MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1 - LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍ PHÍ LƯU THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3
I-/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ LƯU THÔNG. 3
1-/ Khái niệm: 3
2-/ Phân loại. 3
II-/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÍ LƯU THÔNG. 6
1-/ Nhân tố bên ngoài: 6
2-/ Nhân tố bên trong. 7
III-/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIẢM CHÍ PHÍ LƯU THÔNG. 8
IV-/ NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH PHÍ LƯU THÔNG. 10
V-/ NỘI DỤNG CỦA GIẢM PHÍ LƯU THÔNG. 16
1-/ Những biện pháp giảm chí phí vận tải bốc dỡ: 16
2-/ Các biện pháp giảm chí phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ. 17
3-/ Các biện pháp giảm chí phí hao hụt hàng hoá: 17
4-/ Các biện pháp giảm chí phí quản lý hành chính. 17
PHẦN 2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÍ LƯU THÔNG TẠI CÔNG TY KINH
DOANH VÀ CHẾ BIẾN THAN HÀ NỘI 18
I-/ GIỚI THIỆU CÔNG TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN THAN HÀ NỘI. 18
2-/ Đặc điểm hoạt động của công ty. 18
a. Đặc điểm về tổ chức quản lý hoạt động. 18
II-/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ LƯU THÔNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN THAN HÀ NỘI. 26
a. Các chỉ tiêu và một số mức làm căn cứ để tính các khoản mục chi phí lưu thông tại công ty. 26
b. Phân tích một số nét cơ bản về tình hình thực hiện chi phí lưu thông tại công ty trong ba năm qua. 31
c. Tình hình thực hiện giảm chi phí lưu thông tại công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội. 32
III-/ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢM CHÍ PHÍ LƯU THÔNG TẠI CÔNG TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN THAN HÀ NỘI. 37
1-/ Ưu điểm: 37
2-/ Nhược điểm: 37
PHẦN 3 - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GIẢM CHÍ PHÍ LƯU THÔNG TẠI CÔNG
TY KINH DOANH VÀ CHẾ BIẾN THAN HÀ NỘI 39
I-/ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY. 39
II-/ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM CHÍ PHÍ LƯU THÔNG. 47
1-/ Các biện pháp giảm chí phí vận tải, bốc xếp. 47
2-/ Các biện pháp thu mua, bảo quản, tiêu thụ. 48
3-/ Các biện pháp giảm chí phí hao hụt: 49
4-/ Các biện pháp giảm chí phí quản lý hành chính. 49
PHẦN KẾT LUẬN CHUNG 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giảm chí phí lưu thông tại công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảm chí phí quản lý hành chính.
Tinh giản bộ máy quản lý hành chính và cải tiến bộ máy quản lý phù hợp với sự phát triển của công ty. Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, giảm bớt các khoản chi tiêu có tính chất hình thức, phô trương. áp dụng các tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin trong suốt, chính xác.
phần 2
phân tích tình hình phí lưu thông tại công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội
I-/ Giới thiệu công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội.
2-/ Đặc điểm hoạt động của công ty.
a. Đặc điểm về tổ chức quản lý hoạt động.
a.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân đã hình thành sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Lúc đầu là công ty cung ứng than xi măng thuộc Tổng cục vật tư, từ năm 1969 là Bộ vật tư. Thực hiện chủ trương của Nhà nước quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông phân phối, ngày 25/11/1974 Hội đồng Chính phủ chuyển chức năng quản lý cung ứng than về Bộ điện than (Quyết định 254-CP và ngày 9/12/1974 của Bộ điện than, Quyết định 1878/ĐT-QLKT thành lập “Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội”) hoạt động chính thức vào ngày 1/1/1975 với nhiệm vụ tổ chức thu mua cung ứng đủ than theo kế hoạch cho các nhu cầu sử dụng than của Bộ trung ương và địa phương tại các địa bàn từ Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu.
Đến năm 1993 theo chủ trương của Nhà nước thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước nên ngày 30/6/1993 Bộ năng lượng đã ban hành Quyết định 488/NLNL-TCCB-LĐ thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước - công ty cung ứng than Hà Nội được đổi tên thành “Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội” làm nhiệm vụ kinh doanh than sản xuất chế biến than sinh hoạt phục vụ mọi nhu cầu than cho sản xuất và sinh hoạt của cán bộ tiêu dùng nội thành, ngoại thành Hà Nội, các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu và các tỉnh lân cận. Cơ sở vật chất của công ty những năm đầu mới thành lập còn rất nghèo nàn với bốn căn nhà cấp IV làm văn phòng tại Vĩnh Tuy, bàn ghế thô sơ, có một xe con, hai xe vận tải than. Các trạm hầu như không có gì. Trạm Cổ Loa có một máy xúc, một máy gạt, trạm Vĩnh Tuy có một băng tải than cỡ nhỏ, nói chung thiết bị hầu như đã khấu hao hết, nhà làm việc của các trạm và nhà ở của cán bộ công nhân viên chỉ là thanh tre, nứa lá với tổng số 207 cán bộ công nhân viên, 4 đại học và 23 trung cấp. Đến nay công ty đã có một ngôi nhà 3 tầng ở Phương Liệt - Đống Đa - Hà Nội làm trụ sở chính. Trạm Vĩnh Tuy có một nhà cân 30 tấn, trạm Cổ Loa có văn phòng là nhà 2 tầng và trạm cân 30 tấn. Các trạm đều đầy đủ tiện nghi hơn. Công ty đã có xe vận tải chuyển đến tận nơi sử dụng trong đó số xe mới mua là một máy xúc DH 112 mới, một máy ủi C130 mới. Trạm Giáp Nhị mới trang bị 02 dây chuyền chế biến than khép kín từ nghiền sang trộn ép than tổ ong,... Công ty đã có 02 xe con phục vụ công tác, 01 xe Hải Âu và 01 xe 12 chỗ ngồi chuyên đưa CBCNV đi du lịch và phục vụ các công tác phúc lợi khác. Hiện nay công ty có khoảng 150 CBCNV trong đó 35 người có trình độ đại học, 40 người có trình độ trung cấp. Với số vốn hiện nay trên 2,5 tỷ VNĐ.
Về tổ chức công ty có Ban giám đốc (gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), 3 phòng chức năng nghiệp vụ và 5 trạm kinh doanh và chế biến than ở Vĩnh Tuy, Giáp Nhị, Ô Cách, Sơn Tây, Cổ Loa.
b. Hệ thống tổ chức và mạng lưới kinh doanh của công ty.
Theo Quyết định số 140 NL/TCCB-LĐ ngày 4/3/1995 của Bộ Năng lượng về việc thành lập công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam.
Căn cứ vào Quyết định số 151 TMB/TCNS ngày 21/5/1995 của công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội miền Bắc ban hành quy chế tạm thời về việc tổ chức hoạt động của công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội.
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm Ban giám đốc (gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) và 3 phòng chức năng nghiệp vụ làm tham mưu gồm:
+ Phòng tổ chức hành chính.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh.
+ Phòng tài chính kế toán.
Bộ máy tổ chức sản xuất bao gồm 5 trạm kinh doanh và chế biến than:
+ Trạm kinh doanh và chế biến than Vĩnh Tuy.
+ Trạm kinh doanh và chế biến than Giáp Nhị.
+ Trạm kinh doanh và chế biến than Ô Cách.
+ Trạm kinh doanh và chế biến than Cổ Loa.
+ Trạm kinh doanh và chế biến than Sơn Tây.
Trong đó trạm kinh doanh và chế biến than Giáp Nhị có 2 xưởng chế biến than (xưởng I và xưởng II), trạm kinh doanh và chế biến than Sơn Tây có 2 cửa hàng và 1 trạm (trạm Sơn Lộc và cửa hàng số 1 và cửa hàng số 2).
Ban Giám đốc
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Phòng Tài chính kế toán
Các trạm KD và CB than
Trạm KD và CB than Vĩnh Tuy
Trạm KD và CBthanÔ Cách
Trạm KD và CB than Cổ Loa
Trạm KD và CB than Giáp Nhị
Trạm KD và CB than Sơn Tây
XưởngCB II
XưởngCB I
Cửa hàng số 1
Trạm Sơn Lộc
Cửa hàng số 2
Sơ đồ tổ chức công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội
b.1. Ban giám đốc: là người đứng đầu trong công ty có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kinh doanh của công ty trước pháp luật.
b.2. Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ giúp giám đốc công ty vạch các kế hoạch chung về: tổ chức và thực hiện kế hoạch đào tạo lại CBCNV để nâng cao trình độ quản lý và chất lượng lao động. Tổ chức lực lượng lao động trong công ty, thực hiện công tác thi đua tuyên truyền quảng cáo, thanh tra, bảo vệ, công tác giao dịch và đối nội, đối ngoại.
b.3. Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ chính là xây dựng các kế hoạch kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo các trạm, cửa hàng thực hiện các kế hoạch kinh doanh đó dựa trên tình hình thực tế của thị trường. Ví dụ như chủ trì dự thảo các hợp đồng kinh tế về mua bán than, vận chuyển bốc xếp, chỉ đạo quy hoạch kho bãi, xây dựng cơ chế mua bán than, tổ chức các biện pháp chống hao hụt than trên định mức nhằm phấn đấu giảm chi phí kinh doanh có hiệu quả.
b.4. Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ lập báo các quyết toán hàng năm, tính toán lỗ lãi, số nộp ngân sách, tiền lương, tiền thưởng hàng tháng, thực hiện đúng theo các chế độ tài chính kế toán của Nhà nước và của cấp trên ban hành. Ngoài ra phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý vốn tiền hàng, và phải sử dụng có hiệu quả không được để thất thoát. Đồng thời kết hợp với phòng kế hoạch kinh doanh đánh giá kết quả hoạt động của công ty trong thời gian vừa qua từ đó đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Phòng tài chính kế toán xây dựng cụ thể các kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm đối với các trạm và công ty.
b.3. Các trạm kinh doanh và chế biến than.
Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và tiêu thụ than, tổ chức sản xuất, chế biến than sinh hoạt quản lý và bảo quản kho than và các tài sản khác được công ty giao cho.
c. Tình hình hoạt động của công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội trong thời gian qua.
c.1. Tình hình hoạt động:
Trong những năm đầu mới thành lập nhiệm vụ của công ty chủ yếu là tổ chức thu mua, cung ứng than theo kế hoạch Nhà nước quy định cho nhu cầu sử dụng than của các Bộ trung ương và địa phương tại các địa bàn thuộc Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,... chính vì tình trạng mua bán than theo giá kế hoạch (hay giá cung cấp) dẫn đến tình trạng giá cả, giá trị tách rời nhau phá vỡ các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu hành chính quan liêu bao cấp đó tuy có kế hoạch nhưng nó đặt lên hàng đầu là việc sản xuất và phân phối sản phẩm theo hiện vật, các quan hệ hàng hoá tiền tệ sử dụng một cách hình thức, nền kinh tế dựa trên cơ sở cung cấp và giao nộp theo hiện vật. Trong cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung mọi hoạt động của công ty phát triển theo kế hoạch đã được ấn định sẵn do cấp trên đưa xuống. Các chỉ tiêu kế hoạch trong đó có cả chỉ tiêu chi phí lưu thông mà cấp trên giao xuống cho công ty thực hiện. Những kế hoạch đó mang tính chủ quan nhiều hơn tính khoa học thực tiễn. Do vậy dù kết quả kinh doanh của công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng luôn nằm trong tình trạng bị động, tuân thủ sự chỉ huy chỉ đạo khuôn mẫu cứng nhắc không phát huy hết được năng lực tự chủ sáng tạo. Bước sang giai đoạn từ năm 1988-1989 đến nay Nhà nước đã giao quyền tự chủ kinh doanh cho các đơn vị kinh tế xã hội xó bỏ hoàn toàn bao cấp, công ty cũng chuyển hẳn sang chức năng kinh doanh than và chế biến than sinh hoạt theo cơ chế thị trường. Công ty tự hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có hiệu quả, trong bối cảnh đó Nhà nước chỉ giao một số chỉ tiêu pháp lệnh cơ bản đó là:
- Sản lượng bán.
- Doanh số bán.
- Các khoản nộp ngân sách Nhà nước.
- Lợi nhuận.
Còn các chỉ tiêu khác chỉ mang tính chất hướng dẫn.
Đứng trước thực tiễn của xu thế đổi mới công ty phải thay đổi phương thức quản lý, quy trình nghiệp vụ. Tích cực tìm kiếm thu hút khách hàng và khả năng phục vụ khách hàng. Bộ máy của công ty được tinh giảm xuống còn 3 phòng ban với chức năng phục vụ khách hàng và 3 trạm kinh doanh và chế biến than. Đồng thời công ty cũng giao cho các trạm độc lập hạch toán kinh doanh. Các trạm có quyền áp dụng quy chế trả lương khoán theo tấn than bán ra, tấn than bốc xếp, theo quy chế chung được duyệt và tổ chức quy hoạch lại kho bãi, đẩy mạnh nghiên cứu chế biến than tổ ong, than cháy nhanh bếp đun than. Kết quả là từ những bỡ ngỡ ban đầu công ty đã rút ra được những kinh nghiệm thực tế, đã tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho cán bộ công nhân viên nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, về nhiệm vụ công ty và phương thức nghệ thuật kinh doanh trên lĩnh vực mua bán than. Kết quả những năm hoạt động trong cơ chế thị trường công ty không mất vốn mà còn bảo toàn được vốn hàng năm trên 12% của vốn lưu động. Vòng quay của vốn đạt khoảng 13 vòng/năm. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước với cấp trên mà trực tiếp là công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội và Tổng công ty than Việt Nam. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty trong những năm qua bao gồm:
- Than cục các loại: 2,3,4,5,6 và cục vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Núi Hồng, Vàng Chanh, Mạc Khê.
- Than cám các loại: 2,3,4,5,6,7 vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Núi Hồng, Vàng Chanh, Mạc Khê,...
- Than chế biến các loại: Than tổ ong, than nhào, than cháy nhanh.
Trong đó công ty chủ yếu kinh doanh hai loại than chính là than cục và than cám các loại, việc chế biến và kinh doanh than sinh hoạt với sản lượng chiếm tỷ lệ khoảng 11%.
d. Kết quả đạt được của công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội trong 3 năm qua (1997-1999)
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua có thể khái quát ở biểu số 1.
Biểu kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm qua 1997-1999
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Sản lượng bán
tấn
110.000
107.000
115.000
105.000
105.000
101.225
Doanh số bán hàng
đồng
22.527.670.000
22.015.704.500
25.917.000.000
25.178.692.200
25.116.000.000
24.698.491.973
Tổng chi phí
đồng
22.397.670.000
21.886.937.972
25.787.000.000
25.058.507.714
24.988.000.000
24.571.740.661
Chi phí lưu thông
đồng
3.200.000.000
3.103.318.510
3.200.000.000
3.707.472.500
3.000.000.000
2.884.661.033
Lãi
đồng
130.000.000
128.766.528
130.000.000
120.184.486
128.000.000
126.751.312
Nộp ngân sách
đồng
412.676.700
406.000.000
455.682.000
442.432.240
486.030.093
466.986.109
- Thuế doanh thu
đồng
225.276.700
220.157.045
259.170.000
251.786.922
264.451.000
246.984.919
- Thuế vốn
106.900.000
106.900.000
110.012.000
110.012.000
136.475.000
136.475.000
- Thuế lợi tức
58.500.000
57.944.937
58.500.000
54.083.018
57.600.000
57.038.096
- Thuế môn bài và thuế đất
22.000.000
20.998.018
28.000.000
26.550.300
27.504.903
26.488.100
Năm 1997 công ty bán được 107.500 tấn than các loại đạt 98% so với kế hoạch, tổng doanh thu là 22.015.704.500 đồng. Tổng chi phí là 21.886.937.972 đồng, trong đó chi phí lưu thông là 3.103.318.510 đồng chiếm 14,2% trong tổng chi phí và bằng 97% so với kế hoạch. Kết quả kinh doanh được 128.766.528 đồng. Việc bán than chưa thực hiện được so với kế hoạch được giao là do sự cạnh tranh trên thị trường rất phức tạp, các tư nhân bán than có cơ chế kinh doanh thoáng hơn, mặt khác giá than tại mỏ lại luôn biến động tăng ảnh hưởng đến giá bán than của công ty cho các hộ tiêu thụ. Mặc dù vậy công ty đã biết tính toán điều tiết xuất nhập phù hợp với từng thời điểm điều hoà giá cả phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng để có giá hợp lý đảm bảo được đầu vào của khách hàng. Sản lượng bán than so với kế hoạch và so với năm 1996 có giảm vì đối tượng giao tay ba với công ty không thực hiện than bán cho các tỉnh miền núi không được Nhà nước trợ giá cước vận tải nên cũng giảm sản lượng bán, đối với than chất đốt sinh hoạt thì đi vào hoạt động có nền nếp hơn sản lượng bán có tăng hơn, kinh doanh có hiệu qủa, trên thị trường than chế biến công ty đã mở được thêm nhiều đại lý bán than, chất lượng than tốt ổn định, giá cả phù hợp với thị trường. Sang năm 1998 công ty bán được 105.000 tấn than các loại đạt 91,30% so với kế hoạch và đạt 99,9% so với năm 1997. Tổng doanh thu là 25.178.692.200 đồng, tổng chi phí là 25.058.507.714 đồng, trong đó chi phí lưu thông là 3.707.472.500 đồng chiếm 14,80% trong tổng chi phí và bằng 106% so với kế hoạch. Kết quả kinh doanh đạt được là 120.184.486 đồng.
Trong năm 1998 mặc dù công ty không hoàn thành kế hoạch đặt ra nhưng vẫn luôn cố gắng tìm hiểu thị trường bán, nguồn nhập và giao thẳng cho các nhà máy trọng điểm khối công nghiệp, cố gắng giữ các khách hàng lớn của công ty cho nên so với cùng kỳ năm trước sản lượng bán ra xấp xỉ bằng nhau. Trong khi thị trường mua bán than ngày càng có nhiều sự cạnh tranh hơn: các hộ bán than tư nhân phát triển mạnh, hiện tượng trốn lậu thuế, nhiều các cai than bán ra so với năm trước, trong khi công ty là một doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước do đó giá bán còn cao hơn vì vậy sản lượng bán không đạt so với kế hoạch. Để giữ vững được sản lượng bán ra so với năm trước công ty đã phải khoán bán than cho từng trạm, cửa hàng, thực hiện cơ chế trả lương theo tấn than bán được đối với các trạm để khuyến khích các trạm tìm mọi biện pháp đẩy mạnh việc bán than. Mặc dù vậy tổng chi phí lưu thông vẫn tăng lên so với kế hoạch, việc tăng chi phí lưu thông một phần do cước phí vận chuyển, bốc xếp tăng lên, các chi phí dịch vụ mua ngoài cao hơn tuy nhiên công ty vẫn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và có lãi.
Năm 1999 công ty bán được 101.225 tấn than các loại đạt 96% so với kế hoạch và đạt 96% so với năm 1998, tổng doanh thu là 24.698.491.973 đồng, tổng chi phí là 24.571.740.661 đồng, trong đó chi phí lưu thông là 2.844.661.033 đồng chiếm 11,6% trong tổng chi phí và bằng 95% so với kế hoạch kết quả kinh doanh đạt được là 126.751.312 đồng.
Trong năm 1999 tình hình diễn biến trên thị trường vẫn còn phức tạp. Các khu vực như cảng Hà Nội, Sơn Tây,... các hộ tư nhân buôn bán than vẫn tăng và có quy mô về đầu tư, xây dựng kho tàng bến bãi có tính chất lâu dài hơn chất lượng than tư nhân cũng tăng hơn vì vậy càng làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy khối lượng bán than của công ty giảm xuống so với năm trước và kế hoạch đặt ra. Đứng trước tình hình khó khăn đó công ty đã tìm mọi biện pháp như mở rộng nguồn nhập, tìm các loại than phù hợp với nhu cầu thị trường hơn, cơ chế giá bán cho từng trạm, cửa hàng, đồng thời giao cho các trạm tổ chức đi nhận than tại các mỏ, công ty sản xuất than theo hợp đồng mà công ty đã ký kết, để nâng cao trách nhiệm của các trạm nhằm giảm bớt việc hao hụt than, giảm các chí phí giao nhận than. Công ty thực hiện theo hợp đồng cơ chế trả lương theo tấn than bán được đối với các trạm để khuyến khích các trạm tìm mọi biện pháp đẩy mạnh việc bán than. Vậy tổng chi phí lưu thông đã giảm xuống so với kế hoạch về năm trước.
Đối với các hộ mua lẻ, công ty tiếp tục tạo uy tín bằng việc giao than chất lượng tốt, giá cả phù hợp, phong cách phục vụ khách hàng tận tình chu đáo. Do vậy quí VI năm 1999 công ty đã bán tăng hơn so với quí VI năm 1998 là 20%. Về than chế biến sinh hoạt công ty luốn chú trọng quan tâm đến chất lượng và giá thành đảm bảo được giá bán cạnh tranh trên thị trường. Cho nên năm 1999 công ty đã tăng sản lượng than chế biến lên 15% so với kế hoạch và việc kinh doanh trong lĩnh vực này dần dần có hiệu quả hơn.
Kết quả cho thấy trong ba năm công ty đều hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước với tổng số tiền đã nộp thực tế là 1.315.418.349 đồng và luôn bảo toàn được vốn kinh doanh của mình, thu nhập của CBCNV ngày càng ổn định hơn.
II-/ Phân tích tình hình chi phí lưu thông tại Công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội.
a. Các chỉ tiêu và một số mức làm căn cứ để tính các khoản mục chi phí lưu thông tại công ty.
Để lập kế hoạch chi phí lưu thông công ty thường sử dụng hai chỉ tiêu chính như sau:
- Tổng chi phí lưu thông.
- Tỷ suất chi phí lưu thông.
a.1. Tổng chi phí lưu thông:
Là tập hợp các khoản mục chi phí lưu thông phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ. Đây là chỉ tiêu tuyệt đối tính bằng đồng chi phí.
Trong thực tế công ty thường hạch toán chi phí lưu thông theo các khoản mục sau:
1. Thuế, lệ phí:
- Thuế vốn.
- Thuế môn bài.
- Thuế đất.
- Lệ phí.
2. Chi phí cho nhân viên.
- Thu nhập CBCNV.
- BHXH, BHYT, KPCĐ.
3. Công cụ lao động.
4. Khấu hao TSCĐ.
- Khấu hao cơ bản.
- Khấu hao sữa chữa lớn.
5. Dịch vụ mua ngoài.
- Vận chuyển.
- Bốc xếp.
- Tạp phí.
- Vật liệu, nguyên liệu.
- Nhiên liệu.
- Điện thoại, điện nước.
- Thuê kho bãi.
- Bảo quản.
- Sửa chữa thường xuyên.
- Trả công người lao động thuê ngoài.
6. Hao hụt.
7. Kinh phí khác.
8. Chi phí khác.
- Trả lãi vay.
- Đào tạo.
- Tuyên truyền quảng cáo.
- Chi khác.
Toàn bộ 8 khoản mục trên là tổng mức chi phí lưu thông tại công ty. Trường hợp nếu đã có tỷ suất chi phí lưu thông thì tổng mức chí phí lưu thông là doanh số bán ra.
a.2. Tỷ suất chi phí lưu thông hàng hoá.
Là tỷ lệ phần trăm của tổng mức chi phí lưu thông hàng hoá và tổng doanh số bán ra.
= x 100%
Để xác định được tỷ suất chi phí lưu thông hợp lý đảm bảo tính chính xác và khoa học trước hết phải căn cứ vào các chỉ tiêu đã nêu trên. Và dựa vào kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kết hợp với việc phân tích đánh giá tình hình thực tế chi phí của năm báo cáo. Tìm ra những ưu điểm và nhược điểm để tiếp tục phấn đấu giảm chi phí lưu thông từ đó xây dựng phân tích định mức từng khoản mục. Đối với các khoản mục chi phí lưu thông lại có thể tính toán được sẽ dựa vào các định mức kinh tế kỹ thuật có thể nêu một số định mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà công ty thường sử dụng trong quản lý phân tích chí phí lưu thông như sau:
- Hao hụt định mức 1,5% trên giá vốn hàng bán.
- Thuế vốn 4,8%/tổng vốn kinh doanh/năm.
- Thuế lợi tức là 45%/năm so với tổng doanh thu.
- Kinh phí ngành 1%/năm so với tổng doanh thu.
- Thuế doanh thu 1% của tổng doanh thu.
- Trả lãi vay ngân hàng 1,5%/tháng.... <= lãi suất ngân hàng.
- Định mức BHXH, BHYT, KPCĐ là 19% so với tổng quỹ lương còn các khoản mục khác không tính toán trực tiếp được thì chủ yếu sử dụng phương pháp dự đoán, phân tích tình hình thực hiện ở kỳ báo cáo, tìm ra các nguyên nhân tăng, giảm xu hướng tác động của các nhân tố ảnh hưởng qua đó dự trù kế hoạch cho sát với thực tế.
Các căn cứ mà công ty thường sử dụng để xây dựng chi phí lưu thông hàng hoá hiện nay:
a.1. Các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và các chỉ thị trong từng thời kỳ do Nhà nước, cấp trên ban hành bằng văn bản cụ thể:
- Định mức chi phí tiền lương, BHXH dựa vào Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 và Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Và căn cứ vào đơn giá tiền lương tính thu 1.000đ doanh thu của công ty than miền Bắc giao xuống cho đơn vị thực hiện trong từng thời kỳ.
- Theo các quy định hiện hành trên thì BHXH phải nộp chiếm 15% so với tổng quỹ lương. Định mức hao hụt quy định của ngành là 1,5% trên giá vốn hàng bán.
- Khấu hao tài sản tính theo Quyết định số 1062 TC/QD/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Về chi phí vận tải hàng hoá công ty thường áp dụng các văn bản sau:
+ Cước đường sắt: văn bản số 1233/VTGT của Bộ GTVT ngày 29/7/1981 về khoảng cách tính giá cước, văn bản số 560 CV/KHĐT ngày 23/12/1995 của LHĐS Việt Nam về đơn giá cước và bậc hàng vận tải bằng đường sắt. Văn bản 1271 của xí nghiệp LHĐS khu vực I ngày 26/12/1995 quy định cách tính tiền dồn toa.
+ Phí cảng biển: văn bản 135/GDCP ngày 25/8/1992 cho các cảng Hải Phòng, Hòn Gai.
+ Cước đường sông: văn bản 36/VGCP-CNTDDV và thông báo số 104/VGCP - CNTDDV ngày 6/7/1995 của Ban vật giá CP.
+ Cước phí cảng đường sông: văn bản số 709/PC-VT ngày 28/8/1995 của Cục đường sông Việt Nam, và văn bản số 188/tháng 3 năm 1995.
+ Cước ô tô: theo quy định số 13/VGCP-CNTDDV ngày 8/5/1993 của Ban vật giá Chính phủ và Nghị định 36/CP của Chính phủ. Quy định 831 của Nghị định 36/CP về việc cấm tăng giá cước. Văn bản liên Bộ Tài chính - GTVT số 81 ngày 15/12/1992 quy định việc giải quyết việc thu các loại phí qua cầu Chương Dương, Thăng Long, Bến Thuỷ.
- Còn các khoản chi phí khác theo Quyết định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Các Thông tư số 76 TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chí phí và giá thành sản phẩm dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước và Quyết định số 151 TMB/TCNS ngày 21/6/1995 của công ty than miền Bắc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của công ty than Hà Nội.
a.2. Những chỉ tiêu kế hoạch có liên quan như: kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kế hoạch vận chuyển xếp dỡ hàng, kế hoạch vay vốn, kế hoạch lao động tiền lương, bảo quản hàng hoá.
a.3. Các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến chí phí lưu thông trong kỳ kế hoạch như: khối lượng, cơ cấu các loại than vận chuyển, giá cả các dịch vụ và giá cước vận tải thay đổi.
a.4. Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và kết quả phân tích hoạt động kinh tế tài chính, kết quả đánh giá tình hình quản lý thực hiện chi phí ở thời kỳ trước. Những ưu và nhược điểm đã đạt được, những nhân tố không hợp lý cần thay đổi hoặc có thái độ dứt khoát, những khả năng mang tính tích cực mà chưa khai thác được, những kinh nghiệm quản lý tiên tiến có thể áp dụng có hiệu quả tại công ty.
Bảng: Chi phí lưu thông năm 1997
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng CPLT
3.200.000.000
100%
3.103.318.510
100%
1. Chi phí hao hụt
185.000.000
5,78%
180.250.000
5,8%
2. Cho CBCNV
1.039.697.751
32,49%
1.039.697.751
33,5%
3. Chi phí QL doanh nghiệp
300.000.000
9,37%
299.097.539
9,6%
4. Chi phí vận tải
700.000.000
21,87%
640.101.092
20,6%
5. Chi phí dịch vụ, thu mua, bảo quản, tiêu thụ
975.302.249
30,47%
944.263.128
30,4%
b. Phân tích một số nét cơ bản về tình hình thực hiện chi phí lưu thông tại công ty trong ba năm qua.
b.1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí lưu thông năm 1997 tại công ty.
Chỉ tiêu
Đơn vị
KH
TH
Tỷ lệ %
Tổng doanh số
đồng
22.527.670.000
22.015.704.500
97,7%
Tổng CPLT
đồng
3.200.000.000
3.103.318.510
96,9%
Tỷ suất CPLT
%
14,2%
14,09%
99,2%
Nhìn vào biểu b1 chúng ta thấy được doanh số bán thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 97,7% hay giảm 511.965.500 đồng. Trong đó chí phí lưu thông đạt 96,9% tức giảm được 96.681.490 đồng. Như vậy là việc giảm chí phí lưu thông so với kế hoạch có phần hợp lý. Nhưng để thấy rõ hơn việc thực hiện quản lý chí phí lưu thông của công ty so với kế hoạch chúng ta hãy xem xét chỉ tiêu tỷ suất chí phí lưu thông. Kết quả phân tích đánh giá từ bảng b1 cho thấy tỷ suất chí phí lưu thông kỳ kế hoạch đặt ra là 14,2% nhưng công ty thực hiện phấn đấu giảm chí phí lưu thông xuống. Vì vậy tỷ suất chí phí lưu thông chỉ đạt 14,09% điều này chứng tỏ rằng so với kế hoạch đặt ra công ty đã thực hiện tốt hơn đạt tỷ lệ 99,2% so với kế hoạch.
b.2. Tình hình thực hiện chí phí lưu thông năm 1998.
Chỉ tiêu
Đơn vị
KH
TH
Tỷ lệ %
Tổng doanh số
đồng
25.917.000.000
25.178.692.200
97%
Tổng CPLT
đồng
3.200.000.000
3.707.472.500
116%
Tỷ suất CPLT
%
12,3%
14,7%
119%
Trong năm 1998 doanh số bán của công ty tiếp tục giảm so với kế hoạch chỉ đạt 97% hay giảm 738.307.000 đồng trong khi chi phí lưu thông so với kế hoạch lại tăng 16% hay tăng 507.472.000 đồng. Nếu xét chỉ tiêu tỷ suất chi phí lưu thông thì kế hoạch đặt ra là 12,3% nhưng tỷ suất chí phí lưu thông thực hiện là 14,7% tăng lên 2,4% so với kế hoạch, tỷ suất chi phí lưu thông thực hiện tăng lên với tỷ lệ là 119%.
b.3. Tình hình thực hiện chí phí lưu thông năm 1999
Chỉ tiêu
Đơn vị
KH
TH
Tỷ lệ %
Tổng doanh số
đồng
25.116.000.000
24.698.491.973
98%
Tổng CPLT
đồng
3.000.000.000
2.844.661.033
95%
Tỷ suất CPLT
%
11,9%
11,5%
97%
Dựa vào biểu trên thì doanh số bán của công ty vẫn không hoàn thành kế hoạch. Thực tế cho thấy doanh số bán của công ty so với kế hoạch chỉ bằng 98% hay giảm 417.508.027 đồng. Như vậy là cả 3 năm công ty đều không hoàn thành kế hoạch đề ra.
c. Tình hình thực hiện giảm chi phí lưu thông tại côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24715.DOC