Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Vật Tư Kỹ Thuật Xi Măng

Mục lục

Lời mở đầu Trang

Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm

trong nền kinh tế thị trường . 7

I.Bản chất tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ

sản phẩm .7

1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm .7

2.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm .8

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ

sản phẩm .9

1. Những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài .9

1.1 Môi trường kinh tế .9

1.2 Môi trường văn hoá - xã hội .10

1.3 Môi trường tự nhiên .10

1.4 Môi trường chính trị và pháp luật.11

1.5 Môi trường công nghệ .12

1.6 Môi trường cạnh tranh .12

1.7 Môi trường toàn cầu.14

2.Những nhân tố thuộc về môi trường bên trong và chính từ phía

sản phẩm .15

2.1 Nhân tố về giá .15

2.3 Nhân tố về quy mô (sản lượng) .15

2.4 Nhân tố về tổ chức tiêu thụ .15

III. Nội dung công tác tiêu thụ sản phẩm .16

1. Mục đích của tiêu thụ sản phẩm .16

2. Nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm .16

3. Các hoạt động cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm.18

3.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường .18

3.2 Lựa chọn phương thức tiêu thụ .19

3.3 Tổ chức kênh tiêu thụ phù hợp với phương thức .21

3.4 Hoạt động giao dịch và ký hợp đồng với khách hàng .23

3.5 Hoạt động của kho thành phẩm, vận chuyển, bảo quản .24

3.6 Giúp đỡ khách hàng trong quá trình tiêu thụ .24

4. Yêu cầu của công tác tiêu thụ sản phẩm .25

4.1 Đảm ảo sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động sản xuất

- khả năng tài chính - tiêu thụ sản phẩm .25

4.2 Duy trì chữ tín đối với khách hàng .26

4.3 Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thụ .26

4.4 Thực hiện đúng chính sách và pháp luật về tiêu thụ.27

5. Các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm .27

5.1 Điều chỉnh cơ chế giá .27

5.2 Tham gia hiệp hội .29

5.4 Quảng cáo .30

5.5 Dịch vụ hậu mãi .30

5.6 Chiêu hàng ( Yểm trợ xúc tiến bán hàng ) .30

Chương II : Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ

sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng .31

I. Quá trình hình thành và phát triển .31

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển .31

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy .34

II. Một số đặc điểm liên quan công tác tiêu thụ sản phẩm

của Công ty .35

1. Hoạt động mua hàng - bán hàng .35

2. Đặc điểm lao động.38

3. Đặc điểm sản phẩm .39

4. Đặc điểm địa bàn kinh doanh .40

5. Đặc điểm vốn và khả năng tài chính .40

III. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty .41

1.Khái quát chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của

công ty từ năm 1998 - 2002 .41

2. Tổ chức tiêu thụ .44

2.1 Mạng lưới phân phối sản phẩm .44

2.2 Tổ chức vận chuyển .49

3. Phân tích thị trường tiêu thụ .50

3.1 Thị trường xi măng .50

3.2 Phân tích thị phần công ty .51

3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh .53

4. Các hoạt động hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm

của công ty .55

4.1 Quảng cáo .55

4.2 Hội nghị khách hàng .55

4.3 Khuyến mại .55

4.4 Dịch vụ hậu mãi .56

5. Đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty .56

5.1 Những kết quả đạt được .56

5.2 Những tồn tại .57

Chương III:Một số giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu

thụ sản phẩm của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng.

I.Định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới .59

1. Mục tiêu dài hạn .59

2. Cơ sở xây dựng các mục tiêu trên .59

3. Mục tiêu và nhiêm vụ năm 2003 .60

II . Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh công tác tiêu

thụ xi măng của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng . 61

1. Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống bán hàng

( Xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng ) .61

2. Tăng cường tổ chức bán xi măng theo hợp đồng kinh tế .64

3.Tổ chức sắp xếp công tác vận tải giảm thiểu chi phí thương mại .65

4. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường .65

5. Chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm .67

6.Tăng cường quảng cáo, chiêu hàng .69

7.Tăng cường tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ

bán hàng .69

8. Cải tiến và đổi mới công tác điều hành .70

9. Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên .71

Kết luận.73

Tài liệu tham khảo.74

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Vật Tư Kỹ Thuật Xi Măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dự tính giá cả chỉ có thể coi là hợp lý và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường. Giá thành một sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm đó . Trên thực tế , do sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường , khi giá của sản phẩm cao hơn so với giá sản phẩm thay thế thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sản phẩm thay thế. Vì vậy, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp phải luôn cập nhật giá của thị trường và giá của đối thủ cạnh tranh để phân tích thấu đáo và có quyết định điều chỉnh giá thích ứng . *Điều chỉnh giá bao gồm các cách sau: a.Định giá chiết khấu : Giá được người mua thanh toán có thể khác bảng giá thực mà doanh nghiệp đưa ra. Mặc dù chiết khấu là giá trung bình nhưng ý đồ của chiết giá là tăng lợi nhuận. Có 7 loại chiết khấu giá như sau: - Chiết giá thương mại : Sử dụng đối với các trung gian thương mại vì các chức năng mà họ thực hiện như bao gói, bảo quản và giao hàng.... - Chiết giá khuyếch trương thương mại: Sử dụng đối với các trung gian thương mại khi họ thực hiện các hoạt động khuyếch trương hoặc các dịch vụ khác. - Chiết giá do thanh toán ngay: Nếu trung gian thương mại thực hiện việc thanh toán sớm, họ sẽ được hưởng một mức chiết khấu. - Chiết khấu khuyếch trương người tiêu dùng: là các biện pháp khuyếch trương như xổ số, hạ giá, giảm giá, cho các đối tượng khác nhau. - Chiết giá số lượng: là việc áp dụng các mức giá khác nhau theo khối lượng sản phẩm khách hàng mua. Thông thường, doanh nghiệp sẽ giảm giá cho khách hàng mua với khối lượng lớn. - Chiết giá theo mùa:là sự giảm giá cho khách hàng mua hàng hoá vào mùa ế ẩm. Chiết giá theo mùa cho phép người bán duy trì sản xuất đều đặn suốt năm. b. Định giá phân biệt Doanh nghiệp thường có xu hướng thay đổi giá bán để thích ứng với những khác biệt nơi khách hàng, sản phẩm và địa điểm. Trong việc định giá phân biệt, doanh nghiệp bán sản phẩm với hai hay nhiều mức giá và những mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí.Việc định giá phân biệt mang nhiều hình thức: - Phân biệt khách hàng : các khách hàng khác nhau trả những khoản tiền khác nhau cho cùng một sản phẩm, dịch vụ.Ví dụ: Nhà xuất bản bán sách giáo khoa với giá thấp cho học sinh. - Phân biệt hình thức sản phẩm : Các kiểu khác nhau của một sản phẩm được định giá khác nhau nhưng không tương ứng với chi phí. - Phân biệt theo thời gian: Giá cả được thay đổi theo thời gian, theo ngày, theo mùa, theo ngày và thậm chí theo giờ. c. Định giá tâm lý Giá cả chứa đựng những thông tin về sản phẩm, chẳng hạn nhiều người sử dụng giá như sự chỉ dẫn về chất lượng. Người bán không chỉ lưu tâm đến chuyện kinh tế mà còn phải chú ý đến khía cạnh tâm lý nữa. d. Định giá để quảng cáo Trong những hoàn cảnh nhất định, doanh nghiệp sẽ tạm thời định giá sản phẩm thấp hơn giá niêm yết và thậm chí có lúc thấp hơn giá thành. 5.2 Tham gia hiệp hội Trước sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường việc tham ra vào các hoạt động của hiệp hội là cần thiết đối với doanh nghiệp “ buôn có bạn , ván có phường” là cơ hội để doanh nghiệp quảng cáo khuyếch trương sản phẩm, mặt khác bảo vệ được thị trường, bảo vệ được giá cả, chống độc quyền . 5.3 Tham gia hội trợ triển lãm Đây là loại hình quan trọng để các doanh nghiệp tự giới thiệu sản phẩm và là cơ hội tốt để đàm phán ký kết tiêu thụ sản phẩm các hợp đồng kinh tế nơi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp với nhau và với khách hàng để trao đổi kinh nghiệm. Thông qua hội trợ triển lãm có thể nắm bắt nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường mới. Để có hiệu quả doanh nghiệp cần tập trung làm tốt các vấn đề : - Chọn đúng sản phẩm tham gia, chú trọng vào sản phẩm mới, sản phẩm có chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của ngoại, của doanh nghiệp khác . - Chọn phương pháp tiếp cận khách hàng, hướng sự chú ý của khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp . - Tham ra hội trợ là tốn kém do đó phải cân nhắc khả năng tài chính để xác định quy mô, mức tham gia sao cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp . 5.4 Quảng cáo Quảng cáolà hoạt động thông tin sản phẩm của nhà sản xuất cho các thành phần tham gia vào tiêu thụ sản phẩm bằng các phương tiện thông tin đại chúng trong từng thời điểm thích hợp nhằm mục đích: - Nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng , góp phần thúc đẩy quá trình bán hàng - Giúp khách hàng thấy rõ ưu điểm của hàng hoá Hình thức quảng cáo được thể hiện qua : báo chí, phim ảnh, băng hình, áp phích, đài, ti vi ... 5.5 Dịch vụ hậu mãi ( bảo hành , bảo dưỡng sản phẩm ) Công việc này là những hoạt động thực hiện sau bán hàng , thực chất là sự bảo lãnh kỹ thuật của sản phẩm doanh nghiệp làm ra. Với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, sự khắt khe ngày càng tăng của khách hàng buộc các doanh nghiệp phải coi trọng những công việc trên và nó không thể thiếu được trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Đây là một loại hình bảo đảm để khách hàng yên tâm.Tuỳ theo kỹ thuật của sản phẩm mà có thời gian bảo hành thau thế hợp lý, đặc biệt những chi tiết sản phẩm hỏng do phía sản xuất gây ra phải được coi là trách nhiệm của doanh nghiệp . Trên cơ sở đó có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hỏng hóc và phế phẩm 5.6 Chiêu hàng ( yểm trợ xúc tiến bán hàng ) Chiêu hàng có thể coi là một hoạt động hỗ trợ góp phần vào việc tăng khối lương sản phẩm bán với mục đích kích thích sự quan tâm và mong muốn mua hàng của khách hàng. Chiêu hàng có thể coi là tốn kém, trước mắt chưa mang lại lợi ích nhưng nó là bước đệm cho mục đích bán hàng lâu dài do đó phải đặc biệt tính toán tính hiệu quả như : khuyến mại, giảm giá bán, cho không sản phẩm dùng thử . Chương II : Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng I . Đôi nét khái quát sự hình thành và phát triển của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng có trụ sở đóng tại 348 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội . Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng là một đơn vị thành viên trong Tổng Công ty Xi măng Việt Nam . Là đơn vị kinh tế quốc doanh, hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân . - Ngày 12/ 02/1993 Bộ Xây dựng ra quyết định số 023A thành lập Xí nghiệp Vật tư Kỹ thuật Xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng Việt Nam ( nay đổi thành Tổng Công ty Xi măng Việt Nam ) . - Ngày 30/09/1993 Bộ Xây dựng ra quyết định số 445/BXD - TCLĐ đổi tên Xí nghiệp Vật tư Kỹ thuật Xi măng thành Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng , trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam . - Ngày 10/07/1995 , theo quyết định số 833/TCT - HĐQL của Chủ tịch Hội đồng quản lý Tổng Công ty Xi măng Việt Nam. Công ty được giao nhiệm vụ lưu thông, kinh doanh - tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo phương thức kinh doanh làm Tổng đại lý cho hai công ty là Công ty xi măng Hoàng Thạch và Công ty xi măng Bỉm Sơn, đồng thời chuyển giao tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của 2 chi nhánh này tại Hà Nội cho Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng . - Ngày 23/5/1998 theo quyết định số 605/XMVN - HĐQT, hai trung tâm tiêu thụ xi măng tại địa bàn 3 huyện phía Bắc Hà Nội ( Gia Lâm - Đông Anh - Sóc Sơn ) của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giao cho Công ty Vận tải Xi măng quản lý. - Ngày 23/5/1998 theo quyết định số 606/XMVN - HĐQT chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên các chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, tại Hoà Bình cho Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng quản lý và Công ty đã đổi tên các chi nhánh đó thành : + Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Hà Tây + Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Hoà Bình - Ngày 21/03/2000 theo Quyết định số 97/ XMVN - HĐQT Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng nhận thêm các chi nhánh của Công ty Vật tư Vận tải Xi măng tại địa bàn các tỉnh : Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc được bàn giao cho công ty quản lý kể ừ ngày 1/ 4/ 2000 và công ty đổi tên các chi nhánh đó thành : + Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Lào Cai + Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Thái Nguyên + Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Phú Thọ + Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Vĩnh Phúc - Ngày 27/ 3/ 2002 Quyết định số 97/ XMVN - HĐQT Tổng Công ty Xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng sang Công ty xi măng Bỉm Sơn. Theo quyết định này Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng chuyển giao tổ chức, chức năng - nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của 2 chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Hoà Bình và Hà Tây cho công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/ 4/2003. Như vậ, kể từ ngày y 1/ 4/2003 địa bàn kinh doanh tiêu thụ xi măng của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng gồm 15 tỉnh thành miền Bắc : Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh,Bắc Giang, Lạng Sơn . * Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng có các chức năng và nhiệm vụ sau : - Tổ chức lưu thông, kinh doanh - tiêu thụ xi măng, vật liệu xây dựng vật tư kỹ thuật và làm các dịnh vụ khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh được phân công. - Công ty thực hiện việc mua xi măng của các Công ty xi măng : Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, tổ chức vận chuyển xi măng là Công ty sản xuất về các địa bàn tiêu thụ sau : Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn . - Xây dựng chiến lược phát triển , kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ được Tổng Công ty giao và nhu cầu của thị trường - Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác khi mua và bán hàng hoá - Thực hiện chỉ đạo và điều hành mà Tổng Công ty giao nhằm đảm bảo cân đối bình ổn giá cả thị trường tại địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Lao Động . - Quản lý các hoạt động về đổi mới hiện đại hoá công nghệ trang thiết bị và phương thức quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty. - Thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh Quốc gia. - Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty xi măng Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản báo cáo. - Chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty: tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Công ty có nghĩa vụ thực hiện chung các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán chế độ kiểm toán và các chế độ khác của nhà nước và quy chế tài chính của Tổng Công ty - Tận dụng cơ sử vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh cung cấp phụ cho nhà máy xi măng đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư, vật liệu xây dựng . 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như sau : Giám Đốc Phó Giám Đốc Kinh Doanh Phó Giám Đốc Vận Tải Các chi nhánh Phòng tiêu Thụ Phòng điều độ và quản lý kho Các trung tâm Cácđại lý Phòng kế toán Văn phòng công ty Phòng kinh tế kế hoạch Phòng quản lý thị trường Phòng tổ chức lao động Xí nghiệp vận tải Phòng quản lý dự án Các đội xe Xướng sửa chữa Ban kinh tế Ban TC - HC Ban KH - ĐĐ Ban kế toán Các cửa hàng - Các phòng ban xí nghiệp hoạt động theo chức năng được Giám Đốc phân công . Đây là bộ máy tham mưu giúp Giám Đốc thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra . - Giám Đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng kế toán do Tổng Công ty xi măng Việt Nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm với Tổng Công ty về hoạt đoọng của Công ty mình. *Ban Giám Đốc - Giám đốc Công ty là người đứng đầu công ty có quyền điều hành cao nhất do Hội đồng quản trị của Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . - Phó giám đốc kinh doanh : Chỉ đạo trực tiếp việc kinh doanh của các chi nhánh , phòng tiêu thụ và phòng quản lý dự án. Thừa lệnh Giám Đốc ký kết các hợp đòng mua bán hàng hoá cho công ty. - Phó giám đốc vận tải : chỉ đạo công tác điều độ, hợp đồng vận chuyển định mức kinh tế kỹ thuật trong khâu vận tải, công tác quản lý kho. Chịu sự quản lý và điều hành của Ban giám đốc bao gồm các phàng ban sau: *Phòng Kinh tế kế hoạch *Phòng Tài chính kế toán *Phòng Tổ chức lao động *Phòng điều độ quản lý kho *Phòng tiêu thụ xi măng *Phòng Quản lý thị trường *Phòng Quản lý dự án - kỹ thuật đầu tư xây dựng *Phòng Xí nghiệp vận tải *Văn phòng công ty II. Một vài đặc điểm liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 1. Hoạt động mua hàng và bán hàng 1.1 Mua hàng * Nguồn hàng : Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng do là đơn vị thành viên trong Tổng Công ty xi măng, trực thuộc Tổng Công ty quản lý nên vấn đề lựa chọn nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh chịu sự chỉ đạo của Tổng Công ty . Hiện nay nguồn hàng được lấy từ các đơn vị sản xuất trong Tổng Công ty: + Xi măng Hoàng Thạch của nhà máy Xi măng Hoàng Thạch + Xi măng Bỉm Sơn của nha máy Xi măng Bỉm Sơn + Xi măng Bút Sơn của nhà máy Xi măng Bút Sơn + Xi măng Hải Phòng của nhà máy Xi măng Hải Phòng + Xi măng Hoàng Mai của nhà máy xi măng Hoàng Mai * Hình thức mua xi măng : Công ty mua xi măng theo hợp đồng kinh tế đã ký trước với nhà sản xuất hàng năm, sau khi được Tổng Công ty giao chỉ tiêu và Công ty dự đoán nhu cầu xi măng trên các địa bàn được phân công. Công ty xây dựng kế hoạch mua xi măng theo từng tháng, từng quý với các nhà máy sản xuất. *Hình thức thanh toán : Sau khi chuyển sang hình thức mua đứt - bán đoạn với các nhà máy sản xuất , thì Công ty phải thanh toán ngay số tiền ứng với số hàng mà mình đã mua nhưng có thể được trả chậm trong thời gian 45 ngày kể từ ngày mua . Đây là điều kiện rất thuận lợi để Công ty có khả năng quay vòng vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc định giá mua và giá bán đã được Tổng Công ty ban hành xuống từng đơn vị thành viên trong Tổng Công ty cho nên việc mua xi măng cũng không gặp mấy khó khăn. *Khung giá mua xi măng Do đặc điểm của xi măng là mặt hàng độc quyền được nhà nước thống nhất quản lý nên giá cả xi măng được Tổng Công ty xi măng quyết khung giá . Đối với 4 chủng loại xi măng miền Bắc ( Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng ) tại Hà Nội được Tổng công ty xây dựng khung giá mua như sau: Đơn vị tính : 1000đ/tấn Chủng loại Vận chuyển đường bộ Vận chuyển đường sắt Vận chuyển đường thuỷ XM Hoàng Thạch 655 630 625 XM Bỉm Sơn 655 625 - XM Bút Sơn 650 620 615 XM Hải Phòng 635 635 635 Nguồn : Phòng Kinh tế Kế hoạch * Hình thức vận chuyển - cước vận chuyển : Căn cứ vào các kế hoạch hợp đồng đã ký kết với các nhà máy , Công ty cử người cùng với phương tiện vận tải xuống tận nơi nhận hàng. Với các Công ty sản xuất khác nhau thì Công ty có thể sử dụng các phươngtiện vận tải khác nhau : đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Tương ứng với mỗi phương thức vận chuyền và với mỗi địa bàn, với mỗi chủng loại xi măng có giá cước vận chuyển đường dài, trung chuyển cụ thể . Ví dụ : Xi măng Hoàng Thạch tại địa bàn Hà Nội có giá cước vận chuyển đường dài , trung chuyển như sau : Cước vận chuyển đường dài : 67.000 đ/tấn Cước trung chuyển : 14.000 đến 24.000đ/ tấn Riêng về đường bộ Công ty sử dụng một phần phương tiện hiện có, nếu khối lượng chuyên chở lớn Công ty thuê phương tiện bên ngoài tham gia vận chuyển. Xi măng nhập từ đầu nguồn có thể nhập vào các kho của đầu mối hoặc cửa hàng, chuyển thẳng đến chân công trình hay giao cho khách hàng tại địa điểm nào đó tuỳ theo yêu cầu của Công ty và khách hàng. 1.2 Hoạt động bán hàng Các phương thức bán hàng được Công ty áp dụng : + Bán tại cảng + Bán tại các đầu mối (những điểm giao nhận) + Bán tại kho + Bán tại chân công trình + Bán tại cửa hàng Với 5 phương thức này Công ty có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc thông qua các kênh phân phối .Công việc bán xi măng là công việc quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty, nên đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ từ khâu tiếp nhận xi măng đến khi giao xi măng và thanh toán . Giá bán được Tổng Công ty quy định không vượt quá khung giá trần (760.000đ/ tấn ) và là giá bán . Điều này tạo nên một đặc thù của nghành xi măng là xuất hiện hiện tượng “Giá treo” nghĩa là khi có sự biến động của cơ chế thị trường Công ty phải bán theo giá thị trường (thấp hơn giá 760.000đ/ tấn) chẳng hạn như 750.000 - 755.000đ/tấn. Khoảng chênh lệch này Công ty phải đứng ra bù lỗ dưới một hình thức nào đó. Theo cơ chế của Công ty mỗi cửa hàng , đại lý khi bán được 1tấn xi măng sẽ được hưởng một khoản chi phí bán hàng(CPBH) và hoa hồng đại lý ( HHĐL) nhất định. Khoản chi phí này có thể được điều chỉnh theo tháng, quý, năm khi công ty muốn tăng, giảm sản lượng bán. 2. Đặc điểm lao động Do luôn có sự biến động về tổ chức cho nên một đặc điểm lao động của công ty là luôn có sự có sự thay đổi về số lượng người lao động. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty và tất yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng bù lại Công ty lại có đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên có bề dày hoạt động kinh doanh, trong tổ chức chỉ đạo điều hành tiêu thụ xi măng. Cho đến nay tổng số lao động của Công ty là 756 người trong đó : - bộ phận lao động trực tiếp là : 584 người - bộ phận lao động gián tiếp là : 172 người * Đặc điểm chất lượng lao động 43 % có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học 18% có trình độ trung cấp 39 % là bộ đội xuất ngũ chuyển ngành Hợp đồng lao động có thời hạn là 53 người chiếm 7% tổng số lao động toàn công ty . 3. Đặc điểm sản phẩm Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng kinh doanh chủ yếu 4 loại xi măng Hoàng Thạch , Bỉm Sơn , Bút Sơn , Hải Phòng và hiện nay có thêm Hoàng Mai . Đây là những loại xi măng có chất lượng và uy tín trên thị trường Việt Nam . Đối với xi măng Bỉm Sơn một số chỉ tiêu chất lượng được phản ánh như sau : Thời gian đông kết : - Bắt đầu không sớm hơn 45 phút - Kết thúc không muộn hơn 10 giờ Giới hạn biểu nén : - Sau 3 ngày / 16N/mm - Sau 28 ngày / 30 N/mm Sau khi sản xuất xi măng tất cả các cơ sở sản xuất đều có trách nhiệm kiểm tra lại phiếu chất lượng về thành phần hóa học và cơ lý.Tuy nhiên, một đặc thù của xi măng là loại hút nước và khí CO trong không khí gây hiện tượng vón cục, đóng rắn chậm, cường độ giảm . Cụ thể ở Việt Nam : Sau 3 tháng chất lượng xi măng giảm từ 15 - 30%, sau 6 tháng chất lượng xi măng giảm 20 - 30% , sau 1 năm chất lượng xi măng giảm từ 25 - 40%. Do đó sản phẩm xi măng đòi hỏi phải có kỹ thuật bảo quản hợp lý 4. Đặc điểm địa bàn kinh doanh Công ty có địa bàn kinh doanh tiêu thụ sản phẩm rộng lớn gồm 15 tỉnh thành miền Bắc : Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Đặc điểm này là ưu thế của công ty trong việc quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, địa bàn rộng gây khó khăn cho công ty trong việc quản lý. Hơn nữa, đối với những khu vực hệ thống giao thông không thuận tiện phải qua nhiều lần trung chuyển , thời gian vận chuyển lâu do đó làm cho chi phí tăng và tất yếu sẽ làm giá xi măng cao hơn so với những khu vực khác .Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các xi măng địa phương .Đồng thời trong quá trình vận chuyển nếu bảo quản không tốt sẽ làm giảm chất lượng xi măng . 5.Đặc điểm về vốn và khả năng tài chính Đặc điểm về vốn và khả năng tài chính của công ty được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu 2001 2002 A. Tài sản 133.800.943.691 149.270.529.560 1. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 107.455.877.289 128.955.226.9790 2.TSCĐ và đầu tư dài hạn 26.345.066.402 20.315.302.521 B. Nguồn vốn 133.800.943.691 149.270.529.560 1. Nợ phải trả 83.137.132.645 100.070.593.940 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 50.663.811.046 49.199.938.560 Nguồn :Phòng Kinh tế Kế hoạch Khả năng tài chính của công ty không phải là lớn nhưng tốc độ luân chuyển vốn nhanh, tự chủ trong hoạt động tài chính . III. Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng 1. Khái quát chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty từ 1998 - 2002 Trên thị trường xi măng hiện nay có ba sản phẩm của 3 thành phần tham gia : Xi măng lò quay của Tổng công ty xi măng Việt Nam Xi măng lò quay của các liên doanh Xi măng lò đứng của các ngành và địa phương Việc cạnh tranh trên thị trường hiện nay chủ yếu là về giá và các hình thức quảng cáo, khuyến mại sản phẩm. Tình trạng gian lận thương mại diễn ra khá phổ biến dẫn đến tính chất cạnh tranh trên thị trường rất phức tạp và quyết liệt. Từ 1998 sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty luôn tăng được thể hiện qua bảng thống kê sau : Biểu 1: Thống kê sản lượng tiêu thụ xi măng từ năm 1998 - 2002 Đơn vị : tấn Năm Chủng loại 1998 1999 2000 2001 2002 Hoàng thạch Mua 383.059 390.654 590.280 727.191 938.754 Bán 384.637 401.227 582.581 720.986 934.630 Bỉm Sơn Mua 184.213 189.643 138.518 81.286 64.572 Bán 181.822 192.234 138.922 82.048 63.615 Hải Phòng Mua 190 - 46.501 89.221 95.399 Bán 190 - 46.043 86.269 100.162 Bút Sơn Mua 5.018 101.591 243.200 174.807 537.097 Bán 4.502 100.794 239.557 176.116 538.627 Hoàng Mai Mua - - - - 26.233 Bán - - - - 25.014 Tổng mua 572.480 681.888 1.018.499 1.072.505 1.661.995 Tổng bán 571.151 694.255 1.007.103 1.065.419 1.662.048 Nguồn: Phòng kinh tế kế hoạch Sơ đồ 1: Đồ thị biểu diễn sản lượng tiêu thụ từ năm 1998 -2002 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 1998 1999 2000 2001 2002 Năm Sản lượng Mua vào Bán ra Năm 1998 là năm nền kinh tế đất nước phải chịu cuộc khủng hoảng tài chính Châu á từ năm 1997 để lại . Cuộc khủng hoảng này đã làm cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm (5,8%), thu nhập người dân thấp.Điều này đã làm cho nhu cầu tiêu dùng xi măng bị giảm sút. Đồng thời, trên thị trương lại xuất hiện nhiều loại xi măng càng làm cho vấn đề tiêu thụ xi măng của công ty trở nên khó khăn. Nhưng do nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công tác tiêu thụ cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Tổng công ty và đội ngũ lãnh đạo của công ty sản lượng tiêu thụ xi măng vẫn tăng so với năm 1997 ( 525630 tấn) là 8.7% Sản lượng năm 2002 tăng vọt so với năm 2001 (tăng 56%) và tăng 23% so với kế hoạch . Nguyên nhân tác động trực tiếp là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh, GDP đạt 7.04%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10,3% làm cho nhu cầu tiêu thụ xi măng trên các địa bàn tăng mạnh. Sơ đồ 2 : Đồ thị biểu diễn cơ cấu tiêu thụ sản phẩm Hải Phòng Bỉm Sơn Thạch Hoàng 1.000.000 900.000 800.000 700.000 600.000 Sản lượng Hoàng Mai Bút Sơn Năm 2002 2001 2000 1999 1998 500.000 400.000 300.000 200.000 100.000 0 Nhìn sơ đồ ta thấy xi măng Hoàng Thạch có sản lượng tiêu thụ lớn nhất, luôn chiếm tỷ trọng cao. Xi măng Bút Sơn dần được người tiêu dùng ưa chuộng, xi măng Bỉm Sơn sản lượng tiêu thụ có xu hướng giảm . Riêng xi măng Hoàng Mai là sản phẩm mới ra nhập thị trường nên sản lượng tiêu thụ còn thấp.Vấn đề đặt ra với công ty là chú trọng các biện pháp đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Mai. Kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các năm chứng tỏ Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng là đơn vị có hướng hoạch định sát thực tế, luôn tự hoàn thiện mình, có chỗ đứng và nhiều cơ hội cho bước phát triển lâu dài. Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm của công ty thực sự đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường và trở thành 1nguồn cung cấp quan trọng cán cân cung - cầu về xi măng tại các tỉnh phía Bắc và là con bài chiến lược của Tổng công ty trong việc điều tiết và bình ổn giá xi măng trên thị trường . 2. Tổ chức tiêu thụ 2.1 Mạng lưới phân phối sản phẩm Phòng kế hoạch và phòng quản lý thị trường căn cứ vào nhu cầu , đặc điểm của thị trường để thiết lập mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm trên các địa bàn của công ty với mục đích đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh chóng, chính xác, hiệu quả nhất . Mạng lưới phân phối của công ty như sau : - Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Lào Cai : có 2 cửa hàng của Công ty và 2 đại lý - Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Thái Nguyên : có 6 cửa hàng của Công ty và 17 đại lý - Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Phú Thọ : có 15 cửa hàng của Công ty - Chi nhánh Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tại Vĩnh Phúc : có 10 cửa hàng của Công ty Tại thành phố Hà Nội Công ty có 5 trung tâm nằm trên các địa bàn quận, huyện sau : Stt Trụ sở Cửa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100810.doc
Tài liệu liên quan