Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty máy vi tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MẶT HÀNG MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VĨNH HƯNG 3

1.1 Lý luận chung về hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp 3

1.1.1.Khái niệm về kinh doanh thương mại 3

1.1.2 Vai trò của kinh doanh thương mại 3

1.1.3 Đặc trưng của kinh doanh thương mại 4

1.1.4 Hình thức của kinh doanh thương mại. 5

1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh mặt hàng máy vi tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng 6

1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm và kinh doanh sản phẩm máy vi tính tại doanh nghiệp 6

*Các nguyên lý cơ bản 6

* Phân loại máy tính 8

+ Theo mục đích sử dụng 8

+ Theo mức cải tiến công nghệ 9

+ Theo đặc trưng thiết kế 9

- Kỹ thuật số và kỹ thuật tương tự 9

- Nhị phân và Thập phân 10

- Khả năng lập trình 10

1.2.2 Nội dung hoạt động kinh doanh máy vi tính tại doanh nghiệp 12

1.2.3 Đặc điểm thị trường tin học và thị trường máy vi tính trên thế giới 22

1.2.3.1. Tình hình CNTT thế giới 22

1.2.3.2 Tình hình thị trường máy vi tính trên thế giới 24

1.2.4 Đặc điểm thị trường tin học và thị trường máy vi tính Việt Nam 26

1.2.4.1 Đặc điểm thị trường tin học Việt Nam 26

1.2.4.2 Đặc điểm thị trường máy vi tính Việt Nam 27

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh máy vi tính: 29

1.3.1 Các nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 29

1.3.1.1 Các chính sách và quy định của nhà nước 29

1.3.1.2 Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành 30

1.3.1.3 Khách hàng của doanh nghiệp 31

1.3.1.4 Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng nền kinh tế: 32

1.3.1.5 Vấn đề hội nhập của ngành đối với nền kinh tế khu vực và trên thế giới 33

1.3.2 Các nhóm yếu tố thuộc doanh nghiệp 34

1.3.2.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp 34

1.3.2.2 Cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp 35

1.3.2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp 35

1.3.2.4 Bộ máy quản lý của doanh nghịêp 36

1.3.2.5 Các hoạt động dịch vụ khách hàng 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MẶT HÀNG MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VĨNH HƯNG 39

2.1 Khái quát về công ty 39

2.1.1 Sự ra đời và phát triển 39

2.1.1.1 Sự ra đời: 39

2.1.1.2 Phát triển 41

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 41

2.1.2.1 Chức năng 41

2.1.2.2 Nhiệm vụ 42

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 42

2.1.3.1 Hội đồng quản trị 44

2.1.3.2 Ban Giám đốc 45

2.1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh 45

2.1.3.4 Lĩnh vực kỹ thuật 47

2.1.3.5 Lĩnh vực phần mềm 47

2.1.3.6 Bộ phận triển khai 48

2.1.3.7 Lĩnh vực kế toán- tài chính 48

2.1.3.8 Lĩnh vực hành chính tổng hợp 49

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty 50

2.2.1 Đặc điểm chủ yếu của mặt hàng máy vi tính 50

2.2.2 Thực trạng hoạt động mua hàng 50

2.2.2.1 Tổ chức hoạt động nguồn hàng 50

2.2.2.2 Tình hình mua hàng 51

2.2.3 Thực trạng hoạt động bán mặt hàng máy vi tính tại công ty: 54

2.2.3.1 Tình hình bán máy vi tính tại công ty: 54

2.2.3.2 Hệ thống kênh phân phối máy vi tính tại công ty: 60

2.2.3.3 Các hoạt động dịch vụ khách hang 61

2.2.3.4 Các hoạt động xúc tiến bán hàng. 63

2.2.3.5 Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 65

2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty 66

2.3.1 Cơ cấu mặt hàng doanh 66

2.3.2 Chi phí cho hoạt động kinh doanh 66

2.3.3 Doanh thu bán hàng 69

2.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty . 70

2.4.1 Ưu điểm: 70

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 71

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY 72

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty 72

3.1.1 Triển vọng về thị trường tin hoc và thị trường máy vi tính Việt Nam 72

3.1.1.1 Triển vọng về thị trường tin học Việt Nam 72

3.1.1.2 Triển vọng thị trường máy vi tính Việt Nam 73

3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty 76

3.1.3 Mục tiêu của công ty: 77

3.2 Một số biên pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty 78

3.2.1 Nhóm biện pháp để phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh máy vi tính: 78

3.2.1.1Các chính sách và giải pháp phát triển sản xuất: 78

3.2.1.2 Các chính sách và giải pháp phát triển thị trường: 79

3.2.1.3 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp 80

3.2.1.4 Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng 81

3.2.1.5 Tăng cường các hoạt động xúc tiến và các hoạt động dịch vụ khách hàng 83

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 86

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty máy vi tính tại công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều kiện thuận lợi để phát triển. 1.3.1.5 Vấn đề hội nhập của ngành đối với nền kinh tế khu vực và trên thế giới Trong bối cảnh hội nhập, CNTT luôn là thứ hội nhập và ra thị trường quốc tế nhanh nhất. Trong xu thế hội nhập, CNTT có vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tới gần 80% số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam, nhiều trong số họ vừa thiếu vốn mở rộng sản xuất - kinh doanh, vừa thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là công cụ quản lý hiện đại, khoa học... Điều đó khiến khả năng cạnh tranh của DNNVV yếu, có nguy cơ thua trên “sân nhà” khi hội nhập. Vì vậy, họ cần được trang bị nhiều hơn những công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó CNTT là yếu tố hàng đầu.Nhiều tên tuổi lớn về CNTT hẳn cũng nhìn ra điều này. 1.3.2 Các nhóm yếu tố thuộc doanh nghiệp 1.3.2.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một yếu tố rất cần thiết và có sự quan tâm của rất nhiều đối tượng liên quan, cụ thể như: -  Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Vấn đề quan tâm nhất là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nhà quản trị còn quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm, phúc lợi xã hội, công ăn việc làm cho công nhân viên, môi trường. -  Với chủ nợ như ngân hàng, người cho vay, họ thường quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì vậy, họ thường quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nhất là lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Bên cạnh đó, họ còn quan tâm đến nguồn vốn của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Các nhà đầu tư thường quan tâm đến báo cáo tài chính để tìm hiểu thông tin về tài chính, tài sản, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời trong hiện tại và tương lai. Do các nhà đầu tư phải quan tâm đến yếu tố rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn ... -  Còn các nhà cung cấp cần phải biết khả năng thanh toán của của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai để quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp thanh toán sau hay không. -   Người lao động thường quan tâm đến hoạt động bền vững và khả năng tài chính của doanh nghiệp để có những quyết định gắng bó lâu dài với doanh nghiệp. -  Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, ...đều có sự quan tâm tương tự ở góc độ này hay góc độ khác. Kinh doanh mặt hàng máy vi tính càng cần quan tâm nhiều hơn đến khả năng tài chính. Bởi mặt hàng này đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn. Người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều đến khả năng tài chính của doanh nghiệp bởi nó là thước đo đánh giá được doanh nghiệp ấy có khả năng cung cấp những mặt hàng đảm bảo chất lượng hay không hay có những mặt hàng mới, tiên tiến phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của họ hay không. Mặt khác khả nằg tài chính cũng liên quan nhiều đến việc doanh nghiệp có tổ chức được các dịch vụ bảo hành hoàn hảo không. 1.3.2.2 Cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp Cơ sở vật chất của doanh nghiệp bao gồm nhà cửa, kho tàng, máy móc, trang thiết bị…cơ sở vật chất quyết định đến việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định đến các quy trính sản xuất cũng như việc ra các quyết định liên quan đến quy mô sản xuất của chính bản thân doanh nghiệp. Vĩnh Hưng.,JSC là doanh nghiệp trung gian trong lĩnh vực kinh doanh máy vi tính do đó áp lực về cơ sở vật chất đối với doanh nghiệp là không lớn nhưng không phải là không cần thiết. Ví dụ như khi khách hàng có nhu cầu mua máy vi tính, doanh nghiệp cần nhập máy tính về, trước khi xuất cho khách hàng chắc chắn vẫn có thời gian lưu kho tuy cũng chỉ vài ngày do đó doanh nghiệp vẫn phải có kho để cất trữ sản phẩm tạm thời. 1.3.2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,.. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam. Chính vì vậy mà ngay từ đầu VH.,JSC tuyển chọn cho mình đội ngũ nhân viên được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực CNTT tại cac trường đại học nổi tiếng trong và ngoài nước; lại thường xuyên được cử đi đào tạo tại các hãng cung cấp giải pháp sản phẩm công nghệ thông tín. VH.,JSC tập trung được đội ngũ nhân viên hùng hậu, năng động đầy trẻ trung và nhiệt huyết 1.3.2.4 Bộ máy quản lý của doanh nghịêp Hiện tại, doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa chi phí quản lý là 28,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 23,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng qui trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên,do hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên công ty thường xuyên phải thuêchuyên gia và đào tạo để ứng dụng CNTT có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp hiện tại bao gồm: hội đồng quản trị và ban giám đốc. 1.3.2.5 Các hoạt động dịch vụ khách hàng Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiên bán hàng và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường. Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hướng đồng thời tới ba mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến điều gì đó của sản phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quảng cáo uy tín của doanh nghiệp và tính nổi trội của các dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lược quảng cáo và tuyên truyền, doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy định 6 bước như sau: - Xác định rõ đối tượng tác động mục tiêu là ai, là người mua tiềm năng, người sử dụng hiện tại, người quyết định mua hàng hay người có tác động ảnh hưởng, cá nhân hay tổ chức. - Xác định các mục tiêu cần phải đạt được. Mục tiêu cần phải đạt được có thể chỉ là thông báo (khi bắt đầu quảng cáo và tuyên truyền) hoặc mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào sản phẩm và sự phục vụ của doanh nghiệp, hoặc chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ có thể nhớ đến sản phẩm và doanh nghiệp. - Lựa chọn các phương án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Có nhiều phương pháp xác định ngân sách như: tuỳ theo khả năng, phần trăm trên doanh số, phương pháp ngang bằng cạnh tranh, phương pháp theo mục tiêu, phương pháp phân tích, so sánh. - Quyết định các công cụ truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Nội dung chủ yếu của bước này là lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. - Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải chú ý tới luật pháp và quy định của Nhà nước về truyền tin và xúc tiến hỗn hợp về ngôn ngữ, biểu tượng, nội đung và các hình thức được ghép và không được ghép. - Kiểm soát, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh chiến lược khi cần thiết. Các doanh nghiệp để phát triển thị trường và tăng doanh thu cần tăng cường các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như: dịch vụ chào hàng, bảo hành sửa chữa miễn phí, cung ứng đồng bộ có bảo đảm, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo, theo yêu cầu của khách hàng với chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. - Doanh nghiệp còn có phòng chăm sóc khách hàng để xử lý các khiếu nại và điều chỉnh, cung ứng các dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt với mặt hàng máy vi tính thì phòng bảo hành và chăm sóc khách hàng là vô cùng cần thiết, có như vậy mới củng cố niềm tin vào các khách hàng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MẶT HÀNG MÁY VI TÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VĨNH HƯNG 2.1 Khái quát về công ty 2.1.1 Sự ra đời và phát triển 2.1.1.1 Sự ra đời: Vài nét khái quát về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng Tên giao dịch: VinhHung Technology Joint Sock Company Tên viết tắt: VH.,JSC Ngày thành lập: 26/04/2002 Trụ sở chính: Số 9 tổ 33 -Dịch Vọng- Cầu Giấy-Hà Nội Phone: (04) 5 568 168 Fax: (04) 5 568 166 Giám đốc: Ths Bùi Quang Hoà Trang web: www.adsoft.com.vn Văn phòng giao dịch: Miền Bắc: các chi nhánh + Hà Nội: Công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng Địa chỉ: 180C Thái Thịnh-Đống Đa-HN Điện thoại:04 514 6899- Fax: 04 514 6797 Cityphone: 04 917 0340- 04 914 1195 Mobile :0903 202 866- 0903 25 66 89 + Hải Phòng: Công ty cổ phần VAT Địa chỉ: 292 Lạch Tray- Ngô Quyền- Hải Phòng Điện thoại: 031 625 625- 0904 037 373 Miền Trung: + Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Đ/C: 35 Lê Đình Thám- Hải Châu- Đà Nẵng Đ/T: 0511 631 313- 0908 011 889 Miền Nam: + TPHCM: Công ty Viễn Đông Đ/C: 19A Hùng Vương- Phường 4- Q5- TPHCM Đ/T: 08 8308 308- 0913 229 379 Công ty được thành lập từ năm 1996 từ khi còn là một trung tâm phần mềm quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp. Lúc đó công nghệ thông tin mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam. Hoạt động chính của trung tâm lúc bấy giờ là chuyên sâu về nghiên cứu lĩnh vực Phần mềm kế toán, Phần mềm quản lý ứng dụng cho các đơn vị tổ chức kinh tế. Đến năm 2002 với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần và nhu cầu ngày càng đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, ban lãnh đạo công ty và những thành viên trung thành nhiệt huyết trong trung tâm đã cùng nhau góp vốn, góp sức thành lập công ty có tên gọi “Công ty cổ phần Công nghệ Vĩnh Hưng” với mong muốn đóng góp và khẳng định công nghệ ngày càng hưng thịnh và phát triển. Công ty được thành lập và hoạt động kinh doanh theo tôn chỉ “luôn cùng bạn đi tới thành công”, đảm bảo kinh doanh ngày càng đi lên, tăng lợi nhuận thu được, giá trị đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng gia tăng. Đồng thời việc nâng cao giá trị cuộc sống luôn là kim chỉ nam trong công tác quản lý và điều hành trong công ty. Đạt được những điều đó công ty có những chuyên gia, những cộng tác viên giàu kinh nghiệm kết hợp đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi. Công ty luôn cam kết cung cấp cho khách hàng một hệ thống sản phẩm hoàn chỉnh nhất, an toàn nhất; đồng thời tạo việc làm ổn định cho cán bộ, công nhân viên viên chức, góp phần nâng cao đời sống xã hội ngày càng tốt đẹp, văn minh luôn được ban giám đốc công ty coi là trách nhiệm của mình. 2.1.1.2 Phát triển Trải qua 5 năm phát triển và trưởng thành, VH.,JSC đã liên tục khẳng định được vị thế và uy tín trên thương trường. Trong thời gian đó, VH.,JSC đã chứng minh và trở thành một trong những công ty tin cậy, cung cấp chuyên nghiệp về lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tủ viễn thông, điện, điện lạnh, thiết bị văn phòng, thiết bị hội nghị, hội thảo, thiết bị âm thanh, hệ thống kiểm tra, giám sát an ninh bảo vệ cho hệ thống khách hàng lớn như: BTC, Bộ tư pháp, hệ thống ngành kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, một số bưu điện các tỉnh như: Hà Nội, Hải Dương..; các bệnh viện (Bạch Mai, Thanh Nhàn..).các trường Đại học, Cao đẳng (Học viện Tài Chính, Học viện Bưu Chính Viễn Thông, Cao đẳng Tài Chính Quản Trị Kinh Doanh, Cao đẳng Tài Chính Quảng Ngãi, Cao đẳng Tài Chính Kế Toán và Hải Quan…) Trong định hướng phát triển bền vững, VH.,JSC đã nhấn mạnh việc đa dạng chất lượng đầu tư công nghệ vào việc phát triển các phần mềm ứng dụng, phát huy trí tuệ và thoả mãn tối đa các nhu cầu của các doanh nghiệp và các tổ chức tại Việt Nam, tiến tới là thị trường nước ngoài. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng VH.,JSC là doanh nghiệp tư nhân hoạt động và thành lập thêo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước, luật thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp tư nhân; do đó công ty luôn thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam. Công ty có 2 chức năng chủ yếu sau: *Một là: Cung cấp các sản phẩm chính như: -Cung cấp các phần mềm kế toán, bao gồm phần mềm kế toán của doanh nghiệp, phần mềm kế toán chủ đầu tư, phầm mềm kế toán hành chính sự nghiệp, phần mềm kế toán ngân sách xã, phường… -Cung cấp các phần mềm quản lý, bao gồm: Quản lý nhân sự, tiền lương; quản lý bán hàng, siêu thị; quản lý vật tư hàng hoá; quản lý nhà hàng, khách sạn; phần mềm tính cước… -Cung cấp phần mềm thiết bị theo đơn đặt hàng. *Hai là: Cung cấp các dịch vụ chuyên ngành như: -Cung cấp các giải pháp tin học như: các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp phần mềm kế toán, phần mềm quản lý cho các đơn vị. -Cung cấp các thiết bị chuyên dụng: các thiết bị phòng học, hội nghị, hội thảo; các linh kiện máy vi tính, các thiết bị công nghệ thông tin… -Cung cấp các dịch vụ: phần cứng và hệ thống mạng; tài chính, kế toán, kiểm toán; đào tạo chuyển giao công nghệ… 2.1.2.2 Nhiệm vụ -Đa dạng hoá sản phẩm, ngành hàng và dịch vụ hoàn hảo -Phấn đấu trở thành một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp sản phẩm, dịch vụ và các giải pháp công nghệ thông tin. -Đảm bảo cán bộ công nhân viên có một tinh thần phong phú và ổn định về vật chất. -Thoả mãn tối đa các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đạt được sự hài lòng của khách hàng. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Qua gần một thập kỷ xây dựng, ổn định và phát triển VH.,JSC đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả và vững mạnh. Các lĩnh vực và các phòng ban, bộ phận luôn hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình, cố gẵng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, công ty còn hình thành hệ chi nhánh, các đại lý và các đối tác kinh tế trong và ngoài nước. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của VH.,JSC có thể mô tả như sau Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực hành chính tổng hợp Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Lĩnh vực kỹ thuật Lĩnh vực tài chính kế toán Lĩnh vực phần mềm Bộ phận triển khai P Hành chính P Tài chính P test Chương trình P kế toán P lập trình P pt hệ thống TT bảo hành P thiết kế P KD P KD XNK P Nghiên cứu Có thể mô tả sơ đồ trên như sau: 2.1.3.1 Hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có chức năng nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của công ty. - Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 thành viên, 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 2 uỷ viên do đại hội cổ đông bầu 2.1.3.2 Ban Giám đốc * Giám đốc: là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giúp việc cho Giám đốc gồm có các phó Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm và mãi nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Gồm có các phó Giám đốc sau: Phó Giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp cho giám đốc về mặt kỹ thuật sản xuất và thiết kế của công ty. Nêu ra các phương án kinh doanh của công ty, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Phó Giám đốc tài chính: có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc biết về mặt đời sống của công nhân viên và điều hành bộ phận đời sống. 2.1.3.3 Lĩnh vực kinh doanh a. Phòng nghiên cứu thị trường - Điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường và khách hàng - Lập kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu công ty. Thực hiện kế hoạch phát triển thương hiệu - Có chức năng nghiên cứu, tham mưu, tư vấn và tham gia đào tạo các vấn đề về thị trường công nghệ thông tin. - Có quyền hạn được quan hệ với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao. b. Phòng xuất nhập khẩu -Phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm quản lý việc nhập khẩu hàng hoá. Các nhân viên trong phòng này sẽ lập danh sách những thiết bị, hàng hoá cần nhập khẩu. Những loại sản phẩm nào tiêu thụ và sử dụng có hiệu quả hay không như mong muốn đều phải nằm trong sự kiểm soát của phòng này. - Ngoài ra, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu còn phối hợp với phòng nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm nguồn hàng có nhu cầu tiêu thụ cao, đảm bảo chất lượng để lên kế hoạch thực hiện. c. Phòng kinh doanh - Phòng kinh doanh là phòng được công tu coi trọng hàng đầu vì hiệu quả hoạt động của phòng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu và tương lai của cả công ty. - Trách nhiệm của phòng là lập kế hoạch kinh doanh cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của công ty và kiểm tra, giams sát quá trình thực hiện. Trong phòng kinh doanh có 2 bộ phận: Bộ phận bán hàng: Công việc của bộ phận này là tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua các hình thức gián tiếp khác với khách hàng. Mục đích của việc tiếp xúc này là nhằm cung cấp những thông tin một cách đầy đủ và khách quan nhất về sản phẩm của công ty. Sau khi đã có thảo luận, ký kết với khách hàng thì chính bộ phận bán hàng sẽ kiểm soát việc giao nhận hàng theo hợp đồng đã ký. Bộ phận chăm sóc khách hàng Sau khi công việc của bộ phận bán hàng kết thúc, tức là hàng hoá, sản phẩm đã được ký kết, giao nhận xong hoặc hệ thống đã được lắp đặt xong thì bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ lên kế hoạch những dịch vụ sẽ thực hiện cho khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của những sản phẩm, thiết bị đã lắp đặt, cung cấp theo dõi sự vận hành của những sản phẩm thiết bị đó để có những biện pháp duy tu, bảo dưỡng nhất định và phù hợp 2.1.3.4 Lĩnh vực kỹ thuật Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc về mặt kỹ thuật Phòng này có 2 nhiệm vụ chính đó là thiết kế và lắp đặt Lĩnh vực thiết kế có chức năng chính là thiết kế những hệ thống điện tử, viễn thông… cung cấp cho khách hàng. Quan trọng hơn bộ phận thiết kế lập ra đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của toàn bộ hệ thống được lắp đặt. Từ những thiết kế này sẽ được bên lĩnh vực lắp đ thực hiện thi công lắp đặt và hoàn thành hệ thống với sự cam kết thực hiện đúng các thông số về an toàn kỹ thuật. Trung tâm bảo hành và hỗ trợ khách hàng Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm bảo hành hay còn gọi là phòng bảo hành chỉ thuần tuý về mặt kỹ thuật. Định kỳ hoặc khi có yêu câù của công ty, phòng bảo hành sẽ tiến hành công tác bảo hành định kỳ cho khách hàng tại nơi lắp đặt hoặc khách hành mang thiết bị đến trực tiếp trung tâm bảo hành Tuy phòng bảo hành không lắp đặt cùng thời điểm với công ty nhưng vẫn chịu sự quản lý, hạch toán, kiểm soát của công ty. Lĩnh vực phần mềm Phòng phân tích hệ thống Phân tích, thiết kế và tích hợp các chương trình, các sản phẩm của công ty. Nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm mới; nâng cấp các ssản phẩm đã có và đang có của công ty. Tích hợp hệ thống xây dựng các giải pháp cho hệ thống phần mềm và hệ thống quản lý theo yêu cầu của khách hàng. Phòng lập trình Hiện thực hoá trên nền tảng phân tích thiết kế hệ thống. Hoàn thiện theo kế hoạch thiết kế và phân tích hệ thống chương trình theo định hướng chung của phòng phân tích hệ thống Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm Kiểm tra chương trình theo yêu cầu của thiết kế hệ thống Đưa chương trình vào chạy thử nghiệm thực tế. Bộ phận triển khai Tiếp nhận và nắm bắt nội dung chương trình. Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đào tạo truyền tải những nội dung, kiến thức về chương trình. Thực thi những nhiệm vụ, những định hướng của chương trình. Lĩnh vực kế toán- tài chính Phòng kế toán Phòng tài chính kế toán được công ty đặc biệt quan tâm vì trong thời đại bùng nổ thông tin thì tất cả các công ty nói chung đều phải xây dựng cho mình một hệ thống thông tin kế toán thật sưj linh hoạt và có hiệu quả. Chính vì vậy, phòng tài chính kế toán được tổ chức hết sức chu đáo và khoa học, từ đó thực hiện các chức năng sau: + Thiết lập toàn bộ công tác tài chính kế toán sao cho phù hợp với đặc trưng hoạt động kinh doanh của công ty. + Tổ chức thu thập, phân loại, xử lý, ghi chép chứng từ sổ sách trong nội bộ công ty theo đúng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành và những quy định đã được thừa nhận. Phòng phân tích tài chính Tổ chức quản lý thực hiện công tác tài chính kế toán theo từng chính sách của Nhà nước, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và theo yêu cầu phát triển công ty, phân tích và tổng hợp số liệu để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đề xuất các biện pháp đảm bảo hoạt động của công ty có hiệu quả. Theo dõi và dự báo những sự biến động của vốn, của tài sản… Phân tích và tính toán chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng hợp số liệu tình hình tài chính của đơn vị trong từng thời kỳ cụ thể, báo cáo lên Giám đốc công ty từ đó có những quyết sách phù hợp. Lĩnh vực hành chính tổng hợp Gồm có phòng hành chính- nhân sự Phòng này chịu trách nhiệm tổ chức công việc hành chính theo đúng quy định của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam và các quy định khác có liên quan. Đồng thời, phòng cũng quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng thực hiện các nghiệp vụ như tuyển dụng nhân sự, chấm dứt hợp đồng lao động, bố trí vào các vị trí công việc theo đúng năng lực và trình độ đẻ quá trình sử dụng lao động đạt hiệu quả cao nhất. Phòng cũng lập các kế hoạch đào tạo chuyên sâu đối với những cán bộ thật sự có năng lực, lập các kế hoạch khen thưởng xứng đáng. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh máy vi tính tại công ty 2.2.1 Đặc điểm chủ yếu của mặt hàng máy vi tính Ngành CNTT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có đà phát triển mạnh mẽ. Các chủng loại máy tính ngày càng phong phú về mẫu mã,chủng loại, xuất xứ, kéo theo đó là sự đa dạng về các tính năng của mặt hàng này. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh gay gắt của các công ty, các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam nên việc khai thác mặt hàng máy tính đang đặt ra rất nhiều thách thức. Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư, phát triển ngành hàng cũng xuất hoặc nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến công nghệ khác. Song xu hướng này bên cạnh những thuận lợi cũng đặt ra khá nhiều thách thức mà không chỉ riêng với VH.,JSC. 2.2.2 Thực trạng hoạt động mua hàng 2.2.2.1 Tổ chức hoạt động nguồn hàng Máy vi tính là một sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, vì vậy mặt hàng này thường được sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ở Việt Nam thì hiện nay các công ty sản xuất máy tính nguyên bộ thì chưa có, chủ yếu là nhập khẩu các linh kiện để lắp ráp, nếu có chỉ là sản xuất một số bộ phận của máy vi tính, hoặc là các công ty nước ngoài đầu tư công nghệ và vốn tại Việt Nam thì mới tiến hành sản xuất. Vĩnh Hưng.,JSC cũng như rất nhiều các công ty kinh doanh về máy tính khác cũng như rất nhiều các doanh nghiệp khác hiện nay như Hà Nội Computer, Trần Anh Computer, Robo, Mekong Xanh… đang làm nhiệm vụ phân phối lại các sản phẩm phân phối từ các công ty nước ngoài. Là một công ty trung gian trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, VH.,JSC luôn cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, mua hàng tố, chất lượng và giá cả phù hợp, mang tính cạnh tranh. Do đó, các sản phẩm từ công ty chủ yếu là hàng nhập ngoại 100%. Vì thế thị trường nguồn hàng của VH.,JSC cũng gắn liền với thị trường tin học thế giới. Chính vì vậy, công ty đã nhanh chóng thiết lập quan hệ với các hãng tin học danh tiếng trên thế giới như: IBM, COMPAQ, EPSON, DELL, TOSHIBA, HP, CISCO, ARACLE, MICROSOFT, EXCHANGE… Trong vòng 3 năm kể từ khi thành lập công ty đã ký kết rất nhiều hợp đồng và được làm đại lý phân phối chính thức các sản phẩm CNTT cho các hãng: : IBM, COMPAQ, EPSON, DELL, LG, Samsung, Sony.. Hoặc cung cấp linh kiện của các hãng: Intel, Asus, Gigabyte, Maxtor, Segate, Kington, BenQ, Mitsumi… 2.2.2.2 Tình hình mua hàng Với những bạn hàng lớn như: IBM, COMPAQ, DELL và một số bạn hàng khác, đã cung cấp cho công ty lượng máy tính ổn định và có thể đảm bảo nhu cầu về máy tính tiêu thụ cho công ty. Cụ thể, lượng máy tính nhập của VH.,JSC của các hãng được thể hiện như sau: * Đối với máy nguyên bộ: Đơn vị: bộ Các hãng máytính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Máy ACER 2583 3007 3806 Máy IBM 1079 1762 2012 Máy CMS 855 921 1003 Máy HP-COMPAQ 347 421 503 Máy FPT ELEAD 542 413 667 Máy HP PAVILION 178 202 301 Máy khác 501 456 381 Tổng 6085 6182 8673 Bảng 2: Tình hình mua máy vi tính nguyên bộ của công ty Theo nguồn c ông ty VH.,JSC ( máy nguyên bộ: bao gồm màn hình, chuột, bàn phím, CPU, Ram, ổ đĩa cứng, Mainboad, nguồn, quạt mát máy, case( chưa có nguồn), CD Rom, DVD Rom, loa, cạc màn hình, web cam, TV box…). Qua bảng trên ta có thể thấy VH.,JSC chủ yếu nhập máy tính từ hai hãng lớn là ACER và IBM, đây là hai hãng máy tính nổi tiếng và được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Lượng nhập máy tính của hai hãng này chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động mua hàng của doanh nghiệp, cụ thể, lượng nhập máy ACER chiếm 42-43% tổng s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20505.doc
Tài liệu liên quan