận 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Vốn bình quân 182.065 198.720 196.212 206.558 213.223 Sức SX của vốn (DT/ vốn BQ ) 1,20 1,19 1,15 1,30 1,41 D.Lợi/ 1.000.000vốn 0,114 0,095 0,115 0,213 0,167 Từ bảng tổng hợp trên ta có thể rút ra những nhận xét sau: ◘ Sức sản xuất của vốn đã ở mức trung bình: Một triệu đồng vốn bỏ ra kinh doanh trung bình năm 2001 thu được 1,2 triệu đồng doanh thu, năm 2002 là 1,19 triệu đồng doanh thu, năm 2003 là 1,15 triệu đồng doanh thu, năm 2004 là 1,3 triệu đồng doanh thu. Tốc độ tăng sức sản xuất của vốn năm 2002 và 2003 giảm, xong đến 2 năm tiếp theo lại có mức tăng cao đặc biệt là năm 2005 một triệu đồng tiền vốn bỏ ra thu được 1,41 triệu đồng doanh thu. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty ở mức trung bình, Công ty chưa khai thác tối đa sức sản xuất của vốn. ◘ Chỉ tiêu doanh lợi trên 1.000.000 đồng vốn kinh doanh của Công ty cũng ở mức trung bình: Cứ 1.000.000 đồng vốn bỏ ra kinh doanh năm 2001 thu được 0,114 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 thu được 0,095 triệu đồng, năm 2003 thu được 0,115 triệu đồng, năm 2004 thu được 0,213 triệu đồng, năm 2005 thu được 0,167 triệu đồng. Khác với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn bình quân, chỉ tiêu này lại có sự dao động đáng kể năm tụt xuống 0,095 triệu đồng năm lại lên đến 0,213 triệu đồng. Để xét một cách rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta xem xét sự biến động của hai chỉ tiêu này qua hai biểu đồ sau: Biểu đồ 2: Sự biến động sức Biểu đồ 3: Sự biến động của sản xuất của vốn doanh lợi/ vốn Như vậy, Sức sản xuất vốn kinh doanh của Công ty binh thường, mức lợi nhuận do vốn sinh ra chưa cao và tốc độ tăng chỉ tiêu này còn chưa ổn định. Do vậy hiểu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng chưa được cao. 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu Xét cho cùng khi đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp, thì chúng ta phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Vì đây mới chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của những đồng vốn mà chính doanh nghiệp tự bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thấy được tình hình hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2005 qua bảng tổng hợp sau: Bảng 15: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Lợi nhuận Tr.đồng 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 Vốn CSH Tr.đồng 96.814 105.267 105.350 108.973 110.210 Tốc độ tăng liên hoàn % 100 108,731 100,078 103,439 101,135 Doanh lợi/1.000.000vốn CSH Tr.đồng 0,214 0,179 0,212 0,404 0,322 Tốc độ tăng liên hoàn % 100 83,644 118,435 190,566 79,703 Cũng như chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cũng ở mức trung bình cụ thể: Cứ 1.000.000 đồng vốn năm 2001 tạo ra 0,214 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,179 triệu đồng, năm 2003 là 0,212 triệu đồng, năm 2004 là 0,404 triệu đồng, năm 2005 là 0,322 triệu đồng. 2.3.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định chiếm một tỉ trọng lớn, và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm cũng như chất lượng của nó ở mỗi công ty. Do vậy quản lý, sử dụng tài sản cố định tốt là chìa khoá giúp cho các công ty có thể thành công trên thương trường. Bảng 16: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 Lợi nhuận 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 TSCĐ bình quân 48.255 62.188 62.571 70.806 75.080 Sức sản xuất của TSCĐ 4,561 3,828 3,601 3,794 4,009 Sức sinh lời của triệu đồng TSCĐ 0,430 0,303 0,359 0,622 0,473 Suất hao phí TSCĐ 0,219 0,261 0,277 0,263 0,249 Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể đưa ra các nhận xét sau: ◘ Chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ của Công ty ở mức độ khá. Tuy nhiên nó lại có xu hướng giảm dần qua các năm cụ thể: cứ 1.000.000 đồng TSCĐ năm 2001 tạo ra 4,561 triệu đồng doanh thu; năm 2002 tụt xuống 3,828 triệu đồng; năm 2003 chỉ còn 3,601 triệu đồng; 2 năm tiếp theo chỉ tiêu này có hướng tăng trở lại. Sức sản xuất TSCĐ không ổn định có năm tăng, có năm lại giảm mạnh: mức đầu tư thêm TSCĐ không tương xứng với sức sản xuất của TSCĐ, năm 2001 TSCĐ của Công ty chỉ có 48.255 triệu đồng tương ứng với sức sản xuất là 4,561 triệu đồng, trong khi đó năm 2003 TSCĐ bình quân là 62.571 triệu đồng tăng thêm 14.316 triệu đồng mà sức sản xuất chỉ có 3,601 triệu đồng. ◘ Sự biến động không ổn định chỉ tiêu sức sản xuất TSCĐ kéo theo chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ cũng không ổn định, cứ 1.000.000 đồng TSCĐ năm 2001 sinh ra 0,430 triệu đồng lợi nhuận, năm 2003 chỉ tiêu này giảm 0,127 triệu đồng, năm 2004 chỉ tiêu này tăng thêm 0,056 triệu đồng. Năm 2004 có sự gia tăng đột biến ở mức cao, lợi nhuận do 1.000.000 đồng TSCĐ cho ra 0,622 triệu đồng lợi nhuận, đến năm 2005 lại tụt xuống 0,473 triệu đồng. ◘ Xét chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ cho thấy giữa chỉ tiêu này với 2 chỉ tiêu trên có quan hệ với nhau: năm có suất hao phí TSCĐ thấp sẽ có tỉ suất sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ cao. Từ năm 2001 đến năm 2003 suất hao phí tăng dần thì sức sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ giảm dần, năm 2004 và 2005 suất hao phí giảm thì suất sinh lời và sức sản xuất của TSCĐ cũng tăng dần. Như vậy, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ ở mức trên trung bình. Tình trạng này đã xảy ra cả ở các chỉ tiêu sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu sức sản xuất của vốn đồng thời chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ của Công ty lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty chưa được hoàn thiện. 2.3.4. Tình hình sử dụng tài sản lưu động Tài sản lưu động là bộ phận thứ 2 tạo nên toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu như tài sản cố định được ví như những cỗ máy thì tài sản lưu động được coi như là nhiên liệu dầu mỡ, bôi trơn giúp cho cỗ máy kia có thể hoạt động được. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty trong những năm gần đây, chhúng ta hãy xem xét bảng tổng hợp sau: Bảng 17: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu (triệu đồng) 220.093 238.077 225.352 268.667 301.000 Lợi nhuận (triệu đồng) 20.759 18.880 22.489 44.083 35.574 TSLĐ BQ (triệu đồng) 133.810 136.532 133.641 135.752 138.143 Mức sinh lời của TSLĐ (triệu đồng) 0,155 0,138 0,168 0,324 0,257 Số vòng quay TSLĐ (lần) 1,644 1,743 1,686 1,979 2,178 Thời gian luân chuyển (ngày) 218,978 206,540 213,523 181,910 165,289 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ (triệu đồng) 0,608 0,573 0,593 0,505 0,459 ◘ Nhìn chung, suất sinh lời của TSLĐ ở mức trung bình 1 triệu đồng TSLĐ năm 2001 tạo ra 0,155 triệu đồng lợi nhuận, năm 2002 là 0,138 triệu đồng, năm 2003 là 0,168 triệu đồng, năm 2004 là 0,324 triệu đồng và năm 2005 là 0,257 triệu đồng. Qua 5 năm phân tích cho thấy chỉ tiêu này có mức biến động ngược chiều nhau cụ thể năm 2002 giảm 0,017 triệu đồng lợi nhuận so với năm 2001; năm 2005 giảm 0,067 triệu đồng lợi nhuận so với năm 2004. Mức độ biến động đáng kể cho thấy tình hình sử dụng TSLĐ của Công ty còn chưa hiệu quả. ◘ Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động của Công ty ở mức độ trung bình thấp. Năm 2001 TSLĐ quay được 1,644 lần, năm 2002 là 1,743 lần, năm 2003 là 1,686 lần, năm 2004 là 1.979 lần, năm 2005 là 2,178 lần. Số vòng quay TSLĐ có xu hướng tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu tốt trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ ◘ Ngược với chỉ tiêu số vòng quay TSLĐ, chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSLĐ có xu hướng biến động ngược lại, nó cho biết 1 triệu đồng TSLĐ tạo ra ◘ Chỉ tiêu thời gian luân chuyển của TSLĐ = 360(ngày)/ chỉ tiêu số vòng quay của TSLĐ; như vậy nó sẽ có sự biến động ngược với chỉ tiêu số vòng quay của TSLĐ. Để vốn lưu động quay được 1 vòng trong năm, năm 2001 cần 218,978 ngày; năm 2002 cần hết 206,540 ngày; năm 2003 cần hết 213,523 ngày; năm 2004 cần hết 181,910 ngày; năm 2005 cần hết 165,289 ngày. Xu hướng giảm của thời gian luân chuyển TSLĐ phản ánh dấu hiệu tốt trong công tác thực hiện huy động vốn cũng như thu hồi, quay vòng vốn lưu động của Công ty. 2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng Công ty Xây lắp Thương mại I luôn quan tâm chú ý tới đời sống, vật chất, tinh thần, lợi ích người lao động. Số lượng người lao động trong công ty tương đối nhiều: năm 2001 là 986 người đến năm 2005 là 990 người và biên độ biến động khoảng 94 người, như vậy số lượng lao động của Công ty tương đối ổn định. Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 300 người làm việc theo đội công trình góp phần vào chiến lược giải quyết nạn thất nghiệp ở nước ta. Lương của cán bộ công nhân viên đều tăng qua các năm. Hàng năm Công ty đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn triệu đồng. Công ty Xây lắp Thương mại I đã tiến hành thi công xây dựng nhiều công trình văn hoá xã hội, các khu chung cư, các khu công nghiệp tại thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trên cả nứơc thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta. Đồng thời việc xây dựng các công trình như vậy có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của bộ mặt xã hội đất nước ta, các công trình là tài sản của xã hội do đó một đất nước có càng nhiều công trình kiến trúc đẹp thì giá trị xã hội của nó càng lớn. Mặt khác các khu công nghiệp mọc lên sẽ thu hút thêm nhiều lao động, tạo việc làm cho nhiều người giảm bớt nạn thất nghiệp ở nước ta hiện nay. Các chỉ tiêu này được cụ thể dưới bảng sau: Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng lao động Người 896 952 937 987 990 Tốc độ tăng lao động liên hoàn % 100 106,25 98,42 105,33 100,30 Tổng quỹ lương Tr. đồng 10.867 9.034 11.160 12.200 14.000 Lương bình quân Đ/ ng/tháng 750.000 783.000 810.000 942.000 1.200.000 Tốc độ tăng lương liên hoàn % 100 104,40 103,44 116,30 127,39 Nộp ngân sách Tr. đồng 9.014 9.109 9.136 9.278 10.003 Tốc độ tăng nộp ngân sách liên hoàn % 100 101,05 100,30 101,55 107,81 Để thấy được rõ hơn mức độ biến động của các chỉ tiêu này, chúng ta xem các biểu đồ sau: Biểu đồ 4: Thu nhập bình quân một lao động qua các năm Biểu đồ 5: Số lượng lao động qua các năm Biểu đồ 6: số tiền nộp ngân sách Nhà nước qua các năm III. Đánh giá tổng quát kết quả sản xuất, kinh doanh xây lắp của Công ty Xây lắp Thương mại I 3.1. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại 3.1.1. Những kết quả đạt được Qua hơn 35 năm hoạt động kinh doanh xây lắp dưới sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại, Công ty Xây lắp Thương mại I có nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta, góp phần xây dựng, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xét trong giai đoạn 2001-2005 Công ty cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như sau: - Về phân cấp phân quyền: Việc làm tốt chủ trương giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho các đội đã thực sự tạo ra rất nhiều các động lực cho sản xuất phát triển. Công ty từ chỗ bị bó hẹp trong hệ thống sản xuất, kinh doanh tập trung, luôn ở trong tình trạng phải chờ kế hoạch từ Bộ giao xuống, nay đã chủ động linh hoạt trong việc mở rộng tự tìm kiếm thị trường VLXD, thị trường xây lắp, khai thác các khả năng của mình, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Từ năm 2002 theo quyết định của Ban giám đốc Công ty được Bộ Thương Mại thông qua, các đội xây dựng có thể tự tìm kiếm các dự án, tự đứng ra tranh thầu ở tất cả các lĩnh vực mà đội có thể làm, Công ty giao quyền tự hạch toán các công trình của đội sau đó trình lên Ban giám đốc Công ty duyệt. - Về hiệu quả sản xuất, kinh doanh: Qua phân tích tổng quát hiệu quả kinh tế xã hội của Công ty là đạt yêu cầu; các chỉ số ROA; ROE của Công ty đều ở mức tương đối cao và tăng dần qua các năm cho thấy Công ty có xu hướng làm ăn phát đạt hơn, Công ty hoàn toàn có thể mở rộng qui mô vốn vay đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh. Tình hình bố trí, sử dụng lao động thực hiện tốt, đội ngũ lao động của Công ty trẻ khoẻ, năng động , có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản ở các trường có danh tiếng như trường ĐHKTQD, ĐHTM, ĐHXD, ĐHTCKT. - Về công tác lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty: thực hiện rất tốt từ công tác xác định căn cứ lập kế hoạch, dự đoán nhu cầu xây lắp, xác định khối lượng xây lắp năm trước chuyển sang,…Việc thực hiện chính xác công tác lập kế hoạch hàng năm cũng là xác định kế hoạch hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty trong những năm tới. 3.1.2. Những tồn tại Bên cạnh những kết quả mà Công ty Xây lắp Thương mại I đạt được vẫn còn một số vấn đề hạn chế làm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty chưa được cao. Các vấn đề hạn chế thể hiện ở các điểm sau: - Như đã phân tích ở mục các nhân tố cấu thành hiệu quả sản xuất kinh doanh bên trên thì hầu hết các chỉ tiêu đều ở mức độ trung bình: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; hiệu quả sử dụng TSLĐ; hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Riêng có hiệu quả sử dụng tài sản cố định là ở mức trên trung bình. Có một đặc điểm chung ở các chỉ tiêu này là sự biến động giữa các năm của chúng có hướng tăng giảm ngược chiều nhau và không ổn định. Tổng hợp các yếu tố cấu thành hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ở mức độ trung bình. - Xung quanh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, kinh doanh thì vẫn còn một số chỉ tiêu làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như: chỉ tiêu suất hao phí TSCĐ có xu hướng tăng liên tiếp trong 3 năm, năm 2001 là 0,219 triệu đồng, năm 2002 tăng thêm 0,042 triệu đồng, năm 2003 tăng thêm 0,016 triệu đồng so với năm 2002; chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có xu hướng giảm từ 0,608 triệu đồng năm 2001 xuống còn 0,459 triệu đồng năm 2005. Hai chỉ tiêu này làm hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm sút mạnh. - Về thị trường tiêu thụ của Công ty cũng còn một số hạn chế: Ở thị trường trong nước, chủ yếu Công ty mới chỉ khai thác ở thị trường miền Bắc và một phần thị trường miền Trung. Còn về thị trường quốc tế, Công ty chỉ mới xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng tiêu dung như: gỗ, cao su, vừng, vải,… sang Trung Quốc. Công ty chưa phát huy được tiềm năng nội lực chính của mình để mở rộng thị trường xây lắp sang Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN. Hàng hoá xuất sang Trung Quốc chủ yếu là hàng sơ chế hoặc nguyên liệu chưa qua chế biến, do vậy doanh thu hàng năm từ xuất khẩu không cao chỉ chiếm từ 0,8% đến 2,2% tổng doanh thu. - Về nghiên cứu tìm hiểu thị trường: Hiện nay Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về công tác Marketing, tất cả những công việc liên quan đến vấn đề này đều do Trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng I và II đảm nhận. Hiệu quả của đội ngũ nhân viên kinh doanh ở 2 trung tâm này không phát huy được sức mạnh của chiến lược tiêu thụ sản phẩm trong Công ty. Không có bộ phận Marketing riêng thì việc thu thập thông tin tài liệu về thị trường tiêu thụ sẽ khó và không đầy đủ dẫn tới hạn chế về khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nó trực tiếp làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Vấn đề vốn của Công ty cũng là một nguyên nhân dẫn tới tính hiệu quả còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm cỡ của một Công ty như vậy. Đây là khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp. Tại Công ty Xây lắp Thương mại I đang lâm vào tình trạng này, Công ty đầu tư mở rộng một cách manh mún, vòng quay của vốn chậm nó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.2. Những nguyên nhân gây ra hạn chế 3.2.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty Qua thời gian thực tập tại Công ty, cùng với những phân tích đánh giá nêu trên, em mạnh dạn nêu ra những nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại của Công ty như sau: + Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện nay của Công ty tương đối rộng vì bao gồm nhiều đơn vị thành viên (trong đó có 6 Chi nhánh; 5 Xí nghiệp xây lắp; 2 Trung tâm kinh doanh VLXD) nên đã khó khăn trong việc nắm bắt tình hình xây lắp cũng như quản lý các đơn vị thành viên đặc biệt là 2 chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Việc tiếp xúc giữa Công ty và các đơn vị thành viên chủ yếu chỉ thực hiện qua những báo cáo gửi qua fax hoặc qua điện thoại. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định năng lực thực tế cũng như trình độ của cán bộ nhân viên các đơn vị này. Hơn nữa cũng do thủ tục lập và xét duyệt nên các đơn vị thành viên có xu hướng trình bản báo cáo thời kỳ và kế hoạch không sát với khả năng thực tế của mình lên Công ty để được giao các chỉ tiêu kinh doanh xây lắp thấp hơn khả năng thực tế vì khi họ làm vượt chỉ tiêu do Công ty giao thì sẽ được hưởng tuỳ theo mức vượt. Như vậy, sẽ dẫn tới tình trạng đánh giá sai về hiệu quả sản xuất kinh doanh thực tế của các đơn vị. + Hệ thống truyền tin và cung cấp thông tin từ cơ sở đến Công ty còn bộc lộ nhiều chỗ hổng. Các phòng ban, các xí nghiệp, các đội còn chưa có các phương thức trao đổi thông tin, hỗ trợ thông tin lẫn nhau có hiệu quả để cùng thực hiện dự án, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Những luồng thông tin quan trọng về chủ đầu tư, nhà cung ứng không được cung cấp đầy đủ trong suốt vòng đời dự án. Công ty Xây lắp Thương mại I trực thuộc quản lý của Bộ Thương Mại do vậy trong nhiều trường hợp Công ty phải xin ý kiến từ bên trên, các quyết định quan trọng cũng phải thông qua Bộ thời gian chờ quyết định lâu, hàng năm Công ty đều xác định chiến lược kinh doanh riêng cho từng thời kỳ nhưng phải trình lên, trình xuống nhiều lần mới được duyệt, làm chậm tiến độ triển khai kế hoạch. Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh và nhanh chóng chớp thời cơ kinh doanh của Công ty cũng bị hạn chế bởi thủ tục xin phép nhiều tầng lớp này. + Công tác điều động xe máy thi công còn yếu chưa đảm bảo về thời gian, sự luân chuyển xe máy thi công khi có nhiều công trình thi công gối tiếp nhau làm chậm tiến độ thi công, kéo dài thời gian thi công, không bàn giao một số công trình đúng thời hạn. + Kế hoạch sử dụng lao động chưa được thực hiện thông suốt từ Công ty, các xí nghiệp thành viên đến các đội, nhất là kế hoạch điều động lao động từ các công trường khác, từ các đơn vị khác trong Công ty. Công tác bố trí sử dụng lao động trên công trường diễn ra tình trạng một cán bộ kỹ sư quản lý quá nhiều công nhân. + Quản lý vật tư vật liệu không chặt chẽ, tỷ lệ hao hụt cao dẫn đến chi phí mua tăng. Việc mua vật tư, vật liệu không đủ chứng từ, gây ách tắc trong việc thanh quyết toán công trình. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty là kết quả tổng hợp các yếu tố mà Công ty bỏ ra kinh doanh xây lắp so với kết quả mà Công ty nhận được sau 1 chu kỳ kinh doành. Tất cả các yếu tố kể trên đều là những nguyên nhân chủ yếu kiềm chế hiệu quả sản xuất, kinh doanh xây lắp của Công ty. + Trong lĩnh vực kinh doanh Công ty chưa xây dựng được các chính sách giá VLXD, chính sách chiết khấu hàng bán và công trình xây lắp, chính sách nợ của doanh nghiệp và cho khách hàng. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới việc mở rộng và thu hút khách hàng của Công ty. Đồng thời làm hiệu quả kinh doanh xây lắp không tiến lên được. 3.2.2. Nguyên nhân khách quan bên ngoài + Sự biến động lớn của các chính sách, các quy định của Nhà nước trong quản lý xây dựng nói riêng và trong quản lý kinh tế nói chung đã tác động đến công tác quản lý xây dựng kế hoạch của toàn doanh nghiệp + Các thủ tục hành chính ở mỗi địa phương lại khác nhau và có độ chênh lệch nhất định so với pháp luật. Các thủ tục hành chính rườm rà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32620.doc
Tài liệu liên quan