MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. Khái quát chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1. Một số khái niệm cơ bản. 3
2. Vai trò của đào tạo và phát triển. 3
3. Các phương pháp đào tạo và phát triển. 6
3.1. Các phương pháp đào tạo cho cán bộ quản lý (cấp quản trị) 7
3.2. Các phương pháp đào tạo công nhân. 10
4. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo và phát triển. 12
II. Hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 16
1. Hiệu quả và quan điểm đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 16
2. Quá trình lượng hóa đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 17
III. Xu hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 19
1. Kế hoạch, xây dựng tổ chức tốt chương trình đào tạo và phát triển. 19
1.1. Xác định đúng nhu cầu đào tạo. 19
1.2. Xác định mục tiêu cụ thể cho từng chương trình đào tạo. 19
1.3. Lập quỹ đào tạo và phân bổ chi phí. 20
2. Sắp xếp bố trí nhân lực cho phù hợpvới ngành nghề đã được đào tạo. 20
PHẦN II. HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở CÔNG TY VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI 21
I. đặc điểm và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty viễn thông quân đội 21
1. Quá trình hình thành và phát triển: 21
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 24
2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 25
2.1. Hoạt động tài chính của Công ty. 25
II. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty. 26
1. Đặc điểm về nguồn nhân lực. 26
1.1. Về số lượng lao động. 27
1.2. Về chất lượng lao động. 28
2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty VTQĐ. 30
2.1. Quy chế đào tạo của Công ty VTQĐ. 30
2. Thi nâng bậc lương hàng năm. 31
2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng. 31
2.2. Nguyên tắc nâng bậc lương. 31
2.3. Điều kiện và tiêu chuẩn được xét vào diện thi nâng bậc. 32
3. Thi thợ giỏi. 34
3.1. Việc tổ chức "Hội thi thợ giỏi" của Công ty phải đạt được mục ttích và yêu cầu sau: 34
3.2. Đối tượng dự thi. 35
3.3. Tổ chức hội thi. 35
II. Xét xử CBCNV đi thi và học tại chức tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. 36
1. Đối tượng, tiêu chuẩn để đơn vị xét đề nghị Công ty duyệt. 36
2. Công tác xét duyệt. 37
3. Quản lý quá trình học tập. 38
2.2. Công tác đào tạo cán bộ quản lý. 39
2.3 Đào tạo cong nhân kỹ thuật 43
III. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 49
1. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 49
1.1. Đánh giá hiệu quả qua các chỉ tiêu kinh tế. 49
1.2. Đánh giá hiệu quả đào tạo qua trình độ của người lao động. 51
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 52
PHẦN III. MỘT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 55
I. Cơ sở định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 55
1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 55
2. Phương hướng đào tạo và phát triển của Công ty. 57
2.1. Đối với cán bộ quản lý. 58
2.2. Đối với công nhân sản xuất. 59
II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của đào tạo và phát triển. 59
1. Xác định chính xác nhu cầu đào tạo và phát triển. 59
1.2. Lập bản kế hoạch hóa nguồn nhân lực. 59
1.3. Thực hiện công tác đánh giá thực hiện công việc. 62
1.4. Sử dụng phiếu thăm dò về nhu cầu, nguyện vọng của CBCNV trong Công ty đối vớ các chương trình đào tạo và phát triển. 64
2. Đổi mới các phương pháp đào tạo, hình thức học tập 65
3. Cải tiến mở rộng nội dung đào tạo. 65
4. Đào tạo và phát triển phải đi đôi với tạo việc làm, sử dụng đúng người sau đào tạo. 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty viễn thông quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chính trị
- Phòng kế hoạch
- Phòng tổ chức lao động
- Phòng tài chính
- Phòng đầu tư phát triển
- Phòng kỹ thuật
- Phòng hành chính
- Phòng xây dựng cơ bản
- Phòng kinh doanh
- Ban điều hành cáp quang 1B
- Ban phân phối thiết bị đầu cuối
- Ban chính sách viễn thông
- Ban PSTN
* Các trung tâm, xí nghiệp
- Trung tâm điện thoại đường dài
- Trung tâm mạng truyền dẫn
- Trung tâm xuất nhập khẩu
- Trung tâm bưu chính
- Trung tâm công nghệ thông tin
- Trung tâm điện thoại di động
- Xí nghiệp khảo sát thiết kế
- Xí nghiệp xây lắp công trình
b. Giới thiệu sơ lược về các trung tâm, xí nghiệp.
- Trung tâm điện thoại đường dai: Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế (178).
- Trung tâm mạng truyền dẫn: Dịch vụ thuê kênh nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế, thuê kênh truyền hình, truyền báo.
- Trung tâm bưu chính: Dịch vụ chuyển phát nhanh và phát hành báo chí.
- Trung tâm công nghệ thông tin: Dịch vụ truy nhập Internet và thuê cổng quốc tế.
- Trung tâm đện thoại di động: Dịch vụ điện thoại di động.
- Trung tâm xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông.
- Xí nghiệp khảo sát thiết kế: Khảo sát, thiếtkế các công trình thông tin.
- Xí nghiệp xây lắp: Xây dựng, lắp đặ các công trình thông tin.
2. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.1. Hoạt động tài chính của Công ty.
Công ty VTQĐ có bộ máy kế toán độc lập. Tuy nhiên công tác hạch toán kế toán của Công ty chỉ bán độc lập. Cụ thể: phần doanh thu được hạch toán tập trung tại Công ty. Phần doanh thu các hoạt động dịch vụ thì được hạch toán tập trung tạict. Phần doanh thu hoạt động tài chính và thu bất thường nếu sử dụng nguồn vốn của Tổng Công ty thì hạch toán tập trung tại Tổng Công ty, nếu sử dụng vốn kinh doanh khác thì hạch toán vào thu hoạt động tài chính.
Về vấn đề lợi nhuận: lợi nhuận từ sản xuất truyền tải điện được hạch toán tập trung tại Tổng Công ty, Công ty chỉ được hạch toán lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Khoản lãi thu được phân phối như sau:
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tiền sử dụng vốn của Tổng Công ty.
- Trừ các khoản tiền vi phạm thuộc trách nhiệm của Công ty.
- Bù lỗ năm trước không được khấu trừ vào lợi nhuận trước thuế.
Số tiền sau khi đwocj trừ các khoản trên được trích lập các quỹ.
+ Quỹ dự phòng tài chính của Công ty: 10%
+ Quỹ đầu tư phát triển 50%
+ Quỹ dự phòng mất việc làm 5%
+ Quỹ kinh tế phúc lợi: theo quy định của Tổng Công ty
Số còn lại sau khi trích lập các quỹ được bổ xung vào quỹ đầu tư phát triển
Về chi phí sản xuất của Công ty gồm có:
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí tiền lương, vận hành an toàn, tiền công (thuê lao động bên ngoài)
+ Chi các khoản có tính chất lương ăn như ăn ca, bồi dưỡng độc hại
+ Các khoản trích nộp như BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê nhà, photocopy
+ Chi phí khác bằng tiền: PCCC, tiếp khách, hội họp
+ Chi sáng kiến, chi hỗ trợ khác được hạch toán theo quy định của nhà nước và của Tổng Công ty.
II. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty.
1. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Qua quá trình trưởng thành và phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cùng với các yếu tố khác như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực đã góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như là mở rộng quy mô sản xuất của Công ty.
1.1. Về số lượng lao động.
Bảng 2a: Lao động trong 3 năm 1998, 1999, 2000
Đơn vị: người
Chức danh
1998
1999
2000
Cán bộ
150
170
196
Cán bộ lãnh đạo
78
80
81
CMNVKT
72
90
115
Nhân viên
1068
1140
1202
CMNVKT
28
34
36
Phục vụ
73
85
82
Công nhân
967
1021
1084
Tổng số
1218
1310
1398
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
Qua bảng số liệu trên,, lao động năm 1999 tăng thêm 92 người so với năm 1998 hay tăng lên 7,55%. Lao động năm 2000 tăng 88 người hay tăng lên 6,72% so với năm 1999. So với năm 1998, lao động năm 2000 đã tăng thêm 14,77%. Lao động tăng lên là do Công ty đang trên đà phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển lới truyền tải điện. Lao động tăng lên sẽ tác động tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
Nếu coi lao động quản lý bao gồm: Cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và nhân viên phục vụ thì có bảng số liệu về lao động 3 năm 2000, 2001, 2002 như sau:
Bảng 2b: Bảng phân loại lao động theo chức danh
Đơn vị : Người
Chức danh
2000
2001
2002
TS
Nữ
TS
Nữ
TS
Nữ
Lao động quản lý
251
102
289
139
314
127
Công nhân
967
20
1021
30
1084
33
Tổng cộng
1218
122
1310
169
1398
160
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
Trong tổng số CBCNV của Công ty
- năm 2000 lao động quản lý chiếm 20,6%, công nhân chiếm 79,4%
- Năm 2001 lao động quản lý là 22,06%, công nhân là 77,94%
- Năm 2002 lao động quản lý là 22,46%, công nhân là 77,54%
Như vậy số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty tăng lên nhưng tỷ trọng công nhân lại giảm xuống, giảm 1,86%. Lao động quản lý trong Công ty tăng lên từ 20,6% lên 22,46%, một phần là do số người có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật đã tăng lên.
Phần trăm lao động nữ trong tổng số lao động.
- Năm 2000là 10% trong đó cán bộ nữ chiếm 8,37%, công nhân nữ: 1,63%
- Năm 2001 là 12,9% trong đó cán bộ nữ chiếm 10,6%, công nhân nữ: 2,3%
- Năm 2002 là 11,44% trong đó cán bộ nữ chiếm 9,08%, công nhân nữ: 2,36%.
1.2. Về chất lượng lao động.
Bảng 9: Trình độ lao động năm 2002
Đơn vị: Người
Chức danh
Đại học, cao đẳng
Trung học
Tuổi đời
Kỹ thuật
Kinh tế
Chuyên môn khác
Kỹ thuật
Kinh tế
Chuyên môn khác
<31 tuổi
31-55 tuổi
>55 tuổi
Lao động
Quản lý
74
33
6
28
36
11
35
267
12
Công nhân
80
0
0
205
0
0
329
742
13
Tổng cộng
154
33
6
233
36
11
364
1009
25
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
Năm 2002, Công ty có 193 người đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, chiếm 13,8. Số người đã tốt nghiệp các trường trung học là 280 người chiếm 20,03%. Như vậy, có thể thấy rằng lực lượng lao động tham gia các trường đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật còn tập (33,83%) tổng số CBCNV trong Công ty).
1.2.1. Chất lượng của đội ngũ cán bộ trong Công ty.
Bảng 10: Trình độ đào tạo của lao động quản lý năm 2002
Chức danh
Tổng
Đại học
Trung học
Trình độ khác
số
Số người
Tỉ lệ %
Số người
Tỉ lệ %
Số người
Tỉ lệ %
1. Cán bộ lãnh đạo
79
49
62
15
18,9
15
19
2. Cán bộ chỉ đạo
115
62
53,9
52
45,2
1
0,87
3. Cán bộ đơn thuần
118
2
1,69
8
6,78
108
91,5
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
(Trình độ khác: Dưới trình độ trung học).
Như vậy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo của Công ty đã qua đại học là cao nhất, cán bộ đơn thuần (nhân viên phục vụ, n chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật) có tỷ lệ đại học, trung học là thấp nhất (1,69% trong tổng số cán bộ đơn thuần). Số cán bộ đơn thuần có trình độ dưới trung học có tỷ lệ cao nhất (91,53%). Công ty có đội ngũ cán bộ chỉ đạo (các chuyên viên, kỹ sư, cán sự, kỹ thuật viên) có trình độ đồng đều, tương đối cao so với hai dạng cán bộ trên. Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ quản lý là rất cần thiết, cần được đầu tư quan tâm thích đáng. Quản lý ngày nay đã trở thành một nghề chuyên nghiệp. Trong công tác hàng ngày người cán bộ quản lý phải thực hiện hàng loại các nghiệp vụ như chỉ huy xây dựng kế hoạch, cải thiện cơ cấu vận hành hệ thống quản lý, tổ chức cho người lao động dưới quyền sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đạt kế hoạch sản xuất, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất chất lượng công việc. Do đó, cán bộ quản lý phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, người cán bộ quản lý phải có tri thức, kiến thức tương đối đầy đủ về các kỹ năng lao động quản lý cũng như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ con người và kỹ năng nhận thức.
Về cơ cấu tuổi của đội ngũ lao động quản lý được thể hiện qua bảng sau:
46 –55t
13%
>55t
3%
31- 45t
73%
31t
11%
Lao động quản lý có độ tuổi từ 31-45 tuổi có số lượng đông nhất chiếm 72,52% số lao động quản lý. Trong độ tuổi này, người lao động có nhiều kinh nghiệm, sức khỏe để cống hiến tài năng, trí tuệ cho Công ty.
2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Công ty VTQĐ.
2.1. Quy chế đào tạo của Công ty VTQĐ.
Để mọi hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty được thống nhất và đạt chất lượng cao, Công ty đã ban hành "Quy chế hoạt động đào tạo - Công ty VTQĐ.
Quy chế đào tạo của Công ty bao gồm những nội dung chính sau
A- Công tác bồi dưỡng nâng bậc.
1. Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng nâng bậc.
- Thường xuyên học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáng ứng yêu cầu sản xuất. Đây còn là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người lao động thuộc Công ty VTQĐ.
- Đơn vị trưởng các đơn vị là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng công tác bồi huấn thường xuyên, bồi huấn nâng bậc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV thuộc đơn vị mình trước giám đốc.
- Cơ sở để triển khai công tác bồi huấn thường xuyên, bồi huấn nâng bộc hàng năm là: nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất công ty giao, tiêu chuẩn cấp bậc tợ và bộ giáo trình bồi huấn nâng bậc của Công ty ban hành.
2. Thi nâng bậc lương hàng năm.
- Mỗi năm Công ty tổ chức nâng bậc lương cho công nhân kỹ thuật một lần vào quý IV của năm kế hoạch.
2.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
- Công nhân kỹ thuật thuộc lực lượng sản xuất chính chuyển sang giao kết theo hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định tại nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.
- Những người giao kết hợp đồng lao động theo các loại sau (theo quy định tại điều 27 của Bộ luật lao động ).
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng xác định thời hạn từ 1-3 năm.
2.2. Nguyên tắc nâng bậc lương.
- Số người thi nâng bậc lương hàng năm trong Công ty phụ thuộc vào yêu cầu công việc và thâm niên giữ bậc thực đang hưởng của người lao động.
- Việc nâng bậc lương căn cứ vào kết quả thi lý thuyết, thi tay nghề của người lao động dựa trên tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật quy định của từng loại nghề, bậc thợ và mức lương như các văn bản quy định của nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Công ty.
2.3. Điều kiện và tiêu chuẩn được xét vào diện thi nâng bậc.
2.3.1. Điều kiện.
- Tính đến tháng 1 của năm duyệt danh sách phải có thâm niên giữ bậc (đang hưởng) như sau:
+ Đối với công nhân được xếp vào thang lương 7 bậc: mỗi bậc 1 năm. Ví dụ: bậc 1 là 1 năm, bậc 6 là 6 năm.
+ Đối với công nhân được xếp vào bảng lương 5 bậc, 3 bậc, bậc 1 là 2 năm, bậc 2 là 3 năm, bậc 3 là 4 năm, bậc 4: 5 năm.
- Kết quả thi giữ bậc đạt từ 7/10 điểm trở lên. Hoặc điểm lý thuyết 5/10, điểm thực hành trên 8 (đối với công nhân có hoàn cảnh đặc biệt).
- Đã tham gia học tập bồi dưỡng lý thuyết, rèn luyện tay nghề theo kế hoạch. Nội dung và hình thức bồi huấn nâng bậc do đơn vị tổ chức.
- Trong thời hạn được xét vào diện thi nâng bậc, nếu người lao động bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì bị trừ đi 1 năm (nếu rơi vào năm trước đến thời hạn nâng bậc thì trừ ngay năm đó, nếu rơi vào cuối năm của thời hạn nâng bậc thì không thuộc diện xét thi nâng bậc.
- Ưu tiên cho lao động nữ: giảm 1 năm thời hạn giữ bậc cho các bậc cao từ bậc 5/7 và bậc 3/5 trở lên.
- Đối với công nhân làm chức danh vệ sinh công nghiệp, công nhân kho vật tư, khi xét lương áp dụng theo thâm niên.
Lênbậc 2/7 là 2 năm
Lên bậc 3/7 là 3 năm.
....
Lên bậc 7/7 là 7 năm
2.3.2. Tiêu chuẩn.
- Thường xuyên hoàn thành công việc đượcgiao về số lượng và chất lưọng.
- Hàng năm đạt danh hiệu thi đua lao động giỏi.
- Không vi phạm pháp luật của nhà nước có liên quan trực tiếp đến công việc được giao hoặc tư cách đạo đức nghề nghiệp.
- Trình độ chuyên môn đã được nâng lên so với bậc thợ đang hưởng.
- Khuyến khích xét thi nâng bậc sớm không quá 1/3 thời gian quy định trên đối với:
+ Người lao động có sáng kiến có giá trị, được áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế.
+ Người lao động được nhận bằng khen cấp Tổng Công ty trở lên.
+ Người lao động đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua các cấp.
+ Người lao động đạt tiêu chuẩn thợ giỏi cấp Công ty.
2.4. Tổ chức thực hiện
- Hàng năm, căn cứ vào tiêu chuẩn và điều kiện bồi huấn thi nâng bậc, đơn vị tổ chức xét uyệt và gửi danh sách công nhân của mình đề nghị Công ty xét duyệt vào diện bồi huấn thi nâng bậc, về Công ty trước ngày 12/3 của năm để Công ty tổ chức xét duyệt.
- Căn cứ vào danh sách công nhân được xét duyệt vào diện bồi huấn thi nâng bậc của các đơn vị gửi về Công ty. Hội đồng nâng bậc lơng của Công ty sẽ tổ chức xét duyệt và thông báo kết quả để các đơn vị biết, tổ chức thực hiện tiếp.
- Thành phần hội đồng nâng bậc lương của Công ty gồm có:
1 Chủ tịch hội đồng: Giám đốc
3 ủy viên: Chủ tịch công đoàn, chủ tịch hội đồng đào tạo, Phòng kỹ thuật.
1 ủy viên thường trực làm nhiệm vụ tư vấn cho hộiđồng: Phòng tổ chức cán bộ lao động.
Tùy tình hình cụ thể, hội đồng có thể mời một số thành viên khác (phó giám đốc, thanh niên,...) làm tư vấn cho hội đồng xét duyệt.
- Căn cứ vào danh sách công nhân được Hội đồng nâng bậc lương của Công ty xét duyệt vào diện nâng bậc, đơn vị lập kế hoạch thi giữ bậc, báo cáo về Công ty tổ chức triển khai thực hiện. Thời hạn thi giữ bậc phải kết thúc trưởng ngày 15/5 hàng năm.
- Căn cứ vào kết quả thi giữ bậc, Hội đồng nâng bậc lương của Công ty sẽ họp, xét duyệt và tuyên bố danh sách công nhân chính thức được vào diện bồi huấn nâng bậc. Công việc này kết thúc trước ngày 31/6 hàng năm.
- Căn cứ vào danh sách công nhân được vào diện thi nâng bậc mà Công ty công bố, triển khai công tác bồi huấn và tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân thuộc đơn vị mình) đồng thời đăng ký để Công ty tổ chức thi cho những đối tượng còn lại.
Thời gian triển khai công tác thi nâng bậc toàn Công ty hàng năm được thực hiện trong quý 4.
- Phân cấp tổ chức thi: Công ty ủy quyền cho các đơn vị tổ chức thigiữ bậc và nâng bậc tay nghề cho công nhân kỹ thuật của đơn vị mình quản lý đến bậc thợ 4/7. Việc tổ chức thi phải đảm bảo các quy định sau: Phải sử dụng đề thi của Công ty, tổ chức thi phải nghiêm túc, biên bản thi và bài thi của cá nhân phải được chuyển về Công ty đầy đủ.
Các bậc còn lại do Công ty tổ chức thi.
Riêng các bậc tộtkhung: 7/7, 5/5, bài thi nâng bậc lý thuết phải viết thành báo cáo trước Hội đồng đào tạo Công ty.
- Quy định điểm đạt kết quả thi nâng bậc (cả lý thuyết và tay nghề) phải 5/10 điểm.
3. Thi thợ giỏi.
Tùy theo tình hình sản xuất cụ thể, hàng năm Công ty có thể phát động "Hội thi thợgiỏi" một số nghề chủ yếu trong dây chuyền sản xuất chính của Công ty.
3.1. Việc tổ chức "Hội thi thợ giỏi" của Công ty phải đạt được mục ttích và yêu cầu sau:
* Mục đích:
- Khuyến khích người lao động tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm để góp phần xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật của Công ty vững vàng về chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Thông qua hội thi phát hiện các nhân tố tích cực để xây dựng thành các cá nhân điển hình tiên tiến, nêu gương cho đội ngũ công nhân kỹ thuật tàn Công ty học tập. Mặt khác cũng thông qua hội thi để xét duyệt nâng bậc lương trước thời hạn cho những cá nhân xuất sắc, động viên kịp thời, thiết thựcđối với những nhân tố tích cực trong phong trào học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật toàn Công ty.
- Người lao động đạt tiêu chuẩn thợgiỏi cấp Công ty được xét đặc cách nâng bậc.
* Yêu cầu.
- Qua mỗi lần tổ chức "Hội thi thợ giỏi" phải dấy lên đượcphong trào hăng say học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật trong đội ngũ công nhân kỹ thuật toàn Công ty.
- " Hội thi thợ giỏi" hàng năm của Công ty phải khẩn trương, nhanh gọn, không gây ảnh hưởng đến sản xuất và đạt hiệu quả cao.
3.2. Đối tượng dự thi.
Tất cả những người trong dây truyền sản xuất chính và đang làm đúng nghề mà Công ty tổ chức, đồng thời phải đảm bảo đủ những tiêu chuẩn sau:
- ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
- Trong lao động sản xuất có sáng tạo, sáng kiến cải tiến hoặc áp dụng có hiệu quả sáng kiến.
- Luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được anh em trong đơn vị công nhận là điển hình tiên tiến về chuyên môn kỹ thuật.
3.3. Tổ chức hội thi.
- Chủ tịch hội đồng đào tạo Công ty là chủ tịch hội đồng giám khảo. chủ tịch hội đồng giám khảo chủ trì trong việc tổ chức, chỉ đạo về tiến độ, chất lượng và đánh giá kết quả thi.
- Phòng tổ chức cán bộ - lao động có nhiệm vụ giúp chủ tịch hội đồng giám khảo trong lập kế hoạch, xây dựng tiến độ, xát đối tượng dự thi, tổ chức, quản lý giám sát và đnáh giá chất lưọng hội thi.
- Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ xây dựng đề thi, barem chấm điểm kèm theo đề thi, lựa chọn cán bộ kỹ thuật tham gia coi chấm thi.
II. Xét xử CBCNV đi thi và học tại chức tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
- Căn cứ vào yêu cầu phát triển sản xuất, khả năng, nguyện vọng của CBCNV trong Công ty, quy chế tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, hàng năm Công ty tổ chức xét duyệt cho CBCNV trong Công ty đi thi và học dưới mọi hình thức (trong hoặc ngòai giờ làm việc) tại các trường trên.
- Nghiêm cấm thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty tự ý duyệt và giải quyết thủ tục cho CBCNV thuộc đơn vị đi học tại chức tại các trường. Việc xét duyệt cho hội đồng lương của Công ty tiến hành.
- Công ty khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động có khả năng và nhu cầu được học tập và nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đặc thù của công tác quản lý vận hành, sửa chữa lưới là phải đảm bảo truyền tải điện năng liên tục 24/24h. Mặt khác tránh tình trạng bộ phận người lao động chạy theo bằng cấp nên Công ty chủ trương quản lý chặt chẽ những người được cử đi học chuyên tu tại chức kể cả học ngoài giờ. Cụ thể:
1. Đối tượng, tiêu chuẩn để đơn vị xét đề nghị Công ty duyệt.
- Là những người lao động giỏi, xuất sắc, thực sự có nhiều cống hiến đối với đơn vị, 3 năm trước khi đi học không vi phạm kỷ luật lao động từ khiển trách trở lên, có thể áp dụng kiến thức đã học vào quản lý, sản xuất sau này.
- Phải học nghề chuyên môn Công ty cần, không tự tìm nghề theo sở tích, làm nghề gì phải học nghề đó, trường hợp ngược lại Công ty không bố trí công viêc theo bằng cấp đã học.
- Có thâm niên ít nhất là 36 tháng. Khuyến khích xét giảm thời gian còn 24 tháng đối với lao động có thành tích đặc biệt xuất sắc (người lao động sáng kiến có giá trị, nhận bằng khen cấp Tổng Công ty trở lên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, đạt tiêu chuẩn thợ giỏi cấp Công ty).
- Xin học đúng nghề đang làm.
- Có bản cam kết:
+ Trong quá trình học tuyệt đối không để ảnh hưởng đến sản xuất công tác. Khi Công ty, đơn vị cần thiết huy động sẵn sàng nghỉ học để phục vụ sản xuất công tác.
+ Sau khi học xong sẽ về phục vụ Công ty, néu muốn chuyển công tác thì phải bồi hoàn cho Công ty toàn bộ tiền lương và chế độ đã hưởng trong quá trình đi học (chỉ được giữ lại tiền lương cơ bản), bồihoàn lại toàn bộ chi phí trong quá trình đào tạo (nếu có).
+ Khi học xong, nếu Công ty chưa bố trí được công việc theo trình độ mới thì vẫn làm việc và hưởng lương theo chức danh cũ.
- Được đơn vị (Thủ trưởng + Chủ tịch công đoàn) nhất trí cử đi học sau khi cân đối lực lượng để đảm bảo việc cử người đi học không ảnh hưởng đến sản xuất, công tác của đơn vị (đơn vị không bổ sung thêm lao động).
Trên cơ sở các tiêu chuẩn này, đơn vị lập danh sách gửi danh sach về Công ty trước ngày 20/4 hàng năm.
2. Công tác xét duyệt.
Đơn vị gửi danh sách CBCNV có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như trênđề nghị Công ty xét duyệt cử đi thi vào học tại chức tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp (kèm theo biên bản hợp của đơn vị và đơn của cá nhân).
Hội đồng đào tạo Công ty họp xét duyệt danh sách CCNV được cử đi học. Phòng tổ chức cán bộ - lao động thông báo cho các đơn vị và cá nhân biết kết quả, đồng thời xác nhận hồ sơ xin đăng ký dự thi của người lao động.
3. Quản lý quá trình học tập.
- Trước mỗi học kỳ, người đi học phải xuất trình thông báo triệu tập học của nhà trường chồphng tổ chức cán bộ - lao động (bản chính) và cho đơn vị (bản sao), sau mỗi kỳ học, người đi học phải trình kết quả cho phòng cán bộ - lao động (bản chính và bản sao cho đơn vị để làm cơ sở thanh toán lương theo quy chế của Công ty.
- Sau khi học xong căn cứ vào năng lực thực tế của người lao động và nhu cầu công tác, Công ty đã xem xét việc thay đổi chức danh công tác xếp lại lương...
- Trong thời gian đi học Công ty xét duyệt lương như sau:
+ Kết quả học tập đạt loại giỏi, xuất sắc: xếp hệ số năng suất = 1,4.
+ Kết quả học tập đạt loại khá: xếp hệ số năng suất = 1,2.
+ kết quả học tập đạt loại trung bình: xếp hệ số năng suất = 1.
+ Kết quả học tập đạt loại yếu kém: xếp hệ số năng suất = 0 - 0,8
Trong đó:
Loại giỏi, xuất sắc: điểm trung bình >= 8,5.
Loại khá: điểm trung bình từ 6,5 - 8,5
Loại trung bình: điểm trung bình từ 5 - 6,5.
Loại yếu kém: điểm trung bình <5.
Không xét thưởng vận hành an toàn cho công đi học tại chức, công đi làm vẫn xét bình thường.
Tình hình thực hiện công tác đào tạo trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau.
Bảng 12: Loại hình và chi phí đào tạo
2000
2001
2002
Số lượt người
Chi phí 1000đ
Số lượt người
Chi phí 1000đ
Số lượt người
Chi phí 1000đ
A. Đào tạo trong nước
94 người
0
1. Đào tạo nâng bậc
50 người
2. Trường dạy nghề CNKT
0
110.000
3. Đại học tại chức
300 lượt
0
4. Trên đại học
1 người
0
5. Lớp bồi dưỡng ngắn ngày
0
Cộng
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động
Những năm gần đây Công ty quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều này được thể hiện qua só người tham gia đào tạo và phát triển tăng lên cũng như chi phí dành cho công tác này cũng tăng lên. Cụ thể chi phí này cho công tác năm 1999 đã tăng lên 2.8125 lần hay tăng lên 181,25%, chi phí cho đào tạo và phát triển năm 2000 tăng lên 18,22% so với năm 1999, và so với năm 1998 thì tăng lên 232,5%.
2.2. Công tác đào tạo cán bộ quản lý.
Năm nay với sự vượt bậc về khối lượng và tính phức tạp của sản xuất, các cán bộ quản lý ngày càng giữ vị trí đăc biệt quan trọng. Vai trò chính của người cán bộ quản lý và đảm bảo chỉ đạo toàn diện việc vận hành guồng máy quản lý, phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận, huy động toàn bộ lực lượng tham gia thực hiện mục tiêu chung của Công ty. Lao động của người quản lý đòi hỏi phải có tính sáng tạo, phải có nghệ thuật điều hành quản lý.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý, Công ty VTQĐ đã quan tâm đế chất lượng của đội ngũ cán bộ này. Để xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý không những giỏi về quản lý, vững vàng trong chuyên môn mà còn phải biết khai thác tiềm năng của người lao động, khai tác phát huy tiềm năng, trí tuệ của tập thể CBCNV Công ty để đóng góp cho sự phát triển của Công ty. Những năm gần đây, Công ty VTQĐ đã rất chú trọng đến công tác đào tạo bồi dường đội ngũ cán bộ quản lý để luôn có những đội ngũ giỏi kế cận nhau.
2.2.1. Xác định nhu cầu.
Công ty VTQĐ thuộc ngành sản xuất kinh doanh đặc biệt. sản phẩm của Công ty không nhìn thấy được, Công ty cũng không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm tồn kho. Nhưng để có thể vận hành, quản lý tất tạm và đường dây tải điện đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi. Để xây dựng được đội ngũ chuyên gia đông đảo đòi hỏi công tác đào tạo và phát triển phải xác định được nhu cầu đào tạo.
Căn cứ vào hệ thống mạng di động mới đưa vào vận hành trong năm 2001 nên có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ quản lý giữa các đơn vị, từ trạm này đến trạm khác. Số trạm tăng lên do đó cần bổ sung cán bộ quản lý. Các cán bộ quản lý phải là người có kinh nghiệm, có thâm niên công tác nên trước khi được đề bạt, chuyển vị trí làm việc họ phải được học để nâng cao kiến thức về chuyên môn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý.
Để theo kịp sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, áp dụng những thành tựu mới của khoa học kỹ thuậtvào công việc hàng ngày để nâng cao năng suất, chất lượng công việc đòi hỏi cán bộ quản lý phải biết sử dụng, điều khiển máy móc thiết bị hiện đại và lĩnh hội những tri thức mới. Nhưng cần phải xác định nên học cái gì, học ở đâu, trong bao lâu để thực hiện công việc tốt hơn. Và trong khuôn khổ của chi phí, để chương trình đào tạo và phát triển đạt kết quả cao nhất thì đối tượng nào được ưu tiên hơn cả. Ví dụ nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ kỹ thuật cần bổ sung kiến thức gì, học thêm chương trình gì. Công việc này cần có sự bàn bạc, thảo luận giữa cán bộ kỹ thuật với hội đồng đào tạo.
Do công việc hàng ngày đòi hỏi phải biết sử dụng máy vi tính mà số người biết khai thác công dụng của máy, sử dụng các phần mềm đã được cài đặt còn ít. Nhu cầu học vi tính, ngoặĩng của lao động quản lý rất lớn.
Đối với cán bộ kỹ thuật, nhu cầu họcđể nâng cao trình độ ngoại ngữ rất lớn. Ngày nay các cán bộ kỹ phải có trình độ ngoại ngữ khá cao để đọc được tài liệu, hiểu được cấu tạo, quy trình vận hành của máy móc thiết bị. Vì chủ yếu các máy móc thiết bị đều nhập từ nước ngoài.
Cán bộ quản lý còn là người truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức mới về quản lý vận hành trạm và đường dây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33631.doc