MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CỦA KHÁCH SẠN. 3
1.1 Một số lí luận về hoạt động kinh doanh khách sạn. 3
1.1.1 Khái niệm cơ bản về khách sạn. 3
1.1.1.1 Khái niệm khách sạn. 3
1.1.1.2 Phân loại khách sạn: 4
1.1.1.3 Khái niệm về hoạt động kinh doanh khách sạn. 9
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn. 10
1.1.2.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tiềm năng du lịch tại điểm du lịch. 10
1.1.2.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi với dung lượng vốn lớn. 11
1.1.2.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn. 11
1.1.2.4 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật. 12
1.1.3 Khách của khách sạn. 13
1.1.3.1 Khái niệm khách của khách sạn. 13
1.1.3.2 Phân loại khách của khách sạn. 13
1.1.4 Sản phẩm của khách sạn. 14
1.1.4.1 Khái niệm sản phẩm của khách sạn. 14
1.1.4.2 Đặc điểm của sản phẩm khách sạn. 15
1.2 Bộ phận quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. 16
1.2.1 Đặc điểm lao động trong khách sạn. 16
1.2.2 Vai trò của bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong khách sạn. 17
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản trị nguồn nhân lực. 18
1.2.3.1 Chức năng quản trị nguồn nhân lực của khách sạn. 18
1.3 Sự cần thiết khách quan và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nhân viên trong khách sạn. 19
1.3.1 Sự cần thiết khách quan của công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nhân viên trong khách sạn. 19
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhằm nâng cao trinh độ chuyên môn của nhân viên trong khách sạn. 21
1.3.2.1 Các yếu tố khách quan. 21
1.3.2.2 Các yếu tố chủ quan. 24
1.4.1 Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân sự. 26
1.4.1.1 Theo đối tượng lao động. 26
1.4.1.2 Theo địa điểm. 26
1.4.1.3 Theo cách tổ chức. 27
1.4.2 Nội dung đào tạo và bồi dưỡng nhân sự. 27
1.4.2.1 Đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn. 27
1.4.2.2 Đào tạo và bồi dưỡng về chính trị, lý luận. 28
1.4.2.3 Văn hóa doanh nghiệp. 28
1.4.2.5 Các nội dung đào tạo và bồi dưỡng khác. 29
1.4.3 Các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân sự. 29
1.4.3.1 Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân viên. 29
1.4.3.2. Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng các nhà quản trị: 30
1.4.3 Quy trình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ( gồm 7 bước ) 32
1.4.3.1 Phân tích doanh nghiệp : 32
1.4.3.2 Xác định đối tượng và nội dung đào tạo và bồi dưỡng : 33
1.4.3.3 Lựa chọn hình thức đào tạo và bồi dưỡng hợp lý: 33
1.4.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng hợp lý: 33
1.4.3.5 Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thử và rút kinh nghiệm: 33
1.4.3.6 Tổ chức triển khai chương trình đào tạo và bồi dưỡng toàn diện: 34
1.4.3.7 Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân sự: 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CỦA KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN. 36
2.1 Tổng quan về khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 36
2.1.2 Mô hình quản lý và bộ máy tổ chức của khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 38
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của khách sạn Bảo Sơn. 38
2.12.2 Chức năng của các bộ phận. 38
2.1.3 Đặc điểm cơ sở vật chất của khách sạn Bảo Sơn. 45
2.1.4 Đặc điểm lao động của khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 48
2.1.5 Đặc điểm nguồn khách của khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 50
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn quốc tế Bảo Sơn năm 2006-2007. 53
2.2 Thực trạng về công tác đào tạo của khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 55
2.2.1 Về hình thức và phương pháp đào tạo. 55
2.2.1.1 Dành cho nhân viên. 55
2.2.1.2 Dành cho cán bộ quản lý. 56
2.2.2 Nội dung của đào tạo lao động. 57
2.3 Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo cho lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 59
2.3.1 Chỉ tiêu về năng suất lao động( W) 60
2.3.2 Chỉ tiêu về lợi nhuận bình quân trên một lao động. 60
2.3.3 Chỉ tiêu được đo bằng hệ số sử dụng lao động theo quỹ thời gian. 60
2.3.4 Chỉ tiêu được đánh giá bằng hệ số thu nhập so với năng suất lao động. 60
CHUƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CỦA KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN. 62
3.1 Môc tiªu vµ ph¬ng híng cña kh¸ch s¹n trong t¬ng lai 62
3.1.1 Chiến lược dài hạn 62
3.1.2 Chiến lược ngắn hạn 62
3.2 Vấn đề còn tồn tại trong công tác đào tạo lao động tại khách sạn quốc tế Bảo Sơn. 62
3.3 Các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ khách sạn. 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
81 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp để đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên khách sạn quốc tế Bảo Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động có trình độ nhất định, do đó ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng nhân sự.
Nếu khách sạn vì mục tiêu phát triển lâu dài, bỏ qua lợi ích trước mắt thì khách sạn sẽ chú trọng đến đầu tư dài hạn trong đó có đầu tư vào đào tạo và bồi dưỡng nhân sự. Khi đó nó tác động tích cực đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân sự được mở rộng và diễn ra một cách thường xuyên liên tục.
c, Mức độ đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ của khách sạn.
Khi tiến bộ khoa hoc được áp dụng rộng rãi và phổ biến thì mức độ áp dụng càng cao và đi kèm với sự đầu tư mở rộng, thì yêu cầu về sự hiểu biết và tay nghề của người lao động ngày càng cao. Lúc này, công tác đào tạo và bồi dưỡng được triển khai để bồi dưỡng kiến thức cho người lao động sử dụng thành thạo thiết bị hiện đại đó, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chất lượng lao động.
d, Nhân tố con người.
Nhân tố thuộc về người lao động có ảnh hưởng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân sự như sự nhận thức của người lao động, trình độ và ý chí của người lao động.
Trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, nên hệ thống nhu cầu cá nhân, cách nhìn nhận giá trị con người, lối sống, phong cách sống có những thay đổi đáng kể và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy và chính sách đào tạo trong doanh nghiệp. Khi trình độ của họ đã tốt, họ lại muốn tố hơn nữa, do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến đào tạo và người đào tạo họ phải có trình độ cao hơn làm cho kết quả của đào tạo và bồi dưỡng nhân sự có hiệu quả. Nhận thức của người lao động ảnh hưởng tới kết quả đào tạo và bồi dưỡng: khi người lao động có trình độ nhận thức cao họ hiểu việc đào tạo là cần thiết, họ tham gia tích cực vào công tác này và sẽ đạt hiệu quả cao. Trái lại họ mà không nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo thì việc đào tạo sẽ không có kết quả. Ý chí của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của sự phát triển trong doanh nghiệp khách sạn.
1.4 Các phương pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên trong khách sạn.
1.4.1 Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân sự.
1.4.1.1 Theo đối tượng lao động.
Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên: Là việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề hay trình độ lành nghề cho các nhân viên. Nói cách khác đây là quá trình đào tạo và bồi dưỡng để nâng bậc cho người lao động. Đối với đội ngũ nhân viên thì cần chú trọng đòa tạo về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ vi tính, ngoại ngữ, giao tiếp, khả năng nắm bắt được đặc điểm tâm lý, thói quen, khẩu vị…của du khách.
Đào tạo và bồi dưỡng nhà quản trị: Đối với các nhà quản lý thì việc nâng cao năng lực quản trị là vô cùng cần thiết và ngày càng có tầm quan trọng to lớn. Để nâng cao năng lực của các nhà quản trị, doanh nghiệp tạo điều kiện để họ học thêm chuyên ngành quản lý kinh doanh khách sạn. Với các nhà quản trị cần tập trung vào những nội dung đào tạo nhằm nâng cao khả năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản trị cần được nâng cao trình độ về quản lý kinh tế, ngoại giao, trình độ chính trị, sự hiểu biết về pháp luật.
1.4.1.2 Theo địa điểm.
Đào tạo và bồi dưỡng tại doanh nghiệp: Đây là hình thức đào tạo nhân viên cách thức thực hện công việc ngay trong quá trình làm việc, để tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp ở các bộ phận khác nhau, từ thấp lên cao trong quá trình làm việc đều rút ra được kinh nghiệm làm việc để thực hiện công việc tốt hơn. Việc đào tạo thường được phân công theo kế hoạch đào tạo giữa người hướng dẫn hoặc các nhân viên lành nghề, có kỹ năng tốt với các cá nhân có trình độ tay nghề thấp.
Đào tạo và bồi dưỡng bên ngoài doanh nghiệp: Đây là hình thức đào tạo và bồi dưỡng nhân viên bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên để họ có thể tự học thêm ngoài giờ làm việc hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo để nhân viên có thể tham gia các lớp đào tạo chính quy, tại chức trong nước, cũng như tham quan và học tập ở nước ngoài.
1.4.1.3 Theo cách tổ chức.
Đào tạo và bồi dưỡng trực tiếp: Đây là hình thức đào tạo và bồi dưỡng mà người nhân viên được tiếp xúc trực tiếp với công việc, được thực hành ngay chính trong bộ phận mà mình sẽ làm việc, được những người có kinh nghiệm kèm cặp trực tiếp. Hình thức này thường được áp dụng với các nhân viên mới tuyển dụng đang trong thời gian thử việc.
Đào tạo và bồi dưỡng từ xa: Đây là hình thức đào tạo và bồi dưỡng mà nhân viên sẽ tiếp xức với công việc của mình qua bài giảng, qua môi giới hình, qua các hình ảnh minh họa. Qua đó, nhìn nhận những mặt được và chưa được trong quá trình thực hiện công việc của mình, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế công việc.
Đào tạo và bồi dưỡng qua internet: Hiện nay, internet hầu như bao phủ khắp mọi nơi trên hành tinh chúng ta ve trên internet chúng ta có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi và khá đầy đủ. Vì thế tạo điều kiện để nhân viên được tiếp xúc với internet, truy cập thông tin vừa là để họ không bị lỗi thời, đồng thời áp dụng các thông tin vào thực tế phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2 Nội dung đào tạo và bồi dưỡng nhân sự.
1.4.2.1 Đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn.
Kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ: Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn như hiện nay, để nâng cao năng lực quản lý, đưa ra những quyết sách đúng đắn, có hiệu quả cac, đội ngũ lao động quản trị của khách sạn phải được tạo mọi điều kiện tham gia các khóa học, đặc biệt là khóa học về lĩnh vực quản trị kinh doanh khách sạn. Cần nỗ lực để 100% các nhà quản trị có trình độ đại học và một số có trình độ sau đại học. Đối với lao động trực tiếp đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao, nên để họ tham gia vào các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, với mỗi bộ phận có nội dung đào tạo riêng phù hợp với tính chất công việc của bộ phận đó.
Kỹ năng: Rèn luyện cho nhân viên khả năng nắm bắt thông tin, tư duy, phân tích và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách. Để nâng cao khả năng giao tiếp đội ngũ lao động trong khách sạn phải thường xuyên nắm bắt được những thông tin về phong tục, tập quán, thói quen, khẩu vị, thị hiếu…đặc biệt là phải hiểu tâm lý khách hàng để có thể thỏa mãn tố nhất nhu cầu của họ. Và phải để nhân viên hiểu rằng để làm tốt công việc, nâng cao trình độ của bản thân thì họ phải vừa làm vừa học và đúc rút kinh nghiệm.
Phẩm chất, kinh nghiệm nghề nghiệp: Trong kinh doanh khách sạn các nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do vậy các nhân viên phải thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp,đồng thời bản thân mỗi người phải tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác.
1.4.2.2 Đào tạo và bồi dưỡng về chính trị, lý luận.
Chính trị: Đào tạo và bồi dưỡng cho người nhân viên có phẩm chất chính trị vững vàng, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước. Vừa biết bảo vệ hình ảnh của dân tộc, đất nước vừa phải làm hài long khách hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp phục vụ khách quan trọng của Đảng và Nhà nước, khách công vụ thì phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chính trị.
Lý luận: Đào tạo và bồi dưỡng phải cung cấp kịp thời cho đội ngũ nhân viên cơ sở lý luận vững chắc về mọi mặt, bằng cách truyền đạt các học thuyết, các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế, về quản trị kinh doanh…
1.4.2.3 Văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp nếu được phát huy sẽ là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên hiểu duy trì và phát huy nét đẹp truyền thống văn hóa doanh nghiệp: Tinh thần đoàn kết, thăm hỏi, giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, tổ chức những buổi giao lưu, họp mặt cho nhân viên, cho gia đình các nhân viên…là doanh nghiệp đang xây dựng cho mình một nền móng vững chắc để phát triển.
1.4.2.4 Phương pháp công tác.
Chỉ cần có các lớp đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên về phương pháp công tác, cụ thể: Cách lên kế hoạch cho kỳ công tác, lên kế hoạch cho ngày làm việc, cho từng công việc cụ thể. Các nhân viên biết cách sắp xếp, bố trí công việc hợp lý, việc nào nên làm trước, việc nào có thể làm sau, thời gian cụ thể để hoàn thành công việc. Việc đào tạo và bồi dưỡng về phương pháp công tác sẽ tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt những công việc được giao.
1.4.2.5 Các nội dung đào tạo và bồi dưỡng khác.
Ngoài các nội dung đào tạo và bồi dưỡng như trên thì nhân viên cần được đào tạo và bồi dưỡng về nhiều nội dung khác như: Kỹ năng tin học sẽ giúp cho việc xử lý thông tin nhanh và chính xác, góp phần nâng cao năng suất lao động, ngoại ngữ sẽ tạo ra môi trường để nhân viên tiếp xúc với khách hàng một cách trực tiếp, một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra và quyết định chất lượng sản phẩm…
1.4.3 Các phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân sự.
1.4.3.1 Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân viên.
Đào tạo và bồi dưỡng tạ chỗ (hay đào tạo và bồi dưỡng tại nơi làm việc): Đây là hình thức đào taọ và bồi dưỡng học viên cách thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc. Các dạng đào tạo và bồi dưỡng phổ biến nhất tại nơi làm việc gồm có:
Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ: Cách thức tổ chức đơn giản là qua trình thực hiện công việc học viên sẽ quan sát, ghi nhớ, học tập và thực hiện công việc theo cách người lớn hướng dẫn đã chỉ dẫn, Quá trình thực hiện diễn ra như sau: Giả thích cho nhân viên mới về toàn bộ công việc; thao tác mẫu; cách thức thực hiện công việc; để nhaanviên làm thử từ tốc độ chậm đến nhanh dần; kiểm tra chất lượng sản phẩm, hướng dẫn giải thích cho nhân viên cách thức thực hiện tốt hơn; để nhân viên thực hiện công việc ,khuyến khích nhân viên đến khi họ đạt được các tiêu chuẩn mẫu về chất lượng và lượng của công việc.
Luân phiên thay đổi công việc: Học viên được luân chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, được học cách thực hiện công việc hoàn toàn khac nhau. Khi đó học viên sẽ nắm bắt được nhiều kĩ năng thực hiện công việc khác nhau, hiểu được cách thức phối hợp thực hiện công việc của các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
Đào tạo và bồi dưỡng theo lớp: Doanh nghiệp đứng ra mở lớp, mời giáo viên bên ngoài và các cán bộ quản lí của doanh nghiệp cùng tham gia mở lớp mời giảng dạy. Các học viên nghe giảng trong lớp. có tài liệu và giáo trình để tham khảo, có các phương tiện cần thiết như videp, máy vi tính … ngoài phần hocjlys thuyết học viên còn được thực hành kỹ năng một cách thường xuyên và dễ dàng ngay tại doanh nghiệp.
Gửi đào tạo và bồi dưỡng tại hệ thống các trường lớp chuyên nghiệp: Doanh nghiệp gửi một số học viên đến đào tạo và bồi dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề chính quy của nhà nước….
Tự đào tạo và bồi dưỡng: Hình thức này đòi hỏi học viên phải cuhrđộng tìm tòi, học hỏi để nắm vững kinh nghiệm của những người đi trước, ghi tên theo học các lớp học ngoài giờ…Đây lànhững cách thức rất bổ ích và thiết thực dể nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm. Hình thức đào tạo và bồi dưỡng này thương khuyến khích ở những người có ý thức trách nhiệm cao về coong việc và có long tự trọng về giá tị con người mình.
Các hình thức khác: Để âng cao khả năng chuyên môn và trình đọ lành nghề của nhân viên, bên cạnh những hình thức đào tạo và bồi dưỡng trên còn có một số hình thức dành riêng cho nâng cao như tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, các hội thợ giỏi, bàn tay vàng…
1.4.3.2. Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng các nhà quản trị:
Phương pháp nghiên cứu tình huống: Học viên được trao đổi, môi giới tả các tình huống về các vấn đề tổ chức, quản lý đã xảy ra trước đây trong doanh nghiệp hoặc ở các doanh nghiệp khác tương tự.mỗi học viên sẽ tự phân tích tình huống, trình bày suiy nghĩ, cách thức giải quyết vấn đề với các học viên khác trong nhóm hoặc từng nhóm,
Phương pháp hội thảo: Các buổi hội thảo thường được tổ chức nhằm nâng cao khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, khả năng xếp đặt mục tiêu, khả năng kích thích động viên, khả năng ra quyết định.Những người tham dự đọc tham luận, phát biểu và tranh luận theo từng chủ đeef nhất định trong lĩnh vwcjquanr trị. Trong thời gian đầu, các học viên có thể chỉ đóng vai trò lắng nghe, tự rút ra những điều bổ ích qua những bài phát biểu và tranhluaanj trogn hội thảo.Sau đó họ sẽ tham gia một cách tích cực hơn, đăng ký đọc tham luận của mình, tham gia chất vấn người khác.
Phương pháp nhập vai: Mục đích của phương pháp này là tạo ra tình huống giống như thật và yêu cầu học viên phải đóng một nhân vật nào đó trong tình huống. Việc thực hiện các bài tập nhập vai thường rất thú vị, không tốn kém và rất hữu ích để phát triển kỹ năng mới, giúp học viên nhạy cảm với tình cảm của người khác. Để học viên không cảm thấy bị lãng phí thời gian, người hương dẫn đối với người thực hiện.
Phương pháp huấn luyện theo mô hình mẫu: Phương pháp này thường được sử dụng để huấn luyện cho các nhà quản trị cấp dưới cách thức điều khiển, quản lý nhân viên; huấn luyện cho các nhà quản trị cấp trugn gian về cách thực hiện các giao tiếp, sửa đổi các thói quen xấu trong công việc.
Tranh luận trong nhóm hoặc tập thể: Một đề tài cụ thể nào đó sẽ được đưa ra “mổ xẻ” trong một hội nghị bàn tròn để tất cả các học viên cùng tham gia tranh luận.
Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng bàn giấy: Là phương pháp môi giới phỏng, trong đó thành viên được cấp trên giao cho một số hồ sơ giấy tờ kinh doanh như bản thông tin nội bộ hoặc các bản ghi nhớ, các bản tường trình, báo cáo và các thông tin cho các cuộc điện đàm, điện thoại gửi lại. Các hồ sơ này là các lọai điển hình đưa ra bàn giấy của nhà quản trị. Các hồ sơ này không được xếp theo một thứ tự đặc biệt nào và cần phải sắp xếp, phaanlaoaji từ loại cần xử lý khẩn cấp đến loại cần xử lý bình thường. Học viên được yêu cầu xem xét các thông tin nêu trên và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Tổ chức thuyết trình: Các bài thuyết trình trong nội bộ hội trường hay trogn lớp học cũng trang bị nhiều kiến thức cho các nhà quản trị.Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp khi thuyết trình viên cung cấp nhiều thông tin mới, khi lớp học có ít người dự để mọi người được thảo luận. Vai trò của giảng viên rất quan trọng, ngoiafra các bìa thuyết trình cần được hỗ trợ bằng các phương tiên nghe nhìn.
Nói tóm lại, có rất nhiều phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân sự. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh cua doanh nghiệp, loại hình kinh doanh và mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp.
1.4.3 Quy trình đào tạo và bồi dưỡng nhân sự trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ( gồm 7 bước )
1.4.3.1 Phân tích doanh nghiệp :
Phân tích doanh nghiệp cần đánh giá được chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức, kế hoạch chuẩn bị đội ngũ kế cận, nhân viên và môi trường tổ chức.
Phân tích tổ chức bao gồm việc phân tích các tiêu thức tổ chức như: Năng suất, chất lượng thực hiện công việc, chi phí lao động có mặt, vắng mặt,tỷ lệ thuyên chuyển… sẽ giúp cho nhà quản trị xác định được vấn đeef cơ bản của doanh nghiệp và xác định sự cần thiết áp dụng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng.
Kế hoạch chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận: Trong kế hoạch này, doanh nghiệp cần xác định được những chức vụ sẽ trống và cách thức chuẩn bị ứng viên cho các chức vự trống đó.
Phân tích môi trường tổ chức: Cần đánh giá đầy đủ quan điểm, tình cảm, niềm tin của các thành viên trong doanh nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp và tác động của vấn đề đào tạo không đầy đủ đến ngững điểm không tốt trong môi trường tổ chức.
1.4.3.2 Xác định đối tượng và nội dung đào tạo và bồi dưỡng :
Vì đào tạo và bồi dưỡng gắn với chi phí nên để hạn chế lãng phí chi phí thì phải xác định được đối tượng, nội dung đào tạo và bồi dưỡng. Trước hết doanh nghiệp cần xác định được đối tượng lao động cụ thể, ở vị trí cụ thể cần được đào tạo và bồi dưỡng, từ đó xác định rõ nội dung cần đào tạo và bồi dưỡng cho từng đối tượng lao động tương ứng. Ví dụ: với bộ phận bàn đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ bàn, trình tự phục vụ món ăn, đồ uống; bộ phận lễ tân đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ đón tiếp khách:… Nhưng cũng có những nội dung mà các đối tượng đều cần được đào tạo và bồi dưỡng, nên doanh nghiệp có thể sắp xếp bố trí thời gian phù hợp cho các đối tượng để tiết kiệm chi phi đào tạo.
1.4.3.3 Lựa chọn hình thức đào tạo và bồi dưỡng hợp lý:
Như đã đề cập ở trên, có nhiều nội dung phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; song muốn đối tượng, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với phương pháp đào tạo và bồi dưỡng, để công tacddđa và bồi dưỡng của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì tùy theo đối tượng, nội dung đào tạo và bồi dưỡng đã xác định mà lựa chọn hình thức đào tạo và bồi dưỡng cho phù hợp. Ví dụ: với nhân viên bàn, cần đào tạo nghiệp vụ bàn thì áp dụng hình thức đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ; với các nhà quản lý áp dụng hình thức đào tạo và bồi dưỡng ngoài doanh nghiệp …
1.4.3.4 Xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng hợp lý:
Tùy theo hình thức đào tạo và bồi dưỡng đã lựa chọn để xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho phù hợp. Ví dụ: với nhân viên bàn, cần đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, lựa chọn hình thức đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ, chương trình đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với công việc, kết hợp với sự kèm cặp của các nhân viên lâu năm nhiều kinh nghiệm,…
1.4.3.5 Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thử và rút kinh nghiệm:
Trước khi áp dụng chương trình đào tạo và bồi dưỡng phổ biến cần tiến hành đào tạo thử, phát hiện các vấn đề phát sinh, chỉnh lý và hoàn thiện nội dung, hình thức đào tạo và bồi dưỡng.
1.4.3.6 Tổ chức triển khai chương trình đào tạo và bồi dưỡng toàn diện:
Quá trình này cần được tổ chức triển khai đồng bộ trên cơ sở bố trí phù hợp thời gian, địa điểm và cần được giám sát chặt chẽ. Giám đốc nhân sự phải quán triệt cho mọi thành viên trong doanh nghiệp thấm nhuần và luôn coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân sự cho khách sạn.
1.4.3.7 Đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân sự:
Đánh giá kết quả học tập của học viên: Để đánh giá kết quả học tập của học viên, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá sau:
Hình thức phỏng vấn: Thông qua phát vấn trực tiếp có thể kiểm tra trình độ, khả năng ứng xử và phản xạ của nhân viên trước những câu hỏi liên quan đến khóa học mà nhân viên đã trải qua. Với hình thức này có thể đánh giá cụ thể khả năng tiếp thu, trình độ, năng lực của mỗi học viên nhưng mất nhiều thời gian.
Hình thức trắc nghiệm: Có thể đánh giá kết quả đào tạo và bồi dưỡng nhân sự thông qua kết quả bài trắc nghiệm mà ban lãnh đạo khách sạn đã tổ chức cho học viên làm sau khóa học. Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn với nội dung cụ thể liên quan đến khóa học, kèm theo các lựa chọn đúng - sai, có – không để học viên lựa chọn. Với hình thức này cho kết quả nhanh chóng và ít tốn kém.
Báo cáo chuyên đề: Sau khóa học doanh nghiệp sẽ tổ chức một buổi để cho học viên báo cáo kết quả học tập thông qua các chuyên đề mà họ đã chuẩn bị sẵn. Hình thức này cho kết quả không chính xác, mất thời gian và tốn kém.
Xử lý tình huống: Sau khi đã tham gia các lớp đào tạo và bồi dưỡng các học viên sẽ kết thúc khóa học bằng cách thi xử lý các tình huống do ban giám khảo đưa ra. Bằng hình thức này mất nhiều thời gian, nhưng cho phép đánh giá một cách chính xác, toàn diện cả về khả năng tiếp thu bài học và cách áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế của học viên.
Đánh giá tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo: Có thể áp dụng một hoặc phối hợp nhiều cách đánh giá tình hình thực hiện công việc của học viên sau đào tạo.
Phương pháp thực nghiệm: Chia hai nhóm thực nghiệm, ghi lại kết quả thực hiện công việc của mỗi nhóm trước khi áp dụng các chương trình đào tạo và bồi dưỡng. Chọn một nhóm được tham gia vào quá trình đào tạo và bồi dưỡng còn nhóm kia vẫn thực hiện cả về số lượng và chất lượng công việc giữa hai nhóm, nhóm đã được đào tạo, bồi dưỡng và nhóm không được đào tạo , bồi dưỡng. Phân tích, so sánh kết quả thực hiện công việc giữa hai nhóm, với chi phí đào tạo và bồi dưỡng sẽ cho phép xác định mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo bồi dưỡng
Đánh giá những thay đổi của học viên: Việc đánh giá những thay đổi của học viên dựa vào các tiêu chí sau:
Năng suất lao động: Trước tiên cần đánh giá năng suất lao động của học viên trước và sau khi được đào tạo và bồi dưỡng. Năng suất lao động có tăng lên không và mức tăng có xứng đáng với chi phí về thời gian và tiền bạc mà doanh nghiệp và cá nhân họ bỏ ra không.
Chất lượng công việc: Sau khóa học nhân viên đã thực sự áp dụng những kỹ năng, cách tư duy, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác để nâng cao chất lượng công việc hay chưa?
Hiệu suất sử dụng trang thiết bị.
Tinh thần trách và hợp tác trong công việc.
Tác phong làm việc.
Hành vi ứng xử.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CỦA KHÁCH SẠN QUỐC TẾ BẢO SƠN.
2.1 Tổng quan về khách sạn quốc tế Bảo Sơn.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn quốc tế Bảo Sơn.
Hiện nay toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển của nhân loại trên nhiều lĩnh vực. Nó đã góp phần tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới. Hòa nhập cùng xu thế đó, Đảng và nhà nước Việt Nam chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa kinh tế vào đầu những năm 90. Chính sách này đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đồng thời chính sách mở cửa đó đã làm gia tăng nhanh chóng số lượng các tổ chức, cá nhân đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và tham quan du lịch. Nhận thức rõ ràng cơ hội này nên lúc bấy giờ đã có hàng trăm doanh nghiệp du lịch lớn và nhỏ ra đời trong đó có công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm.
Ngày 27-3-1991 bộ trưởng Đặng Vũ Chu đã kí văn bản chính thức số 1588CLN- TCLD đề nghị ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định chuyển đổi công ty may mặc, xuất nhập khẩu va dịch vụ thành công ty TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm. Theo quyết định số 2085/QĐ- UB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 16-10-1991 công ty TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm chính thức được thành lập (tên giao dịch quốc tế là RESTOVTEX.Ltd), và được phép kinh doanh các ngành nghề sau:
Tư vấn đầu tư nước ngoài.
Dịch vụ nhà hành và khách sạn.
Dịch vụ du lịch.
Dịch vụ thuê mướn văn phòng.
Sản xuất, gia công hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ…
Sản xuất các hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu.
Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Cung cấp các loại dược phẩm và thiết bị y tế.
Khám chữa bệnh bằng liệu pháp cổ truyền đông và tây y.
Xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp.
Và đến cuối năm 1993, trước những hiệu quả kinh tế to lớn mà hoạt động kinh doanh du lịch và lưu trú mang lại, công ty TNHH dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm đã đầu tư xây dựng khách sạn Bảo Sơn tại địa chỉ số 50 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Khách sạn được hoàn thành vào tháng 12-1995 và hoàn thiện lần cuối vào tháng 12-1997 với tổng diện tích 5000m2 nằm trong quy hoạch tổng thể đã được kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt với kiến trúc hiện đại gồm 2 đơn nguyên nhà 8 tầng có dạng hình chữ T. Khách sạn có 94 phòng nghỉ từ tầng 3 đến tầng 8, bao gồm cả phòng hạng sang va phòng suite với đầy đủ tịên nghi. Ngoài ra khách sạn còn có nhà hàng ăn Âu, nhà hàng ăn Á, nhà hàng Trung Quốc, 6 phòng hội thảo lớn nhỏ, một vũ trường, 11 phòng karaoke, một bể bơi nước nóng, nhiều phòng tắm hơi, massage, trung tâm thể thao, trung tâm thương mại và gian hàng lưu niệm…
Với quy mô và thiết bị hiện đại khách sạn Bảo Sơn đã được tổng cục du lịch Việt Nam công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao (tháng 7-1997) và trong năm 1998 khách sạn đã lọt vào danh sách top ten của Việt Nam về mức tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Đặc biệt ngày 23-3-2002 khách sạn đã được nhận giải thưởng cúp vàng chất lượng và công nghệ do tổ chức International business Initiative Direction (BIDs) trao tặng ở Frankfrut (Đức). Bảo Sơn là khách sạn đầu tiên ở Việt Nam nhận giải thưởng về chất lượng và công nghệ.
Ngoài ra khách sạn Bảo Sơn còn có vị trí rất thuận lợi cho khách du lịch đến thăm Việt Nam.Khách sạn Bảo Sơn nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, trong khu vực ngoại giao và tài chính gần các văn phòng chính phủ cùng các trung tâm văn hóa du lịch nổi tiếng khác và để đến được trung tâm hội nghị quốc gia quý khách chỉ mất khoảng 5 phút đi taxi. Ngoài các dịch vụ chu đáo, phong phú của khách sạn, quý khách có thể ngắm toàn cảnh hồ Ngọc Khánh cũng như những con đường đẹp nhất Việt Nam qua cửa sổ của chính phòng mình.
Trong quá trình hoạt động khách sạn đã được vinh dự đón tiếp các vị khách nổi tiếng trong và ngoài nước như: hai đội bóng Federation và Juventus, những đoàn khách tham dự liên hoan phim Đông Nam Á, các quan khách tham dự hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (hội nghị APEC), phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Khánh, Phạm Gia Khiêm, các đội bóng tham dự Tiger C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của Khách sạn quốc tế Bảo Sơn.doc