Chuyên đề Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

Nhờ mở cửa được thị trường nên xuất khẩu của ta vào Hoa Kỳ đã tăng hơn 2 lần so với năm 2001, kim ngạch ước đạt 2,42 tỷ USD.

Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ năm 2003 sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình Irắc và biến động giá dầu thô, tuy gần đây Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra các chính sách mới nhằm phục hồi kinh tế. Do hiệu ứng mở thị trường sẽ giảm dần nên xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003 khó duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như năm 2002, dự kiến kim ngạch đạt 3,2tỷ USD tăng khoảng 35%. Mức tăng tuyệt đối gần 800 - 900 triệu USD trong đó dự kiến thủy sản sẽ tăng 130 triệu USD.

Tuy đã đạt được tăng trưởng nhưng nhìn chung ta chưa tận dụng được hết các cơ hội do Hiệp định mang lại. Nguyên nhân khách quan là Hiệp định mới có hiệu lực được 1 năm, luật pháp Hoa Kỳ phức tạp nhưng cần thừa nhận công tác

nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ còn tản mạn và thiếu tính định hướng. Vì vậy thời gian tới Bộ thương mại sẽ phối hợp với các Hiệp hội nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ theo từng ngành hàng chuyên sâu để tăng cường thâm nhập vào mạng lưới phân phối trên thị trường này

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biên pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới với mức GNP đạt xấp xỉ 10.000 tỷ USD vào 2000; mỗi năm Hoa Kỳ tiêu thụ một lượng hàng hoá và dịch vụ trị giá 5.500 tỷ USD trong đó giá trị hàng nhập khẩu là 1.100 tỷ USD. Xã hội Hoa Kỳ là xã hội tiêu thụ bởi vì phần thu nhập dành cho tiêu dùng rất lớn. Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở Hoa Kỳ là khoảng 36.200 USD năm 2000. Tuy là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng Hoa Kỳ cũng phải nhập nhiều nguyên liệu từ các nước khác. Trong số 170 nước xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, Việt Nam đứng thứ 72. Thủy sản là một trong số những mặt hàng Việt Nam đã xuất sang Hoa Kỳ và có tiềm năng khai thác thế mạnh của mình. Theo dự báo của tổ chức FAO thì với sự gia tăng của dân số và thu nhập bình quân đầu người cùng với xu hướng thay thế thực phẩm có nguồn gốc thủy sản cho thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác từ mức tiêu dùng của thị trường Mỹ sẽ còn cao hơn nữa. 1.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh thuỷ sản tại Hoa Kỳ Hoa Kỳ là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 trên thế giới sau Nhật Bản với trị giá nhập khẩu trên 8 tỷ USD/năm. Năm 2000, Hoa Kỳ nhập khẩu thủy sản từ 130 nước trên thế giới với khối lượng 1,6 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 10 tỷ USD. Người tiêu dùng Hoa Kỳ sử dụng xấp xỉ 80% tổng sản lượng thủy sản của thế giới, trong đó hơn một nửa từ nhập khẩu. Hoa Kỳ có khoảng 1300 nhà máy chế biến thủy sản với trang bị hiện đại, đóng góp khoảng 25 tỷ USD vào tổng thu nhập quốc dân. Có thể khẳng định Hoa Kỳ là thị trường có tiềm năng rất lớn đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. 1.2.2. Những mặt hàng thuỷ sản nhập vào Hoa Kỳ: Cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập vào Hoa Kỳ rất đa dạng bao gồm những mặt hàng chủ yếu sau: - Tôm: mặt hàng được dân chúng Hoa Kỳ ưa thích nhất và tiêu thụ với khối lượng rất lớn, từ năm 1998 đến năm 2000, nước này nhập khẩu khoảng 3,1 tỷ USD mỗi năm, 50% (khoảng 166.000 tấn) khối lượng tôm được nhập từ Châu á. Lượng tôm nhập qua các năm là 263.000 tấn (1997); 288.928 tấn (1998); 300.000 tấn (1999), nhập khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ thường tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. - Cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh: Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về cá da trơn nước ngọt thịt trắng như cá basa (Pangasus hypopth thal mus), cá tra Pangasius bocourti) tương tự với loài cá nheo Hoa Kỳ (Ictalurus punctatus) thường được gọi là catfish. Cá basa và cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu từ các nước Huyana, Braxin, Thái Lan, Canađa và Việt Nam, trong đó nhập từ Việt Nam chiếm 80%. - Tôm hùm sống, tươi và ướp lạnh Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ tôm hùm lớn nhất thế giới. Người dân Hoa Kỳ hiện thường chuộng tôm hùm sống hoặc ướp đá; nhu cầu về mặt hàng này luôn ở mức cao. - Cá Ngừ nguyên con ướp đông lạnh: từ năm 1990 Hoa Kỳ phải nhập khẩu cá ngự. Năm 1995, Hoa Kỳ nhập khẩu 130.000 tấn cá Ngừ nguyên liệu trị giá 460 triệu USD để cứu hàng loạt nhà máy đóng hộp cá Ngừ khỏi nguy cơ phá sản. - Cá Ngừ đóng hộp Mặc dù là nước công nghệ đóng hộp cá Ngừ mạnh nhất thế giới, nhưng năm 1996 Hoa Kỳ phải nhập khẩu 110.000tấn cá Ngừ đóng hộp trị giá hơn 230 triệu USD. - Cá Hồi nguyên con ướp lạnh: Hoa Kỳ đứng thứ 2 thế giới về khai thác cá Hồi với sản lượng 550 tấn năm 1995, nhưng người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nuôi nhân tạo ở Nauy, Canađa và Chi Lê nên nước này mỗi năm nhập khẩu tới gần 60.000 tấn cá Hồi trị giá 280 triệu USD. - Điệp tươi và ướp lạnh: Hoa Kỳ là nước tiêu thụ điệp lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản. Năm 1995 sản lượng nhập khẩu là 26.000 tấn, trị giá 216 triệu USD. Nhìn chung do thói quen tiêu dùng nên cơ cấu mặt hàng thủy sản nhập khẩu là vào Hoa Kỳ rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại thủy sản nước mặn hoặc nước ngọt, nguyên liệu hoặc đã qua chế biến. Do có sức mua lớn nên khối lượng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này hiện rất lớn và mức tăng trưởng vẫn duy trì ở mức độ cao. Các doanh nghiệp đánh bắt và sản xuất thủy sản Việt Nam có thể tăng cường đầu tư để nâng cao sản lượng phục vụ cho xuất khẩu. 1.3. Các tiêu chuẩn đa dạng về hàng thủy sản nhập khẩu: Hoa Kỳ nhập nhiều hàng hoá, đa dạng cả về chủng loại và cấp bậc chất lượng. Điều đó cũng có nghĩa là mọi loại hàng hoá với mọi cấp độ về chất lượng đều được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận - hàng hoá cao cấp cho những người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Tuy nhiên hàng hoá nhập vào thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, nhãn mác hàng hoá, các tiêu chuẩn về lao động, các qui định về môi trường, vệ sinh dịch tễ, các hạn chế về hạn ngạch... Tùy theo từng ngành hàng mà hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia (do Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ - ANSI đặt ra) hoặc tiêu chuẩn ngành chẳng hạn như các qui định về kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) thuộc Bộ y tế và Dịch tễ nhân đạo Hoa Kỳ. Những khác biệt về tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống chứng nhận sản phẩm có thể cản trở việc nhập khẩu hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ và có thể được sử dụng để phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu. Cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đến từng nhóm hàng có trách nhiệm thi hành các tiêu chuẩn này tại cửa khẩu. 1.3.1. Quy định của Hoa Kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản: - Không phải mọi doanh nghiệp có hàng thủy sản đều có thể đưa hàng vào Hoa Kỳ. Bộ Luật Liên bang hk21 CFR quy định từ ngày 18/12/1997 chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện chương trình HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn), có hiệu quả mới được đưa hàng thủy sản vào Hoa Kỳ. - HACCP là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa (preventive) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (food safety) và chất lượng thực phẩm (food quality) thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn. - Hệ thống HACCP nhấn mạnh vai trò của nhà sản xuất. - Thường xuyên ngăn ngưa và xử lý kịp thời những mối nguy đáng kể xâm nhập vào sản phẩm từ khâu nguyên liệu tới sản phẩm cuối cùng. - Phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo sản phẩm an toàn, vệ sinh thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng. 1.3.2. Các cơ quan của nước xuất khẩu có thẩm quyền kiểm tra chương trình HACCP: Cơ quan này có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp, soát vé các chương trình HACCP, lấy mẫu và phân tích các sản phẩm cuối cùng, các cơ quan giám định có quyền lực của quốc gia xuất khẩu sẽ ký và cấp giấy chứng nhận vệ sinh. Giấy này được gửi kèm mỗi chuyến giao hàng. Ngoài ra, thỉnh thoảng Hoa Kỳ cử các giám định viên đến nước xuất khẩu để chính thức giám định sản phẩm trước khi xuất khẩu. Các giám định viên này đưcợ đào tạo về công nghệ vệ sinh. Kiểm tra và giám định chất lượng thủy hải sản. Họ được huấn luyện về sự phát triển và ứng dụng các khái niệm HACCP đối với thực phẩm tươi sống như cá, tôm, mực... và có kinh nghiệm thực tế đối với việc giám định các tàu cá, bến cá và dây chuyền chế biến thủy hải sản. Theo thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến 5/2001, Việt Nam có khoảng 120 doanh nghiệp có hàng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có 75 doanh nghiệp đã đạt được tiêu chuẩn HACCP. Chi phí để thực hiện HACCP chủ yếu phụ thuộc vào khoảng cách giữa cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp với các yêu cầu để đảm bảo thực hiện chương trình HACCP. Khoảng cách này càng xa thì chi phí càng lớn - Chi phí đầu tư để thực hiện HACCP ở một đơn vị là từ 5000 USD đến 50.000 USD trong thời gian 1 năm. 1.3.3. Quy trình chấp nhận an toàn vệ sinh sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ: Đánh giá tính an toàn vệ sinh đối với sản phẩm thuỷ sản bằng tập hợp các chỉ tiêu phản ánh các mối nguy hại đối với người tiêu dùng như: - Về vật lý: tồn tại mảnh kim loại, thủy tinh, vật sắc nhọn... - Về hoá học: dư lượng kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh sản và sinh trưởng, thuốc chữa bệnh cho thủy sản, độc tố từ thức ăn nuôi thủy sản, độc tố từ thức ăn nuôi thủy sản như Aflatoxin, nguyên liệu có nguồn gốc từ công nghệ biến đổi gen: các hoá chất bảo quản, chất tẩy rửa và khử trùng, các chất phụ gia và tạo màu... - Về sinh học: ký sinh trùng, virut, vi sinh vật gây bệnh, tảo có độc tố và độc tố sinh học.... Các nhân tố trên sẽ gây hại ngay hoặc tích tụ sau một thời gian sử dụng; ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng, làm họ không những khó hấp thụ được nguồn dinh dưỡng của sản phẩm mà còn phải chịu hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng và nhiều khi gây ra đại dịch.... Tiến trình cho phép nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ được chia thành 2 giai đoạn: * Giai đoạn 1: Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận từng doanh nghiệp: - Doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu đệ trình chương trình kiểm soát an toàn trong chế biến thủy sản (HACCP) bao gồm cả nội dung kiểm soát các mối nguy trong thủy sản nuôi trồng cho Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). - FDA xem xét kế hoạch HACCP, khi cần thanh tra đến kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì cho phép doanh nghiệp đó được nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. - FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu. Nếu phát hiện không đảm bảo an toàn hoặc có các vi phạm về ghi nhãn, về tạp chất thì lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu hoặc yêu cầu hủy bỏ tại chỗ, đồng thời tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet theo chế độ cảnh báo nhanh (Detertion). 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này tiếp tục bị tự động giữ lại cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động "A" (Automatic Detertion). Chỉ sau khi 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn và doanh nghiệp có đơn đề nghị, FDA mới bỏ tên doanh nghiệp đó ra khỏi mạng cảnh báo. * Giai đoạn 2: Công nhận ở cấp quốc gia, thông qua ký kết văn bản ghi nhớ (MOU) giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát an toàn thủy sản ở nước xuất khẩu. Nếu nước xuất khẩu đã ký được MOU với Hoa Kỳ thì cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thủy sản vào Hoa Kỳ mà không cần xuất trình HACCP. Cho đến tháng 7/2000, FDA của Hoa Kỳ mới được ký được MOU riêng cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ với Hàn Quốc, Canada và vài nước Nam Mỹ. 1.4. Tình hình cạnh tranh xuất khẩu thủy sản trên thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là thị trường hấp dẫn đối với những quốc gia xuất khẩu thủy sản. Tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thủy sản ở Hoa Kỳ trong thời gian qua rất quyết liệt với một loạt các vụ kiện. Chính phủ và các nhà doanh nghiệp mỗi nước đều rất nỗ lực để thâm nhập và giành thị phần tối đa trên thị trường quan trọng nhất thế giới hiện này. Để thâm nhập thành công vào thị trường này, điều cần thiết là phải nhận diện và đánh giá đúng sức mạnh và những lợi thế của các nhà cạnh tranh quốc tế này. 1.4.1. Trước hết phải kể đến các doanh nhân Hoa Kỳ. Các nhà sản xuất, kinh doanh nội địa tại Hoa Kỳ là những nhà kinh doanh kỳ cựu. Không chỉ nắm vững tập quán và luật lệ kinh doanh của Hoa Kỳ cũng như quốc tế, họ còn ưu thế về vốn, công nghệ và trình độ kinh doanh tiên tiến. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường kinh doanh ở mảng thị trường cao cấp, số lượng lớn, hàng hoá chế biến tinh xảo và sử dụng nhiều lao động quá khứ với các đặc tính: - Sản phẩm thường có nhãn hiệu nổi tiếng và có uy tín trên thị trường thế giới. - Hàng hoá thường là những sản phẩm độc đáo, có chất lượng hàng đầu thế giới. Để đẩy mạnh việc bán sản phẩm của mình, các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường rất chú trọng đến công tác tiếp thị, quảng cáo và thực hiện nó như một nghệ thuật rất cao giúp cho các Công ty Hoa Kỳ giành được ưu thế đối với các đối thủ trên thị trường bản địa. Ngoài ưu thế về vốn, công nghệ và trình độ kinh doanh, thông thạo thị trường, các Công ty Hoa Kỳ còn được sự hỗ trợ của các chính sách của Nhà nước, được sự bảo hộ của hàng rào thuế quan và phi thuế quan rất tinh vi và phức tạp, nên chắc chắn họ là những đối thủ mạnh hàng đầu và đáng quan tâm nhất. Thời gian qua, để đối phó với sự cạnh tranh về giá của cá tra, cá basa của doanh nghiệp Việt Nam các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã nhận được sự hỗ trợ 100 triệu USD từ Chính phủ. Chính phủ rất lo ngại về sự cạnh tranh của cá Việt Nam đã khiến các nhà sản xuất cá Hoa Kỳ ra sức vận động để Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một đạo luật liên quan đến nhập khẩu cá da trơn (catfish). Để có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh với họ, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác và cố gắng tối đa tránh đối đầu trực tiếp. Biện pháp thích hợp hơn cả khi cạnh tranh với họ là tìm ra những khe hở, điểm yếu của họ (giá cả cao, ít quan tâm đến thị trường bình dân) để phát huy sức mạnh lợi thế so sánh của mình. Tuy nhiên phải nắm vững hệ thống luật pháp thương mại của nước họ để tránh những sai sót có thể xảy ra. 1.4.2 Thứ hai là cá doanh nghiệp Mêhicô và Canada: Do tham gia khối NAFTA, doanh nghiệp của hai quốc gia này được hưởng những điều kiện ưu đãi và thuận lợi hơn doanh nghiệp của các nước khác và trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Các doanh nghiệp Mêhicô và Canada rất hiểu biết thị trường Hoa Kỳ, có khoảng cách địa lý gần Hoa Kỳ nhất, hàng hoá của họ cũng được ưu đãi và dễ dàng xâm nhập thị trường này. Thêm vào đó, nhờ những qui định ràng buộc của NAFTA nên họ thường được nâng đỡ, rất ít khi bị trả đũa hoặc bị trường phát về thương mại như các doanh nghiệp của EU, Nhật Bản và các quốc gia khác. Mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của họ: tôm hùm, cua, cá nước ngọt, phi lê tươi và đông lạnh. Khả năng cạnh tranh của hàng thủy san Mêhicô có ưu thế hơn so với Việt Nam ở những điểm sau: - Có hệ thống phân phối trực tiếp - Thời gian bảo quản ngắn - Chi phí vận tải thấp 1.4.3. Thứ 3 là các doanh nghiệp EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ, Băng la đet và các nước trong khối ASEAN (Thái Lan, Inđonexia) Thủy sản Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh với thủy sản các nước này chẳng những về chất lượng, giá cả mà còn về phương thức thanh toán. Chẳng hạn, hàng thủy sản Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB, thời gian thanh toán trả tiền ngay, trong khi đối thủ cạnh tranh của ta chào giá CFR thời hạn trả tiền 30 - 60 ngày kể từ khi cấp vận đơn. Đặc biệt thủy sản của Trung Quốc và các nước ASEAN có tính chất gần giống với thủy sản Việt Nam về khía cạnh chất lượng, chủng loại nguyên liệu nên sự cạnh tranh càng gay gắt hơn. Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu của các nước này: - Thái Lan : Tôm sú đông, đồ hộp thủy sản - Trung Quốc : Tôm đông, cá rô phi phi lê - Inđonêxia : Cua, cá ngừ, cá rô phi phi lê - Philippin : Hộp cá ngừ, cá ngừ tươi và đông, tôm đông và rong biển Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Thái Lan vượt trội so với Việt Nam thể hiện: - Khả năng cung cấp lơn - Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt - Đưa vào Hoa Kỳ qua nhiều kênh phân phối 1.5. Lợi thế giá cả: Cạnh tranh về giá cả đối với những mặt hàng cùng loại luôn diễn ra rất gay gắt trên thị trường xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ. Chúng ta có một lợi thế lớn là khâu tạo giống tốt, giá nhân công rẻ nên giá thành hạ. Một số mặt hàng thuỷ sản của chúng ta đã có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường Hoa Kỳ, điển hình là cá tra, cá basa và đôm khiến một loạt các vụ kiện về hiện tượng bán phá giá cá tra, cá basa và tôm khiến một loạt các vụ kiện về hiện tượng bán phá giá cá tra, cá basa gây ồn ào trong thời gian qua và tới đây là vụ kiện bán phá giá tôm từ phía các doanh nghiệp Hoa Kỳ. 1.5.2. Khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam Khả năng cạnh tranh và lợi thế so sánh của sản phẩm tôm xuất khẩu Việt Nam so với một số nước xuất khẩu như Thái Lan, Indonexia., Trung Quốc ... được xác định trước hết bằng sử dụng chỉ số RCA; chỉ số này là quan hệ giữa thị phần của một số mặt hàng này của một nước trong xuất khẩu mặt hàng đó của thế giới với thị phần của nước đó trong tổng xuất khẩu toàn thế giới. Nếu RCA>1 thì nước đó có lợi thế so sánh trong xuất khẩu sản phẩm đó, ngược lại nếu RCA<1 chứng tỏ sản phẩm đó không có lợi thế so sánh trong xuất khẩu ... Chỉ số cho biết lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm ở vào một thời điểm nhất định - tức là ở trong trạng thái tĩnh. Đối với Việt Nam, từ năm 1995 - 2000 chỉ số RCA biểu hiện qua biểu sau: Năm Thị phần XK Tôm của VN Thị phần XK Hàng hoá của VN Chỉ số RCA của tôm VN XK XK tôm của VN (nghìn tấn) XK tôm của TG (Nghìn tấn) Thị phần XK tôm của VN (%) XK Hàng hoá của VN (tr.USD) XK Hàng hoá toàn TG (Tr.USD) Thị phần XK Hàng hoá của VN (%) 1995 61,2 1245 4.91 5449 5.103.000 0.106 46.3 1998 73,9 1361 5.43 9361 5.418.100 0.172 31.5 2001 87 1500 5.80 1510 5.800.000 0.260 22.3 Như vậy, chỉ số lợi thế so sánh công khai của tôm Việt Nam XK có xu hướng giảm xuống từ 46,3% (95) xuống 22,3% (2001). Xu hướng biến đổi chỉ tiêu RCA của 3 nước Việt Nam, Thái Lan và Indonexia (3 nước dẫn đầu thế giới về XK tôm hiện nay) như sau : Năm Chỉ số RCA của XK tôm ở VN Chỉ số RCA của XK tôm ở Thái lan Chỉ số RCA của XK tôm ở Indo 1995 46,30 17,90 10,03 1998 31,50 21,32 8,90 2001 22,30 23,50 8,50 Bảng trên cho thấy, lợi thế so sánh công khai trong XK tôm của Việt Nam và Indonexia có xu hướng giảm còn Thái Lan có xu hướng tăng. Tuy nhiên, hiện Việt Nam là nước có chỉ số lợi thế so sánh trong XK tôm vào loại cao nhất thế giới (cao hơn Indonexia khoảng 3 lần và xấp xỉ Thái Lan). Để phản ánh toàn diện trạng thái động của lợi thế so sánh của XK tôm Việt Nam, cần so sánh thêm các chỉ tiêu quan trong khác như năng suất nuôi tôm, sản lượng tôm nuôi, giá bình quân sản phẩm tôm xuất khẩu, năng lực ngành công nghiệp chế biến tôm XK ... Dưới đây là biểu so sánh các chỉ tiêu nêu trên giữa Việt Nam với Thái Lan và Indonexia qua số liệu ngành tôm của 3 nước như sau : Nước Việt Nam Thái Lan Inđônêxia Chỉ tiêu so sánh 95 98 95 98 95 98 1. Sản lượng tôm nuôi (ng.tấn) 39 87 257 240 89 103 2. Sản lượng công nghiệp chế biến tôm đông XK (ng.tấn) 39 42 165 147 78 124 3. Sản lượng công nghiệp chế biến tôm hộp XK (ng.tấn) 0 0 110 104 19 19 4. Sản lượng tôm khai thác tự nhiên (ng.tấn) - 80 - 124 - 226 5. Năng suất tôm nuôi bình quân (tấn/ha/năm) 0,282 - 2,444 - - - 6. Giá bình quân sản phẩm tôm XK (USD/kg) 5,0 - >10 - - - Hầu hết các chỉ tiêu so sánh, Việt Nam đều thua kém xa Thái Lan, nhất là chỉ tiêu năng suất nuôi tôm (Thái Lan cao gấp 8,66 lần Việt Nam), giá XK tôm của Thái Lan luôn cao hơn từ 2,0 - 2,5 USD/kg so với tôm XK cùng loại của Việt Nam và Indonexia trên thị trường Hoa Kỳ. Những khó khăn khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ của Tôm Việt Nam XK thể hiện trên các phương diện cơ bản sau đây. 1. Chi phí giá thành tôm XK của Việt Nam còn cao do năng suất nuôi tôm thấp và chất lượng tôm xuất khẩu chưa cao. Diện tích nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm theo hình thức thâm canh còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999 - 2010 mới chỉ đặt ra mục tiêu nuôi tôm sú 260 nghìn ha, tỏng đó chỉ có 60 nghìn ha nuôi công nghiệp, 100 nghìn ha bán thâm canh, 100 nghìn ha nuôi mô hình cân bằng sinh thái (thực chất quảng canh). Trong khi, theo tính toán của một số chuyên gia kinh tế thuỷ sản, nếu đầu tư nuôi tôm theo hình thức thâm canh, năng suất sẽ cao hơn 2,2 lần và tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn 3 lần nuôi quảng canh. Giá nguyên liệu cao, chất lượng lại thấp cùng với những hạn chế của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu như : khoảng 60% cơ sở chế biến còn lạc hậu về thiết bị công nghệ, không thể áp dụng quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã dẫn tới chất lượng sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, giá thành tôm xuất khẩu cao, sản phẩm có sức cạnh tranh yếu. Để khắc phục những khó khăn nêu trên, một mặt Việt Nam phải đẩy mạnh việc chuyển sang nuôi công nghiệp và thâm canh tôm, mặt khác cần tăng cường đổi mới thiết bị công nghệ của các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành tôm xuất khẩu. 2. Tôm nuôi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu được nuôi trồng ở các vùng rừng ngập mặn và các vùng nước ngập mặn Nam Bộ và vùng duyên hải nên rất dễ bị dịch bệnh và nhiễm độc và do đó rất khó khăn khi vượt hàng raò kỹ thuạt, hàng rào về an toàn vệ sinh thực phẩm và "hàng rào xanh" của thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ. Trong thời gian tới, nếu Hoa Kỳ thiết chặt hơn "hàng rào xanh" và hàng rào vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi Việt Nam chưa kịp chuyển sang nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm trên cát thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Để khắc phục khó khăn này, Việt Nam không nên đẩy mạnh việc mở rộng nuôi tôm trên các vùng ngập mạn ở phía cực Nam mà cần chuyển hướng đầu tư phát triển nuôi trồng tôm trên cát ở các vùng duyên hải miền Trung và miền Bắc. 3. Thị trường nhập khẩu tôm Hoa Kỳ đã thiết lập được hệ thống kênh phân phối tôm rất chặt chẽ, qua nhiều tầng nấc hiện đại với hệ thống cung ứng rộng kháp, hữu hiệu. Trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam còn rất non yếu về kinh nghiệm hoạt động trên thị trường nước ngoài, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn rất hạn chế. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ rất khó khăn khi len chân xây dựng hệ thống kênh phân phối của mình tại thị trường rộng lớn này. Giải pháp thích ứng với tình thế nêu trên và nhằm khắc phục hạn chế này là các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm mọi cách thâm nhập hoặc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài ở nước sở tại đang tham gia vào hệ thống kênh phân phối tôm trên thị trường Hoa Kỳ. Tức là, các doanh nghiệp Việt Nam không nên cạnh tranh theo kiểu đối đầu mà theo phương thức hợp tác trực tiếp với các doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống phân phối thủy sản nói chung, tôm nói riêng trên thị trường Hoa Kỳ. 2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ: Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ 2 thế giới sau Nhật với khối lượng nhập khẩu bình quân khoảng 1,5- 1,7 triệu tấn/năm trong đó tôm là mặt hàng lớn nhất chiếm khoảng 53,8% khối lượng. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ chiếm vị trí đáng kể trong xuất khẩu của cả nước nói chung và có xu hướng tăng dần đặc biệt từ khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam. - Năm 1994, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới đạt 5,8 triệu USD. - Sau 5 năm (1999) con số này đã tăng lên gần 20 lần với doanh số 108 triệu USD chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ và chiếm 10% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. - Năm 2000 đã có 120 doanh nghiệp có hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ với doanh số gần 300 triệu USD. - Hoa Kỳ trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ 2 sau Nhật Bản. - Mức tăng trưởng xuất khảu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ rất cao vào năm 2000, tăng 2,3 lần so với năm 1999. - Năm 2001, mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ có khó khăn, đặc biệt là sau sự kiện ngày 11/9, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn có sự tăng trưởng lớn với khối lượng 71 nghìn tấn sản phẩm, đạt doanh số 489 triệu USD, tăng so với năm 2000 tương ứng là 86,8% và 62,4% chiếm 27,52% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản và trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong năm này. - Năm 2002: kim ngạch đạt 2,023 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng: 39,5%. Những mặt hàng thuỷ sản chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ gồm - Nhóm hàng tôm: Tôm hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (chiếm 2/3 trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên thị trường này). Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng hơn 2 lần so với năm 1999, đạt giá trị trên 200 triệu USD. Năm 2001, Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 50 nước cung cấp tôm cho thị trường này, và thường xuất khẩu dưới các dạng tôm vỏ (trên 8 triệu pound) và tôm thịt (trên 10 triệu pound), riêng mặt hàng tôm luộc Việt Nam đứng thứ 3 trong các nước cung cấp tôm cho Hoa Kỳ, đạt 1360 tấn năm 2000. - Nhóm hàng cá: Việt Nam xuất khẩu cá basa, cá tra đạt trị giá xuất khẩu năm 2000 gân 60 triệu USD, đứng đầu trong số các nước cung cấp các loại sản phẩm cá này cho thị trường Hoa Kỳ. - Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu điệp, sô thịt, mực, cá ngừ... 3. Định hướng xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ năm 2003: Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực, phương châm chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường trong đó tích cực thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. 3.1. Đánh giá kết quả năm 2002: Về thị trường, nổi bật của năm 2002 là xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng mạnh, cả năm ước đạt 2,42 tỉ USD bằng hơn 2 lần so với năm 2001. Tỉ trọng của Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch đã tăng từ 7% lên 14,5% và riêng phần đóng góp đối với tốc độ tăng trưởng chung năm 2002 là 9%. Trong đó mặt hàng thuỷ sản có tốc độ tăng 39,5%. 3.2. Nhận định về thị trường Hoa Kỳ năm 2003: Nhờ mở cửa được thị trường nên xuất khẩu của ta vào Hoa Kỳ đã tăng hơn 2 lần so với năm 2001, kim ngạch ước đạt 2,42 tỷ USD. Triển vọng kinh tế Hoa Kỳ năm 2003 sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình Irắc và biến động giá dầu thô, tuy gần đây Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra các chính sách mới nhằm phục hồi kinh tế. Do hiệu ứng mở t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100687.doc
Tài liệu liên quan