MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài 1
2. Mục đích của việc nghiên cứ đề tài 1
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 2
4. Kết cấu của đề tài. 2
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về đảm bảo vật tư cho sản xuất 4
1. Vật tư sử dụng cho sản xuất 4
1.1. Khái niệm vật tư sản xuất 4
1.2. Phân loại vật tư sản xuất 4
1.2.1. Theo công dụng của quá trình sản xuất 4
1.2.2. Theo tính chất sử dụng. 5
1.2.3. Phân loại theo công cụ dụng cụ kinh tế của vật tư 6
2. Vai trò của mua sắm và công tác đảm bảo vật tư cho sản xuất 7
2.1. Tính tất yếu bảo đảm vật tư cho sản xuất 7
2.2. Vai trò của vật tư và bảo đảm vật tư. 8
3. Nội dung chủ yếu của công tác bảo đảm vật tư của doanh nghiệp. 9
3.1. Xác định nhu cầu vật tư 9
3.1.1. Khái niệm nhu cầu vật tư 9
3.1.2. Kết cấu nhu cầu của vật tư 9
3.1.3. phương pháp xác định nhu cầu vật tư 10
3.2. Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch mua sắm vật tư 11
3.3. Tổ chức mua sắm vật tư 12
3.4. Phương pháp xác định nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu vật tư của doanh nghiệp 13
3.5. Tổ chức đưa vật tư hàng hoá về doanh nghiệp 14
3.5.1 Tác dụng cuả việc tổ chức vật tư hàng hoá về doanh nghiệp 14
3.5.2.Chuyển đưa vật tư hàng hoá về doanh nghiệp được thực hiện bằng hai phương pháp sau: 15
3.6. Tiếp nhận và bảo quản vật tư về số lượng và chất lượng 15
3.7 . Dự trữ vật tư ở doanh nghiệp . 19
3.8. Cấp phát vật tư trong doanh nghiệp . 21
3.8.1. Nhiệm vụ cảu cấp phát vật tư 21
3.8.2. Nội dung của quá trình cấp phát vật tư 21
3.9 . Quyết toán và kiểm tra sử dụng vật tư 23
3.9.1.Ở doanh nghiệp có thể dung 3 phương pháp sau để quyết toán sử dụng vật tư 24
4. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 25
4.1. Trình độ áp dụng khoa học công nghệ 25
4.2. Qui mô sản xuất . 25
4.3. Danh mục và cơ cấu vật tư . 26
4.4. Cung cầu và qui mô thị trường vật tư . 26
4.5. Trình độ của cán bộ và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư 27
4.6. Các nhân tố khác 27
5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác bảo đảm vật tư ở doanh nghiệp 27
5.1. Chỉ tiêu hàng hoá lưu chuyển qua kho 27
5.2. Chỉ tiêu bảo quản hàng hoá . 28
5.3.Chỉ tiêu hệ số sử dụng vật tư 28
5.4. Chỉ tiêu tồn kho đầu kì kế hoạch 28
Chương 2. Thực trạng bảo đảm vật tư cho sản xuất ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 30
1. Khái quát chung về công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 30
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 30
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty. 33
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 34
2. Đặc điểm sản xuất của công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. 37
2.1. Tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong những năm vừa qua. 37
2.2. Sản phẩm của doanh nghiệp 39
2.3. Qui trình sản xuất của sản phẩm 39
2.3.1. Qui trình sản xuất đèn xe máy 39
2.3.2. Qui trình sản xuất bóng đèn xe máy, ô tô. 39
2.4. Đặc điểm vật tư của doanh nghiệp 40
2.4.1. Chủng loại vật tư chủ yếu đang sử dụng tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 40
2.4.2. Đặc điểm các loại vật tư nguyên vật liệu đang sử dụng trong công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 40
3. Phân tích tình hình công tác bảo đảm vật tư ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 41
3.1. Qui trình bảo đảm vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp 41
3.2. Xác định nhu cầu vật tư của doanh nghiệp . 42
3.2.1. Nhu cầu nguyên, vật liệu cho sản xuất một bộ đèn xe máy 44
3.2.2. Nhu cầu vật tư cho sản xuất một bộ đèn ô tô 45
3.3. Lập kế hoạch mua sắm vật tư. 46
3.4. Quá trình tổ chức mua sắm vật tư . 49
3.5. Công tác dự trữ và bảo quản vật tư tại công ty TNHH ĐIện Stanley Việt Nam 51
3.5.1. Tất cả vật tư đang ở doanh nghiệp sản xuất đang chờ đợi để bước vào tiêu dung sản xuất gọi là dự trữ sản xuất . 51
3.5.2. Công tác bảo quản 52
3.6. Cấp phát và quyết toán vật tư ở doanh nghiệp Stanley Việt Nam 52
3.7. Quản lí khâu sử dụng trực tiêp nguyên vật liệu tại công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 53
3.7.1. Hệ thống sủ dụng mức sử dụng nguyên vật liệu tại công ty 53
3.7.2. Hệ thống thiết bị dây truyền sản xuất 54
3.7.3. Chế độ thưởng phạt trong việc sử dụng nguyên vật liệu 54
3.8. Đánh giá chung về tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 54
Chương 3: Một số phương pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 55
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam trong thời gian tới. 55
1.1. Mục tiêu 55
1.2. Phương hướng phát triển của công ty 55
2. Một số biện pháp tăng cường về công tác quản lí và bảo đảm vật tưở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam 55
2.1. Khâu lập kế hoạch vật tư 55
2.2. Giao định mức tiêu dùng nguyên liệu cho các phân xưởng tổ đội sản xuất 56
2.3. Việc giảm tỉ lệ hàng hỏng trong quá trình sản xuất là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty luôn tạo điều kiện để: 56
2.4. Triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu , phế phẩm 57
2.5. Thực hiện hạch toán bao cắt 57
2.6. Xóa bỏ mọi hao hụt mất mát, hư hỏng vật tư do nguyên nhân chủ quan gây ra 58
2.7. Tìm kiếm nguyên vật liệu có thể mua trong nước thay thế cho nguyên liệu đang nhập khẩu 58
Kết luận 59
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp để nâng cao công tác bảo đảm vật tư cho sản xuất ở công ty TNHH Điên Stanley Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo dõi sự biến động của vật tư một cách liên tục. Khi mức dự trữ thực tế = Mức dự trữ tối thiểu + nhu cầu vật tư trong thời gian đặt hàng thì người ta tiến hành đặt hàng với số lượng đúng bằng mức dự trữ thường xuyên.
- Phương pháp theo dõi và điều chỉnh định kì: Định kì người ta tiến hành kiểm tra và đặt hang được xác định theo lịch trình.
Số lượng đặt hàng
=
Mức dự trữ tối đa
-
Mức tiêu thụ bình quân ngày đêm
*
Thời gian đặt hàng
Vấn đề quản lí dự trữ hàng hoá có một ý nghĩa kinhtế to lớn. Việc giải quyết đúng đán công tác dự trữ cho phép huy động được số lượng lớn vật tư hàng hoá chu chuyển.Những vấn đề có tính cấp bách là phân bố hợp lí lực lượng dự trữ , định mức dự trữ ở các doanh nghiệp , xác định được thông tin kinh tế cần thiết để quản lí các loại dự trữ với việc sử dụng kĩ thuật công nghệ thông tin, lựa chọn hình thức hạch toán và kiểm tra dự trữ .
3.8. Cấp phát vật tư trong doanh nghiệp .
3.8.1. Nhiệm vụ cảu cấp phát vật tư
- Bảo đảm cấp phát các loại vật tư kĩ thuật cho các đơn vị được đồng bộ, đủ về số lượng, qui cách, chủng loại, phẩm chất và kịp thời gian.
- Chuẩn bị vật tư trước khi đưa vào sản xuất , bảo đảm giao vật tư dưới dạng thuận lợi cho việc tiêu dung của các đơn vị
- Giải phóng cho các đơn vị tới mức tối đa chức năng liên quan đến việc tổ chức hậu cần
- Kiểm tra việc giao vật tư và sử dụng vật tư ở các đơn vị nội bộ
3.8.2. Nội dung của quá trình cấp phát vật tư
* Lập hạn mức cấp phát cho các đơn vị tiêu dùng
- Hạn mức cấp phát vật tư là lượng vật tư tối đa qui định cấp cho phân xưởng trong một thời hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ sản xuất được giao.
Hạn mức cấp phát được tính theo công thức sau:
H = Nt.ph + Nt.ch.ph+ D-O
H : là hạn mức cấp phát
Nt.ph : nhu cầu vật tư cho sản xuất thành phẩm
Nt.ch.ph. : nhu cầu vật tư thay đổi tại sản phẩm dở dang
D : nhu cầu vật tư dự trữ ở phân xưởng
O : tồn kho đầu kì
Hạn mức cấp phát nhằm nâng cao trách nhiệm của phân xưởng trong việc sử dụng số lượng vật tư lĩnh được một cách hợp lí, tiết kiêm, nâng cao trách nhiêm của phòng vật tư trong việc bảo đảm cấp phát cho phân xưởng số lượng vật tư qui định trong hạn mức được đầy đủ, kịp thời, và đúng qui cách chủng loại góp phần làm giảm số lượng chứng từ và đơn giản hoá công tác mua chép ban đầu về cấp phát vật tư .
Lập các chứng từ cấp phát vật tư :Việc lập chứng từ cấp phát vật tư sẽ làm cho việc việc hạch toán thống kê vật tư được chính xác và việc theo dõi sử dụng vật tư thuận lợi, dễ dàng, bảo đảm sử dụng vật tư hợp lí và tiết kiệm
Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng loại chứng từ cấp phát sau:
Đơn vị:………
Địa chỉ………..
Phiếu xuất kho
Ngày…tháng…năm……….
Nợ……….
Có………..
Họ và tên người nhận hàng……….Địa chỉ( bộ phận)…………..
Lí do xuất kho…………………………………………………..
Xuát tại………………………………………………………….
Số tt
Tên, qui cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Cộng
x
x
x
x
x
x
Bộ phận phụ trách sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
(Kí, họ tên)
(Kí, họ tên)
(Kí, họ tên)
(Kí, họ tên)
Chuẩn bị vật tư để cấp phát: Mỗi loại vật tư khác nhau mà đòi hỏi có sự chuẩn bị khác nhau. Nghiệp vụ chủ yếu của công tác chuẩn bị là: phân loại, ghép đồng bộ, làm sạch, phơi khô, ngâm tẩm….
Tổ chức giao vật tư cho các đơn vị tiêu dùng vật tư nội bộ:
Phương thức giao tại kho của doanh nghiệp : Phân xưởng căn cứ vào các chứng từ cấp phát, cử người cùng các phương tiện vận tải đến các kho doanh nghiệp nhận vật tư và chuyển về. Phương thức này được áp dụng trong trường hợp nhu cầu vật tư đơn lẻ hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác
Phương pháp giao vật tư tại nơi làm việc: Đây là phương pháp giao vật tư do phòng hậu cần vật tư trên cơ sở lịch cấp phát vật tư hoặc yêu cầu của các đơn vị sử dụng.Phương pháp này cho phép các phân xưởng tập trung vào các hoạt động sản xuất ,sử dụng hợp lí các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, điều hoà các nhu cầu một cách thuận tiện. Phương pháp này cho phép phòng vật tư đi sát với tình hình thực tế, nắm bắt chính xác nhu cầu của phân xưởng và tổ chức cấp phát hợp lí hơn.
Kiểm tra và quyết toán tình hình sử dụng vật tư
Như vậy ta thấy rằng cấp phát vật tư là khâu rất quan trọng của phòng vật tư doanh nghiệp .Tổ chức tốt khâu này sẽ đảm bảo cho sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, góp phần tang năng suất lao động, tăng nhanh vòng quay của vốnlưu động của doanh nghiệp , nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm được vật tư trong tieu dùng sản xuất .
3.9 . Quyết toán và kiểm tra sử dụng vật tư
Để nâng cao hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào của sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải định kì quyết toán vật tư sử dụng. Việc quýet toán vật tư nhằm tính toán lượng vật tư thực chi có đúng mục đích không? Việc sử dụng các yếu tố vật chất có tuân thủ các định mức tiêu dùng hay không? Lượng vật tư tiết kiệm được hay bội chi? Nguyên nhân gây lãng phí trong sử dụng vật tư của doanh nghiệp ..
3.9.1.Ở doanh nghiệp có thể dung 3 phương pháp sau để quyết toán sử dụng vật tư
- Phương pháp kiểm kê: Theo phương pháp này , trên cơ sở số liệu kiểm tra thực tế tồn kho vật tư ở phân xưởng đầu kì và cuối kì báo cáo và số lượng vật tư xuất trong kì để xác định thực tế chi phí vật tư .
C = Ođk = X – Ock
C: Lượng vật tư thực tế đã chi
Ođk: số tồn kho đầu kì theo thực tế kiểm kê
X: Số lượng vật tư thực tế xuất từ kho doanh nghiệp cho phân xưởng.
Tiết kiệm hoặc bội chi vật tư được tính theo công thức:
E = ( Q.m)-C
Q: Số lượng sản phẩm sản xuất được
M: mức tiêu dung nguyên vật liệu
C : Số lượng vật tư thực chi
Nếu E>0 thì tiét kiệm
Nếu E<0 là bội chi vật tư .
Thực tế cho thấy thực chi vật tư ở phân xưởng chủ yéu là do sử dụng nguyên vật tư không đúng định mức, không tuân thủ kĩ thuật công nghệ dẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm hỏng không tận dụng được phế liệu
Phương pháp đơn hàng: Ở phương pháp này số liệu về kết quả sử dụng vật tư được xác định bằng so sánh thực chi với mức qui định được tính sau khi thực hiện hợp đồng
Quyết toán theo từng lô hàng cấp ra. Việc quyết toán theo từng lô hàng cho từng công nhân , tổ đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ nhất định là phương pháp thường xuyên và thiết thực nhất.Cáp phát vật tư được tiến hành theo mức qui định và được dung vào sản xuất sản phẩm. Do vậy,sau khi hoàn thành nhiệm vụ, công nhân cùng với việc giao thành phẩm phải nhập về kho số vật tư không sử dụng hết.
Mức chi phí qui định tính bằng cách lấy thành phẩm sản xuất nhân với mức tiêu dung vật tư . So sánh thực chi vật tư với mức qui định ta sẽ biết được sự chênh lệch với mức:là tiết kiệm hay bội chi. Vì công việc này tiến hành ngay sau khi thực hiện nhiệm vụ nên dễ dàng tìm ra nguyên nhân và người vi phạm tiêu dung vật tư ở doanh nghiệp . Theo cách này , hết mỗi tháng đòi hỏi các phân xưởng phải làm báo cáo về tình hình sử dụng vật tư của mình.
Nhân tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
4.1. Trình độ áp dụng khoa học công nghệ
Trình độ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng lớn đến công tác hậu cần vật tư bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất . Các doanh nghiệp có thể áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các nghiệp vụ của hậu cần vật tư . Mặt khác khoa học công nghệ ảnh hưởng lớn đến mức tiêu dung vật tư cho một đơn vị sản phẩm. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Ở công ty TNHH Điện Stanley máy móc dùng cho sản xuất là những máy móc có công nghệ hiện đại được nhập từ Nhật Bản. Do đó công nghệ mới đáp ứng được rất tốt nhu cầu của sản xuất và của thị trường. Điều này làm cho công tá hậu cần được tiến hành rất tốt, và đảm bảo được định mức tiêu dùng vật tư theo đúng tiêu chuẩn như vậy sản phẩm của công ty sản xuất ra có tính cạnh tranh cao về công nghệ.
4.2. Qui mô sản xuất .
Qui mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ qui định mức độ phức tạp của công tác hậu cần vật tư đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp mình.Nếu qui mô s lớn, lượng vật tư cần nhiều hơn cả về chủng loại, số lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác thu mua, dự trữ và bảo quản của doanh nghiệp.
4.3. Danh mục và cơ cấu vật tư .
Danh mục vật tư càng nhiều thì vấn đề bảo đảm vật tư càng phức tạp. Cơ cấu vật tư và danh mục vật tư phụ thuộc vào yêu cầu của sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp . Danh mục vật tư là đặc trưng với mỗi doanh nghiệp do đó đòi hỏi công tác thăm dò khảo sát thị trường rất phức tạp. Danh mục và cơ cấu vật tư cũng tác động lớn đến khả năng dự trữ , bảo quản, cấp phát vật tư cho sản xuất . Đối với công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam thì danh mục vật tư có nhiều những loại vật tư chuyên dùng vậy công tác bảo đảm sẽ phức tạp hơn rất nhiều, doanh nghiệp phải tìm kiếm và đặt hang đối với doanh nghiệp sản xuất dung loại vật tư đặc thù đó. Đặc biệt là công ty phải nhập khẩu nhiều loại vật tư từ nước ngoài.
4.4. Cung cầu và qui mô thị trường vật tư .
Mối quan hệ cung cầu vật tư trên thị trường có tác động lớn đến các yếu tố đầu vào và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Gần đây, giá cả các nguyên vật liệu biến đổi không ngừng gây ảnh hưởng lớn đến công tác hậu cần vật tư cho doanh nghiệp sản xuất .. . Trường hợp cung cầu ổn định thì giá cả nguyên, vật liệu ổn định nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng vật tư với số lượng mong muốn, lượng mua thích hợp không quá nhiều so với nhu cầu sử dụng, không ứ đọng vốn, không phải chi phí bảo quản và các chi phí khác, hoặc không quá ít dẫn đến sản xuất bị đình trệ, việc mua săm sẽ mua làm nhiều lần, việc cung ứng sẽ kịp thời về mặt thời gian.
Trường hợp nếu cung nhỏ hơn cầu làm cho giá cả hàng hoá sẽ tăng lên như vậy việc mua sắm vật tư sẽ trở nên phức tạp hơn.Trong trường hợp này sẽ dẫn đến nhiều chi phí không cần thiết như: bảo quản, bốc xếp, ứ đọng vốn nhiều.
Trường hợp cung> cầu thì giá cả sẽ giảm xuống, việc mua vào sẽ nhiều lần sẽ có lợi hơn khi mua một lần như vậy sẽ dẫn đến việc đảm bảo kịp thời vật tư sẽ khó khăn hơn đồng thời khó khăn cả trong việc quản lí và điều hành việc mua sắm.
4.5. Trình độ của cán bộ và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư
Con người là yếu tố quyết định và quan trọng nhất trong mọi nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ đảm bảo hậu cần nói riêng. Cán bộ lập và thực hiện kế hoạch hậu cần vật tư cho sản xuất có kinh nghiệm và chuyên môn cao là vốn quý , nó bảo đảm công tác hậu cần của doanh nghiệp có hiệu quả.
Trong công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam trình độ của cán bộ làm công tác hậu cần có chuyên môn cao. Công ty thường xuyên có lớp tập huấn dào tạo về nghiệp vụ chuyên môn do đó công tác đảm bảo vật tư ở doanh nghiệp được thực hiện rất tốt.
4.6. Các nhân tố khác
- Khối lượng vật tư thiết bị đưa vào sử dụng: Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá xây dựng sẽ quyết định nhu cầu vật tư thiết bị nó bắt buộc công tác tổ chức quanr lí đảm bảo công tác hậu cần vật tư thiết bị như: xác định nhu cầu, kế hoạch mua sắm vật tư nguồn hang, tổ chức mua sắm, cấp phát vật tư sẽ phức tạp hơn.
- Hệ thống kho tàng doanh nghiệp : Hệ thống kho tang của doanh nghiệp có tác động rất lớn đối với việc mua sắm vật tư thiết bị . Nếu vật tư thiết bị mua sắm sử dụng nhiều nhưng hệ thống kho tàng doanh nghiệp không đảm bảo sẽ dẫn đến việc cấp phát ,sử dụng bảo quản không tốt dẫn đến giá thành sản xuất sản phẩm sẽ cao.
5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác bảo đảm vật tư ở doanh nghiệp
5.1. Chỉ tiêu hàng hoá lưu chuyển qua kho
Đây là chỉ tiêu phản ánh mặt lượng của hoạt động của kho
Q = Qn+ Qx + Qbq
Q : lượng hàng hoá lưu chuyển qua kho
Qn : Lượng hàng hoá nhập kho trong kì
Qx : lượng hàng hoá xuất kho trong kì
Qbq : Lượng hàng hoá bảo quản trong kì.
5.2. Chỉ tiêu bảo quản hàng hoá .
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng công tác bảo quản về số lượng và chất lượng hàng hoá dự trữ trong kho. Đánh giá trình độ cơ sơ vật chất, kĩ thuạt, năng lực bảo quản hàng hoá và trình độ quản lí dự trữ của kho hang . Nó được xác định bằng mức chênh lệch giữa lượng hao hụt hàng hoá theo định mức và thực tế.
Lượng hao hụt thực theo định mức được xác định theo công thức sau:
H= ( X + QTD. N. h%) : T ( tấn)
Trong đó: H : lượng hao hụt hàng hoá định mức trong kì
Qtd: lượng hàng hoá tồn kho cuối kì
H%: tỉ lệ hao hụt tự nhiên cho phép
T : thời hạn bảo quản do tỉ lệ hao hụt tự nhiên qui định
So sánh lượng hao hụt thực tế với lượng hao hụt định mức sẽ được lượng hao hụt phân tích
5.3.Chỉ tiêu hệ số sử dụng vật tư
K = Qtinh : Qthực tế
K : Hệ số sử dụng vật tư
Qtinh: Trọng lượng tinh của sản phẩm
Qthực tế: Hao phí thực tế vật tư cho một đơn vị sản phẩm
Nếu K càng gần đến một biểu hiện vật tư sử dụng có ích càng nhiều, tức số lượng vật tư tham gia vào thực thể sản phẩm càng nhiều. Qua hệ số sử dụng vật tư ta biết được tình hình sử dụng vật tư của doanh nghiệp . Để biết được tình hình sử dụng vật tư người ta còn so sánh hệ số sử dụng vật tư của nhiều doanh nghiệp khác nhau hoặc so sánh hệ số sử dụng qua nhièu năm.
5.4. Chỉ tiêu tồn kho đầu kì kế hoạch
Là lượng hàng hoá còn lại ở doanh nghiệp đến đàu kì kế hoạch.
Được tính theo công thức: Ođk = Ot.d + Nh –Xt ( tấn)
Ođk : Tồn kho vật tư đến đầu kì kế hoạch
Ot. đ : Tồn kho vật tư ở thời điểm kiểm kê
Nh : Khối lượng vật tư sẽ nhập về từ thời điểm kiẻm kê đến hết năm
Xt : Khối lượng vật tư xuât từ thời điểm kiểm kê đến hết năm
Nếu Ođk nhiều thì chỉ cần mua lượng vật tư vừa phải để dự trữ đảm bảo cung ứng ổn định
Chương 2. Thực trạng bảo đảm vật tư cho sản xuất ở công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
1. Khái quát chung về công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế, Công ty là một doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức góp vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và được thành lập theo Giấy phép Đầu tư số 1669/ GP ngày 16/09/1996. Với bên liên doanh Việt nam là Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội. Tuy là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh còn rất trẻ đến năm nay mới tròn 12 năm xây dựng và trưởng thành, nhưng công ty đã không ngừng vươn lên tự đổi mới, phát triển và khẳng định mình.
Công ty liên doanh có tên gọi là:
Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
Tên giao dịch của Công ty liên doanh bằng tiếng Anh là:
Vietnam Stanley Electric Co., Ltd
Trụ sở và nhà xưởng đặt tại: Xã Dương Xá - Huyện Gia Lâm - Hà Nội.
Điện thoại: (04) 8766214
Fax : (04) 8766188
Đây là khu đất có diện tích khoảng 30.000 m2 nằm cạnh đường quốc lộ số 5 Hà Nội - Hải Phòng, có đường ôtô đi vào thuận tiện, hiện thuộc quyền quản lý của bên đối tác phía Việt Nam là Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng Hà Nội.
Trên mảnh đất của công ty liên doanh có hạng mục công trình xây dựng sau:
+ Văn phòng : 1020 m2
+ Nhà máy : 37.860 m2
+ Căng tin : 980 m2
+ Bãi và nhà để xe : 1.020 m2
+ Tường rào : 1120 m2.
Ngay từ những ngày đầu mới hoạt động vốn đầu tư của Công ty liên doanh là 21.000.000 USD. Vốn pháp định là 6.300.000 USD, trong đó với số vốn góp của:
+ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HÀ NỘI ( trụ sở đặt tại 28 đường Trường Chinh, quận Đống đa, Thành phố Hà Nội) góp 1.890.000 USD, chiếm 30% vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng 20.000m2 và 12.000m2 đất tại xã Dương xá - Gia lâm trị giá 1.470.000 USD và bằng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.
+ STANLEY ELECTRIC CO., LTD (trụ sở đặt tại 2-9-13 Nakameguro, Meguro-Ku, Tokyo 153, Japan) góp 3.150.000 USD, chiếm 50% vốn pháp định, bằng thiết bị và tiền nước ngoài.
+ THAI STANLEY ELECTRIC PUBLIC CO., LTD (trụ sở đặt tại 29-3 Bangpoon Rungsit Rd., Banklang, Phathumthanee 1200, Thailand) góp 1.260.000 USD, chiếm 20% vốn pháp định, bằng thiết bị và tiền nước ngoài.
Tập đoàn “Stanley” hiện có 33 công ty sản xuất các loại đèn chiếu sáng trên khắp thế giới, đồng thời qua nghiên cứu tình hình thị trường và xu hướng phát triển thì Tập đoàn Điện Stanley Nhật bản, Công ty TNHH Điện Stanley Thái lan đã quyết định đầu tư vào Việt Nam và cùng với đối tác Việt Nam là Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư xây dựng Hà nội thành lập công ty liên doanh để sản xuất các loại đèn và linh kiện đèn dùng cho các Công ty sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy tại Việt nam và cho xuất khẩu.
Thực tiễn kinh doanh cho thấy thương hiệu “Stanley” đã và đang được khách hàng tại Việt Nam đánh giá rất cao, có thể nhận định rằng thương hiệu “Stanley” đã trở thành một thương hiệu có uy tín cao trong ngành thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị chiếu sáng cho ôtô, xe máy tại Việt Nam. Khi đưa vào sửa chữa bảo hành, đa số người sử dụng ôtô, xe máy luôn yêu cầu dùng hàng chính phẩm để đảm bảo chất lượng hoạt động cho phương tiện của họ.
Hiện nay Công ty hoạt động với 5 phân xưởng chính và 28 dây chuyền bao gồm:
Phân xưởng Xử lý bề mặt với 7 dây chuyền mạ nhôm và phun sơn liên hoàn.
Phân xưởng Lắp ráp với 12 dây chuyền.
Phân xưởng sản xuất Bóng đèn với 4 dây chuyền.
Phân xưởng sản xuất Giắc cắm đèn ô tô với 5 dây chuyền.
Phân xưởng Đúc với 34 máy đúc từ 55 tấn đến 450 tấn
Với năng lực hiện nay Công ty có thể sản xuất 5.000.000 bộ đèn /năm.
Công ty tuy mới được thành lập đến náy vừa tròn 12 năm nhưng với sự giúp đỡ về kỹ thuật và công nghệ của các Công ty thuộc tập đoàn Stanley nên Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng đối với các khách hàng như: Công ty Hon Da Việt Nam,Công ty Suzuki Việt Nam,Công tyYamaha Mo to Việt Nam...
Mặt khác với sự nỗ lực của Ban giám đốc cùng toàn thể gần 1200 cán bộ công nhân viên ,họ luôn tận tình đóng góp công sức vào công cuộc kinh doanh, đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển và tăng trưởng của Công ty. Từ năm 1999 Công ty đã có hướng đi mới trong kinh doanh, từng bước khai thác lợi thế, tiềm năng kinh tế mà ngành nghề kinh doanh hứa hẹn mang lại nên đã phát huy, tác động tốt trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế của cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định, phát triển hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra và kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty.
Là một Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty đã có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của khách hàng để xây dựng chiến lược phát triển Công ty, xấy dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất kinh doanh.
Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký,sản phẩm của Công ty là để xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam, sản phẩm phải được đăng ký chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá và phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Tổ chức nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng, mở rộng thị phần đưa Công ty ngày càng phát triển, có uy tín làm ăn có hiệu quả.
Chấp hành pháp luật nhà nước, thực hiện chế độ, chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác trong và ngoài nước. Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo pháp luật, chính sách của nhà nước. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện cho người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường , an toàn lao động.
Phải áp dụng các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp, phòng chống cháy nổ, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Công ty Điện Stanley Việt nam là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập trung với quy mô sản xuất lớn, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự từng bộ phận là:
* Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Quyết định chính sách và mục tiêu chất lượng và quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. Định kỳ cùng đại diện lãnh đạo tổ chức cuộc họp xem xét kết quả hoạt động kinh doanh.
* Phó tổng Giám đốc: Cùng với Tổng Giám đốc xem xét kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, tổ chức điều hành, kiểm tra các hoạt động trong công ty, liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết những công việc liên quan đến hoạt động của công ty.
* Giám đốc Hành chính: Trực tiếp chỉ đạo 3 phòng ban là Phòng Hành chính – Tổ chức, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh doanh. Lập kế hoạch tuyển dụng và tổ chức tuyển dụng dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức điều hành thực hiện công tác kế hoạch, xử lý các thông tin kịp thời cho sản xuất kinh doanh. Tổ chức kiểm tra chương trình công tác hàng tháng, quý, năm trong khu vực mình phụ trách, tính toán cân đối tình hình kinh doanh cả đầu ra và đầu vào
* Giám đốc Sản xuất: Trực tiếp chỉ đạo các phòng kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm soát mọi hoạt động kỹ thuật, sản xuất trong toàn công ty. Kết hợp với GĐ Hành chính chỉ đạo và điều hành các đơn vị liên quan để thực hiện triển khai kế hoạch sản xuất. Trực tiếp điều hành, kiểm soát việc thực hiện, triển khai sản xuất của các phân xưởng theo tiến độ.
Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và chỉ đạo các kỹ sư tổ chức lao động hợp lý để khai thác năng suất lao động ngày càng cao.
* Trưởng phòng Hành chính- Nhân sự: Phụ trách các vấn đề về nhân sự, hành chính, tổ chức thi tuyển cán bộ công nhân viên vào công ty, giải quyết những vấn đề chế độ cho người lao động.
Lưu giữ các giấy tờ liên quan đến thành lập công ty và hồ sơ của cán bộ công nhân viên, quản lý phân công chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên phòng Hành chính, tổ Bảo vệ và Trạm y tế.
* Trưởng phòng Xuất nhập khẩu: Đảm bảo nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện, vật tư thiết bị kịp thời cho quá trình sản xuất của công ty. Tiến hành việc khấu trừ thuế tại các cục Hải quan, theo dõi việc áp dụng chính sách thuế mới của chính phủ.
* Trưởng phòng Kinh doanh: Quản lý việc kinh doanh, ký xác nhận bán hàng vào đơn hàng của khách hàng gửi tới, quản lý chất lượng nguyên vật liệu và hàng tồn kho. Đặt hàng và quản lý số lượng đặt hàng của khách, đồng thời quản lý công nhân viên trong phòng kế hoạch và tổ kho.
* Trưởng phòng Quản lý chất lượng: Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Kiểm soát các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra và lưu trữ các hồ sơ về chất lượng sản phẩm, thiết bị dụng cụ đo.
Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Báo cáo với ban Giám đốc về chất lượng sản phẩm, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy định có liên quan đến chất lượng.
* Phụ trách phân xưởng: Mỗi phân xưởng có một phụ trách họ có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc sản xuất tại các phân xưởng của mình. Theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị trong phân xưởng và lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, khắc phục phòng ngừa cải tiến thiết bị sản xuất. Đây là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, là đầu mối quan trọng trong việc xúc tiến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
* Tổ Bảo vệ: Đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại khu vực công ty, địa bàn sản xuất. Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp và tài sản, phương tiện của khách hàng khi đến công ty giao dịch.
* Trạm y tế: Thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty, thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
* Các phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong đó Phòng Kế toán- Tài chính là trung tâm đầu mối của tất cả các phòng ban khác trong Công ty. Phòng này có nhiệm vụ hạch toán chi phí kinh doanh của công ty và xác định nhu cầu về vốn, tình hình thực hiện và biến động các loại tài sản, vật liệu, sản phẩm trong công ty. Phòng có nghĩa vụ báo cáo các Báo cáo kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác trước Ban Giám đốc và cơ quan thuếquản lý của Nhà nước nên Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng.Trong đó chức năng và nhiệm vụ của.
* Mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp .
2. Đặc điểm sản xuất của công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam.
2.1. Tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong những năm vừa qua.
Sản xuất
Bảng số 1: Tình hình sản xuất của doanh nghiệp được thể hiện ở biểu sau:
Năm
2005
Năm 2006
KH
TH
KH
TH
Tổng sản lượng
132.600(bộ)
115.500(bộ)
160.000(bộ)
155.700(bộ)
Nguồn: Do phòng Sales cung cấp
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2005 đạt 87,1%
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2006 đạt 97,3%
Tổng sản lượng hàng hoá năm 2005 đến năm 2006 tăng 134,8%
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện trong bảng sau:
Bảng số 2: Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong 2 năm 2005 và 2006
Năm
Số lượng sp hiện sản xuất ra(bộ)
Tỉ lệ so sánh(%)
Số lượng tiêu thụ(bộ)
Tỉ lệ so sánh(%)
Doanh thu(1000đ)
Tỉ lệ so sánh
2005
231.000
94,19%
217.579
100%
92.600.000
100%
2006
311.400
99,15%
308.753
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32948.doc