Chuyên đề Một số biện pháp giảm giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện Phả Lại

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

I. VỊ TRÍ NGÀNH ĐIỆN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 3

1.1 Đặc điểm ngành điện 3

Điện năng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Tất cả những nước phát triển đều dựa trên cơ sở điện khí hoá. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò của điện khí hoá ngày càng rõ nét. 3

1.2 Vị trí ngành điện trong nền kinh tế quốc dân 4

II. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGÀNH ĐIỆN 5

2.1 Trên thế giới 5

2.2 Ngành điện ở Việt Nam 7

III.CHI PHÍ SẢN XUẤT 11

3.1Bản chất của chi phí sản xuất 11

Cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu 12

3.2 Phân loại chi phí sản xuất 13

3.2.1 Phân loại chi phí theo lĩnh vực ho¹t ®éng 13

3.2.2 Chi phí theo nội dung kinh tế 14

3.2.3 Phân loại nội dung kinh tế và công dụng cụ thể của chi phí trong sản xuất 14

3.2.4 Phân loại chi phí theo ph­¬ng ph¸p ph©n bæ vµo gi¸ thµnh 15

3.2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành 15

IV. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 16

4.1 Khái niệm 16

4.2 Phân loại giá thành sản phẩm 17

4.2.1 Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành 17

4.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 17

4.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 18

V. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 19

5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 19

5.2 Phương pháp tính giá thành 20

5.3 Một số biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 22

VI. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG NGÀNH ĐIỆN 24

6.1 Chi phí sản xuất. 24

6.2 Giá thành sản phẩm 24

6.3 Sự cần thiết phải giảm giá thành sản phẩm nói chung và giá thành điện năng nói riêng ở nước ta 27

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG GIÁ THÀNH ĐIỆN NĂNG CỦA 29

NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 29

I .TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 29

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 29

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy 32

2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất điện 35

2.2 Mô hình quản lý của nhà máy 38

2.3 Cơ cấu sản xuất 41

III. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐIỆN NĂNG Ở NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 43

3.1. Tập hợp chi phí sản xuất 43

3.2 Giá thành sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 45

3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành điện năng 48

3.3.1 .Chi phí nguyên vật liệu 48

3.3.2 Ảnh hưởng của nhân tố tiền lương c«ng nh©n 55

3.3.3 Khấu hao tài sản cố định 59

3.3.4 Các khoản dịch vụ mua ngoài 61

3.3.5 Söa ch÷a lín 62

3.3.6 Chi phí bằng tiền 64

IV.NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÀ MÁY 65

4.1 Những điểm mạnh 65

4.2 Những hạn chế của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 66

PHẦN BA: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐIỆN NĂNG 68

I. BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC MÁY MÓC THIẾT BỊ. 68

1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 68

1.2 Biện pháp thực hiện 69

1.3 Điều kiện thực hiện 69

II. PHÁT HUY VAI TRÒ ĐÒN BẨY TIỀN LƯƠNG 72

2.1Cơ sở lý luận 72

2.2 Biện pháp thực hiện và hiệu quả 73

III. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU (MRP) 74

3.1.Cơ sở lý luận 74

3.2 Biện pháp thực hiện 75

IV. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 77

4.1 Cơ sở lý luận 77

4.2 Biện pháp thực hiện 78

KẾT LUẬN 80

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp giảm giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ được đáp ứng, kể cả nhu cầu có tính chất ngẫu nhiên. Cũng cần phải lưu ý rằng nhu cầu theo thời gian, bởi vì nền kinh tế đang ngày càng phát triển. - Nguyên tắc 2: Cực tiểu hoá chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối - Nguyên tắc3: Bình đẳng về đối xử. Nguyên tắc này đòi hỏi phải bán giá điện theo một giá duy nhất. Nhưng trong thực tế, mỗi người lại có thời gian tiêu thụ khác nhau, do đó chi phí mà nó gây ra cho hệ thống sẽ khác nhau. Như vậy nếu bán một giá tại mọi thời điểm, thực ra là sự bất bình đẳng - Nguyên tắc 4: Tính chất ổn định của cấu trúc biểu giá. Các thiết bị năng lượng tương đối lựa chọn thiết bị của mình một cách thích hợp, giảm được tổng chi phí đầu tư và chi phí vận hành. Tuy ổn định nhưng không được quá dài bởi vì theo thời gian các chi phí đầu vào để sản xuất điện có thể thay đồi nhiều, trong khi nếu giá đầu ra vẫn giữ không đổi thì chứng tỏ rằng đó là một biểu giá lạc hậu, không phản ánh được các chi phí . Quy trình định giá theo chi phí biên sẽ trải qua 4 bước chủ yếu sau: Bước 1: Dự báo nhu cầu Bước 2: Lập kế hoạch phát triển tối ưu, gồm 3 giai đoạn: - Xây dựng các thời kỳ phụ tải - Kế hoạch sản xuất của các thiết bị phát - Kế hoạch phát triển lưới Bước 3: Tính toán chi phí biên: Bao gồm chi phí nhiên liệu và tính toán chi phí công suất Bước 4: Chuyển từ chi phí biên sang biểu giá 6.3 Sự cần thiết phải giảm giá thành sản phẩm nói chung và giá thành điện năng nói riêng ở nước ta Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới chính là quá trình đấu tranh giữa các quốc gia nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh tiếp cận dần đến tính “ hoàn hảo” của nó ở phạm vi thế giới. Chiến thắng trong cạnh tranh là điều kiện doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong bất luận trường hợp nào, muốn chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác. Giá cả là một trong các yếu tố biểu hiện lợi thế cạnh tranh. Muốn có lợi thế cạnh tranh về giá cả doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn chi phí của các doanh nghiệp cùng ngành. Giá thành sản phẩm (và vận động với nó là chi phí các loại) thấp là cơ sở để xây dựng các chính sách giá cả cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành Như vậy hạ giá thành là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường. Phấn đấu hạ giá thành là biện pháp chủ yếu để tăng sức cạnh tranh từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề hạ giá thành sản phẩm không chỉ là vấn đề quan tâm của từng ngành, từng doanh nghiệp sản xuất mà của là vấn đề quan tâm của toàn xã hội Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh chất lượng công tác quản lý sử dụng vật tư, lao động, vốn của doanh nghiệp. Việc sử dụng nguyên vật liệu, vật tư hợp lý, tiết kiệm vốn, lao động sẽ là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm Tóm lại, phấn đấu hạ giá thành là đòi hỏi tất yếu của quá trình sản xuất, là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh trên thị trường đạt được mức lợi nhuận cao phần hai: thực trạng giá thành điện năng của nhà máy nhiệt điện phả lại I .Tổng quan về Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nằm bên bờ phải ngã ba sông Thương, sông Cầu và sông Thái Bình, thuộc địa phận thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nhà máy cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Đông Bắc và nằm trên quốc lộ 18 nối liền tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng và Quảng Ninh. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi về nguồn nước và nguồn nhiên liệu do đó nơi đây có khả năng xây dựng một nhà máy có công suất lớn và hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, vị trí của Phả Lại nằm gần các trung tâm văn hoá, kinh tế đồng thời cũng là các trung tâm phụ tải có nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn. Vì lẽ đó xây dựng một điểm nút công suất tại Phả Lại là rất hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Qua những yêu cầu thực tế trên trong việc phát triển và xây dựng đất nước, ta thấy rõ vị trí, vai trò của nhà máy điện Phả Lại. Dựa trên những phân tích thuận lợi đó nhà máy đã được khởi công xây dựng từ ngày 17 tháng 5 năm 1980, với thiết kế thiết bị của Liên Xô(cũ). Sau 4 tháng lao động khẩn trương, sáng tạo của chuyên gia và tập thể công nhân Việt Nam, Ngày 28 tháng 10 năm 1983 tổ máy đầu tiên đã hoà vào lưới điện quốc gia Ngày 01 tháng 09 năm 1984 tổ máy 2 hoà lưới Ngày 12 tháng 12 năm 1985 tổ máy 3 hoà lưới Ngày 29 tháng 11 năm 1986 tổ máy 4 hoà lưới Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy điện lớn nhất trong hệ thống điện miền Bắc lúc bấy giờ có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Các tổ máy của nhiệt điện Phả Lại lần lượt đi vào vận hành đã đáp ứng kịp thời tốc độ tăng trưởng phụ tải điện trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong suốt thời gian qua, nhà máy đã vận hành liên tục, an toàn và kinh tế. Các thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu theo thiết kế của nhà máy -Tổng công suất lắp đặt: 440MW -Số lượng tổ máy: 4 -Công suất của mỗi tổ máy: 110MW, được lắp đặt theo sơ đồ khối kép: 1 tua bin và 2 lò hơi -Số lượng tua bin: 4, loại K-100-90-7, công suất: 110MW -Số lượng lò hơi: 8 , loại BKZ-220-120-10c, cồn suất 220T/h -Số máy phát điện: TB –120-2T3, công suất: 120 MW -Than cung cấp cho nhà máy : Hòn Gai, Mạo Khê, Vàng Ranh -Nhiệt trị than theo thiết kế: 5.035 Kcal/kg -Sản lượng điện hàng năm: 2,86 tỷ KWh -Suất hao than tiêu chuẩn: 439g/KWh -Lượng than tiêu thụ: 1,568 triệu tấn/năm -Số giờ vận hành các tổ máy: 6500 giờ/năm Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đã sản xuất được trên 32 tỷ 227 triệu KWh điện, đóng góp một phần đáng kể cho đất nước. Đến nay nhà máy đã trải qua 20 năm hoạt động, cùng với thời gian nhà máy đã có nhiều biến động, thay đổi. Quá trình hoạt động của nhà máy có thể khái quát qua 3 thời kỳ sau: *Từ năm 1983 đến năm 1990: ’’phát điện tối đa’’ Nhờ có điện của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại mà trong thời kỳ này hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt của mền Bắc được ổn định. Đây là thời kỳ nhà máy mới đi vào hoạt động, máy móc thiết bị còn mới và lại là nhà máy lớn nhất nước ta lúc đó, cho nên nhà máy đã phải gánh một tỷ trọng rất lớn về sản lượng điện của lưới điện miền Bắc Sản lượng của thời kỳ này như sau: - Năm 1983: 0,056544 tỷ KWh - Năm 1984: 0,942250 tỷ KWh - Năm 1985: 1,508256 tỷ KWh - Năm 1986: 1,895680 tỷ KWh - Năm 1987: 2,275725 tỷ KWh - Năm 1988: 2,548608 tỷ KWh - Năm 1989: 2,068976tỷ KWh *Từ năm 1990 đến năm 1994: ‘’sản lượng co hẹp’’ Trong thời kỳ này nước ta có thêm các nhà máy điện đi vào hoạt động trong đó có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với công suất lớn, mỗi năm đưa thêm 1-2 tổ máy vào tham gia phát điện, đẩy các nhà máy nhiệt điện chạy than như Nhà máy nhiệt điện Phả Lại vào thế chạy cầm chừng, sản lượng của nhà máy giảm dần. Một số lò hơi tua bin phải lắp đặt thiết bị phòng mòn và thực hiện quy trình bảo dưỡng dài hạn. Sản lượng trong thời kỳ này: - Năm 1990:1,492848 tỷ KWh - Năm 1991: 1,004208 tỷ KWh - Năm 1992: 0,616128 tỷ KWh - Năm 1993: 0,396928 tỷ KWh - Năm 1994: 0,737232 tỷ KWh *Từ năm 1995 đến nay: ‘’Phục hồi sản xuất ‘’ Trong thời kỳ này, nhu cầu điện tăng nên do nền kinh tế phát triển, cộng với sự xuất hiện của đường dây 500 KV nối liền hai miền Bắc- Nam đã mở ra cho nhà máy một thời kỳ mới, sản lượng của nhà máy tăng dần lên Sản lượng điện trong thời kỳ này - Năm 1995: 1,827208 tỷ KWh - Năm 1996: 2,022562 tỷ KWh - Năm 1997: 2,264000 tỷ KWh - Năm 1998: 2,113283 tỷ KWh - Năm 1999: 2,081184 tỷ KWh - Năm 2000: 2,152880 tỷ KWh - Năm 2001:2,219161 tỷ KWh - Năm 2002: 2,273926 tỷ KWh Biểu đồ 1 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, mối quan hệ được thể hiện như sau: Sơ đồ 2: Mối quan hệ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam Tổng công ty Điện lực Việt Nam Các công ty truyền tải Các công ty điện lực Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Các đơn vị trực thuộckhác 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy -Vai trò của nhà máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là một trong những nhà máy chủ lực của ngành điện Việt Nam, chiếm khoảng 7,86% trong tổng nguồn điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam. So sánh về công suất đứng sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ. Công suất thiết kế tính cho một tổ máy tương đương với công suất một tổ máy của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, do đó có thể hỗ trợ công suất cho nhau nếu như một trong những tổ máy của nhà máy nào đó phải tạm ngừng hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng trong vận hành hệ thống điện. Nếu như công suất không được hỗ trợ kịp thời sẽ gây nên tình trạng mất cân đối giữa phụ tải (người tiêu dùng sản phẩm) với công suất được phát ra (điện năng)và nguy cơ dẫn đến rã lưới điện, tức là toàn bộ hệ thống không được nối với nhau. Như vậy các nhà máy điện không cung cấp điện năng lên đương dây để truyền tải điện đi nữa. Lúc này người vận hành hệ thống điện (trung tâm điều độ quốc gia) phải kịp thời ra lệnh huy động công suất dự phòng từ một nhà máy nào đó đề bù lại công suất vừa thiếu hụt. Trong thời gian này hệ thống điều độ sẽ cắt giảm những phụ tải không quan trọng, khi duy trì được đủ công suất lớn nhất thì đóng điện trở lại và hệ thống điện lại hoạt động bình thường. Qua đó có thể thấy các nhà máy điện có công suất lớn nói chung và Nhà máy nhiệt điện Phả Lại nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Ngoài ra, nhà máy còn điều tần (duy trì tần số điện 50 HZ) cho hệ thống điện tuỳ theo yêu cầu của người vận hành hệ thống điện -Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là sản xuất ra điện năng, sản xuất liên tục, không có sản phẩm dở dang, sản xuất ra đến đâu tiêu dùng ngay đến đó nên không có sản phẩm tồn kho. Điện năng sẽ được phát nên thanh cái và hoà vào lưới điện quốc gia đồng thời cùng các nhà máy khác trong ngành luôn giữ dòng điện ổn định cung cấp cho phụ tải, đảm bảo về số lượng, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất II Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu Bảng 1: Sản lượng điện và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh 1 Sản lượng điện 1000KWh 2.120.000 2.152.880 101,55% 2.090.000 2.219.161 106,18% 2.135.000 2.273.926 106,51% 2 Điện tự dùng % 11,2 10,99 -0,4 11 10,94 -0,66 11 10,73 -0,27 3 Than tiêu chuẩn g/KWh 457 454,92 -2,08 455 455,33 +0,33 456,424 464,546 -8 4 Dầu FO g/KWh 4,2 3,79 -0,41 4 4,19 +0,19 2,5 2,57 +0,07 2.1 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất điện Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy sản xuất điện nên không có thứ phẩm, không có sản phẩm hỏng và không có sản phẩm dở dang, thời điểm sản xuất cũng là thời điểm tiêu thụ. Nhà máy vận hành 24/24 giờ, quy trình công nghệ sản xuất điện ở nhà máy được mô tả như sau: Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Sông Cảng bốc dỡ Than vận chuyển Đường sắt Dầu FO Kho Trạm phân phối điện Nghiền than Trạm bơm Hệ thống xử lý nước lò hơi ống khói Lọc bụi tĩnh điện Làm mát Bình ngưng Kênh thải Sông Hà Nội Hải Phòng Lạng Sơn HảiDương Bắc Giang Tổ hợp Tuabin-máy Phát đIện Than vận chuyển đường sông Nhà máy nhận than về từ các mỏ than Quảng Ninh về theo hai tuyến: đường sông và đường sắt. Than đường sông các cẩu bốc lên, nhờ hệ thống băng tải đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than.Than đường sắt được chở bằng các toa tàu hoả, nhờ khoang lật toa dỡ tải cũng đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than. Than đã nghiền nhỏ được đưa vào để đốt lò. Nhà máy còn sử dụng dầu nặng (dầu FO) để khởi động lò hơi và để đốt kèm khi lò hơi bị sự cố. Khi than cháy cung cấp nhiệt cho nước trong dàn ống xung quanh lò biến nước thành hơi, hơi nước được sấy trong các bộ quá nhiệt thành hơi quá nhiệt đưa sang làm quay tua bin và kéo theo làm quay máy phát điện. Điện được truyền tới trạm phân phối tải điện để đi tiêu thụ theo các mạch đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang. Hơi nước sau khi sinh công làm quay tua bin sẽ đi xuống bình ngưng, nhờ hệ thống nước tuần hoàn làm mát, hơi nước ngưng lại và được bơm trở lại lò hơi. Trong quá trình tuần hoàn này lượng nước hao hụt được bổ sung bằng nước sạch từ hệ thống xử lý nước. Nước tuần hoàn được các bơm tuần hoàn bơm từ sông vào làm mát các bình ngưng sau đó theo các kênh thải hở để ra sông. Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải. Khói thải trước khi đưa ra ống khói được lọc qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm hạn chế sự ô nhiễm Bảng 2: Thông số kỹ thuật chủ yếu Công suất thiết kế 440MW Sản lượng điện (6500 giờ/năm) 2,86 tỷ KW Tỷ lệ điện tự dùng 10,15% Hiệu suất khử mùi 99% Lò Hơi Kiểu BKZ-220-100-10c Năng suất hơi 220 T/h áp lực hơi 100 ata Nhiệt độ hơi quá nhiệt 5400C Hiệu suất thô của lọ hơi 86,05% Tua bin Kiểu K-100-90-7 công suất định mức 110MW áp suất hơi nước 90 ata Nhiệt độ hơi nước 5350C Máy phát điện Kiểu TBf Công suất 120 MW Than Lượng than tiêu thụ 1.568.000 tấn/năm Nhiệt trị của than 5,035kcal/kg Suất hao than tiêu chuẩn 439g/kwh ống khói cao 200 m Đường kính miệng thoát 7,2 m 2.2 Mô hình quản lý của nhà máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại ra đời trong những năm đầu của thập kỷ 80, tuy làm chức năng chuyên sản xuất điện phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, nhưng nó vẫn bộc lộ ra là một nhà máy có mô hình quản lý theo cơ chế quản lý cũ với 31 phòng, phân xưởng. Đây là một cơ chế cồng kềnh, nặng về thủ tục hành chính cản trở đến quá trình sản xuất điện và hoạt động của nhà máy. Trải qua 20 năm vận hành, nhà máy đã sản xuất được một sản lượng điện đáng kể cho đất nước. Trong 8 năm trở lại đây nhà máy luôn hoàn thành sản lượng điện của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam giao cho. Như vậy ở cả hai phương diện nhà máy vừa tổ chức sản xuất điện vừa phải sửa chữa thường xuyên hoặc đại tu thiết bị theo đúng định kỳ. Nhưng ngày nay các thiết bị đã xuống cấp, 4 tổ máy đã lần lượt đi vào đại tu. Hơn nữa sự tồn tại của 31 phòng ban, phân xưởng, đội, ngành như hiện nay càng bộc lộ yếu kém đôi khi bộ máy cồng kềnh cũng là lực lượng cản trở cho quá trình sản xuất điện. Chính vì vậy nhu cầu sắp xếp, sát nhập, giải thể các đơn vị cũ để thành lập 16 đơn vị mới như là một yêu cầu nhiệm vụ khách quan chuẩn bị cho bước hạch toán độc lập tới đây. Ngày 01 tháng 6 năm 2002 mô hình tổ chức quản lý mới chính thức đi vào hoạt động. Trong mô hình quản lý mới này đã có sự phân công rõ ràng hơn, nhất quán hơn và lực lượng vận hành thì chuyên lo tổ chức sản xuất điện còn lực lượng sửa chữa chuyên lo sửa chữa nhỏ và đại tu thiết bị trong toàn nhà máy. Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Gám đốc PGĐ vận hành PGĐ sửa chữa P.tổng hợp hành chính quản trị PX sửa chữa cơ nhiệt PX .vận hành 1 PX. vận hàng 2 PX vận hành điện- kiểm nhiệt PX hoá PX cung cấp nhiên liệu P. kế hoạch vật tư P. kỹ thuật P. thanh tra- bảo vệ- pháp chế chêchế P. tài chính kế toán PX sửa chữa điện- kiểm nhiệt PX sửa chữa tự động - điều kiển tổng hợp hành chính quản trị PX cơ khí. PX sản xuất phụ P. tổ chức lao động Hoạt động của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nhà máy và chịu sự chi phối của cơ cấu sản xuất, do đó khi nhiệm vụ thay đổi và cơ cấu thay đổi thì bộ máy quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp nhằm hoàn thiện về mặt tổ chức, thúc đẩy hoạt động sản xuất. Ngoài ra nhà máy với thiết bị lớn. yêu cầu kỹ thuật khắt khe, đòi hỏi sự chỉ đạo của bộ máy quản lý phải hết sức kịp thời, nhanh nhạy, chính xác. Nhà máy sản xuất theo một dây chuyền khép kín, các phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ chế làm việc đồng bộ nhịp nhàng. Chính vì yêu cầu sản xuất cao như vậy nên bộ máy quản lý phải là những cán bộ có trình độ, chuyên môn tay nghề cao. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại tuy là một đơn vị kinh doanh phụ thuộc, nhưng về mặt pháp lý nhà máy vẫn có đủ tư cách pháp nhân. Nhà máy được tổ chức quản lý sản xuất hoàn chỉnh chặt chẽ. Mỗi bộ phận trong bộ máy tổ chức có chức năng nhiệm vụ nhất định - Giám đốc nhà máy : Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất của cấp trên. Giám đốc có nhiệm và quyền hạn sau: + Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo kế hoạch được giao từ Tổng công ty +Được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ theo phân cấp quản lý, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cán bộ công nhân viên của nhà máy, ký kết các hợp đồng giao dịch và là đại diện pháp nhân của nhà máy trước pháp luật. +Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về mọi hoạt động của nhà máy, chỉ đạo chung bộ máy quản lý thông qua các phó giám đốc hoặc trưởng các phòng ban - Phó giám đốc vận hành. Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức điều hành bộ máy sản xuất, chỉ đạo trực tiếp đến mọi hoạt động của các phòng ban, phân xưởng liên quan đến sản xuất và chịu mọi trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất - Phó giám đốc sửa chữa Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức điều hành bộ phận sửa chữa, chỉ đạo trực tiếp đến mọi hoạt động của các phân xưởng đại tu, bộ phận sửa chữa xây dựng và sửa chữa khác - Phòng Tổng hợp- hành chính- quản trị (sáp nhập phòng Hành chính+ Ngành đời sống quản trị+ Phòng y tế +Trường mầm non) Là đơn vị giúp giám đốc trong công tác quản lý và phát hành các văn bản giấy tờ, lưu trữ in ấn tài liệu, phục vụ lễ tân, quản lý khai thác và sử dụng nhà hành chính cũng như là các công trình phúc lợi công cộng, quản lý đất đai, phục vụ nấu ăn ca , chăm lo sức khoẻ và nuôi dạy con em cán bộ công nhân viên trong độ tuổi mẫu giáo - Phòng Kế hoạch vật tư (sát nhập từ phòng kế hoạch+ phòng vật tư) Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, quản lý và cung ứng các nhu cầu về vật tư, thiết bị nhiên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà máy - Phòng kỹ thuật (sáp nhập phòng kỹ thuật sản xuất + ban an toàn+ Tổ hiệu chỉnh) Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, trong vận hành và sửa chữa toàn bộ thiết bị của nhà máy - Phòng Thanh tra- bảo vệ – pháp chế Bảo vệ tài sản, thiết bị của nhà máy, giúp giám đốc tranh tra các vụ việc trong công tác pháp chế, phổ biến tuyên truyền pháp luật -Phòng Tài chính kế toán (đổi tên từ phòng Tài vụ) Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý về mặt chính, lập kế hoạch tài chính, quyết toán các công việc sửa chữa, tập hợp chi phí sản xuất gửi về Tổng công ty theo đúng quy định của Nhà máy - Phòng tổ chức lao động Tham mưu cho giám đốc trong tổ chức xây dựng và lập kế hoạch lao động, các mô hình tổ chức sản xuất, kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, các chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, các chế độ chính sách đối vối người lao động 2.3 Cơ cấu sản xuất * Các phân xưởng, đơn vị trực tiếp sản xuất: gồm 5 phân xưởng - Phân xưởng vận hành 1 Quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị lò hơi, tua bin, thiết bị điện và hệ thống kênh đập của dây chuyền 1 - Phân xưởng vận hành 2 Quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị lò hơi, tua bin, thiết bị điện, thiết bị cung cấp nhiên liệu và xử lý nước của dây chuyền 2 - Phân xưởng vận hành điện- kiểm nhiệt (sáp nhập bộ phận vận hành phân xưởng điện+ vận hành phân xưởng kiểm nhiệt+ tổ trưởng ca) Có nhiệm vụ vận hành và quản lý các thiết bị điện, thiết bị đo lường, điều khiển tự động của dây chuyền 1 - Phân xưởng hoá Là phân xưởng quản lý các thiết bị xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy, thực hiện các thí nghiệm, phân tích chất lượng nước, than dầu…phục vụ cho nhà máy - Phân xưởng cung cấp nhiên liệu (sáp nhập bộ phận vận hành phân xưởng cung cấp nhiên liệu+ bộ phận vận hành phân xưởng đường sắt) Là đơn vị quản lý và vận hành toàn bộ thiết bị cung cấp nhiên liệu, làm nhiệm vụ bốc, vận chuyển than từ cảng vào kho than để dự trữ hoặc để sản xuất. Các thiết bị như: cẩu, băng tải, đường sắt, xe gạt than…do phó giám đốc vận hành trực tiếp điều hành * Các phân xưởng, đơn vị phục vụ sản xuất chính: gồm 5 phân xưởng - Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt (sáp nhập phân xưởng đại tu cơ nhiệt+sửa chữa lò máy+bộ phận sửa chữa phân xưởng hoá+ bộ phận sửa chữa phân xưởng đường sắt+sửa chữa phân xưởng cung cấp nhiên liệu) Làm nhiệm vụ sửa chữa sự cố thường xuyên, sửa chữa lớn, toàn bộ thiết bị cơ và nhiệt trong nhà máy: lò hơi, tua bin, thuỷ lực, băng tải… - Phân xưởng sửa chữa điện- kiểm nhiệt (sáp nhập phân xưởng đại tu điện- kiểm nhiệt+ bộ phận sửa chữa phân xưởng điện+ tổ điện cẩu phân xưởng) Làm nhiệm vụ sửa chữa sự cố thường xuyên, sự cố lớn, toàn bộ thiết bị điện, kiểm nhiệt, phục vụ sản xuất của dây chuyền số 1 và phần điện của dây chuyền số 2 dây chuyền 2 là: 215 người -Kỹ sư: 59 người 27,44 % - Cao đẳng: 66 người 30,7 % -Trung cấp: 56 người 26,04 % - công nhân: 34 người 15,82 % Được biên chế vào 5 ca vận hành, mỗi ca có 36 cán bộ công nhân viên chức, còn lại được phân bổ về các tổ sản xuất để phục vụ các ca vận hành Bố trí tổng số lao động vào các khối sản xuất như sau: -Khối sản xuất điện: 905 người -Khối văn phòng: 470 người - Khối sửa chữa và sản xuất khác: 769 người III. Tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm điện năng ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 3.1. Tập hợp chi phí sản xuất Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất các loại sản phẩm, các doanh nghiệp phải chi ra nhiều loại chi phí gọi chung là chi phí sản xuất. Mức chi phí được sử dụng ít, nhiều là do các điều kiện quyết định như: quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, máy móc thiết bị, năng suất lao động, trình độ tổ chức quản lý… Tập hợp chi phí sản xuất bao gồm: nguyên liệu, vật liệu phụ, lương cho công nhân viên, khấu hao tài sản cố định, các khoản dịch vụ mua ngoài, sửa chữa lớn, chi phí bằng tiền (tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí) Nhận xét chung về tình hình sản xuất điện của nhà máy trong 5 năm (từ năm 1998 đến năm 2002) Bảng 4: Tập hợp chi phí sản xuất Đơn vị :triệu đồng sTT yếu tố Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Sảnlượngđiện (triệukwh) 2.113,28 2.081,18 2.152,88 2.219,16 2.273,93 I Tổng chi phí 768.342 750.963 687.224 610.034 658.371 1 Nhiên liệu 375.246 363.587 386.580 441.348 464.274 2 Vật liệu phụ 13.254 12.379 15.213 15.241 16.065 3 Chi phí tiền lương 30.231 29.567 31.656 39.060 44.230 6 -Lương 28.568 27.793 29.511 36.945 40.745 -Các khoản khác (BHXH, BHYT, KPCĐ) 1.663 1.774 2.145 2.015 3.485 4 Khấu hao TSCĐ 342.267 290.721 175.248 14.236 4.738 5 Các khoản dịch vụ mua ngoài 1.246 1.044 1.126 2.315 2.658 6 Sửa chữa lớn 46.358 41.913 66.636 76.364 104.508 -S/c lớn thuê ngoài 19.579 16.592 30.649 42.448 48.258 -S/c lớn tự làm 26.779 25.321 35.987 33.915 56.250 7 Chí phí bằng tiền 13.254 11.744 14.778 19.519 21.906 -Thuế tài nguyên 586 624 703 726 1.065 -Thuế đất 987 107 118 129 214 -Tiền ăn ca 4.121 3.875 4.167 4.281 4.899 -Chi phí khác bằng tiền 8.660 7.158 9.790 14.183 15.727 3.2 Giá thành sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Quy trình công nghệ sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là quy trình công nghệ sản xuất giản đơn liên tục Nhà máy sản xuất ra điện phát lưới với đơn vị tính là KWh. Với đặc điểm như vậy nhà máy đã xác định đối tượng tính giá thành là từng KWh điện phát lưới (điện thanh cái). Việc xác định đối tượng tính giá thành như vậy đã đáp ứng được nhu cầu quản lý nói chung và công tác tính giá thành nói riêng ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại cũng như là Tổng công ty Điện lực Việt Nam Nhà máy nhiệt điện Phả Lại áp dụng phương pháp tính giá thành điện giản đơn. Với đặc điểm của sản xuất điện thì chi phí trong tháng tập hợp được bao nhiêu thì tính vào giá thành bấy nhiêu Để tính được giá thành thì căn cứ vào sản lượng điện thanh cái Điện thanh cái = Điện sản xuất ra - Điện tự dùng Trong năm 2002: Điện sản xuất ra: 2.273.926.000 Kwh Điện tự dùng : 243.992.260 Kwh Điện thanh cái = 2.273.926.000 - 243.992.260 = 2.029.933.740 Kwh Như vậy nhà máy muốn giảm giá thành điện năng thì cần phải tăng sản lượng điện sản xuất ra và giảm tỷ lệ điện tiêu dùng - Sản lượng điện sản xuất có xu hướng tăng dần, năm 1999 sản lượng điện thấp nhất là: 2,018 tỷ kwh, năm 2002 nhà máy đạt sản lượng cao nhất trong 5 năm trở lại đây là 2,27 tỷ kwh (dây chuyền 1) Phân tích tình hình sản xuất điện năm 2002 như sau: - Năm 2002 nhà máy sản xuất được: 3.635.496.812 kwh trong đó: + Dây chuyền 1 sản xuất được: 2.273.926.000 kwh đạt 106,51% kế hoạch Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao, so với năm 2001 vượt 2,4 % + Dây chuyền 2 sản xuất được 1.361.570.812 kwh, kể từ 14 giờ ngày 28/12/2002 nhà máy chính thức tiếp nhận tổ máy số 5 Sản lượng điện Bảng 5: Sản lượng điện và giá thành điện năng của Nhà máy Năm Điện sản xuất (triệu kwh) Điện thanh cái(triệukwh) Tổng giá thành (triệu đồng) Giá thành đơn vị (đ/kwh) Năm 1998 2.113,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33966.doc
Tài liệu liên quan